Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh thần nội hàm của Kinh Tạp A Hàm

03/04/201319:36(Xem: 7537)
Tinh thần nội hàm của Kinh Tạp A Hàm

Tinh thần nội hàm của Kinh Tạp A Hàm


TN Dũng Liên dịch

Nguồn: Quách Thủ Nhân trước tác.TN Dũng Liên dịch

Kinh Tạp A Hàm là một trong tứ A Hàm. Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, năm trăm đại đệ tử kết tập kinh điển ở thành Diệp Quật, những kinh điển sau khi được thẩm định, mới chính thức trở thành chuẩn mực tu tập cho hàng Thánh chúng. Trong đó, những pháp thoại mà Đức Thế Tôn chỉ dạy cho hàng đệ tử và Thiên long bát bộ hoặc ngoại đạo, như những phương pháp tu hành thực tiễn và các đệ tử làm thế nào để noi gương đức hạnh của Thế Tôn, được kết tập gọi là Tạp A Hàm. Ngoài ra, đem những pháp cú đơn giản trong kinh A Hàm, hoặc ghi chép những câu chuyện nhân duyên, rút ra nội hàm của giáo pháp Thế Tôn, hoặc thêm vào các đức hạnh tiền kiếp của Thế Tôn và đệ tử của Ngài trong đời trước và những kỳ tích đức hạnh của kiếp này, tập hợp lại thành kinh Trung A Hàm và Trường A Hàm. Lại để tiện lợi cho việc trì tụng và ghi nhớ, chư Thánh đệ tử của Thế Tôn đã đem những kinh điển mang tính thứ tự số mục xếp thành Tăng Nhất A Hàm. Trong Tam tạng giáo điển, thì Tứ A Hàm đ���c bi���t đại biểu cho ngôn hành thân giáo của Đức Thế Tôn, khiến cho đàn hậu học khi đọc kinh này, cảm thấy mình như đang gần gũi thân thiết với từng tiếng nói hơi thở của Đức Từ Phụ cao cả.

Trong Tạp A Hàm, chúng ta thấy Đức Thế Tôn đem trí tuệ giác ngộ của mình truyền dạy cho chúng xuất gia và tại gia, hoặc Bà la môn, hoặc Thiên long bát bộ, Ngài dạy họ phương pháp viễn ly sắc dục để đoạn tận phiền não mà chứng đắc Niết bàn giải thoát.

Nhìn chung, tinh thần và nội hàm bản kinh, phân làm 6 phần:

Một là Không phóng dật

Thái độ tu hành không phóng dật khiến cho nội tâm luôn bài trừ vọng niệm ngoại duyên, chuyên tâm vào chánh niệm. Như kinh số 37, Thế Tôn dạy chư đệ tử phải khéo nhiếp tâm niệm, an trú tứ niệm xứ, như có một người tham sống sợ chết, tay vin vào một cái bát đựng đầy dầu, theo sau là một người chờ nếu có một giọt dầu rơi xuống, thì lập tức rút dao chém chết người ấy, người ấy cho dù đi ngang qua con đường đầy những dục vọng quyến rũ của thế gian, thì vẫn không dám lơi tâm thất niệm, không dám quên cái bát dầu, không dám nhìn đông ngó tây. Lại như trong kinh số 1004, Thế Tôn dạy các đệ tử rằng, mỗi ngày trì bình khất thực, nếu không khéo hộ trì các căn, tâm không chánh niệm, như vậy nếu gặp nữ giới sẽ dễ dàng khởi tâm bất chánh, sanh lòng tham dục. Ngoài ra, trong kinh số 266, Thế Tôn còn rõ ràng chỉ ra… "việc ta đã làm, các con nay cũng phải làm theo, dưới gốc cây, trong căn nhà trống thanh tịnh, giữa đồng nội yên tĩnh, hãy xa lìa tục sự, trải tòa mà ngồi, hãy nỗ lực thiền định, cẩn thận chớ buông lung, chớ để hối hận về sau".

Hai là Tự lực

Hãy tự mình là hải đảo của chính mình, tự mình cầu giải thoát và tư duy, không nên rong ruỗi tìm kiếm bên ngoài. Như trong kinh số 266 chép, người có trí tuệ dùng sức mạnh của mình để né tránh rắn độc và giặc hại, lại tự mình tạo chiếc bè để vượt qua khỏi dòng nước xoáy, để đến bờ bên kia an ổn khoái lạc; lại như trong kinh số 269, Thế Tôn dạy các Tỳ kheo phương pháp giải thoát, cần phải ở nơi vắng vẻ chuyên tâm tư duy chánh tri chánh kiến, mới là con đường độc nhất giải thoát tâm linh ra khỏi những vướng mắc ái dục. Ngoài ra, kinh số 1355 còn chép một đoạn đối thoại giữa Thiên thần với một vị Tỳ kheo, biểu hiện tinh thần tu đạo là nên nương vào tự lực. Câu chuyện như sau, có một vị Tỳ kheo con mắt bị bệnh, nghe lời khuyên của thầy thuốc ngồi bên hồ nước ngửi mùi thơm của hoa để trị bệnh, bị chủ nhân của hồ nước - Thiên thần xem như là người ăn trộm. Thiên thần nói với vị Tỳ kheo đó rằng, giống như người có chiếc áo tinh khiết, chỉ cần dính một ít nhiễm ô cũng khiến người khác chú ý, cũng vậy, nay ông giữ giới nghiêm mật, nhưng sao lại bị đánh lừa, bị quyến rũ bởi hương thơm của hoa? Ông cần phải nhiếp tâm thanh tịnh, chánh niệm tĩnh giác hơn. Sau khi nghe lời khuyên như vậy, vị Tỳ kheo đó nhờ vị Thiên thần nên thường nhắc nhở mình, Thiên thần lại đáp: "Tôi không phải là người hầu của ông, ông nên tự biết nên làm thế nào để chế ngự vọng tâm của mình".

Ba là cứu cánh

Đức Thế Tôn chỉ bảo cho chúng ta mục đích của sự tu hành là cầu giải thoát. Như trong kinh số 797, Thế Tôn dạy bảo cho chúng ta con đường tu tập vượt khỏi trói buộc thế gian là con đường tu tập Thánh đạo tám ngành, và Ngài chỉ rõ ra rằng, con đường thù thắng của Thánh đạo tám ngành là vượt lên tất cả sinh tử luân hồi.

Bốn làTrí huệ

Giáo pháp mà Thế Tôn khai thị trong kinh, đều dùng phương pháp lôgíc "nhân duyên quả". Như trong kinh số 324, Đức Thế Tôn chỉ dạy giáo pháp nhân duyên. Ngài dạy: "Nếu chư Phật xuất hiện hoặc không xuất hiện giữa thế gian này, thì pháp duyên khởi này vẫn là thường trú, Như Lai nhờ giác ngộ giáo pháp này mà thành Vô Thượng Chánh Giác, rồi truyền bá chân lý này cho nhân gian, qua đó chỉ ra cho chúng sanh con đường đi đến giác ngộ". Điều này chứng minh rằng, Đức Phật chỉ giác ngộ mối quan hệ lôgíc nhân duyên quả của vạn sự vạn vật trên thế gian này, rồi đem sự chứng nghiệm hạnh phúc tối thượng này truyền đạt cho nhân gian.

Ngoài ra, nội hàm tinh thần của trí huệ này biểu hiện một cách sinh động, trong kinh có nhiều dẫn chứng Đức Thế Tôn tùy căn cơ khai thị thuyết pháp và đệ tử tùy căn cơ mà chứng ngộ có sai khác nhau, để chỉ rõ tầm quan trọng của trí huệ trong quá trình tu tập; chẳng hạn như trong kinh số 1352, chứng minh về sự tùy cơ dụng công, câu chuyện như sau: Có một vị Tỳ kheo đêm về ngủ trong một khu rừng. Bấy giờ có một người ăn trộm dưa bên rừng thấy trăng sáng hiện ra, lập tức ứng khẩu làm một bài thơ "Trăng sáng mày chớ ra, đợi ta hái xong dưa, ta đem dưa đi rồi, mặc tình mày ẩn hiện". Vị Tỳ kheo ấy nghe rồi, tâm nghĩ rằng, ngay cả đứa ăn trộm cũng có thể làm thơ, ta lẽ nào không biết sao? Liền ứng khẩu làm một bài thơ "Ác ma mày chớ xuất hiện, đợi ta đoạn phiền não, phiền não đoạn xong rồi, mặc tình mày ẩn hiện". Sau khi đọc xong bài thơ thì vị Tỳ kheo ấy lặng lẽ đi sâu vào thiền định.

Năm là tính nhân gian

Quan hệ nhân duyên quả vốn là bản chất của thế gian, vì thế chỉ cần hiểu được mối liên quan chằng chịt của vạn sự vạn vật, rồi chỉ cần tự mình tinh tấn tư duy thể nghiệm, thì có thể thành Thánh thành Phật. Chính ngay Đức Thế Tôn cũng vậy, Ngài chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề ngay sau khi chứng nghiệm nguyên lý duyên khởi. Điều này thể hiện tính chất bình dị gần gũi dễ thân cận của giáo lý Thế Tôn khai thị, nó chẳng phải cao xa huyền bí mà con người không thể tiếp cận, mà là ngay trong cuộc sống đời thường, chỉ cần y theo pháp này mà quán chiếu tu tập, thì có thể siêu việt phiền não sanh tử luân hồi và hướng đến giải thoát giác ngộ. Trong kinh số 84, Đức Thế Tôn còn nhiều lần khai thị: "… Chớ khác với người thế tục…", có nghĩa Ngài muốn nói rằng, Ngài cũng giống như người thế gian, chỉ khác là Ngài đã thấu triệt chân lý thế gian và đã đạt được hạnh phúc tối thượng mà thôi. Trong kinh số 69, Thế Tôn dạy rằng, khi phàm phu và Thánh nhân trúng mũi tên, cả hai đều mang nỗi đau đớn của thân xác, Thánh nhân không phải vì đã chứng nghiệm giáo pháp mà không cảm thấy đau, chỉ khác là Thánh nhân không bị cái đau của tham sân làm chi phối chánh niệm mà thôi, cho nên tránh được nỗi khổ của tâm.

Sáu là Tính nhất quán

Bổn kinh ghi chép rất nhiều về sự nghiệp truyền giáo của Thế Tôn trong 49 năm, mà những tư tưởng như là "duyên khởi", "Tứ thánh đế", "Thập nhị nhân duyên", "Bát chánh đạo", "Tứ niệm xứ", "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" và "Trung đạo" v.v… lại thông suốt toàn bộ kinh, nó bàng bạc trong các thời thuyết pháp cho bất luận đệ tử hay ngoại đạo. Có thể thấy, thông qua kinh Tạp A Hàm, chúng ta hiểu được tính chất viên mãn của giáo lý Thế Tôn, không thể vì người nghe, sự việc, thời gian địa điểm không đồng nhau mà nội dung khác nhau.

Toàn bộ tinh thần nội hàm: không phóng dật, tự lực cứu cánh, trí huệ, nhân gian tính và nhất quán, chính là động lực tinh thần không thể thiếu khi chúng ta đang học Phật cầu đạo; trông mong chúng ta nghe những pháp môn thực tiễn tu hành mà Đức Thế Tôn đã chỉ dạy trong kinh A Hàm, đều nên giống như vị Tỳ kheo ở trong kinh: "Nghe xong lời Phật d���y, tín thọ hoan hỷ phụng hành".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2012(Xem: 4257)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại cung trời Tịnh Cư, cùng các vị đại Bồ-tát ma-ha-tát và vô lượng Tịnh Cư Thiên tử, trước sau đoanh vây, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chiêm ngưỡng Như Lai.
11/01/2012(Xem: 21638)
Kinh Lăng Nghiêm Công Phu Khuya Giọng tụng của cố HT Thích Nhật Liên
17/11/2011(Xem: 4950)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Đại Bồ-đề Đạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người đều câu hội đầy đủ, lại còn có tám vạn bốn ngàn Đại Phạm Thiên tử cũng ở tại đạo tràng này. Tất cả đều vi nhiễu chiêm ngưỡng đức Thế tôn.
07/11/2011(Xem: 8909)
Ngày nay Thế Tôn đã tự giác ngộ thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác, thương xót thế gian, che chở hộ trì, làm chỗ nương tựa cho cả thế gian, thương mọi chúng sinh y như con một.
07/11/2011(Xem: 4607)
Mettâ-suttalà một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi" , thế nhưng chữ mettâtrong tiếng Pa-li không có nghĩa là từ bimà chỉ có nghĩa là lòng tốt, lòng từ tâm, lòng thương yêu. Các bản dịch sang các ngôn ngữ Tây phương thì mang tựa là: Discourse on Loving Kindness, Discourse on Good Will, Discourse on Friendliness, Discours sur la Bonté, Discours sur la Bonté Bienveillante, Discours sur l' Amour Bienveillant v.v...,tóm lại tất cả đều có nghĩa là Bài thuyết giảng vềLòng Tốt, Lòng Thiện Cảm, Tình Thương Yêu...
26/10/2011(Xem: 4144)
Lúc bấy giờ đức Thích-ca Mâu-ni ở cung trời Tịnh Cư dạy ngài Văn-thù-sư-lợi đại Bồ-tát và tứ chúng, bát bộ Du không đại thiên, Cửu chấp thất diệu, mười hai cung thần, hai mươi tám vì tinh tú, nhật nguyệt:
18/10/2011(Xem: 3969)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ngự ở chỗ Mâu-ni tiên tại núi Khư-la-đề-gia, cùng chúng đại Tỳ-khưu, đầy đủ vô lượng vô số Thanh văn đại chúng, Bồ-tát Ma-ha-tát vô lượng vô biên không thể tính kể.
02/10/2011(Xem: 3915)
Trong thời gian Đức Phật cùng với các bí-sô an trú tại nước Xá-vệ, một hôm Ngài bảo: - Này các thầy! Hôm nay ta sẽ giảng giải cho các thầy biết một loại Pháp ấn siêu việt. Các thầy nên phát khởi tri kiến thanh tịnh, lắng lòng nghe nhận, chú tâm ghi nhớ rồi suy nghĩ cho thật thấu đáo.
22/08/2011(Xem: 4122)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc, cùng với các vị đại Tỳ-kheo gồm 1250 người đều câu hội đầy đủ. Lại có các vị đại Bồ-tát do ngài Kim Cang Thủ làm thượng thủ. Bấy giờ đức Thế tôn dạy Kim Cang Thủ Bồ-tát Đại Bí Mật Chủ rằng: “Như ông ở bổn bộ gọi là Kim Cang bộ, trong Trì minh tạng có pháp bí mật tối thượng thậm thâm. Chúng sanh thức cạn, căn khí hẹp hòi nên khó tin khó hiểu bí mật nghĩa. Như trước ông đã nói pháp khó tin khó hiểu. Ông không y pháp thì chẳng phải là Thánh nhân, cũng gọi là bất thiện, cũng gọi là nan điều.
10/08/2011(Xem: 3979)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la, chiêm-bác-ca, a-du-ca, Cực giải thoát. Lại có vô lượng các cây báu xen nhau trang nghiêm chung quanh, hương thơm hoa đẹp, cỏ lạ mềm dịu nơi nơi đều có. Lại có vô lượng suối ao khe báu, có nước tám thứ công đức đầy dẫy, trong ấy các hoa đơm trổ trang sức một cách rất thích thú.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567