Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm thứ 07: Thọ trì

07/11/201109:10(Xem: 5610)
Phẩm thứ 07: Thọ trì

KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, người Bình Dương
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng

Quyển 2
Phẩm thứ 7: THỌ TRÌ

[867c] Lại nữa, thiện nam! Nay ta sẽ nói, công đức trọ trì khế kinh thậm thâm. Nếu có chúng sinh nghe được kinh này đời đời không đọa trong bốn đường ác[139], sinh ở chỗ nào cũng thường gặp Phật.

Bồ-tát Ca-diếp bạch Đức Phật rằng:

- Kinh này tên gì, phụng trì thế nào?

Phật bảo Ca-diếp:

- Kinh này tên là Đại bát-nê-hoàn, đoạn đầu cũng thiện, đoạn giữa cũng thiện, đoạn cuối cũng thiện. Nghĩa thiện vị thiện, thuần một vị thiện. Bảo tạng kim cang nay Ta đã thuyết. Này thiện nam tử! Như Diêm-phù-đề có tám sông lớn đều chảy ra biển. Nước trong biển đó thật vô cùng tận. Đại-bát-nê-hoàn cũng lại như vậy, diệt trừ phiền não, hàng phục chúng ma, xoay lưng sinh tử, xả bỏ hóa thân, nên gọi nê-hoàn. Hết thảy chư Phật là diệu pháp này, không gì cao bằng. Lại như thầy thuốc có pháp thuật hay, vi diệu bí mật, bao nhiêu phương thuốc đều ở ông ấy nên gọi đại y. Pháp tạng bí mật Như Lai đã thuyết cũng lại như vậy, chín bộ kinh điển nằm trong kinh này, cho nên gọi là Đại bát-nê-hoàn. Thí như mùa hạ cày ruộng gieo hạt thường nuôi hy vọng, khi thu hoặch xong mọi hy vọng ấy cũng đều chấm dứt. Hành giả cũng vậy, đối với các kinh tu tập thiền định thường có hy vọng, đến khi học được kinh này xong rồi mau thành giải thoát, siêu việt ba cõi. Lại nữa thiện nam! Như người bệnh nặng, trước uống đề hồ, rồi dần uống đến loại thuốc tám vị là loại tốt nhất trong tất cả thuốc. Chúng sinh cũng vậy, đối với giáo pháp bí mật của Phật có bệnh mê lầm, tạm dùng kinh điển Đại thừa giáo hóa, sau cùng mới nói pháp dược tám vị Đại bát-nê-hoàn. Tám vị đó là: thường trụ, tịch diệt, không già, không chết, thanh lương, hư thông, bất động, khoái lạc[140]. Tám vị này là Đại bát-nê-hoàn. Nếu có bồ-tát an trú ở nơi Đại bát-nê-hoàn thì thường có thể ở khắp mọi nơi thị hiện nê-hoàn, vì thế gọi là Đại bát-nê-hoàn. Nếu có thiện nam muốn ở nơi pháp Đại bát-nê-hoàn mà bát-nê-hoàn phải học như vầy: Như Lai thường trụ, Pháp, Tăng cũng vậy. Nếu có thiện nam hoặc người thiện nữ hành trì kinh Đại bát-nê-hoàn này thì đối Như Lai học pháp thường trụ.

Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:

- Kính bạch Thế Tôn! Pháp thân Như Lai chẳng thể nghĩ bàn. Diệu pháp Ngài thuyết chẳng thể nghĩ bàn. Công đức chúng Tăng chẳng thể nghĩ bàn. Và kinh này cũng chẳng thể nghĩ bàn. Từ nay con sẽ vì mọi chúng sinh có tâm cang cường, diệt trừ vô minh, đêm dài sinh tử tối tăm cho họ.

Kinh Đại bát-nê-hoàn, hết quyển 2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2010(Xem: 19386)
Audio: Kinh Đoạn Giảm do HT Thích Chơn Thiện giảng
12/06/2010(Xem: 13089)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bộ kinh tuyển chọn những lời Phật dạy ở rải rác trong kho tàng Kinh điển Phật giáo. Lịch sử truyền bá bộ kinh, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất. Theo sử Phật giáo Trung Quốc thì Kinh Tứ Thập Nhị Chương được hai ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamàtanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmarakinhsa) dịch từ bản Phạn qua Hán năm 67 Tây lịch tại Lạc Dương. Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng là một bộ kinh được lưu hành tại Giao Châu vào thế kỷ thứ hai.
08/06/2010(Xem: 5346)
Kinh Phước Đức. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
06/06/2010(Xem: 6629)
Kinh Người Biết Sống Một Mình. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
06/06/2010(Xem: 6163)
Các bài kệ tán Thiền Sư Nhất Hạnh dịch Thích Hạnh Tuấn xướng lễ
02/06/2010(Xem: 6066)
Kinh A Di Đà. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 5110)
Kinh Pháp Ấn. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 6233)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 6435)
Kinh Giáo Hóa Người Bệnh. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]