Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Phần Dương Thiện Chiêu (947-1024), Đệ Lục Tổ Thiền Phái Lâm Tế 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼

13/03/202119:46(Xem: 13188)
Thiền Sư Phần Dương Thiện Chiêu (947-1024), Đệ Lục Tổ Thiền Phái Lâm Tế 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼






Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Phần Dương Thiện Chiêu, Ngài thuộc đời thứ mười sau Lục Tổ Huệ Năng, và là Tổ thứ 6 của Thiền Phái Lâm Tế.

Ngài Thiện Chiêu quê ở Thái Nguyên, mồ côi Cha Mẹ năm lên 14 tuổi, cảm nhận sự vô thường của cuộc đời, nên ngài phát tâm xuất gia tu học. Sau khi thọ giới cụ túc, ngài du phương hành khước và cầu học Phật pháp với 71 vị thiện tri thức trước khi ngài đến tu học với Thiền Sư Tĩnh Niệm Thủ Sơn.

 

Sư phụ giải thích Thiền Sư được xem như một Thiện Tài đồng tử, nhân vật chính trong phẩm Nhập Pháp Giới thuộc kinh Hoa Nghiêm, ngài Thiện Tài đã đi cầu học với 53 vị thiện hữu tri thức, (về lý, Sp giải thích: con số 53 là 53 địa vị chứng đắc của hành giả từ phàm phu đến Thánh quả, đó là: 10 Tín, 10 Trụ, 10 Hạnh, 10 Hồi Hướng, 10 Địa, Diệu Giác, Đẳng Giác & Phật quả).


Một hôm, Thiền sư Tỉnh Niệm lên tòa. Ngài Thiện Chiêu ra hỏi: “Tổ Sư Bá Trượng cuốn chiếu, ý chỉ thế nào?"

TS Thủ Sơn đáp:- “Áo rồng vừa phất toàn thể hiện”

Ngài Thiện Chiêu hỏi:- “Còn Ý của Ngài thế nào?”

TS Thủ Sơn đáp:- “Chỗ tượng vương đi bặt dấu chồn”

Qua câu nói này, ngài Thiện Chiêu đại ngộ liền đảnh lễ tạ ơn, rồi thưa trình 2 câu thơ:

“Muôn xưa đầm biếc nguyệt trong không,
Ba phen gạn lọc mới được biết”

(vạn cổ bích đàm không giới nguyệt,

Tái tam lao lộc thủy ưng tri).

 Sư dừng lại đây hầu hạ thời gian rất lâu.

Sư phụ giải thích: ““Áo rồng vừa phất toàn thể hiện” có nghĩa là Ngài Bá Trượng đã ngộ tánh rồi nên cuốn chiếu giống áo rồng mở ra bày rõ bản lai diện mục (Phật tánh); “Chỗ tượng vương đi bặt dấu chồn” có nghĩa là khi Phật tánh (tượng vương) xuất hiện thì không còn phiền não khổ đau nữa (dấu chồn).

Khi ra giáo hóa, Ngài Thiện Chiêu thượng đường khai thị dạy chúng: " Phàm một câu nói phải đủ ba huyền môn, một huyền môn phải đủ ba yếu. Cổ đức xưa kia đi hành khước, nghe một nhân duyên mà chưa liễu ngộ, thì ăn uống không biết ngon, nằm ngủ chẳng yên, gấp rút giải quyết chớ cho là việc nhỏ”.


Sư phụ giải thích:  tam huyền và tam yếu là giáo lý  cốt tủy của Thiền Phái Lâm Tế, giúp cho đệ tử vượt thoát chấp trước khổ đau.


Tam huyền là:
 1/Thể trung huyền: câu nói nhắm thẳng vào chân tướng của đạo lý. 2/Cú trung huyền: Chỉ cho lời nói chân thực, không hề liên quan đến tình thức phân biệt, tức không câu nê vào ngôn ngữ mà chỉ nhằm tỏ ngộ ý nghĩa sâu kín của lời nói.
3/ Dụng trung huyền): Chỉ cho câu nói vượt ra sự trói buộc của ngữ cú..


Tam yếu:
Yếu thứ nhất: lời nói không có phân biệt tạo tác.

Yếu thứ hai: nhắm thẳng vào Phật tánh

Yếu thứ ba: Dứt bặt ngôn ngữ

 

Ngài Thiện Chiêu dạy tiếp:" Xét ra các ngài từ trước đến nay đi hành khước, chẳng phải vì du sơn ngoạn thủy, xem những vẻ đẹp của châu phủ, thọ dụng manh áo chén cơm, đều vì tâm thánh chưa thông. Do đó, mà ruổi rong hành khước, quyết trạch chỗ sâu kín, truyền bá phô trương, rộng hỏi các bậc tiên tri, gần gũi những vị cao đức. Bởi vì muốn tiếp nối ngọn đèn Phật tâm, kế thừa chư Tổ làm rạng rỡ hạt giống thánh, để tiếp dẫn kẻ hậu la, tự lợi và lợi tha vậy”.

 

Sư phụ giải thích trên đây là lời tâm huyết của Ngài dạy chúng xuất gia, nói rõ mục đích, hoài bảo của người tu cố gắng tu học để tiếp tục kế thừa Phật tổ, tiếp dẫn người đời sau, làm lợi ích cho mình và cho người.

 

 Về cuối đời, ngài Lý Hầu sai sứ giả thỉnh Ngài Thiện Chiêu làm trụ trì, nếu không thỉnh được thiền sư thì người sứ sẽ bị giết. Thiền sư tập chúng lo hành lý và hỏi đệ tử ai có thể đi theo ngài được. Có vị đệ tử thứ nhất cho biết là đi theo Sư phụ được 50 dặm, người thứ hai cho biết là đi được 70 dặm, vị thị giả thứ ba cho biết là sư phụ đi đến đâu con theo đến đó.


Trước khi lên đường, ngài Thiện Chiêu cho thị giả dọn cơm, vị thị giả vừa dâng chén cơm, ngài dừng đủa an nhiên thị tịch giữa bửa ăn, ra đi tự tại, vị thị giả đứng hầu bên cạnh cũng nhẹ nhàng thị tịch theo Sư phụ, rất đáng ngưỡng phục.


Sư phụ nhấn mạnh: sự ra đi tự tại của ngài Thiện Chiêu cũng như các vị thiền sư khác vào lúc cuối đời đã đánh tan tất cả những nghi ngờ của nhiều người cho rằng tổ sư thiền không có thật tu và thật chứng.

 

Cuối buổi giảng, Sư phụ đã diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Phần Dương Thiện Chiêu (947-1024) của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch như sau, rất hay:

Khắp nơi rảo bước hỏi minh sư

Nương thiện trở về quyết chẳng từ

Nhẹ phẩy áo rồng bày diện mục

Vừa co vòi tượng lộ huyền hư

Chánh nhân đạo lý càng tin tưởng

Xả bỏ mạng căn hợp ý như

Dừng đũa an nhiên ngồi thị tịch

Đầm xanh tịch lặng đến vô dư.


Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về thiền sư Thiện Chiêu rất đặc thù, từ lúc xuất gia ngài miên mật theo học với 71 vị thiện tri thức, tự tìm cầu học pháp, ngộ đạo rồi ra hoằng pháp, ngài đã 30 năm không ra khỏi cổng chùa. Cuối đời, Ngài thị hiện sự tự tại an nhiên viên tịch ngay giữa bửa ăn, và đặc biệt ngài có người thị giả cũng tịch theo Sư phụ. Quả thật thần thông siêu việt độc nhất vô nhị của vị thiền sư phái Lâm Tế.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Con cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).


211_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thien Chieu_sua




Ba huyền mở đạo Chánh, một câu phá Tà tông. 
( kế sống - Bình thường tay chẳng nắm, cúng dường Tăng ngũ hồ.
Thức ăn :- Cơm thiên hòa đà chưa thịnh soạn. Một vị canh ngon no liền thôi) 


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Phần Dương Thiện Chiêu . Kính đa tạ Thầy khi chỉ rõ sự, lý của Thiện Tài Dồng Tử tham học với 53 Thánh Nhân trong Phẩm Nhập Pháp Giới / kinh Hoa Nghiêm và đánh bặt hồ nghi của chúng sinh về Tổ Sư Thiền, lại học được cách chẳng nhìn lỗi thế gian . Kính tri ân Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Thiền Sư Phần Dương Thiện Chiêu bậc  kỳ tài nhất thiên hạ, 
Tham vấn 71 vị tôn túc ...sau 14 tuổi xuất gia, 
Thọ nhận nét đặc biệt các tông phái tinh hoa .
Đạt ngộ với Sư Phụ Thủ Sơn Tỉnh Niệm ! 


Đem văn học Thiền Tông qua trứ tác ...phát triển ! 
Chùa Thái Bình, 30 năm lui  ở yên ! 
“ Có khả năng gánh vác Đại Pháp” ....nhận  lời khuyên 
Tiếp  nối pháp khi Sư Phụ Viên tịch ( 993) .


 Tôn chỉ ba huyền, ba yếu ngữ ... tăng sinh phấn khích! 
Người  thuyết pháp phải có mười trí đồng chân ****
Đạt một viên thông,  rành rõ chỗ chuyển thân 
Lẽ thật tự mình thầm nhận ...dù phương tiện, 
Bao lần gạn lọc, cuốn chiếu ...toàn thể hiện! 


Đa tạ Giảng Sư, ....đánh bặt mọi hồ nghi ! 
Đường tắt " TỔ SƯ THIỀN " thẳng A đến Z ...đi 
Tự tại an nhiên thị tịch Sư Phụ cùng thị giả! 
Được thế ...."Như Lai Thiền" tuần tự 53 bậc đạo cả! 


Huệ Hương 
Melbourne 13/3/2021 


****Thế nào là mười trí đồng chân, 
một đồng nhất chất, ( Vật gì ?)
hai đồng đại sự, (Cái gì ?)
ba tổng đồng tham, ,( Ai hay ?) 
bốn đồng chân trí, ( người nào ? )
năm đồng biến phổ, (Cái gì ?) 
sáu đồng cụ túc, (Cái gì ?) 
bảy đồng đắc thất, ( Vật gì ) 
tám đồng sanh sát, ( thế nào là ) 
chín đồng âm hẩu, (cùng ai ?)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2012(Xem: 10848)
Tứ Diệu Đế - bài giảng của HT Thích Chơn Thiện
06/06/2012(Xem: 11430)
Kinh Địa Tạng được trích dịch từ kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận, cuốn một tập 13 của Hán tạng, từ trang 721 đến 726 (Bản dịch của T.T. Trí Quang, Sài Gòn, 1976). Kinh này thuộc thời đại phát triển Đại thừa, khoảng từ đầu kỷ nguyên Tây lịch trở về sau. Đức Thế Tôn đã nói Kinh này cho Thánh Mẫu Ma-gia ở cung trời Đao Lợi trước lúc Thế Tôn và Niết-bàn.
11/01/2012(Xem: 5798)
Như thật tôi nghe. Một thời đức Phật ngự tại Ngưu Đầu Chiên Đàn tinh xá thuộc thành Cứu Cáp cùng các vị đại Tỳ-khưu nhóm hội đầy đủ và Thiên long bát bộ cung kính vi nhiễu chiêm ngưỡng mà an trụ.
11/01/2012(Xem: 5189)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại cung trời Tịnh Cư, cùng các vị đại Bồ-tát ma-ha-tát và vô lượng Tịnh Cư Thiên tử, trước sau đoanh vây, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chiêm ngưỡng Như Lai.
11/01/2012(Xem: 24548)
Kinh Lăng Nghiêm Công Phu Khuya Giọng tụng của cố HT Thích Nhật Liên
17/11/2011(Xem: 5887)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Đại Bồ-đề Đạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người đều câu hội đầy đủ, lại còn có tám vạn bốn ngàn Đại Phạm Thiên tử cũng ở tại đạo tràng này. Tất cả đều vi nhiễu chiêm ngưỡng đức Thế tôn.
07/11/2011(Xem: 9976)
Ngày nay Thế Tôn đã tự giác ngộ thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác, thương xót thế gian, che chở hộ trì, làm chỗ nương tựa cho cả thế gian, thương mọi chúng sinh y như con một.
07/11/2011(Xem: 5404)
Mettâ-suttalà một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi" , thế nhưng chữ mettâtrong tiếng Pa-li không có nghĩa là từ bimà chỉ có nghĩa là lòng tốt, lòng từ tâm, lòng thương yêu. Các bản dịch sang các ngôn ngữ Tây phương thì mang tựa là: Discourse on Loving Kindness, Discourse on Good Will, Discourse on Friendliness, Discours sur la Bonté, Discours sur la Bonté Bienveillante, Discours sur l' Amour Bienveillant v.v...,tóm lại tất cả đều có nghĩa là Bài thuyết giảng vềLòng Tốt, Lòng Thiện Cảm, Tình Thương Yêu...
26/10/2011(Xem: 5002)
Lúc bấy giờ đức Thích-ca Mâu-ni ở cung trời Tịnh Cư dạy ngài Văn-thù-sư-lợi đại Bồ-tát và tứ chúng, bát bộ Du không đại thiên, Cửu chấp thất diệu, mười hai cung thần, hai mươi tám vì tinh tú, nhật nguyệt:
18/10/2011(Xem: 4925)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ngự ở chỗ Mâu-ni tiên tại núi Khư-la-đề-gia, cùng chúng đại Tỳ-khưu, đầy đủ vô lượng vô số Thanh văn đại chúng, Bồ-tát Ma-ha-tát vô lượng vô biên không thể tính kể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]