Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời dạy Jìvaka về bổn phận người cư sĩ

04/04/201318:00(Xem: 8382)
Lời dạy Jìvaka về bổn phận người cư sĩ


duc-phat-va-detu

Tăng Chi VIII.26

Kinh Jìvaka Komàrabhacca
(Lời dạy Jìvaka về bổn phận người cư sĩ)


Hòa thượng Thích Minh Châu

---o0o---

Giới thiệu:Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.-- (Bình Anson, tháng 10-2000).

-- o0o --

Tăng Chi Bộ VIII.26
Kinh Jivaka Komarabhacca
Người Cư sĩ gương mẫu

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương xá), tại rừng xoài Jìvaka. Rồi Jìvaka Komàrabhacca đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Jìvaka Komàrabhacca bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người cư sĩ?

- Này Jivaka, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Jivaka, là người cư sĩ.

2. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ giữ giới?

- Này, Jivaka, khi nào người cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắp say rượu men, rượu nấu, cho đến như vậy, là người cư sĩ giữ giới.

3. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ thực hành, vì tư lợi chứ không vì lợi tha?

- Này Jivaka, khi nào cư sĩ thành tựu lòng tin cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu lòng tin; thành tựu giữ giới cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu giữ giới,

thành tựu bố thí cho mình, không khích lệ người khác thành tựu bố thí; muốn tự mình đi đến yết kiến các Tỷ-kheo, không có khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ kheo; chỉ tự mình muốn nghe diệu pháp, không khích lệ người khác nghe diệu pháp; tự mình thọ trì những pháp đã được nghe, không khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì, không khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp, không khích lệ người khác thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Jivaka, là cư sĩ thực hành vì tự lợi, không phải vì lợi tha.

4. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là cư sĩ thực hành vừa tự lợi, vừa lợi tha?

- Này Jivaka, khi nào cư sĩ tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới; khi nào tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí; khi nào tự mình muốn đi đến yết kiến các Tỷ-kheo và khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ-kheo; khi nào tự mình muốn nghe diệu pháp và khích lệ người khác nghe diệu pháp; khi nào tự mình thọ trì những pháp đã được nghe và khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; khi nào tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì và khích lệ người khác suy nghĩ đế ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp, khích lệ người khác sau khi biết nghĩa biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Jivaka, là cư sĩ thực hành vì tự lợi và lợi tha./.

Anguttara Nikaya VIII.26
Jivaka Komarabhacca Sutta
(On Being a Lay Follower)

1. I have heard that on one occasion the Blessed One was staying in Rajagaha, at Jivaka's Mango Grove. Then Jivaka Komarabhacca went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down, sat to one side. As he was sitting there he said to the Blessed One: "Venerable sir, to what extent is one a lay follower?"

"Jivaka, when one has gone to the Buddha for refuge, has gone to the Dhamma for refuge, and has gone to the Sangha for refuge, then to that extent is one a lay follower."

2. "And to what extent, venerable sir, is one a virtuous lay follower?"

"Jivaka, when one abstains from taking life, from stealing, from sexual misconduct, from lying, and from fermented & distilled drinks that lead to heedlessness, then to that extent is one a virtuous lay follower."

3. "And to what extent, venerable sir, is one a lay follower who practices for his own benefit but not that of others?"

"Jivaka, when a lay follower himself is consummate in conviction but does not encourage others in the consummation of conviction; when he himself is consummate in virtue but does not encourage others in the consummation of virtue; when he himself is consummate in generosity but does not encourage others in the consummation of generosity; when he himself desires to see the monks but does not encourage others to see the monks; when he himself wants to hear the true Dhamma but does not encourage others to hear the true Dhamma; when he himself habitually remembers the Dhamma he has heard but does not encourage others to remember the Dhamma they have heard; when he himself explores the meaning of the Dhamma he has heard but does not encourage others to explore the meaning of the Dhamma they have heard; when he himself, knowing both the Dhamma & its meaning, practices the Dhamma in line with the Dhamma, but does not encourage others to practice the Dhamma in line with the Dhamma: then to that extent he is a lay follower who practices for his own benefit but not for the benefit of others."

4. "And to what extent, venerable sir, is one a lay follower who practices both for his own benefit & the benefit of others?"

"Jivaka, when a lay follower himself is consummate in conviction and encourages others in the consummation of conviction; when he himself is consummate in virtue and encourages others in the consummation of virtue; when he himself is consummate in generosity and encourages others in the consummation of generosity; when he himself desires to see the monks and encourages others to see the monks; when he himself wants to hear the true Dhamma and encourages others to hear the true Dhamma; when he himself habitually remembers the Dhamma he has heard and encourages others to remember the Dhamma they have heard; when he himself explores the meaning of the Dhamma he has heard and encourages others to explore the meaning of the Dhamma they have heard; when he himself, knowing both the Dhamma & its meaning, practices the Dhamma in line with the Dhamma and encourages others to practice the Dhamma in line with the Dhamma: then to that extent he is a lay follower who practices both for his own benefit and for the benefit of others"./.

(Hòa thượng Thích Minh Châu
dịch Việt)
(English translation by
Bhikkhu Thanissaro)


-- o0o --

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2010(Xem: 12797)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bộ kinh tuyển chọn những lời Phật dạy ở rải rác trong kho tàng Kinh điển Phật giáo. Lịch sử truyền bá bộ kinh, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất. Theo sử Phật giáo Trung Quốc thì Kinh Tứ Thập Nhị Chương được hai ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamàtanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmarakinhsa) dịch từ bản Phạn qua Hán năm 67 Tây lịch tại Lạc Dương. Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng là một bộ kinh được lưu hành tại Giao Châu vào thế kỷ thứ hai.
08/06/2010(Xem: 5285)
Kinh Phước Đức. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
06/06/2010(Xem: 6563)
Kinh Người Biết Sống Một Mình. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
06/06/2010(Xem: 6095)
Các bài kệ tán Thiền Sư Nhất Hạnh dịch Thích Hạnh Tuấn xướng lễ
02/06/2010(Xem: 5990)
Kinh A Di Đà. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 5023)
Kinh Pháp Ấn. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 6142)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
02/06/2010(Xem: 6350)
Kinh Giáo Hóa Người Bệnh. Thiền Sư Nhất Hạnh dịch. Thích Hạnh Tuấn tụng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]