Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Trú Định Chứng Diệt (Đại nguyện thứ 11 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)

02/02/202106:05(Xem: 15197)
11. Trú Định Chứng Diệt (Đại nguyện thứ 11 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)



Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học Đại nguyện thứ 11 của Đức Phật A Di Đà, Trú Định Chứng Diệt. Tất cả chúng sanh trong cõi cực lạc thường xuyên sống trong chánh định cho đến khi chứng quả tịch diệt.

Sư Phụ giải thích:
Trú Định: hành giả luôn ở trong trạng thái định 24/7 (tức có nghĩa là 24 giờ trong 1 ngày và 7 ngày 1 tuần), trú định 24/7 là trong tâm không loạn và bên ngoài không động, không tranh khi tiếp xúc với ngoại cảnh.
Chứng diệt cũng gọi là Tịch Diệt mà Tịch Diệt là Niết Bàn, Niết bàn là vắng lặng hoàn toàn không còn một chút phiền não khổ đau.
Niết Bàn không có tạo ra bất cứ nguyên nhân nào dẫn tới nghiệp sanh tử luân hồi.
Niết là không, Bàn là khổ đau, không còn đau khổ là Niết bàn.
Niết là không, Bàn là phiền não, không còn phiền não là Niết bàn.
Niết bàn có mặt tại đây và ngay bây giờ, không phải chờ đến lúc tắt thở mới thấy niết bàn.


Con bất ngờ học được ý nghĩa Niết Bàn hôm nay, quá dễ hiểu mà lâu nay con không biết. Quả thực ngôn ngữ đại thừa PG quá tuyệt vời, những ý nghĩa thâm sâu luôn nằm dưới những con chữ đơn giản.

Đức Phật A Di Đà ước nguyện tất cả chúng sanh trong cõi cực lạc luôn sống trong chánh định để được chứng quả Niết Bàn rốt ráo.

Theo Tổ Hoằng Nhẫn, sống trong chánh định được tận trừ 8 tập nhân, tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, thường kiến, đoạn kiến.
Nếu tham nổi lên thì tận trừ tham trong chánh định. Ngồi yên là phương tiện trợ giúp cho định tâm.
Thường kiến là chấp đời này làm vua đời sau cũng làm vua.
Đoạn kiến là chấp sau đời này chết là hết.

Sư Phụ có kể một câu chuyện, Ngài Khuy Cơ ngồi thiền nhập định một vạn năm trên một núi cao.
Ngài Huyền Trang trên đường đi thỉnh kinh, ghé nghỉ ở một hang động trên núi. Ngài thấy có một dáng người ngồi thiền bất động như pho tượng, người phủ lớp bụi dày, không còn y áo.

Ngài Huyền Trang lấy khánh gõ ba tiếng, hành giả mở mắt hỏi Hoà Thượng là ai, ngài thưa là Hoà Thượng ở đại Đường đi thỉnh kinh.
Ngài Huyền Trang hỏi lại, hành giả cho biết là ngồi thiền chờ Đức Phật Thích Ca ra đời sẽ giúp Phật hộ trì tam bảo.
Ngài Huyền Trang cho biết Đức Phật đã viên tịch hơn một ngà năm.
Hành giả nói vậy là sẽ tiếp tục ngồi thiền chờ Đức Đi Lặc ra đời.
Ngài Huyền Trang khuyên hành giả Khuy Cơ nên xuống núi giúp ngài hoằng pháp bằng cách tái sanh thành một cơ thể trẻ mới.
Ngài Huyền Trang hướng dẫn tái sanh vào nhà có mái màu vàng.

Khi ngài Huyền Trang trở về Trung Hoa sau 17 năm thỉnh kinh ở Ấn Độ, ngài hỏi thăm vua Đường Thái Tông thì mới biết là ngài khuy Cơ đã tái sanh sai địa chỉ, thay vì đầu thai vào nhà có mái ngói vàng, ngài đã chọn nhầm mái nhà có mái ngói màu xanh ngọc, đó là nhà của tể tướng. Ngài Huyền Trang khuyên vua ra Chiếu chỉ bắt con của  tể tướng phải vào cung xuất gia với bất cứ điều kiện nào cũng chấp nhận. Ngày công tử đi xuất gia có ba xe theo hộ tống, xe rượu, xe thịt, xe gái đẹp, có tên là tam xa pháp sư.

Khi vào cổng tam quan của Đại Hưng Thiện Tự trong hoàng thành, cậu công tử khi nghe ba hồi chuông trống bát nhã nổi lên, cậu bé nhớ lại kiếp quá khứ. Ước nguyện Trú Định Chứng Diệt quên đi khi vào thai mẹ. (xem thêm câu chuyện ly kỳ này do HT Tuyên Hóa kể)

Sư Phụ cho biết:
Bồ Tát còn mê khi cách ấm
Thanh Văn vẫn muội khi ra thai.
Ngài Khuy Cơ sau khi xuất gia tu học với pháp sư Huyền Trang tinh tấn tu học và trở thành đại sư lừng danh của Tông Duy Thức sau này.

Sư Phụ có nhắc đến Đức Đạt Lại Lạt Ma thứ 14, Ngài cũng thú thật với báo chí là Ngài không còn nhớ gì về kiếp quá khứ từ khi vào thai mẹ. Tuy nhiên trong tác phẩm "Tự Truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma", Mẹ của ngài, bà cụ Diki Tsering kể rằng lúc ngài bốn tuổi, trí nhớ kiếp quá khứ vẫn còn hiện hữu, khi được thừa nhận là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Ngài và gia đình được đưa về thủ đô Lasha, Tây Tạng, vào phòng riêng của ngài ở Lasha, cụ bà kể:  "Tôi ngạc nhiên thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma mở những dấu niêm phong của nhiều cái rương ở trong phòng của ngài, và tìm một vật gì đó. Cuối cùng ngài đã tìm thấy vật mà mình muốn tìm, một cái hộp nhỏ bọc gấm. Tôi hỏi ngài đang tìm gì vậy, ngài nói rằng trong cái hộp này có một cái răng. Khi ngài mở cái hộp, quả nhiên trong hộp có một cái răng, đó là cái răng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba." (Xem thêm về câu chuyện này


Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ dày công biên soạn một chứng nhân của đại nguyện thứ 11 Đức Phật A Di Đà, Trú Định Chứng Diệt, hiện thực không mất đi khi tái sanh, qua lịch sử vào thời Ngài Huyền Trang đi thỉnh kinh. Có tu thì có chứng không lo mất chỉ lo thiếu tu thôi.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   

TT Thích Nguyên Tạng, Đại Nguyện Thứ 11, Trú Định Chứng Diệt

Luôn sống trong Chánh Định ...

thì làm sao tạo nhân đưa tới sinh tử luân hồi ! 

Đại nguyện thứ 11- TRÚ ĐỊNH CHỨNG DIỆT 

(Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.)



Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về đại nguyện thư 11 trong 48 Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà . Kính bạch Thầy không hiểu sao con rất thích nghe lại chuyện về Ngài Khuy Cơ dù đã đọc vài lần đâu đó , có lẽ vì con đã từng được nghe âm thanh tiếng trống Bát Nhã thôi thúc mãnh liệt mỗi khi dự đại lễ tại chùa . Kính tri ân Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Điều ước ao người học Đạo chính : đại nguyện mười một ! 

Hành trình tu tập ..niệm ác khởi lên sẽ diệt trừ,

Tham, sân, si, mạn,  nghi, tà kiến chẳng còn dư .

Noi gương Ngũ  Tổ Hoàng Nhẫn luôn sống trong Bát Định ! 



Đa tạ Giảng Sư ... Bồ  tát vào thai mẹ cách ấm  còn mắc dính

Chuyện Ngài Khuy Cơ  . có tên là " Nhà Sư Tam  Xa " 

Nhờ uy lực âm thanh Trống Bát Nhã ...chợt tỉnh ra 

Phụ tá Ngài Huyền Trang ...lừng danh về  Duy Thức! 



Kính  tri ân Thầy ... Tịch Diệt, Niết Bàn ...nghĩa thực 

Chỉ cần không gây ra tất cả nguyên nhân 

Đưa  đến phiền não , sợ hãi, đau khổ bản thân 

Sẽ có Niết Bàn tại đây, bây giờ như An Dưỡng Quốc ! 



Nguyện hồng danh sáu chữ luôn trong tâm thức 

Bất cứ khi  nào đi, đứng, nằm , ngồi 

Nếu mai kia phải nhận vé gửi mời 

Sẽ nhìn thấy ánh quang minh tiếp dẫn !



Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Đi Đà Phật 

Huệ Hương 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2010(Xem: 4578)
Kinh Phước Đức. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
06/06/2010(Xem: 5740)
Kinh Người Biết Sống Một Mình. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
06/06/2010(Xem: 5372)
Các bài kệ tán Thiền Sư Nhất Hạnh dịch Thích Hạnh Tuấn xướng lễ
02/06/2010(Xem: 5192)
Kinh A Di Đà. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 4306)
Kinh Pháp Ấn. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 5383)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 5605)
Kinh Giáo Hóa Người Bệnh. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567