Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG

12/06/201021:02(Xem: 7749)
KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG

KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG
Thích Phước Tịnh Giảng Giải


LỜI DẪN


Đại chánh Tạng ghi một dòng sau chữ “Tứ Thập Nhị Chương Kinh: Hậu Hán Tây vức Sa môn Ca-Diếp-Ma-Đằng cọng Pháp Lan dịch”. Nếu đọc cho đủ phần phụ chú thì phải đọc: “Hậu Hán Tây vức Sa môn Ca-Diếp-Ma-Đằng cọng Trúc-Pháp-Lan phụng chiếu dịch.” Tức là: “Vào thời Hậu Hán Sa môn ở Tây vức tên Ca-Diếp-Ma-Đằng cùng Sa môn Trúc-Pháp-Lan vâng chiếu mệnh nhà vua dịch Kinh Bốn Mươi Hai Chương.”

Do lời ghi ấy Kinh được đánh giá là văn bản Phạn Hán đầu tiên trên đất nước Trung Hoa. Dĩ nhiên, văn bản dịch trong Đại chánh tạng nằm ở quyển mười bảy Kinh tập bộ, ký hiệu No. 784 không giống các văn bản phổ biến sau nầy và bản hiện tại chúng tôi đang xử dụng giảng giải.

Văn bản dịch trong Đại chánh tạng phần vào Kinh ghi một đoạn dẫn khởi rằng: “Vua Hán Minh Đế mộng thấy vị thần, sắc vàng nơi thân chói sáng, hào quang rực rỡ bay vào cung điện”… Sau đó vua sai sứ thỉnh Kinh, mở đầu cho công trình xây dựng chùa tháp, phiên dịch Kinh điển và phổ biến Phật pháp. Nội dung Kinh cũng có nhiều khác biệt với văn bản chúng ta đang đọc.

Các nhà học giả Việt và Hoa đã làm công tác đối chiếu, thẩm định và đưa ra nhiều luận cứ bất nhất về thời điểm dịch thuật. Tuy nhiên các ông cùng công nhận đây không phải là Kinh văn đầu tiên được dịch Phạn Hán đầu tiên trên đất nước Trung Hoa vào thời Hán Hiếu Minh Đế niên hiệu Vĩnh Bình thứ mười (67 tây lịch), mà có thể đã được biên soạn vào thời Đông tấn (317-416 TL). Ngay như các dị bản Tống tạng, Nguyên tạng, Cao Ly tạng cũng đã có những dị biệt biểu đạt quá trình hoàn thiện mỗi lần khắc bản in. Huống hồ chi khi đối chiếu với văn bản Thiền môn lưu hành dưới tên “Phật Tổ Tam Kinh” thì luận cứ trên có thể tin được.

Tuy nhiên, mãi đến hiện tại chùa Bạch Mã ở phía tây thành Lạc Dương – Hà Nam – do Hán Minh Đế xây dựng cho hai vị Thánh tăng Thiên Trúc dịch Kinh vẫn còn uy nghi sừng sững dù qua bao triều đại binh lửa hủy diệt. Cổ mộ của Ngài Ca-Diếp-Ma-Đằng và Trúc-Pháp-Lan chở Kinh trên lưng ngựa trắng đến hán triều truyền đạo vẫn được bảo tồn hai u nhã hai bên phía trước chùa Bạch Mã. Sử liệu của các Ngài càng đậm thêm theo với thời gian chồng chất. Và Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng theo bề dày tháng năm hoàn thiện hơn. Văn tư đã được tu sức mỹ lệ, hình thức cú pháp thi ca, nhạc điệu. Nội hàm sâu sắc tư tưởng Đại thừa. Khác biệt rất nhiều so với văn bản nguyên thỉ. Sưu khảo ra thì biết rằng: Quá khứ các bậc danh tăng Trung Quốc thời Minh, Thanh như: Ngẩu Ích, Liễu Đồng, Đạo Thái, Tục Pháp… chú sớ giảng giải cẩn trọng. Cận đại như Ngài Thái Hư, Tuyên Hóa cũng dùng văn bản nầy dạy chúng.

Trên quê hương Việt Nam, Kinh văn theo phong trào chấn hưng Phật giáo giữa thập kỷ năm mươi – bảy mươi đã trở thành sách giáo khoa cho các trương Phật học. Do vậy đủ thấy sự quan trọng nền tảng và cần thiết như thế nào đối với người học Phật như chúng ta.

Tóm lại, lịch sử phiên dịch Kinh văn và quá trình hoàn thiện văn bản để chúng ta học như hiện tại là cả một công trình bảo quản, tu chỉnh của người xưa.

Mong rằng dòng chảy tuệ giác của Đức Thế Tôn mãi được tôn kính, giữ gìn và phổ biến như văn bản Kinh Tứ Thập Nhị Chương đã chảy qua dòng lịch sử hai nghìn năm mà vẫn mênh mông tỏa sáng giữa nhân gian. Tu viện Lộc Uyển

Nam Cali, Hoa Kỳ cuối Đông 2007
Thích Phước Tịnh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2012(Xem: 15222)
8 Điểm Gặp Gỡ Kinh Nam và Bắc Tạng
06/06/2012(Xem: 10927)
Tứ Diệu Đế - bài giảng của HT Thích Chơn Thiện
06/06/2012(Xem: 11518)
Kinh Địa Tạng được trích dịch từ kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận, cuốn một tập 13 của Hán tạng, từ trang 721 đến 726 (Bản dịch của T.T. Trí Quang, Sài Gòn, 1976). Kinh này thuộc thời đại phát triển Đại thừa, khoảng từ đầu kỷ nguyên Tây lịch trở về sau. Đức Thế Tôn đã nói Kinh này cho Thánh Mẫu Ma-gia ở cung trời Đao Lợi trước lúc Thế Tôn và Niết-bàn.
11/01/2012(Xem: 5834)
Như thật tôi nghe. Một thời đức Phật ngự tại Ngưu Đầu Chiên Đàn tinh xá thuộc thành Cứu Cáp cùng các vị đại Tỳ-khưu nhóm hội đầy đủ và Thiên long bát bộ cung kính vi nhiễu chiêm ngưỡng mà an trụ.
11/01/2012(Xem: 5218)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại cung trời Tịnh Cư, cùng các vị đại Bồ-tát ma-ha-tát và vô lượng Tịnh Cư Thiên tử, trước sau đoanh vây, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chiêm ngưỡng Như Lai.
11/01/2012(Xem: 24684)
Kinh Lăng Nghiêm Công Phu Khuya Giọng tụng của cố HT Thích Nhật Liên
17/11/2011(Xem: 5920)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Đại Bồ-đề Đạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người đều câu hội đầy đủ, lại còn có tám vạn bốn ngàn Đại Phạm Thiên tử cũng ở tại đạo tràng này. Tất cả đều vi nhiễu chiêm ngưỡng đức Thế tôn.
07/11/2011(Xem: 10020)
Ngày nay Thế Tôn đã tự giác ngộ thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác, thương xót thế gian, che chở hộ trì, làm chỗ nương tựa cho cả thế gian, thương mọi chúng sinh y như con một.
07/11/2011(Xem: 5434)
Mettâ-suttalà một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi" , thế nhưng chữ mettâtrong tiếng Pa-li không có nghĩa là từ bimà chỉ có nghĩa là lòng tốt, lòng từ tâm, lòng thương yêu. Các bản dịch sang các ngôn ngữ Tây phương thì mang tựa là: Discourse on Loving Kindness, Discourse on Good Will, Discourse on Friendliness, Discours sur la Bonté, Discours sur la Bonté Bienveillante, Discours sur l' Amour Bienveillant v.v...,tóm lại tất cả đều có nghĩa là Bài thuyết giảng vềLòng Tốt, Lòng Thiện Cảm, Tình Thương Yêu...
26/10/2011(Xem: 5031)
Lúc bấy giờ đức Thích-ca Mâu-ni ở cung trời Tịnh Cư dạy ngài Văn-thù-sư-lợi đại Bồ-tát và tứ chúng, bát bộ Du không đại thiên, Cửu chấp thất diệu, mười hai cung thần, hai mươi tám vì tinh tú, nhật nguyệt:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]