Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

201. Thiền Sư Tề An, đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất) 🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

24/12/202013:06(Xem: 15584)
201. Thiền Sư Tề An, đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất) 🌼🌹🥀🌷🌸🏵️


Nammô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 201 về Thiền Sư Tề An. Ngài thuộc đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng, là đệ tử đắc pháp của TS Mã Tổ Đạo Nhất. Ngài Tề An họ Lý quê ở Giang Tô.

TS Tề An có túc duyên nhiều đời, khi Ngài ra đời trong nhà đầy hào quang, có một Thiền sư đến nhà thăm và nói lời tiến tri rằng " đây là vị sứ giả dựng cờ vô thắng, xoay mặt trời Phật soi trở lại".

Sư phụ giải thích : "dựng cờ vô thắng" là ý nói không tranh thắng bại. "Xoay mặt trời Phật soi trở lại" là quay lại bản tâm trí tuệ của mình.

Lớn lên, Ngài xuất gia với Thiền Sư Vân Tông, sau đó Ngài đến đảnh lễ Mã Tổ. Ngài Mã Tổ thấy tướng mạo Tề An đẹp đẽ, cho vào thất truyền pháp và ngài Tề An đắc pháp.

Ngài Tề An về Giang Tô lập đạo tràng hướng dẫn đại chúng tu học.

Có một vị Tăng đến hỏi TS Tề An :”thế nào là bản thân Lô Xá Na?”
Sư bảo :”đem cái bình đồng kia đến cho ta”.
Vị tăng liền lấy tịnh bình đem lại.
Sư bảo:”hẩy đem để lại chỗ cũ”
Vị Tăng đem bình để lại chỗ cũ rồi thưa hỏi lại câu trước.
Sư bảo :”Đức Phật đã quá khứ lâu rồi”.

Sư Phụ giải thích có ba Lô Xá Na :
1-thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Xá Na, có trùm khắp trong không gian và thời gian.
2-viên mãn báo thân Tỳ Lô Xá Na, là thân Phước báu đầy đủ công Đức, trí tuệ chiếu sáng không còn vô minh phiền não.
3- thiên bá ức hoá thân Lô Xá Na, là ứng thân Phật ra đời giáo hoá, vắng lặng, không trụ trong sanh tử.

Sư Tề An bảo :”Đức Phật đã quá khứ lâu rồi”, Sư Phụ giải thích, cái dụng của pháp thân là "bưng bình đi tới, đi lui" , đó là thanh tịnh pháp Tỳ Lô Giá Na, nhưng vị tăng không hiểu nỗi cái dụng ngay trong gi
ờ phút hiện tại, nên bị Tổ quở là ”Đức Phật đã quá khứ lâu rồi”.

Sư phụ có nhắc lại lời của Triết gia Tây Phương Heraclitus rằng "Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”, vì dòng nước chảy qua chảy qua, không bao giờ lập lại nữa.

Con vui sướng khi nghe Sư phụ giải thích về ý tưởng siêu tuyệt của Thiền Sư Tề An khi ngài hạ một chuyển ngữ khai thị rằng "suy nghĩ là kế sống nhà quỷ". Thật vậy lâu nay chúng ta chỉ sống theo "kế của quỷ" chứ chưa bao giờ sống trong "nhà Phật". Cái suy nghĩ nhà quỷ mà ta có đạt được chăng cũng giống như hình ảnh ngọn đèn dầu côi dười trời bị gió nghiệp thổi tắt ngắm, chỉ có hành giả tu tập để đạt tới trí tuệ vô sư như ánh sáng mặt trời ở trên cao kia, sẽ không bao giờ, mãi mãi không giờ bị gió gì có thể thổi tắt nữa. Quả thật nếu không tu giới, không tu định, không tu tuệ thì những gì ta có được cũng giống như ngọn đèn dầu đơn côi nhỏ nhít dưới bầu trời, không có gì bảo đảm là ngọn đèn leo lét này không bị thổi tắt.

Thiền Sư Tề An có công tìm lại TS Đại Mai Pháp Thường, tu ở trên núi Đại Mai 40 năm. Một hôm, thị giả của TS Tề An lên núi Đại Mai tìm cây để làm gậy bị lạc đường và gặp Ngài Đại Mai. Ngài chỉ đường đi theo dòng suối để đi xuống. Vị Tăng về kể lại, TS Tề An nhớ lại có một TS cùng tu khi xưa mất tin tức luôn, TS Tề An tìm ra Ngài Đại Mai và có thỉnh ngài Đại Mai hoằng pháp.

Thiền Sư Tề An về già không có bệnh, Ngài ngồi an nhiên thị tịch.

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban truyền pháp về cuộc đời của Thiền Sư Tề An, đặc biệt rất an bình từ lúc ra đời có thân tướng đẹp, xuất gia được Mã Tổ cho vào thất truyền pháp, ấn chứng nhẹ nhàng, tạo đạo tràng giáo hoá thanh tịnh. Ngài đúng là có túc duyên Phước báu từ trước.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn,
Đệ Tử Quảng Tịnh Tâm
( Montréal, Canada). 


200_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Te An


Còn Suy Nghĩ phân biệt
là kế sống nhà quỷ! 
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp sáng hôm nay 24/12/2020.
Thật là một bài pháp quá tuyệt vời , dù con có đọc qua vài lần trong sách
nhưng phải chờ đến hôm nay mới hiểu rõ được Kính đa tạ và tri ân Thầy,
thành tâm kính chúc Thầy phấp thể khinh an để chúng đệ tử có thể
thâm nhập vào Thiền Chánh Tông " Tức Tâm Tức Phật ". Kính , HH





Tất cả cảm thụ,  suy nghĩ là vọng tưởng, 
Ngộ là tự mình trực nhận cái bên trong!
Chư Tổ ngày xưa có Tuệ Nhãn suốt ... thông 
Tướng pháp khí nên được Ngài  Mã Tổ nhận .

Đây viên Ngọc quý được tinh luyện cẩn thận!
Hoằng hoá tại Hàng Châu, nổi tiếng Hội Diêm Quan 
Kinh Hoa Nghiêm, Bát Nhã  mượn ý ....phất tử Tề An 
Bất cứ cái gì đều.... chỉ là Bản Tâm Thể ! 

Quạt rách Tề Ngưu đâu ? Thiền ngữ tiền lệ 
Lỗi lạc sáng suốt ....thiền sư Pháp Không cũng chào thua 
Ý ....Bồ Đề Đạt Ma hai tử thi, một quan tài ... mua ? 
Ngộ Không Thiền Sư, sắc ban ....nhận được Chánh Pháp ! 

Đa tạ Giảng Sư ..những Thiền ngôn tận tường giải đáp
Báo thân Lô Xá na ... Phật quá khứ lâu rồi
Kế sống của quỷ, trước gió ...ngọn đèn côi, 
Bốn thứ Pháp Giới ...nghe hoài chưa  hiểu ? 
Ngưỡng phục Thầy ... Trí Vô Sư ... hội liễu !!!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Huệ Hương 
24/12/2020
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 6113)
Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon - tại vị từ 1853 - 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết tập Tam tạng giáo điển lần thứ 5, tại thủ đô Man-Đức -Lặc (Mandalay), chính quốc vương làm người hộ pháp.
03/04/2013(Xem: 6928)
Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật Giáo, nhưng bao gồm rất nhiều lĩnh vực như : triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của văn hóa thế giới.
03/04/2013(Xem: 8581)
Kinh Tạp A Hàm là một trong tứ A Hàm. Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, năm trăm đại đệ tử kết tập kinh điển ở thành Diệp Quật, những kinh điển sau khi được thẩm định, mới chính thức trở thành chuẩn mực tu tập cho hàng Thánh chúng.
03/04/2013(Xem: 6434)
Hội Thân hữu Phật giáo thế giới, chủ yếu là liên lạc tính đặc thù của Phật giáo khu vực trong mối giao lưu của Phật giáo thế giới. Xuất phát từ tinh thần liên kết đến sự hòa vui hợp tác, từ sự phát huy văn hóa cao cả của đức Phật đến thực hiện sự nghiệp cứu giúp chúng sinh.
29/03/2013(Xem: 19079)
Pháp thoại: Chánh Ngữ bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng tại Trung Tâm Mắt Thương Nhìn Đời, Santa Anna, California, Hoa Kỳ
29/03/2013(Xem: 15367)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Saigon Radio 890 AM Dallas TX (Quang Hưng & Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn TT Nguyên Tạng)
29/03/2013(Xem: 17261)
Chủ đề: Đại Trí - Đại Hạnh Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng giảng tại Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma, USA
23/03/2013(Xem: 4272)
Trong các thuật ngữ Phật Giáo, có lẽ không có thuật ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế" hay còn gọi “Chân lý Tuyệt đối” (Paramatha Sathya) và “Chân lý có tính Quy ước”
17/11/2012(Xem: 14592)
Kinh Chánh Pháp Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
17/11/2012(Xem: 12393)
Kinh Duy Ma Cật do Bác Sĩ Minh Quang giảng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]