Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Tỳ Xá Phù 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼

21/01/202110:55(Xem: 12089)
Đức Phật Tỳ Xá Phù 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼





Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 18 về Đức Phật Tỳ Xá Phù (Vessabhū-buddha)trong Kinh sách có chỗ gọi danh hiệu của Ngài khác nhau như Nhất Thiết Hữu, NhấtThiết Thắng, Biến Hiện, Biến Thắng, Quảng Sanh, Thắng Tôn. Ngài là vị thứ 3trong 7 vị Phật thời quá khứ, và là vị Phật cuối cùng trong 1000 vị Phật thuộcquá khứ trang nghiêm kiếp.  

Đức Phật Tỳ Xá Phù ra đời  tại Thành Vô Dụ vào 31 kiếp về trước, con người lúc đó có tuổi thọ 60.000 năm, Ngài thuộc dòng dõi Sát Đế Lợi, họ là Kiều Trần Như, cha tên Thiện Đăng, mẹ là Xưng Giới. Sau ngài thành đạo dưới gốc cây BàLa, Ngài thuyết pháptrong hai hội: - Hội thứ nhất hóa độđược 70.000 người đệ tử. - Hội thứ hai độ được 60.000 người đệ tử. 

Ngài có hai đệtử xuất sắc, một người tên là Phù Du, một người tên là Uất-Đa-Ma. Lại có mộtngười thị giả tên là Tịch Diệt và một người con tên là Diệu Giác. 

 Đức Phật Tỳ Xá Phù để lại cho đời sau bài kệ, được  Sư Phụ diễn xướng như sau: 

Bất báng diệc bất tật

Đương phụng hành ư giới

Ẩm thực tri chỉ túc

Thường lạc tại không nhàn

Tâm định lạc tinh tấn

Thị danh chư Phật giáo.

Nhất tâm Nam Mô đảnh lễ Tỳ Xá Phù Phật. 

Cư Sĩ Hạnh Cơ đã dịch nghĩa: 

Không ghét, không hủy báng,

Thường hành trì giới luật,
Ăn uống nên biết đủ,
Lấy nhàn tịnh làm vui,
Tâm định tĩnh, tinh tấn,
Đó là lời Phật dạy.
Một lòng kính lạy đức Phật Tì Xá Phù. 

Sư Phụ giải thích bài kệ:

1-Bất báng diệt bấttật: Không nên phỉ báng và chê bai. Từ hơn 31 kiếp về trước Đức Phật đã dạy điều nầy.Sư Phụ có dẫn lời của nhà văn Võ Hồng nói câu  có nghĩa tương tự: "người thời nay có tính bủn xỉn lời khen tặng và hào phóng lời chê bai, chỉ trích". 

2- Đương phụng hành ư giới, có nghĩa là "thường hành trì giới luật". 

Sư Phụ giải thích ý nghĩa về Giới, tiếng Phạn gọi Giới là Sìla, có nghĩa là “phòng phi chỉ ác”. “Phòng phi” là ngăn ngừa những điều sai trái; “Chỉ ác” chấm dứt tuyệt đối không làm điều ác nữa. Giới là “chỉ ác tác thiện” là dừng làm điều ác, làm mọi điều thiện; Giới còn có nghĩa là “Biệt giải thoát”, “ xứ xứ giải thoát” hay “tùy thuận giải thoát”. “Biệt giải thoát” có nghĩa là giữ giới nào (gìn giữ thân, khẩu, ý không để tạo ác nghiệp) thì được an lạc giải thoát phần đó. “Xứ xứ giải thoát” là nơi nào có giữ giới, nơi đó có an lạc giải thoát’.


4- thường lạc tại không nhàn, là thường ở nơi cảnh thanh nhàn.


5- Tâm định lạc tinh tấn, muốn được an lạc phải luôn tinh tấn, và áp dụng 37phẩm trợ đạo, gồm có, 
Tứ chánh cần : - không cho điều ác phát sanh- đoạn trừ điều ác đã sanh
- luôn làm việc thiện
- phát triển việc thiện đã sanh.

Sư Phụ có ngâm bài thơ của ông Tâm Minh Ngô Tằng Giao rất hay, ông làm thơ diễntả lịch sử cuộc đời Đức Phật, sự tích truyện đạo dưới dạng thể thơ lục bát rất truyền cảm.

Sư Phụ có kể Thầy Viên Thành, đệ tử của Cố HT Như Huệ cũng hay làm thơ đạo rất thanh thoát.

Bạch Sư Phụ, nhân thời cách ly vì đại dịch Sư Phụ vẫn làm việc không ngừng nghỉ biên soạn trao truyền cho chúng con thời pháp giải thoát mọi khổ lụy của cuộc sống.


Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật .


Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).

g

18_TT Thich Nguyen Tang_Duc Phat Ty Xa Phu
Đừng hào phóng chê bai chỉ trích,
Lại bủn xỉn lời khen ngợi, tán dương !



Kính dâng Thầy bài trình pháp về Đức Phật Tỳ Xá Phù .
Kính đa tạ và tri ân Thầy đã giải thích về Bồ Tát Giới
và sáu định nghĩa về Giới thật hữu ích cho chúng đệ tử
còn sơ cơ như con. Kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Kính đảnh lễ,
Đức Phật thứ một ngàn trong Trang Nghiêm kiếp !
Bốn kệ cú truyền dạy xuyên suốt đến kiếp này
... thứ chín của Hiện Tại Hiền Kiếp vẫn không sai
Buông hết tật đố, chớ bủn xỉn lời khen ngợi !

Cần phụng hành một khi hiểu rõ luật giới
Uống ăn vừa biết đủ sống thanh nhàn
Ung dung trong ràng buộc cuộc sống thế gian
Đấy ...Niết Bàn thanh lương xứ xứ giải thoát !

Kính đa tạ ...bài pháp thoại rất linh hoạt ,
Sáu nghĩa của Giới, phân loại Bồ Tát, Thanh Văn
Người được nghe hiểu tường tận BIỆT, THÔNG
Tự mình phát tâm ....chế ngự, phòng phi chỉ ác ...

Đức Phật Tỳ Xá Phù có nhiều tên gọi khác
Biến Thiên, Nhất thiết Thắng , Tỳ Diệp La, Quảng Sanh
Dòng Sát đế lợi, Mẹ .. Xưng Giới, Cha ..Thiên Đăng
Phù Du, Uất Đa Ma La hai thần túc xuất sắc

Thị giả tên là Tịch Diệt Tử Diệu Giác
Hơn 113 vạn được hoá độ....chứng quả khó lường
Chỉ trong hai hội nói pháp thực tế, ghét thương
Sáu vạn tuổi thọ .. Đại Niết Bàn người người xưng tán !

Đa tạ Giảng Sư .... bài kệ được đưa vào Tỳ Kheo Giới bản !
Nhưng Chư Tổ khuyên chúng tại gia chớ xem giới Tỳ Kheo
Khởi lên tà niệm, suy xét chặt ... treo !
Sẽ vỡ đầu hoặc thân hình nhiều ghẻ lở....

Nam Mô Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp Tỳ Xá Phù Phật .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2016(Xem: 13306)
Nẻo Vào Thiền Tập (bài giảng tại Lễ Phật Đản 2640 Tổ chức tại Chùa Tây Tạng - Bảo Tháp Đại Từ Bi, Bendigo, Victoria, Australia, ngày 28-5-2016) Giảng Sư: SC Thích Nữ Huyền Đạo Phiên dịch Anh Ngữ: Từ Phúc
02/12/2015(Xem: 23607)
Audio: Hạnh Nguyện Phổ Hiền Chủ giảng: ĐĐ Nguyên Tạng - ĐĐ Tâm Minh
13/09/2015(Xem: 19374)
LỜI NÓI ĐẦU Câu hỏi vượt thời gian... Đời là bể khổ... Nhận diện khổ đau Những nguyên nhân sâu xa Vì sao tôi khổ Chuyển hoá khổ đau Tứ diệu đế Thực hành chân lý thứ nhất: Khổ đế Thực hành chân lý thứ hai: Tập đế Thực hành chân lý thứ ba: Diệt đế Thực hành chân lý thứ tư: Đạo đế 1. Thực hành Chánh kiến 2. Thực hành Chánh tư duy 3. Thực hành Chánh ngữ 4. Thực hành Chánh nghiệp 5. Thực hành Chánh mạng 6. Thực hành Chánh tinh tấn 7. Thực hành Chánh niệm 8. Thực hành Chánh định Trình tự thực hành
01/06/2015(Xem: 40811)
Sổ Tay Dưỡng Sinh Oshawai (hướng dẫn phương pháp ăn gạo lứt muối mè)
22/05/2015(Xem: 43344)
Audio: Thập Bát La Hán, bài giảng của Thầy Nguyên Tạng tại Chùa Linh Sơn, Detroid, Michigan, USA
21/11/2014(Xem: 32494)
Xin cho khói trầm hương Kết thành mây năm sắc Dâng lên khắp mười phương Cúng dường vô lượng Phật Vô lượng các Bồ - tát Cùng các Thánh Hiền Tăng Nơi pháp giới dung thông Kết đài sen rực rỡ Nguyện làm người đồng hành Trên con đường giác ngộ Xin mọi loài chúng sanh Từ bỏ cõi u mê Theo đường giới định huệ Quay về trong tỉnh thức
13/10/2014(Xem: 10383)
Audio: tụng Kinh Kim Cang ( giọng tụng: SC Như Như)
12/10/2014(Xem: 12073)
Audio: Nợ Trước Bốn Ơn, Thân Sau Ba Cõi, bài giảng của Thầy Nguyên Tạng tại Chùa Linh Sơn, Detroid, Michigan, USA
14/03/2014(Xem: 33351)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
12/03/2014(Xem: 28509)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]