Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm thứ 15: Điểu dụ

07/11/201109:10(Xem: 4425)
Phẩm thứ 15: Điểu dụ

KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, người Bình Dương
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng

Quyển 5
Phẩm thứ 15: ĐIỂU DỤ[303]

[889a] Đức Phật lại bảo Ngài Ca-diếp rằng:

- Chim có nhiều loài, nhạn, hạc, xá-lợi… Pháp được nói đến cũng rất đa dạng, vô thường, khổ, không, vô ngã v.v…, như các loài chim nhạn, hạc, xá-lợi.

Ca-diếp bạch Phật:

- Nghĩa này thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Có pháp vô thường, có pháp là thường. Có pháp là khổ, có pháp là lạc. Có pháp là ngã, có pháp vô ngã. Như người nông dân gieo trồng ngũ cốc[304] và cây ăn quả, từ khi nảy mầm đến lúc ra lá, đơm hoa kết nhụy, người ấy luôn luôn nghĩ tưởng vô thường, đến khi trái chín, thu hoặch được quả, được thụ dụng rồi mới nghĩ tưởng thường. Bởi vì sao vậy? Vì đã hiện thực.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Ngũ cốc là thường, y hệt Như Lai, không hoại diệt sao?

Phật bảo Ca-diếp:

- Nếu ví Như Lai như núi Tu-di, lúc thế giới hoại núi Tu-di ấy không sụp đổ chăng? Này thiện nam tử! Chớ nên y theo thí dụ như vậy mà sinh nghi ngờ. Tất cả mọi pháp đều phải hoại diệt, duy chỉ nê-hoàn là pháp thường hằng. Ta chỉ tùy thuận theo pháp thế gian nói ví dụ trên[305].

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Dạ vâng, Thế Tôn! Lời đó thật hay.

Phật bảo Ca-diếp:

- Đúng vậy, thiện nam! Học thảy khế kinh, tu các tam-muội, nhưng mà chưa nghe khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn, thì mọi chúng sinh tu tưởng vô thường. Nghe kinh này rồi, nếu người thiện nam hay người tín nữ có những phiền não, nghi ngờ trói buộc thảy đều dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đều được hiển lộ.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như thợ vàng, từ khi nấu vàng cho đến khi chưa đúc thành đồ dùng, hay nghĩ vô thường, đến lúc đúc thành đồ dùng quý báu, sử dụng được rồi mới nghĩ rằng thường. Cũng vậy, thiện nam! Dù tu tam-muội, học hết khế kinh, nhưng chưa nghe đến khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn, thì mọi chúng sinh tu tưởng vô thường. Nghe kinh này rồi, bao nhiêu phiền não, nghi ngờ trói buộc đều được dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đã được hiển lộ.

- Lại nữa, thiện nam! Thí như một người trồng mía, trồng vừng khi chưa thu hoặch, thường hay tưởng tượng bao nhiêu mùi vị, khi đã ép thành dầu mè, mật rồi khi đó mới biết mùi vị chân thật. Cũng vậy, thiện nam! Dù tu tam-muội, học hết khế kinh, nhưng chưa nghe được khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn thì chúng sinh đó tu tưởng vô thường, đến khi đã được nghe kinh này rồi, bao nhiêu phiền não, nghi ngờ trói buộc đều được dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đã được hiển lộ.

- Thí như trăm sông đều đổ vào biển. Cũng vậy, tất cả khế kinh, tam-muội đều được quy vào khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn. Bởi vì sao vậy? Bởi vì kinh này đã nói rốt ráo tự tính Như Lai. Cho nên Ta nói có pháp vô thường, có pháp là thường, như chim xá-lợi.

- Những nỗi lo buồn tựa như kiếm đâm Như Lai đã đoạn, nhưng theo lẽ này còn nhiều người nghi, bởi vì Như Lai vẫn còn lo buồn, nhưng không giống với những nỗi lo buồn của người và trời hay chúng sinh khác. Như trời Phi tưởng làm gì có tưởng? Nếu không có tưởng thì không thọ mạng? Nếu có thọ mạng mà không có tưởng thì sao có tên tưởng, ấm, giới, nhập? Lại nữa, như trong rừng cây đều có thần dựa. Thần dựa ở cây hay là ở rễ, hoặc là ở cành, hay là ở nhánh? Nhưng những chỗ ấy chẳng thấy bóng thần, vậy thì thần dựa vào ở chỗ nào? Cũng vậy, giáo pháp Như Lai thâm sâu, ông phải biết rằng Như Lai thị hiện còn có lo buồn, khởi tâm từ bi với La-hầu-la, cho đến chúng sinh ở cõi Phi tưởng và Phi phi tưởng. Chỉ Phật với Phật mới hiểu nghĩa này. Tất cả điều đó là pháp chư Phật. Tâm ý còn không làm gì còn có lo nghĩ, buồn rầu? Nếu không lo buồn thì trái giáo pháp. Như ý nghĩ của một đứa trẻ nít, lời nói rỗng không, nói tất cả pháp đều chẳng đáng tin, nhưng lời Như Lai không thể nghĩ bàn, giáo pháp chư Phật cũng không nghĩ bàn, Phật pháp Như Lai không thể nghĩ bàn, đó là chân thật. Thí như không thể tạo dựng cung thất ở giữa hư không, nhưng nhà huyễn thuật có thể làm trò tạo dựng giữa không, kẻ phàm ngu thấy liền nghĩ như vầy: Ở giữa hư không làm sao tạo dựng đứng yên như vậy, nó sẽ xoay vần giống như tâm ý? Lời nói như vậy còn không tâm ý huống có lo buồn? Nếu không lo buồn về La-hầu-la là điều không thật. Như giữa hư không, Như Lai lo buồn là điều không thể. Như nhà huyễn hóa tùy ý làm ra, cho nên Như Lai tùy ý còn có tâm tưởng lo buồn. Những người nào nghe Như Lai nê-hoàn liền nghĩ như vầy: Như Lai làm gì còn có lo buồn? Người đó nghe rồi tâm ý thay đổi thường có lo buồn. Cho nên Như Lai là pháp thường trụ. Nếu là vô thường thì không lo buồn, nhưng nay Như Lai không phải vô thường. Như Lai lo buồn hay không lo buồn, mọi chúng sinh khác đâu thể lường được! Như người bậc hạ chỉ biết bậc hạ, không biết bậc trung và người bậc thượng. Những người bậc trung biết người bậc trung và người bậc hạ, nhưng không thể biết những người bậc thượng. Chỉ có những người bậc thượng mới biết tất cả mà thôi. Những hàng Thanh văn và Bích-chi-phật, ai cũng biết mình, nhưng không thể biết cảnh giới Như Lai. Chỉ có Như Lai là biết tất cả, cho nên gọi là lìa mọi chướng ngại. Như nhà huyễn thuật biến hóa vô cùng, Như Lai cũng vậy, thị hiện vô cùng, tùy thuận thế gian. Ai có thể biết những điều như vậy gọi là khôn ngoan. Đối với những gì không nghĩ tưởng được, phàm phu mắt thịt cho nó không phải cảnh giới của mình, cho nên nghĩ rằng Như Lai cũng có lo buồn và không lo buồn. Bởi vậy Ta nói, có pháp là ngã, có pháp vô ngã, như chim xá-lợi.

- Lại nữa, thiện nam! Như vào mùa hạ, trời mưa ngập nước, sông ngòi tràn đầy, các loài nhạn, hạc cho đến xá-lợi lựa nơi khô ráo an trí con mình, mới đi nơi khác. Như Lai cũng vậy, xuất hiện ở đời, độ vô lượng chúng khiến vào chính pháp, vì người học đạo, phương tiện thuyết pháp, hoặc nói pháp khổ, hoặc nói pháp lạc, hoặc nói các pháp hữu vi là khổ, nê-hoàn cực lạc, lìa hành hữu vi gọi là an lạc.

Ca-diếp bạch Phật:

- Nghĩa này thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Đó là Như Như!

Ca-diếp bạch Phật:

- Làm sao chúng sinh được lạc nê-hoàn?

Phật bảo:

- Ca-diếp! Như là trước đây Ta đã từng nói tất cả các hành không sinh, già, chết. Đó là:

Nếu không phóng dật[306]

Là chỗ bất tử

Nếu như phóng dật

Là đến chỗ chết

Người không phóng dật

Được chỗ bất tử

Còn người phóng dật

Thường bị sinh tử.

[890a]- Người sống phóng dật là hành hữu vi. Mà hành hữu vi tức là pháp khổ. Không phải nê-hoàn thì là chỗ chết. Làm điều phóng dật, gọi là tác hành. Phải biết có hành tức là khổ lớn. Không đến nê-hoàn là đến cõi chết. Người không phóng dật thì không tác hành, dù lại tác hành cũng không sinh tử, đó là được thân kim cang bất hoại. Những người thế tục gọi là phóng dật. Người lìa thế tục là không phóng dật. Lìa sinh, già, chết, khoái lạc nê-hoàn. Cho nên, Như Lai có nói pháp khổ, có nói pháp lạc, có nói vô ngã, có nói là ngã. Giống như chim bay ngang qua bầu trời không thấy dấu vết, thiên nhãn chưa được, phiền não chưa đoạn, thì không tự thấy thể tính Như Lai ở trong thân mình. Cho nên Ta nói có pháp vô ngã, là vì chúng sinh còn nhiều phiền não, thuyết giáo vi diệu, bí mật thâm sâu. Vì những chúng sinh không có thiên nhãn, chấp có ngô, ngã, vô lượng phiền não, tạo hành hữu vi, Ta thuyết tất cả vạn pháp vô thường. Cho nên Ta nói có pháp vô thường.

Như người mắt sáng trên đỉnh non

Biết rõ dưới đất bọn ngu phàm

Đạo nhãn Như Lai lên đài tuệ

Vô ưu, mà vẫn nghĩ quần sinh

[890a]

- Đối với những ai đã diệt vô lượng phiền não thì gọi trụ trên đỉnh non, nhìn thấy vô lượng phiền não thiêu đốt. Chúng sinh hạ liệt ai lên đài tuệ? Ai được vô ưu? Nếu đã vô ưu thì sao gọi là lo nghĩ thế gian? Nếu như nê-hoàn là pháp diệt tận thì ai là người nhìn thấy chúng sinh? Nếu bảo Như Lai thể nhập nê-hoàn là hết thì sao gọi là lên đài tuệ? Nếu an trú trong nê-hoàn thì làm sao lên non để nhìn xuống chúng sinh? Đài trí tuệ chính là tận diệt nê-hoàn. Không lo mà thường lo nghĩ nghĩa là Như Lai lo nghĩ vô lượng quần sinh ở giữa thế gian. Đỉnh núi chính là ý nghĩa giải thoát. Trụ là người hành đạo giải thoát. Dưới đất có nghĩa là hành pháp hữu vi. Phàm ngu tức là không nói phương tiện thiện xảo. Biết rõ tức là chính giác. Như Lai nghĩa là lìa khỏi hoàn toàn những điều buồn, khổ, là pháp thường trụ, đã tự lìa khỏi mọi nỗi ưu buồn, lại thấy chúng sinh bị những ưu não bén nhọn đâm chích thì sinh lo buồn. Giả xử Như Lai lìa sạch lo lắng thì đã không gọi là bậc Chính Giác. Như Lai tùy thuận theo chúng sinh kia để mà giáo hóa. Đức Phật Như Lai, Chính Đẳng Chính Giác vì mọi chúng sinh thị hiện giáo hóa. Cho nên, phải biết Như Lai thường trụ, thị hiện vô lượng, giống như loài chim nhạn, hạc, xá-lợi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2021(Xem: 7025)
- Thứ tự Kinh văn số 1645. - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn, từ trang 226 đến 237 - Nguyên , Chánh Phụng Đại Phu cùng với Tri Hành Tuyên Chánh Viện soạn lại. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt ngày 11 tháng 7 năm 2005.
24/06/2021(Xem: 4848)
Thứ tự kinh văn số 1640. Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển thứ 32 thuộc luận Tập Bộ Toàn, từ trang 156 đến 158, Đề Bà Bồ Tát Tạo Luận. - Hậu Ngụy Bắc Ấn Độ Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt. Từ ngày 23 tháng 12 năm 2004 tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ hai.
24/06/2021(Xem: 6076)
Thứ tự kinh văn số 1639 Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Từ trang 155 đến 156 Đề Bà Bồ Tát Tạo luận Hậu Ngụy Bắc Ấn Độ Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover Đức quốc dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt. Từ ngày 23 tháng 12 năm 2004 tại tu viện Đa Bảo Úc Đại Lợi nhân kỳ nhập thất lần thứ hai tại đây.
24/06/2021(Xem: 4067)
— Thiện Tịch Bồ Tát tạo Tây Thiên dịch Kinh Tam Tạng Triêu Phụng Đại Phu Thức Quang Lục Khanh Truyền Pháp Đại Sư Sắc Tử Thần Thí Hộ Phụng chiếu dịch. — Thứ tự kinh văn số 1638 Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn từ trang 150 đến 155. — Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi cùng với sự phụ dịch của Tỳ kheo Thích Đồng Văn, bắt đầu từ ngày 16 tháng 12 năm 2004 nhân kỳ nhập thất lần thứ hai tại đây.
24/06/2021(Xem: 4114)
— Thiện Tịch Bồ Tát tạo Tây Thiên dịch Kinh Tam Tạng Triêu Phụng Đại Phu Thức Quang Lục Khanh Truyền Pháp Đại Sư Sắc Tử Thần Thí Hộ Phụng chiếu dịch. — Thứ tự kinh văn số 1638 Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn từ trang 150 đến 155. — Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi cùng với sự phụ dịch của Tỳ kheo Thích Đồng Văn, bắt đầu từ ngày 16 tháng 12 năm 2004 nhân kỳ nhập thất lần thứ hai tại đây.
24/06/2021(Xem: 12134)
Chủ đề: Thiền Sư Vô Ngôn Thông (759 – 826), là một vị Thiền sư Trung Quốc, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải. Năm 820, sư qua Việt Nam, ở tại chùa Kiến Sơ, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông và phái thiền này kéo dài được 17 thế hệ. Đây là Thời Pháp Thoại thứ 250 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 24/06/2021 (15/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
22/06/2021(Xem: 13733)
Chủ đề: Thiền sư Định Không (730-808) (Đời thứ 8 Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam) “Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng Họ Lý làm vua ba phẩm thành công” (Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung Lý hưng vương tam phẩm thành công.) Lời thơ sấm tiên tri của Thiền Sư Định Không. Đây là Thời Pháp Thoại thứ 249 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 22/06/2021 (13/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
20/06/2021(Xem: 10598)
Kính dâng Thầy bài thơ sau khi nghe rất nhiều pháp thoại Thầy giảng đều chứa đựng lòng từ bi muốn truyền dạy . Kính đa tạ và tri ân những gì đã học được về Tổ Sư Thiền trong suốt mùa đại dịch . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Trộm nghe Cổ Đức dạy : “Rũ lòng từ bi nên truyền giảng Pháp Thật ra chẳng pháp nào không chứa đựng từ bi “ Đạo nhãn chưa mở ...tìm huyền, tìm diệu ích gì ? Tịnh, Thiền phương tiện cần rỗng Tâm thì hội lý !!! Ngữ lục, công án....văn tự danh tướng khó trọn ý! Học nhân chưa tự tin nên hướng ngoại tìm cầu Cái hiểu pháp, nghe pháp hình dáng chẳng có đâu, Càng đối đãi phân biệt làm sao ngộ Tánh ?
19/06/2021(Xem: 14885)
Với tinh thần cầu Đạo, nhờ một lời chê trách mà Thiền Sư Thanh Biện triệt ngộ vì đã tìm gặp được Chân Sư ! TÁM NĂM CHỈ TRÌ TỤNG MỘT KINH KHÔNG HIỂU THẾ NÀO LÀ “MẸ CHƯ PHẬT “ THÌ LÀM SAO MINH PHẬT CHI LÝ ! Thiền sư Thanh Biện (? – 686) (Đời thứ 4 Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam) Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Thanh Biện. Kính tri ân về lời giảng đã tóm gọn những yếu chỉ của kinh Kim Cang, là một bộ kinh Thấy Tánh và Thành Phật . Đây chỉ là những gì con nghe được và ghi lại còn mức độ hiểu sâu không biết đến bao giờ mới thấm nhập ... Ít nhất vài ngàn kiếp sau ... Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH Qua hành trạng triệt ngộ của Thiền Sư Thanh Biện Chuyên trì tụng Kim Cang kinh làm sự nghiệp tu hành, Dù chưa rõ ý kinh nhưng Phước đã sanh ... Được đại duyên ... thiện tri khách đã vấn đạo ! Chí thành, khiêm cung lời thật xin chỉ giáo (1) Rõ ràng lời dạy lúc viên tịch của Thầy Nơi nương tựa .... "Sùng Nghiệp" chính là đây,
17/06/2021(Xem: 14098)
Thiền Sư Pháp Hiền ( ?-626) (Nhị Tổ Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam) Ngài là một thiền sư VN nổi tiếng, đệ tử nối pháp của Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, xây dựng Chùa Chúng Thiện ở núi Thiên Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có 300 đệ tử theo học thiền với Ngài. Đây là Thời Pháp Thoại thứ 247 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 17/06/2021 (08/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567