Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lục Tổ Ấn Độ Di Dá Ca (Miccaka) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻

21/12/202006:48(Xem: 8912)
Lục Tổ Ấn Độ Di Dá Ca (Miccaka) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻





Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 123, Tổ Di Dá Ca.

Ngài Di Dá Ca không có tiểu sử về xuất thân, Ngài ra đời vào đầu thế kỷ thứ ba sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt. Ngài Đề Đa Ca và Ngài Di Dá Ca từ sáu kiếp trước cùng là bạn đồng tu. Ngài Đề Đa Ca có cơ duyên gặp được Đức Thế Tôn nên chứng quả trước . Ngài Di Dá Ca theo tu tiên, kiếp nầy gặp lại Ngài Đề Đa Ca và được Ngài Ngũ Tổ Đề Đa Ca độ, ban cho bài kệ ấn chứng truyền thừa là vị Tổ thứ sáu .

Thông đạt pháp bổn tâm
Không pháp không phi pháp
Ngộ rồi đồng chưa ngộ
Không tâm cũng không pháp.

Sư Phụ giải thích bài kệ:
- thông đạt bổn tâm là pháp tánh chân như
- không thể dùng ngôn ngữ diễn tả
- lúc mê là phàm, giác rồi là Phật, trong phàm tánh đã ẩn tàng Phật tánh.

Ngài Di Dá Ca sau khi đắc pháp, Ngài đi vào thành gặp một người có thân tướng đẹp, tay cầm bình rượu, vị này tên là Bà Tu Mật .
Người nầy hỏi Ngài Di Dá Ca người từ đâu đến và đi về đâu ?
Ngài Di Dá Ca đáp : ta đi từ Tâm đến, và sẽ về thế giới Hoa tạng Tỳ Lô Giá Na, Và Ngài Di Dá Ca hỏi lại :”người đang cầm một bình đựng vật bất tịnh”, người cầm bình rượu giác ngộ liền và còn hỏi lại Lục tổ là biết tôi chăng?
Ngũ tổ trả lời :”Tôi thì chẳng biết, Biết thì chẳng tôi" Sp giải thích :vô Ngã là Niết Bàn, khi biết cái tôi thì không còn biết gì nữa cả.

Ngài Di Dá Ca truyền pháp xong cho thất tổ Bà Tu Mật, người cầm bình rượu, rồi Ngài tịch diệt .


Ngài Bà Tu Mật, thất tổ khi xưa là một quan Đại thần trong triều vua Ưu Điền.
Ngài Bà Tu Mật là Đại thần Phả La Đoạ, thường thuyết pháp cho Vua, Vua rất kính quý.
Các quan trong triều ganh ghét và tâu với Vua là Ngài Phả La Đoạ bất kính, không đảnh lễ vua. Vua nghe lời tâu hợp lý.
Hôm sau, khi vua vào nghe thuyết pháp, Ngài Phả La Đoạ đảnh lễ vua.
Vua thắc mắc hỏi, Ngài trả lời là nếu Ngài không đảnh lễ, Vua sẽ giết Ngài và Vua mang tội rất lớn là giết một vị A La Hán, Vì Ngài đã đắc quả A La Hán, nhưng một vị A La Hán đảnh lễ Vua thì Vua sẽ gặp tai họa mất nước. Đức Thế Tôn cho biết Ngài Phả La Đoạ có nhân duyên với cõi Ta bà nên trở lại để hoá độ chúng sanh.

Bạch Sư Phụ, chúng con có Phước duyên được SP dày công biên soạn và trao truyền pháp thoại về cuộc đời của các vị Tổ không gián đoạn từ Đức Thế Tôn cho đến nay như những thiên truyện thần kỳ, nhưng tất cả đều diễn biến theo Luật Nhân Quả.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).




06_TT Thich Nguyen Tang_To Di Da Ca


Đại Tiên ...lối đi nhỏ không thể đến giải thoát ! 


Kính gửi Thầy bài trình pháp về Tổ Thứ sáu Di Dá Ca....
kính đa tạ và tri ân Thầy, HH




Được khai thị... sau sáu kiếp đi nhầm hướng 

Chuyển hoá xuất gia, Chánh pháp Nhãn Tạng được truyền trao 

Nhờ túc duyên nên Sư Phụ, đệ tử rất thâm giao

Bao huyền ký, mật truyền của  Như Lai được nhắc nhớ


Sang Trung Ấn, cơ trời dường như khai mở 

Có người thanh lịch ôm bình rượu chất vấn biết tên  TÔI ? 

Trừ ngông cuồng Tổ bảo khai tên họ ... chớ lôi thôi 

Thì ra ...  Bà Tu Mật dòng  Phả La Đoạ! 


Lời Tổ Đề Đa Ca ngày nào ....Chư Phật thọ ký, hứa khả...

"Ba trăm năm sau, nơi này Tổ thứ bảy phô trương 

Thánh Nhơn ra đời ...nhờ phước thí cúng dường "

Nghe lời huyền ký quy phục và thức tỉnh !



Đảnh lễ Thầy.... đệ tử quăng ngay vật chứa đồ bất tịnh !

Và được truyền trao làm Tổ tiếp nối cứu độ đời 

Riêng Ngài Di Dá Ca .... thuận mệnh thị tịch tuyệt vời 

Đại Tiên biết chuyển hướng đã giác ngộ giải thoát ! 


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Huệ Hương 









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2020(Xem: 11737)
CÁO PHÓ Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình chúng con, chúng tôi vô cùng đau buồn, kính báo tin đến Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Mẹ, Bà của chúng con, chúng tôi là: Cụ Bà Phật tử: PHẠM THỊ DOAN Pháp danh: BẠCH VÂN Sinh năm: 1928 (Mậu Thìn) tại Hưng Yên, Bắc Việt Vãng sanh ngày 18/07/2020 (ngày 28/05/năm Canh Tý) tại Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi Hưởng thượng thọ: 93 tuổi. Chương Trình Tang Lễ: - Lễ nhập liệm, Phát tang: 06 pm thứ Ba, 21/07/2020 tại Vãng Sanh Đường Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Rd, Fawkner, VIC 3060. Vì Đại dịch Covid-19, chỉ có gia đình được phép dự Lễ Tang 10 người, nên bà con và bè bạn chỉ hộ niệm qua livestream - Lễ Động Quan hỏa táng: 02 pm thứ Tư, 22/07/2020, cử hành lễ Di quan, Linh Cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Fawkner, sau đó gia đình thỉnh Hương Linh về làm lễ An Sàng và cúng thất tuần tại Tu Viện Quảng Đức. - Tang Lễ tại Úc được sự chứng minh & chủ trì của HT
20/02/2020(Xem: 6909)
Tựa và thứ tự của các bài kinh là do người sau đặt thêm vào các bài giảng của Đức Phật với mục đích phân loại và sắp xếp, do đó nhiều bài kinh có thể mang cùng một tên gọi, hoặc cùng một bài kinh nhưng có nhiều tựa khác nhau. Đây cũng là trường hợp của bài kinh Metta Sutta (Tương Ưng Bộ Kinh/Samyutta Nikaya, SN 46.54) trên đây, bài kinh này còn với nhiều tên khác như Mettasuttam, Karaniyametta Sutta, Mettasahagata Sutta...
20/02/2020(Xem: 4769)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được chư Tổ cho rằng đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
18/02/2020(Xem: 5995)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này. Truyện tích kể rằng một cô gái rất đẹp và hiền thục, con một thương gia giàu có. Nước da cô như màu hoa sen xanh biếc nên cô có tên là Liên Hoa Sắc. Đến tuổi cập kê có quá nhiều vương tôn công tử đến xin hỏi cưới cô. Cô không ưng ai cả. Xuất gia làm ni cô, tinh tấn tu hành trong một căn lều giữa rừng. Một ngày cô ra khỏi rừng đi vào thành phố khất thực. Một kẻ bất lương vốn là con người cậu của ni cô, đem lòng yêu cô từ khi cô chưa đi tu, hắn lén vào rừng trốn dưới gầm giường. Khi cô trở về hắn hãm hiếp cô. Ngay sau đó khi hắn rời khỏi lều thời mặt đất nứt ra và tên gian ác bị đọa vào địa ngục.
02/01/2020(Xem: 3732)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kinh Phật thuyết xuất gia duyên, thuộc Kinh số 791 thuộc tạng CBETA hoặc trang 214-216 thuộc quyển 58, tạng Càn Long. Nội dung Kinh ở hai tạng giống nhau từng chữ. Kinh nói về lời dạy của Phật với vị cư sĩ Nan Đề và các vị đang có mặt về quả báo khi phạm năm giới của người tu tại gia. Người dịch xin thành kính tri ân Hòa thượng Thích Tịnh Thông, Dược Sư Phật Đường, Dartford, Anh Quốc; Phật tử Định Tuệ đã giúp đỡ trong việc tu học.
05/10/2019(Xem: 5462)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế. Bài kinh được ghi lại trong Kinh Tăng Chi Bộ, Chương 3, phẩm Đọa Xứ. Trước khi vào đề mục chính, chúng tôi giới thiệu khái quát về "Kinh Tăng Chi Bộ" này. Kinh Tăng Chi Bộ, tiếng Phạn là Anguttara Nikàya là bộ thứ Tư trong 5 bộ kinh tạng Pali: 1) Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya): 3 tập gồm 34 bài kinh 2) Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya): 3 tập gồm 152 bài kinh. 3) Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya): 5 tập gồm 2,958 bài kinh. 4) Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya): 3 tập gồm 9,557 bài kinh 5) Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya): 15 tập.
20/05/2019(Xem: 4312)
"Đại Kinh Xóm Ngựa" là bài kinh đức Thế Tôn giảng cho các vị Tỷ-kheo tại xã Assapura tức là xóm Ngựa nên gọi là "Kinh Xóm Ngựa". Bài kinh khá dài nên các Tổ xếp là "Đại Kinh"; chứ nội dung không hề đề cập gì đến loài ngựa. "Đại Kinh Xóm Ngựa" được ghi lại và sắp xếp trong Trung Bộ Kinh (Majjhiam Nikàya), số 39, phẩm "Đại Kinh Xóm Ngựa", do Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang Việt ngữ. Trong ba tháng An Cư Kiết Xuân - 2019, tại Thiền Viện Chân Như, Navasota tiểu bang Texas, chúng tôi được dịp học qua bài kinh này. Nay xin ghi lại để chia sẻ cùng quý Phật tử "Ý Nghĩa bài Kinh Xóm Ngựa" trong góc nhìn hạn hẹp của người học Thiền.
07/02/2019(Xem: 6060)
Morning Pali Chanting at Quang Duc Monastery, Melbourne, Australia (Thursday 7 February 2019)
03/01/2019(Xem: 6389)
Cư sĩ Nguyên Giác vừa cho xuất bản cuốn Kinh Nhật Tụng Sơ Thời mà theo sự nghiên cứu của các học giả đây là những lời dạy (kinh ) cổ xưa nhất của Đức Phật được các đệ tử ghi lại bằng thơ và học thuộc lòng vì lúc đó chưa có chữ viết. Theo Thư Viện Hoa Sen, căn cứ vào các nguồn sử liệu Tích Lan, thì những lời dạy của Ngài được viết thành văn vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch để hình thành kinh điển Pali. Tác giả dẫn chứng kinh điển này có thực khi “Trong Kinh Sona Sutta (Kinh Ud 5.6), có nói về Kinh Nhật Tụng 16 Chương mà ngài Sona đọc, khi được Đức Phật yêu cầu đọc Phật Pháp, trích dịch: “Đức Thế Tôn mời Thượng tọa Maha Sona, và nói, "Tỳ khưu, tôi muốn ông đọc lên Chánh Pháp. Xin vâng lời, Thượng tọa Maha Sona đọc toàn bộ 16 chương Atthaka Vagga.” Bản Anh dịch Kinh Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya Chương 005. Mahāyaññavaggo, Kinh 5.10 Nandamātāsuttaṃ) của Ni Trưởng Sister Upalavanna cũng có một kinh ghi rằng nữ cư sĩ Velukantaki Nanda mỗi rạng sáng đều tụng đọc lớn tiếng nhóm 16 k
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567