Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

05/04/201319:55(Xem: 16546)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương

buddha
Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Thích Viên Giác dịch

Nguồn: Hoằng Ấn trước tác

Chương Mở Đầu:


Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma".
Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả. Mỗi khi có những thầy Tý Kheo nào nêu lên những điều chưa rõ, cầu Phật chỉ giáo, Đức Thế Tôn giảng giải làm cho tất cả đếu được khai ngộ, chấp tay cung kính theo lời Phật dạy.

Chương 1:


Từ giã cha mẹ đi xuất gia học Đạo, thấu rõ nguồn tâm, hiểu vô vi pháp, được gọi là bậc Sa môn, thường giữ gìn 250 giới, sống đời thanh tịnh, thực hành 4 chân đạo, thành tựu quả vị A La Hán.
Vị chứng quả A La Hán có thể phi hành, biến hoá, kéo dài mạng sống, ở đời động cả trời đất. Thứ đến là quả A Na Hàm. Vị chứng A Na Hàm, khi tuổi thọ hết, thần thức sẽ sinh lên cõi trời thứ 19 thì chứng quả A La Hán. Thứ đến là quả Tư Đà Hàm, người chứng quả Tư Đà Hàm, một lần sanh lên cõi trời, một lần sanh xuống cõi người thì chứng quả A La Hán. Kế đến là quả Tu Đà Hoàn. Người chứng quả Tu Đà Hoàn phải 7 lần sanh, 7 lần tử mới chứng quả A La Hán. Người chứng quả A La Hán là người đã đoạn tận ái dục, như tay chân bị chặt không thể sử dụng trở lại được.

Chương 2:


Đức Phật dạy rằng: "Người xuất gia làm Sa môn thì phải từ bỏ ái dục, biết được nguồn tâm, thấu triệt giáo pháp của Phật, hiểu pháp vô vi. Bên trong không có cái để được, bên ngoài không có chổ để cầu. Tâm không chấp thủ nơi Đạo, cũng không hệ lụy bởi nghiệp, không có suy tưởng, không có tạo tác, không có tu, không có chứng, chẳng cần trải qua các thành vị mà tự thành cao tột, gọi đó là Đạo".

Chương 3:


Đức Phật dạy: "Cạo bỏ râu tóc để trở thành vị Sa môn, lãnh thọ giáo pháp của Phật thì phải xả bỏ của cải thế gian, mong cầu vừa đủ, giữa ngày ăn một bửa, dưới gốc cây ở một đêm, cẩn thận không trở lại lần thứ hai. Điều làm cho người ta ngu muội là ái dục."

Chương 4:


Đức Phật dạy: "Chúng sanh lấy 10 việc làm điều thiện, cũng lấy 10 việc làm điều ác. Mười việc ấy là gì? Thân có 3, miệng có 4, ý có 3. Thân có 3 là: giết hại, trộm cắp, dâm dục. Lưỡi có 4 là: nói hai lưỡi, nói độc ác, nói dối trá, nói hoa mỹ. Ý có 3 là: tật đố, sân hận, ngu si. Mười điều ấy không phù hợp với con đường của bậc Thánh, gọi là hành vi ác. Nếu mười điều ác nấy được đình chỉ thì gọi là 10 điều thiện vậy".

Chương 5:


Đức Phật dạy: "Người có lầm lỗi mà không tự sám hối để mau chấm dứt tâm tạo tội ấy, thì tội lỗi càng chồng chất vào thân như nước chảy về biển, dần dần trở nên sâu rộng. Nếu người có tội mà tự nhận biết tội, bỏ ác làm lành thì tội lỗi tự diệt, như bệnh được đổ mồ hôi, dần dần sẽ khỏi bệnh".

Chương 6:


Đức Phật dạy rằng: "Người ác nghe nói ai làm điều thiện thì đến để phá hoại. Khi gặp người như vậy, các ông phải tự chủ, đừng có tức giận trách móc. Bởi vì, kẻ nào mang điều ác đến thì họ sẽ lãnh thọ điều ác đó".

Chương 7:


Đức Phật dạy: "Có người nghe ta giữ đạo, thực hành tâm đại nhân từ, nên đến mắng ta; ta im lặng không phản ứng. Người kia mắng xong, ta liền hỏi: 'Ông đem lễ vật biếu người khác, người kia không nhận thì lễ vật ấy trở về với ông không?'. Đáp: 'Về chứ''. Ta bảo: 'Nay ông mắng ta, ta không nhận thì tự ông rước họa vào thân, giống như vạng theo tiếng, bóng theo hình, rốt cuộc không rời nhau được.' Vậy, hãy cẩn thận, đừng làm điều ác".

Chương 8:


Đức Phật dạy: "Kẻ ác hại người hiền giống như ngước mặt lên trời mà nhổ nước miếng rơi xuống mặt mình. Ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến người khác, trở lại dơ thân mình. Người hiền không thể hại mà còn bị họa diệt thân".

Chương 9:


Đức Phật dạy: "Học rộng, nghe nhiều, mến đạo thì đạo khó gặp. Thủ chí hành đạo thì đạo rất lớn".

Chương 10:


Đức Phật dạy rằng: "Thấy người thực hành bố thí, hoan hỉ giúp đỡ thì được phước rất lớn".
Có vị Sa môn hỏi Phật: "Phước này có hết không?" Phật đáp: "Ví như lửa của ngọn đuốc, vài trăm ngàn người đem đuốc đến mồi lửa về để nấu ăn hay để thắp sáng, lửa ngọn đuốc nầy vẫn như cũ. Phước của người hoan hỷ hổ trợ cho người thực hành bố thí cũng vậy".

Chương 11:


"Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Đà Hoàn ăn. Cho một mười vạn vị Tu Đà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Đà Hàm ăn. Cho một ngàn vạn vị Tư Đà Hám ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn. Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A La Hán ăn. Cho mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn. Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam Thế Phật). Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn".

Chương 12:


Đức Phật dạy: "Làm người có 20 điều khó: Nghèo nàn bố thí là khó - Giàu sang học đạo là khó - Bỏ thân mạng quyết chết là khó - Thấy được kinh Phật là khó - Sanh vào thời có Phật là khó - Nhẫn sắc nhẫn dục là khó - Thấy tốt không cầu là khó - Bị nhục không tức là khó - Có thế lực không dựa là khó - Gặp việc vô tâm là khó - Học rộng nghiên cứu sâu là khó - Diệt trừ ngã mạn là khó - Không khinh người chưa học là khó - Thực hành tâm bình đẳng là khó - Không nói chuyện phải, trái là khó - Gặp được thiện tri thức là khó - Thấy tánh học đạo là khó - Tùy duyên hóa độ người là khó - Thấy cảnh tâm bất động là khó - Khéo biết phương tiện là khó".

Chương 13:


Có vị Sa Môn hỏi Phật: "Do nguyên nhân gì mà biết được đời trước và đạt được sự cao tột của Đạo?" Đức Phật dạy: "Đoạn trừ tham dục, lòng không mong cầu thì sẽ có khả năng biết được đời trước. Thanh tịnh tâm tư, giữ vững ý chí thì có thể đạt được chỗ cao tột của Đạo, như lau gương hết bụi thì ánh sáng hiển lộ".

Chương 14:


Có vị Sa môn hỏi Phật: "Điều gì là thiện? Điều gì là lớn?". Đức Phật dạy: "Thực hành chánh đạo, giữ sự chân thật là thiện. Chí nguyện hợp với Đạo là lớn".

Chương 15:


Có vị Sa môn hỏi Đức Phật: "Điều gì là mạnh nhất? Điều gì là sáng nhất?". Đức Phật dạy: "Nhẫn nhục là mạnh nhất vì không chứa ác tâm nên tăng sự an ổn. Người nhẫn nhục không làm điều ác, được mọi người tôn kính. Tâm ô nhiễm đã được đoạn tận, không còn dấu vết gọi là sáng nhất, vì tất cả mọi vật trong mười phương, từ vô thỉ thuở chưa có trời đất, cho đến ngày nay không vật gì là không thấy, không vật gì là không biết, không vật gì là không nghe, đạt được Nhất Thiết Trí, như vậy được gọi là sáng nhất".

Chương 16:


Đức Phật dạy: "Người giữ ái dục ở trong lòng thì không thấy được Đạo. Thí dụ như nước trong mà lấy tay khuấy động, người ta đến soi không thấy bóng của mình. Người đó vì ái dục khuấy động mà trong tâm ô nhiễm nổi lên, nên không thấy được Đạo. Các thầy Sa môn cần phải xả ly ái dục. Ái dục hết rồi, có thể thấy Đạo được".

Chương 17:


Đức Phật dạy: "Người thấy được Đạo cũng như cầm đuốc vào trong nhà tối, bóng tối liền mất, còn lại ánh sáng. Người học đạo mà thấy được chân lý thì vô minh liền diệt, chỉ còn trí huệ".

Chương 18:


Đức Phật dạy: "Pháp của ta là Niệm mà không còn chủ thể niệm và đối tượng niệm, Làm mà không cón chủ thể làm và đối tượng làm, Nói mà không có chủ thể nói và đối tượng nói, Tu mà không còn chủ thể tu và đối tượng tu. Người hiểu biết thì rất gần, kẻ mê thì rất xa. Đứt đường ngôn ngữ, không vật nào ràng buộc. Sai chỉ một hào ly là mất tức khắc".

Chương 19:


Đức Phật dạy: "Quán trời đất nghĩ là vô thường, quán thế giới nghĩ là vô thường, quán linh giác tức là Bồ Đề. Hiểu biết như vậy thì chóng đắc đạo".

Chương 20:


Đức Phật dạy: "Phải biết rằng bốn đại ở trong thân thể, mỗi đại có một cái tên (Địa, Thủy, Hỏa, Phong - Đất, Nước, Gió, Lửa) đều là không có Ngã, cái Ngã đã không có, thì cái Có chỉ như ảo hóa mà thôi".

Chương 21:


Đức Phật dạy: "Người thuận theo lòng dục để mong được danh tiếng, khi danh tiếng vừa nổi, thì thân đã mất rồi. Ham muốn cái danh tiếng thường tình mà không lo học đạo chỉ uổng công mệt sức mà thôi. Giống như đốt hương, khi người ta ngửi được mùi thơm, thì cây hương đã tàn rồi. Lửa (tham danh tiếng) tác hại thân còn di lụy về sau".

Chương 22:


Đức Phật dạy: "Tiền tài và sắc đẹp đối với con người rất khó buông xả. (Tiền tài và sắc đẹp ấy) Giống như chút mật trên lưởi dao, không đủ cho bửa ăn ngon, thế mà kẻ liếm vào thì bị nạn đứt lưỡi".

Chương 23:


Đức Phật dạy: "Người bị vợ con, nhà cửa ràng buộc còn hơn là lao ngục. Lao ngục có kỳ hạn được phóng thích còn đối với vợ con không có ý tưởng xa rời. Khi đã đam mê sắc đẹp, đâu có sợ gì cho dù tai họa nơi miệng cọp, lòng vẫn cam chịu, tự đắm mình vào chốn bùn lầy. Vì vậy nên gọi là phàm phu. Nếu ai thấu rõ lẽ này sẽ là kẻ xuất trần A La Hán".

Chương 24:


Đức Phật dạy: "Trong các thứ ái dục, không gì bằng sắc dục. Sự tham muốn sắc dục mạnh hơn mọi thứ khác. Chỉ có một sắc dục như vậy, nếu có cái thứ hai giống như sắc dục thì người trong thiên hạ không có ai có thể tu tập theo đạo".

Chương 25:


Đức Phật dạy: "Người đam mê ái dục giống như người cầm đuốc đi ngược gió, chắc chắn sẽ bị tai họa cháy tay".

Chương 26:


Thiên thần dâng cho Đức Phật một ngọc nữ với ý đồ phá hoại tâm ý của Phật. Phật bảo: "Túi da ô uế, người đến đây làm gì? Đi đi, ta không dùng đâu". Thiên thần càng thêm kính trọng, do đó mà hỏi về ý của Đạo. Đức Phật vì ông mà giảng pháp. Ông nghe xong, đắc quả Tu Đà Hoàn.

Chương 27:


Đức Phật dạy: "Người thực hành theo Đạo như khúc gỗ trên mặt nước trôi theo dòng nước. Nếu không bị người ta vớt, không bị quỷ thần ngăn trở, không bị nước xoáy làm cho dừng lại và không bị hư nát, ta bảo đảm rằng khúc cây ấy sẽ ra đến biển. Người học đạo nếu không bị tình dục mê hoặc, không bị tà kiến làm rối loạn, tinh tấn tu tập đạo giải thoát, ta bảo đảm người nầy sẽ đắc đạo".

Chương 28:


Đức Phật dạy: "Phải thận trọng đừng chủ quan với tâm ý của ông. Tâm ý của ông không thể tin được, (vì vậy) hãy thận trọng đừng gần nữ sắc. Gần gũi với nữ sắc thì tai họa phát sinh. Khi nào chứng quả A La Hán rồi mới có thể tin vào tâm ý của ông".

Chương 29:


Đức Phật dạy: "Phải thận trọng đừng nên nhìn ngắm nữ sắc, cũng đừng nói chuyện với nữ nhân. Nếu (bắt buộc) phải nói chuyện với họ thì phải giữ tâm chánh trực và suy nghĩ rằng: "Ta làm Sa môn sống giữa cuộc đời ô nhiễm, phải như hoa sen không bị bùn làm ô nhiễm. Nghĩ rằng người (nữ) già như mẹ, người (nữ) lớn tuổi (hơn mình) như chị, người (nữ) nhỏ (hơn mình) như em gái, đứa bé (gái) như con, sinh khởi tâm cứu độ họ được giãi thoát. Như vậy liền diệt được ý niệm xấu đối với nữ nhân".

Chương 30:


Đức Phật dạy: "Là người tu hành phải coi mình giống như kẻ mang cỏ khô, thấy lửa đến phải tránh, người học đạo thấy các đối tượng dục lạc phải tránh xa".

Chương 31:


Đức Phật dạy: "Có người lo lắng vì lòng dâm dục không dứt nên muốn đoạn âm". Phật dạy rằng: "Đoạn âm không bằng đoạn tâm. Tâm như vị công tào, công tào nếu ngừng thì kẻ tùng sự đều ngưng, tâm tà không ngưng thì đoạn âm có ích gì?". Phật vì ông mà nói kệ:
"Dục sinh từ nơi ý. Ý do tư tưởng sanh, Hai tâm đều tịch lặng, Không mê sắc cũng không hành dâm".
Phật dạy: "Bài kệ này do Đức Phật Ca Diếp nói".

Chương 32:


Đức Phật dạy: "Con người do ái dục mà sinh sầu ưu, do sầu ưu mà sinh sợ hãi. Nếu thoát ly ái dục, thì có gì mà sầu ưu, có gì mà sợ hãi?"

Chương 33:


Đức Phật dạy: "Người tu hành theo đạo như một người chiến đấu với vạn người. Mặc áo giáp ra cửa, tâm ý hoặc khiếp nhược, hoặc đi nửa đường thối lui, hoặc chiến đấu đến chết, hoặc đắc thắng mà về. Người Sa môn học đạo (cũng vậy) phải có ý chí kiên cường, dũng mãnh tiến lên, không sợ cảnh tượng trước mặt (làm chướng ngại), phá tan các loài ma để đắc đạo thành đạo quả".

Chương 34:


Có một thầy Sa môn ban đêm tụng kinh Di Giáo của Đức Phật Ca Diếp, tiếng ông ấy buồn bã, như tiếc nuối thối lui. Đức Phật mới hỏi: "Xưa kia, khi ở nhà ông thường làm nghề gì?". Đáp rằng: "Thích chơi đàn cầm". Đức Phật hỏi: "Khi dây đàn chùng thì sao?". Đáp rằng: "Không kêu được". Hỏi: "Giây đàn căng quá thì sao?". Đáp rằng: "Tiếng bị mất". Hỏi: "Không căng không chùng thì sao?". Đáp: "Các âm thanh đầy đủ".
Đức Phật dạy: "Người Sa môn học đạo cũng như vậy, tâm lý được quân bình thì mới có thể đắc Đạo. Đối với sự tu đạo mà căng thẳng quá làm cho thân mệt mõi, khi thân mệt mõi thì tâm ý sẽ sinh phiền não. Tâm ý đã sanh phiền não thì công hạnh sẽ thối lui. Khi công hạnh đã thối lui, thì tội lỗi tăng trưởng. Chỉ có sự thanh tịnh và an lạc, đạo mới không mất được".

Chương 35:


Đức Phật dạy: "Như người luyện sắt gạn lọc phần cặn bã còn lại sắt tinh luyện, chế tạo đồ dùng một cách tinh xảo. Người học đạo phải loại bỏ tâm ý ô nhiễm đi thì công hạnh trở nên thanh tịnh".

Chương 36:


Đức Phật dạy: "Kẻ rời bỏ ác đạo được làm con người là khó. Làm con người rồi mà tránh được thân nữ, làm được thân nam là khó. Làm được thân nam rồi mà sáu giác quan đầy đủ là khó. Sáu giác quan đủ rồi mà được sinh sống ở nơi văn minh là khó. Sinh sống ở nơi văn minh rồi mà được gặp Phật ở đời là khó. Đã gặp thời Phật rồi mà được gặp Phật Pháp là khó. Gặp được Phật Pháp rồi mà khởi được niềm tin là khó. Khởi được niềm tin rồi mà phát tâm Bồ Đề là khó. Phát tâm Bồ Đề rồi mà đạt đến chổ vô tu vô chứng là khó".

Chương 37:


Đức Phật dạy: "Đệ tử của ta tuy ở xa ta vài nghìn dặm, luôn nghĩ đến giới pháp của ta thì chắc chắn sẽ chứng được đạo quả. Ở gần bên ta, tuy thường gặp mà không thực hành theo giới pháp của ta, cuối cùng vẫn không chứng được đạo".

Chương 38:


Đức Phật hỏi một vị Sa môn: "Sinh mạng của con người tồn tại bao lâu?". Đáp rằng: "Trong vài ngày". Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo".
Đức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác: "Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?". Đáp: "Khoảng một bữa ăn". Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo".
Đức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác nữa: "Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?". Đáp: "Khoảng một hơi thở". Phật khen: "Hay lắm! Ông là người hiểu Đạo".

Chương 39:


Đức Phật dạy: "Người tu học theo con đường của Phật thì phải tin tưởng và thực hành những lời Phật dạy. Thí dụ như ăn mật, ở giữa hay chung quanh bát đều ngọt. Giáo pháp của ta cũng vậy" (đều có vị ngọt giải thoát).

Chương 40:


Đức Phật dạy: "Sa môn hành đạo đừng như con trâu kéo vất vả; thân tuy có tu tập mà tâm không tu tập. Nếu tâm có tu tập thì không cần thân tu tập (theo hình thức bên ngoài)".

Chương 41:


Đức Phật dạy: "Người hành đạo giống như con trâu chở nặng đi trong bùn sâu, mệt lắm mà không dám nhìn hai bên, ra khỏi bùn lầy rồi mới có thể nghỉ ngơi. Người Sa môn phải luôn quán chiếu tình dục còn hơn bùn lầy, một lòng nhớ đạo mới có thể khỏi bị khổ vậy".

Chương 42:


Đức Phật dạy: "Ta xem địa vị vương hầu như bụi qua kẻ hở, xem vàng ngọc quý giá như ngói gạch, xem y phục tơ lụa như giẽ rách, xem đại thiên thế giới như một hạt cải, xem nước ao A nậu như dầu thoa chân, xem cửa phương tiện như các vật quý giá hoá hiện, xem pháp vô thượng thừa như mộng thấy vàng bạc lụa là, xem Phật đạo như hoa đốm trước mắt, xem thiền định như núi Tu di, xem Niết bàn như ngày đêm đều thức, xem phải trái như sáu con rồng múa, xem pháp bình đẳng như nhất chơn địa, xem sự thịnh suy như cây cỏ bốn mùa".
Thích Viên Giác Dịch Trường Cơ Bản Phật Học Long An, 1995
-ooOoo-
1. Chân thành cám ơn anh Tiểu Đăng, 1slight@fishnet.net, đã có thiện tâm giúp đánh máy lại bản kinh nầy (trích từ diễn đàn vn-buddhism@saigon.com , tháng 11-1997)
2. Kinh Tứ Thập Nhị Chương là bản kinh Phật giáo đầu tiên được dịch sang tiếng Hán. Bản dịch thông dụng nhất hiện nay được nhiều người cho là do ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan dịch trong thời vua Minh Đế nhà Hậu Hán. Đây không phải là bản kinh thuần túy ghi lại một bài giảng của Đức Phật, mà chỉ là một tuyển tập, trích dịch ngắn gọn các lời dạy của Đức Phật từ nhiều bản kinh Phạn ngữ khác nhau, không biết nguồn gốc xuất xứ. Theo thầy Thích Nhất Hạnh (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, Quyển 1, Chương 2), trải qua nhiều đời lưu truyền, nội dung và văn thể bản kinh nầy có nhiều thay đổi, các tư tưởng mới trong Thiền tông Đại thừa Trung Hoa đã được pha trộn thêm vào trong bản kinh nguyên thủy đầu tiên (chẳng hạn như các quan niệm về "vô niệm, kiến tánh học đạo, vô tu vô chứng",...).
Bình Anson, Tháng 12, 1998

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2023(Xem: 3516)
Hạnh Phúc Trong Từng Hơi Thở (bài giảng của SC TN Giới Bảo)
07/03/2023(Xem: 2315)
Kinh Lương Hoàng Sám- S.C Giới Bảo Dẫn Chúng Trì Tụng Năng Lực Tiêu Trừ Nghiệp Chướng Lớn
23/12/2022(Xem: 13383)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
26/03/2022(Xem: 12510)
❝Trên đường đạo không gì bằng tinh tấn, Không gì bằng trí tuệ của đời ta, Sống điêu linh trong kiếp sống ta bà, Chỉ tinh tấn là vượt qua tất cả.❞ Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 4 và tháng 5-2022 với sự hướng dẫn của Tỳ kheo Như Nhiên. Th Tánh Tuệ CHƯƠNG TRÌNH HAI NGÀY TU HỌC tại Tu viện Đạo Viên tiểu bang Maryland Khóa tu chủ đề: TIẾP XÚC VỚI THỰC TẠI. Với sự hướng dẫn của thầy Thích Tánh Tuệ California, Thầy Viên Ngộ trụ trì Tu Viện Đạo Viên, Maryland và Thầy Tâm Nguyên trụ trì Tu Viện Hạnh Phúc, Florida. Tu học hai ngày thứ Bảy & Chủ nhật (April 09 & 10, 2022) và ngắm Hoa Anh Đào vùng thủ độ Hoa Thịnh Đốn vào ngày thứ hai sau khóa tu.
07/02/2022(Xem: 17686)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
01/02/2022(Xem: 31071)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
09/12/2021(Xem: 17551)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
30/11/2021(Xem: 24663)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
25/11/2021(Xem: 29191)
315. Sáu Thời Sám Hối do Vua Trần Thái Tông biên soạn Đây là Thời Pháp Thoại thứ 315 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/11/2021 (20/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567