Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ mười: IV. Tâm bất tương ưng hành pháp - V. Vô vi pháp

02/05/201314:22(Xem: 23109)
Bài thứ mười: IV. Tâm bất tương ưng hành pháp - V. Vô vi pháp


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Khóa Thứ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---

TẬP NHỨT

LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ 
BÁT THỨC QUI CỦ TỤNG 

Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận 
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.

BÀI THỨ MƯỜI 

IV. TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP (Có 24 món)

Tâm bất tương ưng hành pháp, gọi tắt là "Bất tương ưng hành". Chữ "Hành pháp" là những pháp thuộc về "Hành uẩn". Hành uẩn là một trong năm uẩn. 

Chữ "Hành" là sanh diệt dời đổi; chữ "Uẩn" là chứa nhóm. Hành uẩn có 2 loại: 

1. Tương ưng hành uẩn, tức là các tâm sở (51 món). Chữ "Tương ưng" là ưng thuận với Tâm Vương. 

2. Bất Tương ưng hành uẩn, tức là 24 món "Bất tương ưng hành" sau đây; 24 món này không tương ưng với tâm, chúng chỉ y ba phần: Tâm Vương, tâm sở và sắc pháp mà giả thành lập.(Tam, phần vị sai biệt cố). 

1. Đắc:Được, trái với mất. Thí như "Tôi được đồng xu", cố nhiên phải có đồng xu là "sắc pháp", và nhãn thức để thấy, ý thức để phân biệt là tâm pháp, cùng với các tâm sở chung khởilà tâm sở pháp; phải đủ cả ba phần như thế, mới thành nghĩa "được". 

2. Mạng căn: Thân mạng. Do nghiệp đời trước kéo dẫn, làm cho thần thức thọ thân, sống trong một thời gian hoặc lâu hay mau, gọi là "mạng căn". 

3. Chúng đồng phận:Cũng như chữ "đồng loại". Các loại chúng sanh hoặc hữu tình hay vô tình, loài nào đồng với loài nấy. Như loài người đồng với người; loài vật đồng với vật. 

4. Di sanh tánh:Những loài sanh ra khác với Thánh nhơn, tức là phàm phu; chỗ khác gọi "Phi đắc": Chúng phàm phu không được Thánh quả. Bởi thế nên gọi "Di sanh tánh" hay "Phi đắc" đều được cả. 

5. Vô tưởng định:Định này diệt hết các Tâm vương và Tâm sở của 6 thức trước. Song đây chỉ gọi "Vô tưởng" là vì "tưởng" làm chủ động vậy. 

6. Diệt tận định:Định này không những diệt hết các Tâm vương và Tâm sở của 6 thức trước, mà diệt luôn cả phần tạp nhiễm của Tâm vương Tâm sở về thức thứ Bảy. 

Vô tưởng định là định của phàm phu; còn Diệt tận định là định của Thánh nhơn. 

7. Vô tưởng báo:Người ở cõi Dục tu Vô tưởng định, sau khi mạng chung, đặng báo thân ở cõi trời Vô tưởng. 

8. Danh thân:Tên hay danh từ. Có danh từ đơn và danh từ kép. 

9. Cú thân:Câu. Do ráp nhiều tiếng thành câu; câu có ngắn và dài. 

10. Văn thân:Chữ. Chữ là chỗ y chỉ của danh từ và câu. 

11. Sanh: Sanh ra. Nghĩa là từ hồi nào đến giờ không có, nay mới có. 

12. Trụ:Ở. Những vật đã sanh ra rồi, còn lưu lại trong một thời gian , chưa diệt. 

13. Lão:Già, suy yếu gần chết. 

14.Vô thường: Không thường, biệt danh của chết. 

15. Lưu chuyển:Xoay vần, nhơn quả trước sau nối nhau không dứt. 

16. Định vị:Nhơn quả lành, dữ kkhác nhau, không lộn lạo. 

17. Tương ưng:Ưng thuận với nhau. Như nhơn nào quả nấy, cân xứng với nhau. 

(Hỏi: Cả 24 món, đều gọi là "Bất tương ưng hành" tại sao món thứ 17 này lại gọi là "Tương ưng"? Đáp: - Nói "Bất tương ưng" là để phân biệt 24 món này, không phải là tương ưng Tâm sở. Còn về món thứ 17 này mà gọi là "Tương ưng", là do Sắc, Tâm và Tâm sở hoà hợp mà nói, nên không đồng với "Tương ưng Tâm sở" trước). 

18. Thế tốc:Các pháp hữu vi xoay vần mau lẹ như chong chóng. 

19. Thứ đệ:Thứ lớp, trật tự không có lộn lạo. 

20. Thời:Thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai. 

21. Phương:Không gian: Đông, tây, Nam, Bắc, tứ duy, thượng hạ. 

22. Số:Số lượng. Như: một, hai, ba, bốn cho đến trăm, ngàn v.v... 

23. Hoà hợp tánh:Các duyên hoà hợp không có trái nhau. 

24. Bất hoà hợp tánh: Những pháp chống trái, không hoà hợp với nhau. 

Nói tóm lại, từ trước đến đây đã kể 94 pháp: 8 món Tâm vương, 51 món Tâm sở, 11 món Sắc pháp, 24 món Bất tương ưng hành, đều thuộc về pháp hữu vi có sanh diệt biến đổi. Sáu pháp sau đây thuộc về vô vi. 

Chữ "Hữu vi" là những gì có tạo tác, có sanh diệt, không thường còn. "Vô vi" là những gì không tạo tác, không sanh diệt, không tăng giảm, vắng lặng thường còn. 

***

V. VÔ VI PHÁP

(CÓ 6 MÓN)

Pháp Vô vi không sanh diệt, không biến đổi, không phải như các pháp hữu vi là Tâm vương, Tâm sở, Sắc pháp, Bất tương ưng hành có sanh diệt biến đổi. Do các pháp hữu vi (94 món) diệt rồi, thì pháp vô vi mới hiện bày (Tứ, sở hiển thị cố). 

Thật ra, vô vi không phải có 6 pháp, song vì theo từng khía cạnh của nó để giải thích, nên đặt ra 6 tên. 

1. Hư không vô vi:Chơn như hay Pháp tánh, không thể dùng ý thức suy nghĩ hay lời nói luận bàn được. Nó phi sắc, phi tâm, không sanh diệt, không cấu tịnh, không tăng giảm nên gọi là "Vô vi". 

Bởi nó không ngã, không pháp, rời các cấu nhiễm, rỗng rang như hư không, nên gọi là "Hư không vô vi". Đây là theo thí dụ mà đặt tên. 

2. Trạch diệt vô vi:Do dùng trí huệ vô lậu, lựa chọn diệt trừ hết các nhiễm ô, nên chơn như vô vi mới hiện. Vì thế nên gọi là "Trạch diệt vô vi". 

3. Phi trạch diệt vô vi:Vô vi không cần lựa chọn diệt trừ các phiền não. Có hai nghĩa: 

a) Tánh chơn như vốn thanh tịnh, không phải do lựa chọn diệt trừ các phiền não nhiễm ô mới có, nên gọi là "Phi trạch diệt". 

b) Các pháp hữu vi tạp nhiễm, vì thiếu duyên không sanh khởi, nên pháp vô vi được hiện. Bởi thế nên gọi "Phi trạch diệt". 

4. Bất động diệt vô vi:Đệ tứ thiền đã lìa được ba định dưới, ra khỏi tam tai (đao binh tai, hỏa tai, thuỷ tai) không còn bị mừng, giận, thương, ghét ...làm chao động nơi tâm, nên gọi là "Bất động diệt". 

5. Thọ tưởng diệt vô vi:Khi được Diệt tận định, diệt trừ hết "thọ" và "tưởng" tâm sở nên gọi là "Thọ tưởng diệt vô vi". 

6. Chơn như vô vi:Không phải Vọng, gọi là Chơn (không biến kế sở chấp); không phải điên đảo gọi là Như (không y tha khởi), tức là thật tánh của các pháp (Viên thành thật). 

Trong luận Đại Thừa Trăm Pháp này, ngoại nhơn hỏi hai câu: 

- Tất cả pháp là gì? 

- Thế nào là không thật (vô ngã)? 

Từ trước đến đây, Luận chủ lược nói 100 pháp, để trả lời câu hỏi thứ nhất rồi, sau đây trả lời về câu hỏi thứ hai. 

PHẦN THỨ HAI

NÓI "KHÔNG THẬT" (VÔ NGÃ)

Chánh văn

Nói "không thật" (vô ngã), tóm có 2 loại: 

- Nhơn (người ) không thật. 

- Pháp (vật) không thật. 

Người đời chấp tất cả các pháp có thật, tức là chấp Ngã (Thật). Chấp Thật (Ngã) có hai: 

1. Nhơn (người) thật. 

2. Pháp (vật) thật. 

Chấp thân này thật có, gọi là Nhơn thật. Chấp núi sông tất cả các cảnh vật bên ngòai thật có, gọi là Pháp thật. 

Do chấp thật có (ngã) nên sanh ra tham, sân, si rồi tạo ra các nghiệp, sanh tử luân hồi trong lục đạo. Bởi thế nên Phật nói: 

"Tất cả Pháp không thật". 

Nói "Tất cả pháp" tức là bao trùm cả loài hữu tình và vô tình. Loài hữu tình không thật có là "Nhơn không thật". Loài vô tình như hoàn cảnh, sự vật không thật có, là "Pháp không thật". 

KẾT LUẬN 

Từ trước đến đây, lược nói 100 pháp thì đã bao trùm Nhơn và Pháp. Phàm phu chấp cả Nhơn và Pháp đều thật có. Tiểu thừa chỉ chấp Pháp là thật có. 

Trong luận này nói: 8 món Tâm vương là tự thể của thức và hơn tất cả (nhứt thế tối thắng cố). 51 món Tâm sở là phần sở hữu và tương ưng của thức (dữ thử tương ưng cố). 11 món sắc pháp là phần hình bóng, do Tâm vương và Tâm sở hiện ra (nhị sở hiện ảnh cố). 24 món Bất tương ưng hành là do ba phần: Tâm vương, Tâm sở và Sắc pháp, phân chia ngôi thứ sai khác mà giả lập (tam, phận vị sai biệt cố). 6 món vô vi là do 4 món hữu vi trên (Tâm vương, Tâm sở, Sắc pháp và Bất tương ưng hành) diệt hết mà hiện bày ra, tức là thật tánh của thức (tứ, sở hiển thị cố). 

Bởi thế nên biết: Người đời chấp "Nhơn thật có" và "Pháp thật có" đều không ngoài thức. Do đó mà đức Thế Tôn nói: 

"Tất cả Pháp không thật" (Vô ngã). 

Và "Muôn Pháp Duy thức". 

Viết xong lại Phật Học Đường Nam Việt 

Rằm tháng 6 năm Kỷ Hợi (1959)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2012(Xem: 15321)
8 Điểm Gặp Gỡ Kinh Nam và Bắc Tạng
06/06/2012(Xem: 11004)
Tứ Diệu Đế - bài giảng của HT Thích Chơn Thiện
06/06/2012(Xem: 11629)
Kinh Địa Tạng được trích dịch từ kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận, cuốn một tập 13 của Hán tạng, từ trang 721 đến 726 (Bản dịch của T.T. Trí Quang, Sài Gòn, 1976). Kinh này thuộc thời đại phát triển Đại thừa, khoảng từ đầu kỷ nguyên Tây lịch trở về sau. Đức Thế Tôn đã nói Kinh này cho Thánh Mẫu Ma-gia ở cung trời Đao Lợi trước lúc Thế Tôn và Niết-bàn.
11/01/2012(Xem: 5872)
Như thật tôi nghe. Một thời đức Phật ngự tại Ngưu Đầu Chiên Đàn tinh xá thuộc thành Cứu Cáp cùng các vị đại Tỳ-khưu nhóm hội đầy đủ và Thiên long bát bộ cung kính vi nhiễu chiêm ngưỡng mà an trụ.
11/01/2012(Xem: 5258)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại cung trời Tịnh Cư, cùng các vị đại Bồ-tát ma-ha-tát và vô lượng Tịnh Cư Thiên tử, trước sau đoanh vây, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chiêm ngưỡng Như Lai.
11/01/2012(Xem: 24804)
Kinh Lăng Nghiêm Công Phu Khuya Giọng tụng của cố HT Thích Nhật Liên
17/11/2011(Xem: 5960)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Đại Bồ-đề Đạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người đều câu hội đầy đủ, lại còn có tám vạn bốn ngàn Đại Phạm Thiên tử cũng ở tại đạo tràng này. Tất cả đều vi nhiễu chiêm ngưỡng đức Thế tôn.
07/11/2011(Xem: 10072)
Ngày nay Thế Tôn đã tự giác ngộ thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác, thương xót thế gian, che chở hộ trì, làm chỗ nương tựa cho cả thế gian, thương mọi chúng sinh y như con một.
07/11/2011(Xem: 5491)
Mettâ-suttalà một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi" , thế nhưng chữ mettâtrong tiếng Pa-li không có nghĩa là từ bimà chỉ có nghĩa là lòng tốt, lòng từ tâm, lòng thương yêu. Các bản dịch sang các ngôn ngữ Tây phương thì mang tựa là: Discourse on Loving Kindness, Discourse on Good Will, Discourse on Friendliness, Discours sur la Bonté, Discours sur la Bonté Bienveillante, Discours sur l' Amour Bienveillant v.v...,tóm lại tất cả đều có nghĩa là Bài thuyết giảng vềLòng Tốt, Lòng Thiện Cảm, Tình Thương Yêu...
26/10/2011(Xem: 5067)
Lúc bấy giờ đức Thích-ca Mâu-ni ở cung trời Tịnh Cư dạy ngài Văn-thù-sư-lợi đại Bồ-tát và tứ chúng, bát bộ Du không đại thiên, Cửu chấp thất diệu, mười hai cung thần, hai mươi tám vì tinh tú, nhật nguyệt:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]