Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02- Tâm Chơn như (Chơn tâm)

02/05/201316:36(Xem: 21165)
02- Tâm Chơn như (Chơn tâm)


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ X - XI

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

--- o0o ---

Bài Thứ 2

1. Nói về Tâm Chơn như, có 2 nghĩa:

Thật không (như thật không)
Thật có (như thật bất không)

A. NÓI RÕ NGHĨA CHÁNH

CHÁNH VĂN

Cái tâm này (chúng sanh tâm) có hai phần: I. Tâm chơn như, II. Tâm sanh diệt. Hai tâm này không rời nhau và đều bao trùm tất cả pháp.

LƯỢC GIẢI

Chương này giải thích tâm chúng sanh là pháp Đại thừa. Pháp Đại thừa có hia phần: Chơn như và Sanh diệt. Chơn như là "thể" rộng lớn của tâm; Sanh diệt là "Tướng" và "Dụng" rộng lớn của tâm. Phải phân chia làm hai phương diện như vậy, mới rõ được Thể, Tướng và Dụng của tâm.

Nếu đứng về "Thể chơn như", thì suy nghĩ không trúng, luận bàn chẳng nhầm, lìa các văn tự, ly tất cả tướng; như thế làm sao có các pháp sai biệt được. Bởi thế nên phải nói đến Tướng và Dụng là "môn sanh diệt" mới rõ được hành tướng sai biệt của "Tâm chúng sinh".

Chơn như là "Thể", còn Sanh diệt là "Tướng" và "Dụng". Tướng và Dụng không rời Thể, Thể không rời Tướng và Dụng; cũng như nước không rời sóng, sóng không rời nước. Bởi Thể, Tướng và Dụng không rời nhau, nên mỗi một phần đều bao hàm được tất cả pháp.

Vì Thể và Dụng không rời nhau, nên đứng về phần Chơn như mà luận, thì tuy "thanh tịnh bất biến", mà vẫn tuỳ duyên sanh diệt; còn đứng về phần Sanh diệt mà xem, thì tuy "tuỳ duyên sai biệt" mà vẫn nhưnhư bất biến.

***

I. Tâm chơn như

CHÁNH VĂN

Tâm Chơn như là cái tâm tánh bất sanh bất diệt. Thể và Tướng nó to lớn bao trùm tất cả các pháp (nhứt pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể).

Sở dĩ các pháp sai khác là do vọng niệm; nếu rời vọng niệm thì không còn các cảnh tướng sai khác. Bởi thế nên tất cả pháp từ hồi nào đến giờ, không thể dùng danh tự để kêu gọi, không thể dùng lời nói luận bàn, không thể dùng tâm suy nghĩ được, không có biến đổi và cũng không phá hoại vì nó rốt ráo bình đẳng, chỉ có một "Tâm Chơn như" mà thôi.

LƯỢC GIẢI

Tâm Chơn như này, tánh không sanh diệt và bao trùm tất cả nhơn quả, thánh phàm, y báo chánh báo ...Bởi thế nên nguyên văn chữ Hán gọi là "nhứt pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể".

Vì vọng niệm nên thấy có tất cả các pháp sai khác; cũng như vì mắt nhặm nên thấy có hoa đốm giữa hư không. Nếu như lìa vọng nirệm rồi, thì không có tất cả cảnh giới sai khác sai khác, mà chỉ còn một "Tâm Chơn như"; cũng như mắt hết nhặm thì chỉ còn hư không một màu trong tịnh.

Bởi tất cả pháp là "Tâm Chơn như", nên không thể phá hoại, không thể dùng lời nói luận bàn, không thể dùng danh tự để kêu gọi và cũng không thể dùng tâm suy nghĩ được. Từ hồi nào đến giờ, nó rốt ráo bình đẳng, không có sai khác. Bởi thế nên trong Khế kinh chép:

"Thị pháp trụ pháp vị

Thế gian tướng thường trụ"

Nghỉa là: Pháp nào vẫn an trụ địa vị của pháp nầy; tướng thế gian là tướng thường trụ.

GIẢI DANH TỪ

Tâm Chơn như: Vì tâm này không hư ngụy, nên gọi là "Chơn", không bị thời gian thay đổi, không gian chuyển dời, từ hồi nào đến giớ nó vẫn như thế, nên gọi là "Như". Tâm Chơn như cũng gọi là "Chơn tâm" hay "Viên giác".

Nhứt pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể: Câu này nghĩa lý rất sâu rộng, xin giải sơ lược: Tâm Chơn như là Thể chung của "Nhứt pháp giới"._Chữ "Nhứt" là chỉ cho sự bình đẳng bất nhị, thuộc về lời nói ngăn chấp, chớ không phải lời nói tiêu biểu. _Chữ "Giới" là chỉ cho "tâm Chơn như" này, nó là "nhơn" là "giống" là "bản năng" sanh ra tất cả các pháp, nên gọi là "nhứt pháp giới". Nhứt pháp giới là toàn tánh của vũ trụ. Ở nơi nhứt pháp giới này, có thể phân ra tổng tướng (thể) và biệt tướng (muôn pháp sai khác).

Tâm Chơn như là "Tổng tướng" (tướng chung) của tất cả pháp; vì thể tánh nó bình đẳng song cũng tóm thâu tất cả tướng, nên gọi là "Đại".

Chữ "Pháp" nghĩa là:"giữ gìn tự tánh và làm cho người hiểu biết". Chữ "môn" là nghĩa ra vào thông suốt. Tất cả chúng sanh có thể do pháp môn này tu hành, đến được mục đích cứu cánh; nếu rời "Đại tổng tướng pháp môn" này, thì không thể đạt đến quả vị Phật. Nói tóm lại: 

Nhứt pháp giới là "Thể" của tâm Chơn như.

Đại tổng tướng là "Tướng" của tâm Chơn như.

Pháp môn là "Dụng" của tâm Chơn như.

CHÁNH VĂN

Tất cả những lời nói, đều do vọng niệm phân biệt mà sanh, chỉ do giả danh chớ không thật thể . Cho đến danh từ Chơn như cũng không thực; chẳng qua là một danh từ túng cùng của lời nói, dùng để trừ bỏ các danh từ khác (vọng) mà thôi (nhơn ngôn khiển ngôn). Song cái "Thể" của Chơn như không thể trừ bỏ và cũng không thể dựng lập. Phải biết: Tất cả các pháp cũng không thể trừ bỏ vì đều là "Chơn" vậy, và cũng không thể dựng lập, vì đều là "Như" vậy. Bởi tất cả các pháp đều là Chơn như, nên không thể nói bàn và suy nghĩ được. 

LƯỢC GIẢI

Tất cả những lời nói phô, đều do vọng niệm phân biệt; danh từ chỉ là hư giả, chớ không có thật thể. Cho đến cái danh từ Chơn như cũng là hư giả mà thôi. Danh từ Chơn như hay Phật là danh từ túng cùng trong các danh từ tạm đặt ra như thế để trừ các danh từ vọng nhiễm của thế gian. Cũng như ông thầy giáo, tạm dùng tiến gõ bảng để trừ tiếng ồn của học sinh (dĩ ngôn diệt ngôn). Đến khi tiếng ồn của học sinh hết, thì tiếng gõ bảng của thầy giáo cũng không còn. Cũng như khi vọng mất, chúng sanh hết, thì Chơn như hay Phật cũng chẳng còn.

Song, chỉ bỏ cái danh từ (Chơn như) hư giả, chớ thể tánh chơn như thì không thể bỏ hay lấy. Cho đến các pháp cũng không thể bỏ và lấy được. Vì các pháp đều là "Chơn", nên không thể bỏ, và "Như" nên không thể lấy. Bởi các pháp đều chơn như, nên không thể dùng lời nói luận bàn hay tâm suy nghĩ đền được.

Tóm lại, vì vọng niệm phân biệt, nên thấy có các pháp sai biệt. Nếu vọng niệm phân biệt hết, thì tất cả các pháp không còn những tướng sai biệt, mà đều là Chơn như. Bởi các pháp đều là chơn như, nên nói năng không trúng, suy nghĩ chẳng nhầm và cũng không thể lấy hay bỏ được.

CHÁNH VĂN

Hỏi: _Nếu "Chơn như", mà không thể dùng lời nói luận bàn hay tâm suy nghĩ, thì chúng sanh làm sao tuỳ thuận và ngộ nhận được?

Đáp:_ Nếu người nào biết tất cả pháp, tuy có nói bàn, mà không có "năng nói" và "sở nói"; tuy có suy nghĩ, mà không có "năng suy nghĩ" và sở "suy nghĩ", thì người ấy được tuỳ thuận Chơn như.

Còn người nào lìa các niệm (vọng niệm) thì người đó được nhập Chơn như.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Luận chủ lập lời vấn đáp, để giải thích sự nghi ngờ của độc giả.

Hỏi: _ Nếu Chơn như mà không thể dùng lời nói luận bàn và tâm suy nghĩ được thì, chúng sanh làm sao tuỳ thuận và ngộ nhập Chơn như?

Đáp:_ Nếu người nào biết tất cả pháp, tuy có nói năng suy nghĩ, mà không chấp nơi nói năng suy nghĩ, thì người đó được tuỳ thuận Chơn như. Tiến lên một từng nữa, nếu người nào lìa các vọng niệm, thì người ấy nhập được Chơn như. Nghĩa là "Vọng" hết, thì "Chơn" hiện. Đoạn này đồng một ý nghĩa với bốn chữ "bất tuỳ phân biệt" trong Kinh Lăng Nghiêm.

CHÁNH VĂN

Lại nữa, nếu căn cứ trên danh từ (ngôn thuyết) mà phân biệt, thì chữ Nhơn như có 2 nghĩa:

1.THẬT KHÔNG (như thật không), tức là chỉ nói đến cái thể tánh rốt ráo chơn thật của Chơn như. Nghĩa là: từ hồi nào đến giờ, Chơn như không có các tâm niệm hư vọng, không có tất cả các tướng sai biệt, nói chung là thật không có các pháp tạp nhiễm.

Phải biết: Chơn như phi tướng "có ", phi tướng "không"; phi tướng "chẳng phải có", phi tướng "chẳng phải không"; phi tướng "cũng có và cũng không"; phi tướng "một", phi tướng "khác"; phi tướng "chẳng phải một, chẳng phải khác"; phi tướng "cũng một cũng khác".

Nói tóm lại, vì chơn như không có tất cả các vọng niệm phân biệt của chúng sanh, nên gọi rằng "thật không". Nếu khi vọng tâm phân biệt hết rồi thì cũng không còn cái gì gọi là"không" nữa.

LƯỢC GIẢI

Đứng về phương diện lý tánh tuyệt đối, thì Chơn như không thể kêu gọi là gì được (ly danh tự tướng), không thể dùng lời nói luận bàn (ly ngôn thuyết tướng) và cũng không thể dùng tâm suy nghĩ được (ly tâm duyên tướng). Song, nếu căn cứ trên văn tự lời nói mà luận, thì Chơn như có hai nghĩa: 1. Thật không và 2. Thật có.

Đoạn này nói về nghĩa"thật không" (ly nhứt thế tướng), tức là chỉ cho cái "thể Chơn như", từ hồi nào đến giờ, nó không có các vọng niệm, không có các nhiễm pháp và không có các tướng sai khác. Nó phi tất cả các tướng: Có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, cho đến phi tướng đồng, tướng dị và tướng không đồng không dị...

Nói tóm lại là nó không có tất cả vọng niệm phân biệt của chúng sanh, và khi rời các vọng niệm rồi, thì cái gọi là "không" đó cũng không còn.

CHÁNH VĂN

2. THẬT CÓ(như thật bất không)

tự thể Chơn như, thật có đủ công đức vô lậu (tức nhứt thế pháp). Bởi Chơn như không có các vọng, nên tức là Chơn tâm. Cái Chơn tâm này thường còn không biến đổi và đầy đủ các pháp thanh tịnh; nên nói "thật có"(bất không).

Nhưng cái cảnh giới "thật có" này, cũng không có hình tướng gì để nắm lấy được, vì nó lìa cá vọng niệm, nên chỉ có người tu chứng mới biết được mà thôi.

LƯỢC GIẢI

Trong đoạn này nói: Chơn như có hai nghĩa, tức là ý nói Chơn như có hai thứ. _ Đoạn trên nói về phương diện "thể tánh" của Chơn như, thì không có các vọng niệm, không có các pháp nhiễm ô, tức là "ly nhứt thế tướng", nên nói "thật không".

Đoạn này nói về phương diện "tướng dụng" của Chơn như, thì đầy đủ vô lượng hằng sa công đức, thế là "tức nhứt thế pháp", nên nói "thật có". Nhưng cảnh giới "thật có" này, không có hình tướng gì để chỉ bày ra được, vì đã lìa các vọng niệm phân biệt, nên chỉ có người chứng ngộ mới biết được thôi.

---*^*---



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2020(Xem: 14875)
Thiền Sư Đức Sơn Tuyên Giám (782-865) Người đặt nền móng cho Phái Vân Môn & Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Hai, 26/10/2020 (10/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Chấp trước lời văn gốc chướng thâm Cống cao ngã mạn vốn mê lầm Thanh Long, Sớ giải là trân bảo Hoàng Hạc lượn quanh dưới chín hầm Thổi tắt ngọn đèn bày diệu nghĩa Đánh liền một gậy hiển chân tâm Vượt ngàn tới đỉnh khai thiền giáo Độ thoát vạn loài báo Phật Ân (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Đức Sơn Tuyên Giám của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.co
25/10/2020(Xem: 14598)
Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín (TK 8-9) Người đặt nền móng cho Phái Vân Môn & Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật 25/10/2020 (09/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Điểm tâm bánh nướng thật no nê Con cháu đỡ phiền khỏi ủ ê Dâng cúng tâm thành đừng dụng tướng Giáo nhân chí cả phát bồ-đề Đắp y ăn uống bày chân pháp Tiếp khách đãi người rõ bến mê Sáng tỏ bản lai do thấu đáo Việc làm phương tiện vẫn đề huề. (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Sùng Tín của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
01/10/2020(Xem: 14080)
Kinh A Di Đà | Giọng tụng: Hòa Thượng Thích Minh Tâm (Rất hay)
01/10/2020(Xem: 21146)
33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa (HT Thanh Từ biên dịch, TT Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19 năm 2020)
18/07/2020(Xem: 14670)
CÁO PHÓ Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình chúng con, chúng tôi vô cùng đau buồn, kính báo tin đến Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Mẹ, Bà của chúng con, chúng tôi là: Cụ Bà Phật tử: PHẠM THỊ DOAN Pháp danh: BẠCH VÂN Sinh năm: 1928 (Mậu Thìn) tại Hưng Yên, Bắc Việt Vãng sanh ngày 18/07/2020 (ngày 28/05/năm Canh Tý) tại Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi Hưởng thượng thọ: 93 tuổi. Chương Trình Tang Lễ: - Lễ nhập liệm, Phát tang: 06 pm thứ Ba, 21/07/2020 tại Vãng Sanh Đường Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Rd, Fawkner, VIC 3060. Vì Đại dịch Covid-19, chỉ có gia đình được phép dự Lễ Tang 10 người, nên bà con và bè bạn chỉ hộ niệm qua livestream - Lễ Động Quan hỏa táng: 02 pm thứ Tư, 22/07/2020, cử hành lễ Di quan, Linh Cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Fawkner, sau đó gia đình thỉnh Hương Linh về làm lễ An Sàng và cúng thất tuần tại Tu Viện Quảng Đức. - Tang Lễ tại Úc được sự chứng minh & chủ trì của HT
20/02/2020(Xem: 8162)
Tựa và thứ tự của các bài kinh là do người sau đặt thêm vào các bài giảng của Đức Phật với mục đích phân loại và sắp xếp, do đó nhiều bài kinh có thể mang cùng một tên gọi, hoặc cùng một bài kinh nhưng có nhiều tựa khác nhau. Đây cũng là trường hợp của bài kinh Metta Sutta (Tương Ưng Bộ Kinh/Samyutta Nikaya, SN 46.54) trên đây, bài kinh này còn với nhiều tên khác như Mettasuttam, Karaniyametta Sutta, Mettasahagata Sutta...
20/02/2020(Xem: 5740)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được chư Tổ cho rằng đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
18/02/2020(Xem: 7584)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này. Truyện tích kể rằng một cô gái rất đẹp và hiền thục, con một thương gia giàu có. Nước da cô như màu hoa sen xanh biếc nên cô có tên là Liên Hoa Sắc. Đến tuổi cập kê có quá nhiều vương tôn công tử đến xin hỏi cưới cô. Cô không ưng ai cả. Xuất gia làm ni cô, tinh tấn tu hành trong một căn lều giữa rừng. Một ngày cô ra khỏi rừng đi vào thành phố khất thực. Một kẻ bất lương vốn là con người cậu của ni cô, đem lòng yêu cô từ khi cô chưa đi tu, hắn lén vào rừng trốn dưới gầm giường. Khi cô trở về hắn hãm hiếp cô. Ngay sau đó khi hắn rời khỏi lều thời mặt đất nứt ra và tên gian ác bị đọa vào địa ngục.
02/01/2020(Xem: 4569)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kinh Phật thuyết xuất gia duyên, thuộc Kinh số 791 thuộc tạng CBETA hoặc trang 214-216 thuộc quyển 58, tạng Càn Long. Nội dung Kinh ở hai tạng giống nhau từng chữ. Kinh nói về lời dạy của Phật với vị cư sĩ Nan Đề và các vị đang có mặt về quả báo khi phạm năm giới của người tu tại gia. Người dịch xin thành kính tri ân Hòa thượng Thích Tịnh Thông, Dược Sư Phật Đường, Dartford, Anh Quốc; Phật tử Định Tuệ đã giúp đỡ trong việc tu học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]