Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm thứ 18: Tùy hỷ

07/11/201109:10(Xem: 5495)
Phẩm thứ 18: Tùy hỷ

KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, người Bình Dương
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng

Quyển 6
Phẩm thứ 18: TÙY HỶ

[896a] Bấy giờ, từ trên khuôn mặt Thế Tôn phóng ra vô lượng ánh sáng đủ màu chiếu khắp bốn chúng. Ánh sáng chiếu rồi, trưởng giả Thuần-đà tức thì dâng lên cúng dường Như Lai cùng với đại chúng một lần sau cuối. Lúc ấy Thuần-đà cùng các quyến thuộc được niềm vui lớn, cất lời khen rằng:

- Thật là hy hữu! Khó được cúng dường đức Phật Như Lai thêm một lần nữa!

Khi ấy Thuần-đà liền lấy vô số bình bát quý báu đựng cơm thượng vị đem đến dâng Phật. Vừa ngay lúc đó có vị thiên thần oai lực rất lớn chặn lại trước mặt, bảo Thuần-đà rằng:

- Chớ vội cúng dường! Xin ông vì ta, đợi trong giây lát, để ta chiêm ngưỡng dung nghiêm Như Lai.

Bấy giờ Thế Tôn lại phóng hào quang chiếu thiên thần kia. Ngay đó thiên thần vâng thánh chỉ Phật để cho trưởng giả Thuần-đà đi trước. Lúc ấy trời, người cùng với vô lượng chúng sinh các loài, trong lòng sầu cảm, âm thanh khác nhau, chấn động mặt đất, đi theo Thuần-đà cúng Phật và Tăng, cúng dường một lần sau cuối liền được lên bờ giải thoát.

Bấy giờ Thế Tôn muốn cho tì-kheo, tì-kheo-ni và tất cả chúng hội biết giờ đã đến, lại phóng hào quang chiếu khắp chúng hội. Lúc đó các vị tì-kheo liền biết thì giờ đã đến, liền chỉnh uy nghi, cầm lấy bình bát, như pháp thụ lãnh phẩm vật cúng dường. Trưởng giả Thuần-đà sắp đặt vô số giường ghế quý báu cho Phật và tăng, treo lụa, phướng, lộng, hương hoa, anh lạc. Lúc ấy ba ngàn đại thiên thế giới trang nghiêm thắng diệu, giống như quốc độ Tây phương cực lạc. Trưởng giả Thuần-đà đứng trước Đức Phật sầu muộn, bi ai bạch với Phật rằng:

- Cúi xin Thế Tôn thương xót chúng sinh trụ thọ một kiếp, hoặc hơn một kiếp!

Phật bảo Thuần-đà:

- Ông muốn thỉnh Ta trụ lâu ở đời, thì hãy biết thời mau dâng cúng dường một lần sau cuối, rồi sẽ được lên bến giờ giải thoát.

Thuần-đà bạch Phật:

- Dạ vâng, Thế Tôn!

Bấy giờ tất cả các loài chúng sinh, trời, người, bồ-tát, đồng thanh nói rằng:

- Thật kì diệu thay! Thuần-đà là người cúng dường lần cuối. Thật kì diệu thay! Thuần-đà là người cúng dường lớn nhất. Hôm nay chúng ta chuẩn bị bao nhiêu phẩm vật cúng dường bây giờ trở thành những vật vô dụng.

Thế rồi tất cả than khóc ưu sầu rất là khổ não.

[896b] Bấy giờ, từ nơi mỗi lỗ chân lông Thế Tôn đều xuất hiện ra vô lượng hóa Phật. Mỗi Phật đều có quyến thuộc tì-kheo, đón nhận tất cả phẩm vật cúng dường của mọi chúng sinh. Khi ấy tất cả mọi loài chúng sinh đều rất vui mừng.

Lúc đó, phẩm vật cúng dường của ông Thuần-đà nhờ uy thần Phật, mọi thứ đem đến ở nơi đại hội đều được đầy đủ. Thuần-đà vui mừng, tự suy nghĩ rằng: “Hôm nay Như Lai và cả đại chúng đều thụ nhận sự cúng dường của ta một lần sau cuối, rồi Đức Như Lai sẽ bát-nê-hoàn”. Các chúng sinh khác cũng tự nghĩ rằng: “Hôm nay Như Lai và cả đại chúng thụ nhận bữa cơm cuối cùng ta cúng, sau đó Như Lai vào bát-nê-hoàn, không nhận lời thỉnh của những người khác”.

Bấy giờ, nơi rừng Kiên cố đất đai chật chẹp, nhưng nhờ thần lực của Đức Thế Tôn, cho nên mỗi chỗ nhỏ như ngọn kim cũng có vô lượng chư Phật cùng với tì-kheo quyến thuộc ngồi đó thụ thực. Lúc ấy, trời, người và a-tu-la đều rất ưu buồn than thở nói rằng:

- Hôm nay Như Lai thụ nhận bữa cơm cuối cùng chúng ta cúng dường rồi Ngài sẽ bát-nê-hoàn. Rồi đây chúng ta phụng sự ở đâu? Buồn thay! Từ đây chúng ta như trẻ mồ côi không nơi nương tựa, chẳng người chở che!

Khi ấy Như Lai liền vì tất cả nói bài kệ rằng:

Các ông chớ buồn than

Pháp chư Phật vốn vậy

Tuy nói là nê-hoàn

Cũng chưa phải diệt hẳn

Pháp Như Lai thường trụ

Chỗ thường an ổn nhất

Những ai còn nghi ngờ

Lắng lòng nghe Ta nói

Ta đã lìa uống ăn

Thân không khổ đói, khát

Ta nay vì các ông

Thuyết pháp tùy hỷ này

Khiến tất cả chúng sinh

Được an ổn khoái lạc

Tính chư Phật Như Lai

Pháp thường trụ chân thật

Nay các ông đã nghe

Phải siêng tu phương tiện

Như quạ và chim cú

Tính của chúng trái nhau

Khiến cho đi chung bầy

Nghỉ đêm cùng hoan lạc

Như Lai xem tất cả

Giống như La-hầu-la

Nên sẽ xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Có thể khiến rắn độc

Cùng ở chung với thỏ

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Khiến cho cây y lan

Đứng chung trăm hoa thơm

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Khiến cho trái ca-lưu[327]

Đồng vị đam-ma-la[328]

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Khiến cho nhất-xiển-đề

Sẽ thành bình đẳng giác

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Làm cho mọi chúng sinh

Nhất thời thành Phật đạo

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê-hoàn

Giả sử nước dãi muỗi

Xâm hoại đại địa này

Trăm sông đều chảy tràn

Biển lớn sẽ đầy ắp

Như Lai xả từ bi

Mãi vào trong nê hoàn

Các ông, cùng chúng sinh

Được vui sâu chính pháp

Bảo Như Lai diệt hẳn

Lo buồn mà than khóc

Từ nay nơi Như Lai

Chớ nghĩ tưởng vô thường

Phải biết tính Như Lai

Trường tồn, không thay đổi

Pháp, tăng cũng như vậy

Chẳng phải pháp hủy diệt.

[896c] Như vậy, thiện nam! Đây là ba pháp thường trụ, chẳng đổi, là lời chân thật. Hết thảy chúng sinh gặp điều khủng bố, lời chân thật này có thể làm cho được sống an ổn. Muốn qua những nơi đồng vắng hiểm nạn, lời chân thật này có thể khiến cho vượt qua hoạn nạn. Lời chân thật này có thể khiến cho cây đã khô héo ra hoa lá lại. Trong bốn chúng đây, ai nghe ba pháp thường trụ này rồi nói lời tùy hỷ, thì giả sử như người đó chưa từng phát tâm bồ-đề, hoặc chưa ưa muốn hướng đến bồ-đề, bây giờ người đó đều đã có được cái nhân bồ-đề. Ba pháp thường trụ là lời chân thật, tối diệu tùy hỷ của Đức Như Lai. Nếu có tì-kheo hoặc tì-kheo-ni vì mọi chúng sinh giảng nói ba pháp thường trụ, bất biến, thì phải biết rằng họ là những người xứng đáng thụ nhận tất cả những bậc la-hán cúng dường. Ngược lại, nếu như không thể làm được như những người đó thì không xứng đáng thụ nhận cúng dường. Thậm chí tất cả những chiên-đà-la ưa nghe Như Lai, nói lời tùy hỷ, thì cũng đạt được sự không sợ hãi.

Bấy giờ, trời, người và a-tu-la…nói Như Lai là pháp thường trụ, tâm được hoan hỷ, tâm được nhu nhuyến, tâm được chân thật, tâm lìa ấm cái, tâm được thanh tịnh, vẻ mặt vui sướng như đóa hoa sen. Họ rải hoa trời, đốt các danh hương, trổi âm nhạc trời cúng dường Như Lai và tì-kheo tăng.

Khi ấy Thế Tôn bảo ngài Ca-diếp:

- Này thiện nam tử! Ông thấy sự việc hy hữu thế nào?

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Dạ vâng, Thế Tôn! Con thấy sự việc kỳ đặc này là việc chưa từng có. Con thấy tất cả chư thiên, loài người và a-tu-la sắm lễ cúng dường, ai cũng đều được Như Lai, đại chúng thụ nhận phẩm vật. Con lại thấy rằng ở giữa khoảng đất chật hẹp thế này mà lại dung chứa tất cả giường, tòa của Đức Như Lai cùng với đại chúng, một chỗ chỉ nhỏ bằng đầu ngọn kim vậy mà cũng có vô lượng chư Phật cùng các quyến thuộc ngồi ở trong đó thụ nhận cúng dường, nói kệ tùy hỷ. Thế nhưng tất cả chúng sinh ở đây không biết điều đó, ai cũng bảo rằng: “Như Lai chỉ nhận của ta cúng dường”. Hôm nay Thế Tôn cùng với đại chúng thương xót Thuần-đà, nhận sự cúng dường một lần sau cuối để cho ông ta vượt lên bờ giác. Phật dùng thần lực khiến cho đại chúng đều được đầy đủ, kỳ thật Thế Tôn không dùng đoàn thực. Chỉ có chư vị hàng đại bồ-tát, như pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi, là bậc dũng cảm trong chốn loài người mới có thể biết Như Lai dùng sức phương tiện hóa hiện ra những sự việc vô cùng kỳ đặc chưa từng có này, còn hàng Thanh văn và hàng Duyên giác thì không thể biết. Thật là kỳ lạ! Kính bạch Thế Tôn! Thường pháp của Đức Như Lai thật là vô số, vô lượng.

Bấy giờ Thế Tôn bảo ông Thuần-đà:

- Ông có nhìn thấy sự việc lạ lùng chưa từng có không?

Thuần-đà bạch Phật:

- Dạ vâng, Thế Tôn! Con có nhìn thấy. Con thấy Như Lai có ba hai tướng, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân Ngài, cũng như vô lượng vô số Như Lai và chư bồ-tát quyến thuộc vây quanh. Hôm nay con được thấy thân chân thật của Đức Thế Tôn, duy nhất mình Ngài ngồi giữa đại chúng giống như cây thuốc, có chư bồ-tát trước sau vây quanh.

Phật bảo Thuần-đà:

- Chư Phật ông thấy đều là hóa hiện. Bởi Phật thương xót tất cả chúng sinh và muốn làm cho chúng sinh an lạc, đồng thời khai mở tâm ý của họ, khiến cho họ được công đức không thể cùng tận cho nên hóa hiện như vậy. Nhưng mọi chúng sinh đều chẳng thể biết, duy chỉ những hàng bồ-tát thành tựu vô lượng công đức của bậc bồ-tát, là bậc siêu xuất giữa chốn loài người mới có thể biết Như Lai phương tiện hóa hiện như thế. Này ông Thuần-đà! Hôm nay ông cũng đã thành tựu được công đức thập địa của hàng bồ-tát.

Thuần-đà bạch Phật:

- Đúng vậy, Thế Tôn! Chúng con đều đang tu tập tất cả hạnh tùy hỷ của chư vị bồ-tát.

Phật bảo Thuần-đà:

- Chớ tham theo quả ngoài các khế kinh.

Thuần-đà bạch Phật:

- Ngoài các khế kinh, các kinh còn lại không phải kinh sao?

Phật bảo Thuần-đà:

- Đó là những kinh nói pháp hữu dư[329].

Thuần-đà lại hỏi:

- Nghĩa này thế nào?

Đức Phật trả lời:

- Như Ta đã nói bài kệ dưới đây:

Khen mọi cách bố thí

Không chê người bố thí

Thí phạm giới ít phước

Thí trì giới, phước tăng.

[897b] Ta nói đó là khế kinh. Dù có khen ngợi mọi cách bố thí, nhưng sự bố thí vẫn có sai khác. Bố thí cho người phạm giới thì chẳng có một mảy may phước báo nào; bố thí cho người trì giới, người hộ pháp thì được quả báo rất lớn, chứ không phải sự bố thí nào cũng như nhau.

Thuần-đà bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Nhưng bài kệ đó khen ngợi tất cả công đức của sự bố thí.

Phật bảo Thuần-đà:

- Trừ một hạng người, còn lại tất cả đều được khen ngợi bố thí rộng khắp.

Thuần-đà bạch Phật:

- Trừ hạng người nào? Còn hạng người nào được khen ngợi là bố thí tất cả?

Phật bảo Thuần-đà:

- Trừ nhất-xiển-đề, những kẻ phạm giới, hủy báng chính pháp, mọi bố thí khác ông nên khen ngợi.

Thuần-đà bạch Phật:

- Những hạng người nào là nhất-xiển-đề?

Phật bảo Thuần-đà:

- Nếu tì-kheo, tì-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nào phỉ báng kinh pháp, miệng nói lời thô ác không bao giờ hối cải, đối với kinh pháp tâm không nương tựa… thì những người này đang hướng đến con đường nhất-xiển-đề. Lại có những chúng sinh phạm bốn tội trọng, tạo tội vô gián, không những không biết hối cải mà còn không biết tàm quý; đối với chính pháp họ không có tâm hộ trì hay thương tiếc, không bao giờ coi người hộ pháp là tri thức; đối với những việc thiện họ chưa từng khen ngợi, tán thán; lại có những người tà kiến, không tin Phật, Pháp, Tăng… Ta nói những hạng người này đều đang đi trên con đường nhất-xiển-đề. Trừ những hàng người này ra, còn lại đều được khen ngợi là bố thí tất cả.

Thuần-đà bạch Phật:

- Thế nào là phạm giới?

Phật bảo:

- Là phạm vào bốn tội trọng, năm tội vô gián, và hủy báng chính pháp.

Thuần-đà bạch Phật:

- Những trọng tội này có sự sai biệt không?

Phật đáp:

- Có sự sai biệt. Chẳng hạn, dù người kia phạm giới nhưng khi mặc pháp y họ sinh lòng tàm quý, buột miệng than rằng: “Than ôi! Nay ta đã phạm trọng tội rồi! Quái lạ thay, tại sao ta lại tạo nên cái khổ lớn lao này”! Rồi người đó ôm lòng lo sợ, sinh tâm hộ trì chính pháp. Họ phát nguyện: “Ta sẽ tán thán tất cả những người hộ pháp. Ta cũng sẽ hàng phục tất cả những người phi pháp. Đối với các thiền định của kinh phương đẳng ta sẽ nỗ lực tu hành”. Đối với những hạng người này Như Lai nói họ không phạm giới. Bởi vì sao vậy? Như mặt trời mọc ánh sáng chiếu soi chút bụi ngăn ngại đều không còn nữa, cũng vậy, tu tập khế kinh đại thừa này như mặt trời xuất hiện, vố số vô lượng tội lỗi tích tụ bấy lâu đều sẽ tiêu sạch. Cho nên, kinh này nói người hộ pháp được quả báo lớn. Ngược lại, nếu người phạm giới mà không làm được như trên thì gọi là phạm tội cực trọng, nếu bố thí cho những người này thì không có một chút mảy may phước đức.

- Lại nữa thiện nam! Dù người phạm bốn tội trọng nhưng có thể biết tự tính Như Lai chân thật và phát tâm hộ pháp, thì cúng dường cho những người này cũng có được quả báo lớn. Vì sao vậy? Thí như có người phụ nữ sống trong một đất nước hoảng loạn, bà muốn dẫn con thơ đi qua nước khác, trên đường đi gặp dòng sông lớn, nước mênh mông, bà ẳm đứa con từng bước lội qua dòng sông chảy xiết, nếu không thả đứa con ra thì cả hai mẹ con đều chết đuối, bà thương con, không nở thả nó ra, và tìm mọi cách chèo chóng qua sông, nhưng rồi cả hai mẹ con đều chết đuối. Người phụ kia trước đã từng tạo tội ác rất lớn, nhưng nhờ công đức bảo vệ con mình cho đến chết, nên sau khi mạng chung liền được sinh lên cõi trời. Cũng vậy, thiện nam! Người phạm bốn tội trọng, năm tội vô gián, nhưng nếu trong thâm tâm hối hận và phát tâm hộ trì chính pháp, thì dù đã tạo tội bất thiện, gieo nhiều nghiệp ác, nay nhờ vào công đức hộ pháp mà có thể làm ruộng phước điền, có thể kham nhận sự cúng dường của tín thí. Công đức của hộ pháp được phước báo lớn như vậy.

Thuần-đà bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Nếu như hạng nhất-xiển-đề lại sinh tín tâm, hối cải lỗi lầm, quy y tam bảo, nếu người nào bố thí cho họ thì có được phước báo lớn không?

Phật bảo Thuần-đà:

- Chớ nói lời này. Thuần-đà! Thí như người ăn trái am-la, dùng tay đập bể vỏ rồi lấy cái nhân bên trong mà ăn, ăn rồi lại lấy cái vỏ chẳng còn nhân gieo trồng xuống đất, dù cho có tưới tẩm chăm sóc, rốt cuộc cũng không thể nảy mầm. Hạng nhất-xiển-đề cũng giống y như vậy, nó đã bị hư nát hạt giống thiện pháp, muốn cho nó hối cải và phát sinh thiện tâm là điều không tưởng, chính vì vậy mà gọi là nhất-xiển-đề. Bố thí cho người trì giới được phước báo lớn, phước báo đó cũng không phải như nhau. Bởi vì sao vậy? Bố thí cho Thanh văn và Bích-chi-phật có được phước báo sai khác nhau, duy chỉ có bố thí cho Như Lai là được phước báo tối thượng. Cho nên mới nói không phải tất cả sự bố thí đều được quả báo lớn.

Thuần-đà bạch Phật:

- Vì lý do gì mà Thế Tôn nói bài kệ này?

Phật bảo Thuần-đà:

- Vì có nhân duyên. Hồi đó tại thành Vương-xá có một cư sĩ không tin tam bảo mà phụng sự ngoại đạo Ni-kiền. Một hôm, ông ta đến và hỏi Như Lai về ý nghĩa của sự bố thí. Như Lai đã nhiếp hóa ông ấy và nói bài kệ này. Phải biết Như Lai dùng sức phương tiện bí mật nói riêng cho hàng bồ-tát, không phải tất cả đều có thể hiểu hết. Cho nên, bồ-tát là bậc đại hùng đại lực trong chốn loài người, chỉ có họ mới biết phân biệt ý nghĩa pháp hữu dư mà Như Lai đã nói, hàng phục tất cả những người phạm giới, như trừ cỏ dại không để hại lúa tốt. Lại nữa, thiện nam! Hãy nghe bài kệ Như Lai sẽ nói dưới đây:

Tất cả sông ngòi đều uốn khúc

Trong mọi khu rừng đều có cây

Tất cả người nữ đều giả dối

Tất cả đại lực đều an lạc.

[897c] Bấy giờ bồ-tát Văn-thù-sư-lợi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh trang y phục, đảnh lễ Đức Phật, rồi nói kệ rằng:

Chẳng phải mọi sông đều uốn khúc

Chẳng phải rừng nào cũng có cây

Không hẳn người nữ tâm dối trá

Đâu phải lực sĩ là an lạc.

[897c] Đây là Thế Tôn lược nói pháp môn, không phải là pháp quyết định. Bởi vì sao vậy? Trong ba ngàn thế giới, ngoài cõi Diêm-phù-đề này còn có cõi Diêm-phù-đề khác. Ở cõi đó, có sông thẳng đuột, như một sợi dây căng thẳng, từ biển tây thẳng đến biển đông. Căn cứ trong kinh phương đẳng a-hàm đã nói, thì đây là Như Lai thuyết pháp hữu dư. Tất cả rừng đều có cây cũng là thuyết hữu dư. Bởi vì sao? Bởi rừng có hai loại, cũng có rừng toàn bằng cây báu như kim ngân, lưu ly. Tất cả người nữ đều dối trá cũng là thuyết hữu dư. Bởi có những người nữ giữ giới thanh tịnh thì tâm của họ rất chính trực. Tất cả đại lực đều an lạc cũng là thuyết hữu dư. Như Lai là đấng pháp vương tối thượng, là đấng đại lực mới được gọi là an lạc. Còn Chuyển luân thánh vương và các thiên thần cũng được gọi là đại lực nhưng chẳng có an lạc. Vì vậy cho nên phải biết rằng không phải tất cả những người đại lực đều có an lạc, duy nhất chỉ có pháp thường trụ không biến đổi là đại lực nê-hoàn mới thật sự an ổn, khoái lạc. Thí như thầy thuốc cho người bệnh uống thuốc đề hồ. Bấy giờ người bệnh nói với thầy thuốc rằng: “Hãy cho tôi thêm loại thuốc này, tôi rất thích uống nó”. Thầy thuốc đáp: “Nhưng ông phải đợi thuốc tiêu hết rồi mới uống thêm được. Nếu ăn vào mà không tiêu thì có thể giết người như chơi!” Đó là thầy thuốc kia thật tình sợ người bệnh bị chết. Cũng vậy, Đức Phật Như Lai từ bi, thương xót chúng sinh bị bệnh, muốn diệt trừ tâm cống cao, ngã mạn của vua Ba-tư-nặc, các vị đại thần và phu nhân, cho nên mới nói kệ:

Tất cả sông ngòi đều uốn khúc

Trong mọi khu rừng đều có cây

Tất cả người nữ đều giả dối

Tất cả đại lực đều an lạc.

[898a] Phải biết Thế Tôn không bao giờ nói sai sự thật. Giả sử trái đất này có thể lật úp, nhưng lời của Như Lai thì không bao giờ sai sự thật. Cho nên, tất cả những thuyết hữu dư hay vô dư đều là phương tiện để Như Lai nhiếp hóa chúng sinh mà thôi.

Phật nói:

- Lành thay! Lành thay! Văn-thù-sư-lợi! Ông thương xót tất cả chúng sinh mà diễn bày rộng rãi ý nghĩa Như Lai thuyết pháp hữu dư và vô dư.

Bấy giờ, Văn-thù-sư-lợi lại quỳ trước Thế Tôn mà nói kệ rằng:

Với người khéo tùy thuận

Không nhìn làm hay không

Chỉ quán xét việc mình

Xem có tốt hay không.

[898a] Đây là bài kệ Thế Tôn đã nói, nhưng cũng không phải là chính pháp cứu cánh. Bởi vì sao vậy? Các chúng ngoại đạo tà kiến đều hướng đến địa ngục, còn Đức Phật Thế Tôn dạy các đệ tử hướng đến nê-hoàn, nếu được sinh lên cõi trời, thì đây gọi là thuyết khen chê, như vậy là có vô lượng thuyết không tùy thuận. Kính bạch Thế Tôn! Vậy thì tại sao trong bài kệ trên lại nói rằng đối với mọi người phải khéo tùy thuận?

Bấy giờ, Đức Phật bảo ngài Văn-thù-sư-lợi:

- Như Lai nói phải khéo tùy thuận là có nhân duyên. Hồi đó, vua A-xà-thế đã sát hại phụ vương của mình, ông ta đến chỗ Như Lai và hỏi rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Ngài là bậc Nhất thiết trí hay không phải là bậc Nhất thiết trí? Nếu Ngài là bậc Nhất thiết trí, vậy thì tại sao trong trăm ngàn kiếp Đề-bà-đạt-đa luôn ôm lòng ác muốn hại Như Lai mà Như Lai vẫn cho ông ta xuất gia”? Như Lai đã vì vua A-xà-thế mà nói bài kệ trên, rằng ‘đối với việc người phải khéo tùy thuận’, để cho A-xà-thế, người đã từng mang tội sát hại phụ vương của mình mà không tự tỉnh giác. Như Lai muốn khiến cho ông ta tự thức tỉnh, biết được lỗi lầm của mình, để cho tội lỗi được giảm bớt, cho nên mới nói ‘Chỉ quán xét việc mình, Xem có tốt hay không’. Này Văn-thù-sư-lợi! Hôm nay, vì lý do gì mà ông thấy việc Như Lai làm là không tùy thuận? Nếu người trì giới, tu hạnh từ tâm mà quán xét lỗi lầm của người khác, thì đó là pháp của chư Phật Như Lai, muốn khiến cho bản thân mình cùng với tất cả chúng sinh đều được an lạc. Do đó, nên xem xét người khác có làm hay không làm và xem xét bản thân mình cũng như vậy. Người nào thường quán xét như vậy chính là đệ tử của Ta.

Bấy giờ, Thế Tôn lại bảo Văn-thù-sư-lợi bằng bài kệ rằng:

Mọi loài đều sợ chết

Đều sợ bị đánh đau

Lấy mình làm ví dụ

Chớ giết, chớ đánh nhau.

[898b] Khi ấy, Văn-thù-sư-lợi lại ở trước Thế Tôn mà nói bài kệ rằng:

Không phải đều sợ chết

Đều sợ bị đánh đau

Không lấy mình ví dụ

Mà hiểu được chúng sinh.

[898b] Đúng vậy, Thế Tôn! Bài kệ đó Ngài lược nói pháp môn, nhưng cũng chưa phải là pháp cứu cánh. Bởi vì sao vậy? Bởi a-la-hán, Chuyển luân thánh vương, ngọc nữ, đại thần, voi báu, ngựa báu…mà bị chư thiên, loài người và những chúng sinh khác hại là điều không thể. Vả chăng, có những dũng sĩ, liệt nữ, ngựa hoang, chúa tể muông thú, tì-kheo trì giới… dù có đối đầu với nguy hiểm họ cũng không sợ hãi. Cho nên, bài kệ ‘Mọi loài đều sợ chết, Đều sợ bị đánh đau’ là thuyết hữu dư. Lại nữa, không thể lấy bản thân mình làm ví dụ để hiểu chúng sinh. Bởi vì sao vậy? Bởi vì, nếu a-la-hán lấy bản thân mình làm ví dụ để hiểu chúng sinh khác thì là có tưởng về mạng, mà nếu có tưởng về mạng thì chẳng phải là bậc thượng sĩ. Người chấp mạng tưởng thì là phàm phu ngu muội, tà kiến, sẽ đi đến cửa ác thú. Lại nữa, a-la-hán đã giác ngộ bản thân mình và chúng sinh đều là không, không có sở hữu, thì ai chết, ai sát hại? A-la-hán mà còn khởi tưởng sát hại, đó là điều không thể xảy ra. Lại nữa, bài kệ nói lấy ‘bản thân mình’ làm ví dụ, thì cái ‘bản thân’ đó là lấy ‘hữu ngã’ làm ví dụ hay lấy ‘vô ngã’ làm ví dụ? Nếu lấy hữu ngã làm ví dụ thì đó là hạng phàm phu hạ liệt, còn nếu lấy vô ngã làm ví dụ thì a-la-hán chẳng thể ví dụ được. Tuy nhiên, Đức Phật Thế Tôn không bao nói lời vọng ngữ, không có nhân duyên thì Ngài không nói pháp. Hồi đó tại thành Vương-xá có người thợ săn, làm chủ một lò sát sinh, ông ta thiết lễ cúng dường, thỉnh Phật và tăng thương xót nạp thụ, nhưng Đức Phật Thế Tôn chưa từng ăn thịt, quý Ngài bình đẳng xem mọi chúng sinh y như La-hầu-la, vì vậy Ngài vì người thợ săn mà nói bài kệ rằng:

Xem xét người sống lâu

Đều nhờ không giết hại

Mọi loài đều sợ chết

Đều sợ bị đánh đau

Lấy mình làm ví dụ

Chớ giết, chớ đánh nhau.

[898c] Phật bảo:

- Lành thay! Lành thay! Văn-thù-sư-lợi! Ông là tiên nhân trong chốn loài người, an ủi chúng sinh, khéo nói phương tiện mật giáo Như Lai.

Bấy giờ bồ-tát Văn-thù-sư-lợi lại nói kệ rằng:

Hiếu kính với cha mẹ

Cúng dường đấng song thân

Do duyên hiếu đạo này

Chết đọa ngục vô gián.

[898c] Kính bạch Thế Tôn! Bài kệ này nói những kẻ vô minh, do ân ái mà làm cha làm mẹ, chúng sinh tùy thuận theo nghiệp duyên đó rồi tạo nghiệp ác, khi chết sẽ đọa địa ngục vô gián.

Khi ấy Thế Tôn lại bảo bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bằng bài kệ rằng:

Mọi loài vì thế lực kẻ khác mà khổ

Nhờ sức mạnh của mình mà được an

Mọi kẻ kiêu mạn, mạnh mẽ bạo tàn

Những ai hiền thiện được người kính yêu.

[898c] Văn-thù-sư-lợi lại nói kệ rằng:

Không phải vì thế lực kẻ khác mà khổ

Không phải nhờ sức mình mà được an

Chẳng phải ai kiêu mạn cũng bạo tàn

Đâu phải mọi người hiền đều được kính.

[898c] Kính bạch Thế Tôn! Đây là bài kệ lược nói pháp môn, không phải là pháp cứu cánh. Bởi vì sao vậy? Như con em của người thường dân theo thầy học nghề, học có tiến bộ hay không đều do nơi thầy, đến khi học thành nghề rồi thì có được cuộc sống an lạc. Như con của vua tự nhiên có thế lực tự tại, nhưng nếu chẳng có thầy dạy dỗ thì ngu si ám độn, sẽ thường chịu khổ đau. Do đó, bài kệ mà Như Lai đã dạy là nói cho những chúng sinh bị ma quỷ dẫn đi, không có được tự tại, Như Lai vì bọn họ mà nói bài kệ này. Cho nên, phải biết không phải ai vì thế lực của người khác cũng khổ, không phải ai có thế lực cũng được an. Mọi kẻ kiêu mạn, mạnh mẽ bạo tàn cũng là thuyết hữu dư. Bởi không phải tất cả những kẻ kiêu mạn đều là những kẻ mạnh mẽ, bạo tàn, vẫn có người kiêu căng, ngạo mạn xuất gia học đạo, hoặc nhờ phước đức trì giới mà được thanh tịnh, phải biết những người này tuy là kiêu mạn nhưng không phải là bạo tàn. Những ai hiền thiện được người kính yêu cũng là thuyết hữu dư. Như những người ở trong chính pháp phạm bốn tội trọng, dù cho cố gắng khắc phục, giữ gìn oai nghi, tu hành hiền lành, nhưng chính nghiệp đã bị phá hỏng rồi, thì mọi người cũng không còn yêu kính nữa. Vậy thì, do nhân duyên gì mà Thế Tôn lại nói bài kệ này?

Bấy giờ Đức Phật bảo ngài Văn-thù-sư-lợi bồ-tát:

- Chư Phật Như Lai không bao giờ nói những lời hư dối, không bao giờ thuyết pháp mà không có nhân duyên. Hồi đó tại thành Vương-xá có một người nữ dòng họ Câu-lân, tên là Tu-bạt-đà-la, cô này chán ghét đời sống thế tục, đến chỗ Như Lai muốn xin xuất gia. Pháp của người nữ vốn không được tự do, phần lớn đều bị sự quản chế của người nam. Sau khi đã quy y tam bảo, Như Lai biết rõ tâm ý của cô ta, cũng biết đã hợp thời, nên nói bài kệ này: ‘Mọi loài vì thế lực kẻ khác mà khổ’. Lành thay! Lành thay! Văn-thù-sư-lợi là bậc tiên nhân trong chốn loài người, khéo dùng phương tiên hỏi pháp bí mật của Đức Như Lai.

Văn-thù-sư-lợi lại nói kệ rằng:

Tất cả loài chúng sinh

Đều nhờ ăn mà sống

Tất cả mọi trẻ con

Đều không tâm hối tiếc

Tất cả cõi thế gian

Đoàn thực tăng thêm bệnh

Tất cả người hành pháp

Đều đến chỗ an lạc.

[899a] Cũng vậy, Thế Tôn hôm nay thụ nhận bữa cơm của ông Thuần-đà cúng dường, bệnh chẳng tăng thêm.

Bấy giờ Thế Tôn lại vì bồ-tát Văn-thù-sư-lợi mà nói kệ rằng:

Không phải mọi chúng sinh

Đều nhờ ăn mà sống

Chẳng phải mọi trẻ con

Đều không tâm hối tiếc

Không phải cả thế gian

Đoàn thực tăng thêm bệnh

Chẳng phải tất cả pháp

Đều đến chỗ an lạc.

[899a] Văn-thù-sư-lợi! Vì chúng sinh bệnh nên Ta cũng bệnh. Các A-la-hán và Bích-chi-phật, chư vị bồ-tát và Đức Như Lai đều không ai dùng thức ăn đoàn thực. Đây là định pháp của chư Phật Như Lai. Nếu ai bảo rằng các a-la-hán, Bích-chi-phật, chư vị bồ-tát và Đức Như Lai từng dùng thức ăn đoàn thực, thì chính kẻ ấy phá hoại ý nghĩa đại sĩ. Nhưng tất cả chư Phật, bồ-tát, a-la-hán… thụ nhận trăm ngàn sự bố thí của chúng sinh, khen ngợi tất cả công đức của sự bố thí, là vì muốn cứu độ chúng sinh thoát khỏi ba đường ác và biển khổ vô biên. Chư Phật Như Lai tuy không thụ nhận thức ăn đoàn thực nhưng vẫn thường khen ngợi sự bố thí, là vì muốn khiến cho chúng sinh thành tựu đàn-ba-la-mật[330]. Như Lai ngồi yên dưới cội cây tu hành khổ hạnh suốt sáu năm trời, há lại bảo do không ăn cho nên hình hài mới tiều tụy chăng? Chớ bảo Như Lai giống như hàng chúng sinh. Như Lai đã vượt qua dòng sông ái dục, không đồng cảnh giới và hành xứ của người thế gian. Cảnh giới của Như Lai là không thể nghĩ bàn. Đệ tử Thanh văn của Ta cũng lại như thế. Nói dùng đoàn thực là thuyết hữu dư. Tất cả trẻ con lìa tâm keo kiệt, tham tiếc cũng là thuyết hữu dư. Vĩnh viễn xa lìa tâm keo kiệt mới có vô lượng khoái lạc bất động. Tất cả chúng sinh dùng thức ăn bằng cách đoàn thức sẽ tăng thêm bệnh cũng là thuyết hữu dư. Bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể như vết thương do kiếm nhọn đâm thì vô số kể. Hết thảy pháp hành đều đi đến chỗ an lạc cũng là thuyết hữu dư mà Như Lai đã nói. Pháp ấy có rất nhiều loại. Cũng có pháp thiện cho người thế tục tu tập, để cho thân, khẩu, ý nghiệp được thanh tịnh, để phát khởi tín tâm, cùng đến một chỗ, không trái ngược nhau. Cho nên, phải biết chư Phật Như Lai không bao giờ thuyết pháp mà không có nhân duyên, không bao giờ thuyết pháp mà nghĩa lý trái ngược nhau. Vì để giáo hóa, cho nên Như Lai đã thuyết pháp phương tiện. Hồi đó, có một Phạm chí tên là Bán-đầu[331] cùng với những người đồng tu pháp tế tự chư thiên đến chỗ Như Lai. Như Lai đã nhiếp phục và khiến cho ông ta trừ bỏ tà kiến, đồng thời đã nói bài kệ này.

Bấy giờ bồ-tát Ca-diếp bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Ngoài khế kinh này ra, tất cả những kinh còn lại Như Lai đều nói pháp hữu dư phải không?

Phật nói:

- Không phải! Này thiện nam tử! Nếu có chúng sinh nào thành tựu công đức, khéo hiểu sâu giáo pháp, Như Lai vì người đó nói pháp thường trụ, an lạc, vô dư; ngoài ra những chúng sinh ưa thích nghe pháp, Như Lai vì họ hoặc nói hữu dư hoặc vô dư.

Bồ-tát Ca-diếp rất đổi vui mừng, bạch Đức Phật rằng:

- Kỳ thay, Thế Tôn! Ngài xem chúng sinh y như con một.

Phật bảo Ca-diếp:

- Lành thay! Này thiện nam tử, phải nên thấu hiểu giáo pháp chân thật thâm sâu như vậy.

Bồ-tát Ca-diếp bạch Đức Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Cúi xin Như Lai nói rõ công đức của kinh Phương đẳng Bát-nê-hoàn này.

Phật bảo Ca-diếp:

- Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này, nếu ai nghe được thì có công đức, mà công đức đó chẳng phải Thanh văn và Bích-chi-phật có thể nói hết. Bản kinh Đại thừa Bát-nê-hoàn này sinh ra công đức không thể nghĩ bàn. Đó là cảnh giới chư Phật Như Lai mới biết được hết.

Khi ấy, chư thiên, loài người và a-tu-la liền ở trước Phật nhất tâm đồng thanh làm bài kệ tụng:

Như Lai, Thiên Trung Thiên[332]

Thâm sâu khó nghĩ bàn

Lời của Như Lai dạy

Kinh Phương đẳng nê-hoàn

Sinh ra mọi công đức

Cũng không thể nghĩ bàn

Chánh pháp khó nghĩ bàn

Tăng bảo cũng như thế

Cúi xin Thiên Trung Thiên

Thương xót nán ở lại

Thượng tọa đại Ca-diếp

Cùng quyến thuộc sắp về

Tôn giả A-nan-đà

Bậc Đại tiên đa văn[333]

Quốc chủ Ma-kiệt-đà

Là vua A-xà-thế

Họ đối với Như Lai

Là đệ tử gần nhất

Chư vị chính sĩ đó

Ắt ôm lòng hoài nghi

Như Lai đã nê-hoàn

Hay vẫn còn tại thế

Tâm hoài nghi như vậy

Dựa vào đâu quyết định?

Nguyện xin chờ giây lát

Đợi họ về quyết nghi.

[899c] Bấy giờ Thế Tôn vì chư đại chúng mà nói kệ rằng:

Ai còn điều nghi hoặc

Chớ lo lắng nghĩ ngợi

Pháp Ta sinh trưởng tử

Thượng tọa đại Ca-diếp

A-nan bậc đa văn

Lát nữa họ sẽ đến

Cốt cho họ thấy Ta

Ta sẽ bát-nê-hoàn

Như bậc trí tuệ ấy

Thấy hai chân Như Lai

Tự biết là thân Ta

Thường, vô thường chân thật.

[899c] Bấy giờ tất cả đại chúng cùng với quyến thuộc cúng dường Như Lai lộng hoa[334], lụa trời, đốt các danh hương, trổi âm nhạc trời, số nhiều vô lượng, không thể ví dụ. Cúng Phật xong rồi, vạn ức hằng sa hết thảy chúng sinh đều được phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, đứng vào vị trí sơ địa bồ-tát. Trưởng giả Thuần-đà vui mừng hớn hở, cam lộ bồ-đề rót trên đỉnh đầu.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi, bồ-tát Ca-diếp, bồ-tát Thuần-đà:

- Các thiện nam tử! Hãy tự tu tập, điều phục tâm mình, giữ gìn cẩn thận, chớ có buông lung. Nay Ta đau lưng, toàn thân đều nhức, muốn được nằm nghỉ. Văn-thù-sư-lợi, ông hãy thuyết pháp cho bốn chúng nghe. Chánh pháp Như Lai nay tạm giao ông, cho đến khi nào Thượng tọa Ma-ha Ca-diếp cùng với A-nan trở về. Ông hãy giảng rộng cho đại chúng nghe.

Bấy giờ Thế Tôn vì muốn giáo hóa chúng sinh cho nên thị hiện thân bệnh, nằm nghiêng hông phải, buộc niệm tỉnh giác.

Kinh đại bát nê hoàn, trọn bộ 6 quyển, hết.

(Dịch xong ngày 20 tháng chạp, đinh hợi
tại chùa long phước thọ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2021(Xem: 20452)
Thiền sư Quảng Trí (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 271 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm,12/08/2021 (05/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
10/08/2021(Xem: 25178)
Con kính lễ Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, hai vị Thiền Sư chuyên thọ trì Kinh Pháp Hoa)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
07/08/2021(Xem: 28820)
Chủ đề: Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở lại làm Vua vào triều đại nhà Lý VN) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 269 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 07/08/2021 (29/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
05/08/2021(Xem: 23070)
Chủ đề: Thiền Sư Cứu Chỉ (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 268 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 05/08/2021 (27/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
02/08/2021(Xem: 19269)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
02/08/2021(Xem: 17575)
Pháp thoại khai thông sáng đạo vàng Trang nhà Quảng Đức tỏa hương trang Giảng sư Nguyên Tạng khơi đèn tuệ Viện chủ Tâm Phương mở pháp tràng Phật tử năm châu nương học pháp Tăng ni bốn biển tán ca dương Huân tu định tuệ noi gương đức Hạnh nguyện vun trồng tâm rạng quang…!
02/08/2021(Xem: 15091)
Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc ! Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng . Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát ) Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt củ
31/07/2021(Xem: 25989)
Chủ đề: Thiền Sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN Đây là Thời Pháp Thoại thứ 266 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/07/2021 (22/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
29/07/2021(Xem: 21660)
Chủ đề: Thiền Sư Thiền Lão (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 265 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 29/07/2021 (20/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
27/07/2021(Xem: 26064)
Chủ đề: Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 264 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/07/2021 (18/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]