Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CÂU HỎI
PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP
NGÀY 29/12/2024

 

  1. Kính bạch Thầy, xin Thầy giải thích cho con 3 chữ “Chuyển Pháp Luân” nghĩa là gì? Tại sao gọi là Chuyển Pháp Luân? Con xin cảm ơn.
  2. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Kính xin quý Thầy Cô hoan hỷ con xin hỏi và giải đáp cho con thông hiểu có phải bài pháp Tứ Diệu Đế là bài pháp đầu tiên đức Phật giảng pháp hay không? A Di Đà Phật.
  3. Kính bạch Thầy, xin quý Thầy giải thích cho con hiểu về hiện tượng Ngũ Ấm Ma? Làm thế nào để không lọt vào Ngũ Ấm Ma khi thực hành thiền định? Con xin cảm ơn quý Thầy!
  4. Nam Mô A Di Đà Phật, Kính thưa quý Ngài, xin cho con hỏi, mỗi năm vào rằm tháng 7 con thường đem đồ vào cúng cho cô hồn. Thí dụ như bánh trái được bao bọc, v.v… bạn con nói là phải mở ra vì cô hồn ăn bằng súc thực. Nếu không mở ra thì họ không dung được có phải vậy không ạ?

Và đừng cúng đồ chơi, sách học, v.v… mì gói, gạo, đồ sống thì họ đang chịu hình phạt thì làm sao sử dụng được, không thực tế lắm. Mong quý Thầy hoan hỷ giải đáp dù cho con hiểu thêm.

Kính chúc quý ngài sức khỏe luôn là bóng cây che mát cho hàng Phật tử chúng con. Nam Mo A Di Đà Phật.

  1. Xin Chư Tôn Đức cho chúng con biết là Giáo Hội Phật Giáo Úc Châu – Tân Tây Lan đến năm 2024 có thêm hoặc mất thành viên nào không? Con xin thành kính cảm tạ.
  2. Kính bạch Thầy! Công việc của con liên quan đến nhiều người có năng lượng ÂM, vậy con có bị ảnh hưởng lây năng lượng ÂM của họ và ảnh hưởng đến con đường tu tập của con không ạ? Con xin cảm ơn Thầy!
  3. Nam Mô A Di Đà Phật, con chúc quý Ngài pháp thể khinh an chúng sanh dị độ luôn là bóng cây che mát cho chúng con. Thưa Thầy, Thầy hoan hỷ hướng dẫn cho con, làm cách nào để giảm bớt tánh sân si và tánh kiêu ngạo. Con xin cảm ơn quý Thầy.
  4. Kính bạch Thầy, tại sao khi khai kinh phải tụng Kinh Chú Đại Bi đầu tiên? Và xin Thầy giải thích cho con hiểu về những vị Bồ tát trong kinh Chú Đại Bi? Nam Mô Hoan Hỷ Bồ Tát.
  5. Kính bạch Thầy, dạ con nghe nói tụng kinh Pháp Hoa mỗi ngày với sự thành tâm, thì phát ra hơi thở luôn thơm tho có đúng không ạ?
  6. Kính bạch Đại lão Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, con xin được giải nghĩa những từ Hán-Việt trong các câu’

Nguyện dĩ thử công đức

Phổ cập ư nhứt thiết

Ngã đẳng dữ chúng sanh

Giai cộng thành Phật đạo.

Con rất hoan hỉ được giải thích ạ.

  1. Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Thượng tọa, Chư tôn Đại đức, Tăng Ni.

Trong kinh đệ tử Phật hỏi:

Như Lai có tồn tại sau khi nhập niết bàn không? Và Như Lai không trả lời. Con có câu hỏi, con nằm mơ thấy người thân đêm 14/7 (vu lan), trong giấc mơ người thân có nói “người mất rồi phải ốm chứ con”

Vậy con xin hỏi người thân đã được vãng sanh chưa? Nếu chưa con phải làm gì? Xin Chư Tôn hoan hỷ giải thích cho con hiểu. Nam Mo A Di Đà Phật.

  1. Kính bạch Thầy, con xin hỏi 1 câu về THIỀN TẬP.

Nhiều người có kinh nghiệm trong việc thiền tập luôn nhắc nhở con muốn thiền tập cần tìm đúng Thầy, đúng phương pháp để tránh Tẩu Hỏa Nhập Ma. Con đang thiền hang ngày theo phương pháp Vipassana của Thầy Thích Nhất Hạnh thì có đúng không ạ? Con xin cảm ơn!

  1. Kính lạy Đại lão Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni

Con xin bạch hỏi: Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát là tên một vị Bồ tát hay các vị Bồ tát trong bốn biển mười phương. Con rất hoan hỉ khi được giải đáp ạ.

  1. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát

Con kính bạch Sư phụ giải thích thắc mắc của con là:

  1. Theo sự hiểu bieesgt nhỏ nhoi của con về khoa học thì muốn sống ở một lục địa nào đó thì con người phải thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở nơi đó. Và chỉ có trái đất là hành tinh duy nhất để thích hợp với con người. Vậy thì khi 1 người được về cõi Cực Lạc thì người đó có mang thân xác của 1 con người bình thường hay không?
  2. Cõi Cực Lạc ở hành tinh nào?
  3. Làm sao để đến được và bằng phương tiện nào? Mô Phật. Cảm ơn Thầy.
    1. A Di Đà Phật

Bạch Thầy, xin Thầy hoan hỷ cho con hỏi:

Chuyện là: Con có 1 đứa con gái, nó học rất giỏi, rất tốt với mọi người. Còn đối với con, lúc nào cũng cản lại, ngộ cái là con rất thương nó bây giờ con phải làm sao cho cháu biết đến chùa ăn chay niệm Phật, vì mỗi lần ăn phải có thịt cháu mới chịu.

Mô Phật con cảm ơn Thầy.

  1. A Di Đà Phật

Con xin Sư phụ giải đáp thắc mắc về con thấy đức Phật Bổn Sư để tóc nhưng quý Thầy cạo tóc con đội ơn Thầy.

  1. Nam Mô A Di Đà Phật

Con xin hỏi Nam xuất gia gọi là Thầy. Lớn tưởi hơn gọi là Sư phụ hay Ôn. Vậy thì Nữ nếu tu lên cao có được gọi là Thầy không? Tại sao Nữ vẫn luôn dưới cấp bậc Thầy? Con coi hỏi sao Not Fair vậy mẹ? Tại sao mình không gọi là Thầy mà gọi là Sư Cô. Con xin Thầy và Cô giải thích giúp con.

  1. A Di Đà Phật

Con có người bà sống chung với con từ nhỏ tới giờ. Con rất yêu quý bà nhưng bây giờ vì chướng nghiệp duyên gì mà con không còn yêu thương người bà của con nữa. Xin cho lời khuyên làm thế nào để bà cháu con được yêu thương như xưa. A Di Đà Phật.

  1. Xin Thầy giải thích về Kinh, Kệ và Chú, ví dụ như

-          Hình thức/nội dung

-          Mục đích

-          Ngôn ngữ, có khi tiếng Việt, tiếng Phạn hoặc cả hai (khi nào, tại sao?)

-          Phương pháp thực hành Kinh, Kệ, Chú như thế nào cho đúng

-          Ý nghĩa, phát âm, nhịp điệu, tone cao thấp cái nào là quan trọng nhất khi đọc kinh kệ chú.

-          Chú có phải là kênh liên lạc thông tin với nguyên gốc (Phạn?) mà không thể dịch ra tiếng bản xứ?

-          Chú của Phật khác với thần chú và bùa ngãi của thầy pháp thế nào?

  1. Phật đã giải thích về chúng ta và thế giới đang sống. Vậy Phật có bao giờ đề cập đến ai khởi tạo và sắp xếp thế giới vật chất (trời, đất, sinh vật, mặt trời, …) này theo trật tự như hiện nay?
  2. Đức Phật nói như thế nào về giấc mơ khi ngủ:

-          Giấc mơ là gì?

-          Phật tử có cần quan tâm, tìm hiểu giấc mơ hàng ngày của mình không? Ác mộng hay mộng lành có nói lên điều gì không?

-          Các vị thánh (Tỳ kheo, Bồ tát, …) không cần ăn, ngủ nữa phải không? Vậy thì các vị thánh không bao giờ được nằm mơ nữa phải không?

Y pháp bất y nhơn

Y nghĩa bất y ngữ

Y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh

Y trí bất y thức

  1. A Di Đà Phật

Kính bạch Thầy, dạ con có một con trai không được ngoan ngoãn. Có Phật tử khuyên con lạy sám hối với con trai con. Con xin Thầy cho con được hiểu con là mẹ lay sám hối với con trai con có đúng không ạ? Tại sao con lại lạy sám hối mà không phải là con trai của con thưa Thầy?

A Di Đà Phật. Con xin tri ân Thầy chỉ dạy cho con.

  1. Kính bạch Thầy! Xin Thầy hoan hỉ chia sẻ cho chúng con những chướng ma mà làm cho thầy cảm thấy khó khăn nhất để vượt qua trên bước đường tu tập của Thầy và những cách mà Thầy đã làm để vượt qua để Phật tử chúng con thực hành theo trong bước đường tu học.

Nam Mô A Di Đà Phật.

  1. Kính bạch Thầy

Phật tử gặp nhau, chấp tay vái nhau có ý nghĩa gì?

  1. Kính bạch Thầy, daj con xin được hỏi lại mỗi ngày con lạy Kinh Diệu Pháp Liên Hoa từng chữ một. Ngày nào con bận chưa được có thuận duyên lạy kinh này, gia đình con hay có những chuyện cải vã từ chồng và con. Dạ con xin hỏi có phải là những vị khuất mặt muốn nhắc nhở quay về tu tập không ạ? Dạ con xin thành kính tri ân Thầy chỉ dạy cho con. A Di Đà Phật.
  2. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức

Con không có đặt câu hỏi nhưng con chỉ muốn nêu ý kiến của con về các chương 22-28

Qua những gì con nghe được con cảm thấy các chương này làm cho người nghe rất và sợ về

nữ sắc, “Anh hùng khó qua mỹ nhân quan”, sự thật đã xảy ra trong quá khứ như chuyện “Đổng Trác, Lữ Bố, Điêu Thuyền, Trụ Vương mê Đắc Kỹ hay trong truyện Kiều: Từ Hải”.

Con thấy rằng Đỗng Trác, Lữ Bố và Trụ Vương là những người có uy quyền trong tay, gần như chiếm đoạt Điêu Thuyền và Đắc Kỹ bằng quyền lực rồi lụy vào sắc đẹp của các mỹ nhân mà họ đã cưỡng chiếm, để rồi những mỹ nhân này lợi dụng sư suy mê của họ. Không phải người con gái nào cũng có nhan sắc khuyn thành, những người có ngoại hình xinh đẹp là những người có PHƯỚC BÁO chứ họ không có tội vạ gì cả, họ là NHƯ VẬY, chỉ có những người si mê đắm nhiễm làm lắm điều sai rồi đỗ tội cho người khác, là những người không có CHÁNH NIỆM giống như thấy hoa sen đẹp rồi bước xuống sình lầy để hái hoa đẹp, để rồi chân lúng vào sình lầy không rút chân lên được rồi đỗ lỗi cho hoa sen.

Nếu ta không mong cầu thấy tiền, không đi vào casino thì ta đâu bị thua tiền. Ta phải bỏ tiền mua rượu và rất nhiều tiền để mua thuốc phiện chớ có ai cho không đâu. Ta phải có can đảm lãnh trách nhiệm những hành động của mình theo NHÂN QUẢ.

  1. Trong những ngày lễ PHẬT ĐẢN thường có tượng ĐỨC PHẬT một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và chuyện đức Phật nói “Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn” hay đức Phật bước đi 7 bước dưới chân Ngài hoa sen nở.

Con xin quý Ngài cho biết đó có phải là sự thật hay không?

Hình ảnh này có tương đồng với hình ảnh đức Phật sau khi khất thực, thọ trai rồi rửa chân và ngồi lên tọa cụ.

Nếu có gì bất kính xin quý Tôn Đức từ bi hỷ xả cho con.

  1. Kính bạch Hòa thượng Huyền Tôn, các Phật tử trong ban trai soạn cũng đang được theo dõi trực tiếp qua livestream, kính xin hỏi Hòa thượng có bí quyết tu gì mà Hòa thượng đẹp quá ạ?
  2. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính xin Chư Tôn Đức Hòa Thượng, Thượng Tọa, Chư Tăng – Chư Quý Sư Ni

Nếu khi đi hộ niệm cho một người bạn sắp lâm chung, nếu mình mang một tâm không bình an thanh tịnh, kiêu căng ngã mạn thì người bạn đó có tiếp nhận được những điều tốt lành không? Con xin cảm ơn. Nam Mô A Di Đà Phật.

  1. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Con kính xin quý Thầy giải thích cho con nghĩa của câu chứng được Ba Minh và 8 Giải thoát mà con thường tụng trong Kinh Pháp Hoa.

Nam Mô A Di Đà Phật.

  1. Kính bạch Thầy, tại sao khi Khai kinh phải tụng Chú Đại Bi đầu tiên? Và xin Thầy giải nghĩa cho con hiểu về những vị Bồ tát trong kinh.

Nam Mô Hoan Hỷ Bồ Tát.

  1. Kính bach Chư Hòa Thượng

Con luôn thắc mắc và đau long tại sao Đức Thế Tôn Ngài đã đạt được Chánh đẳng Chánh giác nhưng sao Ngài không có cách nào, ngăn chặn ngoại đạo tiêu diệt Phật giáo sau này?

Nam Mô Hoan Hỷ Bồ tát.

  1. Kính gởi Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn

Nam Mô A Di Đà Phật

Con kính thưa quý Thầy, con tự quán xét thấy mình nghiệp dày phước mỏng trong thời kỳ mạt pháp này, việc tu tập để được chứng đắc và giải thoát là rất khó.

Con xin quý Thầy khai thị giúp con pháp môn Tịnh Độ kết hợp với Thiền Định (Thiền – Tịnh song tu) có phải là pháp ôn thù thắng, có thể giúp giải thoát khỏi vòng luân hồi không ạ?

Thời khóa hành trì tu tập mỗi ngày như thế nào để đạt hiệu quả cao nhật ạ?

Con cảm ơn quý Thầy rất nhiều.

  1. Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch quý Chư Tăng Ni

Con xin hỏi nếu một vị đã xuất gia và sau đó đã xuất tu thì con phải xưng hô như thế nào?

  1. Con xin hỏi trong kinh lúc con tụng có câu này “Gặp người tri thức bạn hiền đồng tu”. Theo con nghĩ tri thức đúng hơn là trí thức. Nhưng một số Chư Tăng lại nói là trí thức, con xin hỏi tri thức hay trí thức?
  2. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính xin quý Thầy cho con hỏi

Trước đây con ở trong chùa với chú, chú có tặng con quyển tập học của chú là Giới Sa Di. Chú tặng con. Con kính xin hỏi con có được đọc và tìm hiểu không?

Vì con nghe nói là Phật tử không được xem đọc giới luật của người xuất gia. A Di Đà Phật.

  1. Kính bạch Thầy,

Thế nào là Đạo Phật? Và Đức Phật dạy tu tập như thế nào để đạt được Chánh Đẳng Chánh Giác?

Nam Mô Hoan Hỷ Bồ Tát

  1. Bạch Thầy, xin vui lòng giải thích thêm
  2. Niệm mà không còn đối tượng niệm và chủ thể niệm
  3. Làm mà không có chủ thể làm và đối tượng làm. Tu mà không có chủ thể tu và đối tượng tu. Vậy dùng phương pháp gì? Để đạt được cách tu mục đích tìm giải thoát.

A Di Đà Phật, con xin cảm ơn Thầy.

Dạ con xin chú thích câu này trong Chương 18.

  1. Kính bạch Thầy, con xin Thầy khai thị giúp con: Cận tử nghiệp đóng vai trò như thế nào trong giây phút hấp hối chuẩn bị qua đời ạ?

Một Phật tử cả đời chăm chỉ tinh tấn tu tập và niệm Phật, tuy nhiên giây phút cận kề cái chết lại nổi sân hận thì có bị đọa vào 3 đường ác không ạ?

Con cảm ơn quý Thầy nhiều ạ!

  1. Kính Thầy!

Con rất tin vào Luật NHÂN QUẢ trong cuộc đời này. Nhưng sao trên thực tế, trong cuộc sống con biết nhiều người làm rất nhiều điều ác (cả suy nghĩ, lời nói và hành động) nhưng họ luôn nhận được QUẢ LÀNH như vẫn sống an nhiên, gặp nhiều điều may mắn. Vậy Luật NHÂN QUẢ ở kiếp sau hay ngay kiếp này ạ?

Con cảm tạ Thầy!

  1. Kính bạch Chư Tôn Thiên Đức

Xin Chư Tôn Đức giải thích 2 pháp tu

-          Hạnh Đầu Đà

-          Khổ Hạnh

Khác nhau như thế nào?

Con thành kính cảm ơn.

  1. Phật Ca Diếp nguyện tu 13 Hạnh Đầu Đà và hiện nay đang hiện diện trong thế giới tục của chúng ta có phải không?
  2. Trong toàn bộ hệ thống Phật pháp của đức Phật, xin Thầy khái quát phần nào là tiền đề (chỉ chấp nhận, không chứng minh), phần nào là lý luận dẫn giải từ các tiền đề hay sự thật nói trên.
  3. Người phàm tục như chúng con có thấy nghe được phép thần thông đạo Phật trong đời thường không?
  4. Kính thưa quý Thầy

Kính thưa quý Ni Sư

Kính thưa các bác, các cô chú, đồng tu con xin thưa, Ba, Mẹ con ngoài 80 tuổi.

Ba, Mẹ, có 6 con gái, 4 con trai. Ngày xưa gia đình nghèo khổ, gia đình rất vui vẻ, hạnh phúc, 2 năm nay gia đình con lục đục, có chuyện tranh tài sản, 2 người con gái theo phe Mẹ, còn lại 8 người con theo phe Ba, tranh chấp tài sản không xong, 2 người con có ý kiến với mẹ, bảo Mẹ ly dị với Bam sẽ được chia tài sản 5, 5 chia đôi tài sản. Từ hôm Mẹ con đưa đơn ra ly dị Ba con, con rất buồn, con rất đau lòng vì Ba Mẹ ngoài 80 tuổi, con giận Mẹ, con không liên lạc thăm Mẹ, nhưng mỗi ngày con cầu nguyện cho Ba Mẹ mạnh khỏe. Con có hỏi, 2 bác lớn tuổi con không liên lạc thăm Mẹ, vậy con có tội không? 2 bác trả lời là coi như hết duyên.

Kính bạch Thầy, kính Ni Sư cho con lời khuyên. A Di Đà Phật.

Con rất đau khổ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2013(Xem: 11046)
Hình chụp ngày 7-7-2010. Hình ảnh Công Trình Xây Dựng Chánh Điện Tu Viện Vạn Hạnh tại thủ đô Canberra, Úc Châu do HT Thích Quảng Ba khai sáng và xây dựng ...
24/06/2013(Xem: 15759)
Chùa Phật Quang là được xem là Chùa gỗ tại Melbourne, và là một ngôi chùa Phật giáo duy nhất ở vùng West Footscray, được Ni Sư Chân Kim thành lập vào năm 1991, sau một năm Ni Sư đến định cư tại Úc. Ni Sư là đệ tử của Sư Bà Huyền Tông, Chùa Bình Quang, Phan Thiết và là đệ tử cầu pháp của Trưởng Lão HT Thích Tâm Châu, Thượng Thủ GHPGVN Trên Thế Giới. Lúc đầu Chùa được thành lập với dạng "cải gia vi tự" với một ngôi nhà 3 phòng ở số 176 Rupert St, West Footscray, Vic 3011. Sau một thời gian sinh hoạt, với số lượng Phật tử ngày càng đông, nên Chùa đã tạo mãi thêm 2 căn hộ sát bên cạnh để mở rộng cảnh quan và đáp ứng nhu cầu thiết thực cho Phật tử các giới, do đó diện tích tổng quát của Chùa hiện nay là 2000m2.
24/06/2013(Xem: 9485)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Fawkner. Đến năm 1995, tu viện mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi tu viện mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức vào ba ngày 10, 11 và 12/10/2003.
24/06/2013(Xem: 9966)
Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 18 (tổ chức tại Tostedt, Đức Quốc, từ 28-7 đến 5-8-2006) Nhiếp ảnh & trình bày: ĐĐ Viên Duy, Sa Di Vạn Ân, Quảng Trì, Diệu Lý, Phổ Trí
24/06/2013(Xem: 8718)
Tu Viện Vạn Hạnh, do HT.Thích Quảng Ba tạo lập tại thủ đô này vào đầu năm 1984, chỉ vài tháng, sau khi Ngài rời trại tỵ nạn Mã Lai để đến định cư tại Úc. Trong 4 năm đầu tiên, rất nhiều khó khăn, Tu viện Vạn Hạnh đã di chuyển sinh hoạt trong một căn hộ thuê nhỏ hẹp. Năm 1987, theo đơn xin dưới đạo luật Church Land Leases Ordinance 1921, Hội Phật Giáo Việt Nam Thủ Đô Canberra do hai Thầy Quảng Ba và Thầy Quảng Trừ làm Chánh/Phó Hội Trưởng Đại Diện, được chính phủ Liên Bang hiến tặng một miếng đất rộng 16,650m2. Năm 1988, từ hai bàn tay trắng, HT Quảng Ba cùng chư Tăng Ni và các Phật tử thuần thành đã quyết định tiến hành việc xây cất một Trung tâm Tu Học Phật Giáo trên mảnh đất này. Đó là một ước mơ mà Thầy đã ấp ủ từ lâu, cùng lúc, vừa phải tiếp tục củng cố tổ chức còn đơn sơ, vừa lo tu tập, lo việc hoằng pháp, từ thiện, giao tế, cứu giúp Giáo Hội quê nhà, vừa lo tổ chức tu học cho Phật tử địa phương và các nơi v.v…
24/06/2013(Xem: 13660)
HT. Thích Tịnh Minh, 123 Craigiciea Ave, St. Albans, VIC 3021, Tel: 03. 9864 0539
24/06/2013(Xem: 17282)
Khai sơn: Hòa Thượng Thích Như Huệ, Trụ Trì:ĐĐ Thích Viên Trí, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Tel: (08) 8847 8477,
24/06/2013(Xem: 9188)
Thượng Tọa Thích Minh Đức, 14 North Cliff Street, Ansonia, CT 06401, Phone: (203) 366-3477, Fax: (203) 736-1740, E-mail: [email protected]
21/06/2013(Xem: 8849)
Hình ảnh sinh hoạt của Phái đoàn hoằng Pháp của Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Đại Đức Thích Nguyên Tạng tại Moscow, Nga (ngày 19-7-2006)
18/06/2013(Xem: 10994)
Tôi về chùa Viên Giác tham dự lễ Phật Đản lần này không rõ là lần thứ mấy. Mặc dù nhằm cơn sốt bóng đá tổ chức ngay tại Đức, số lượng Phật tử về chùa vẫn không thay đổi. Vẫn người qua lại tấp nập. Vẫn khói hương nghi ngút trong lẫn ngoài sân chùa. Vẫn các hàng quán bốc lên mùi thơm của bún „bò“ Huế chay, bắp luộc, bún riêu, phở, chè, cháo v.v.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]