Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Ngôi Chùa Trong Tâm Thức Của Tôi (Bài của HT.Thích Trường Sanh, do Phật tử Diêu Danh diễn đọc)

01/08/202318:03(Xem: 5429)
Những Ngôi Chùa Trong Tâm Thức Của Tôi (Bài của HT.Thích Trường Sanh, do Phật tử Diêu Danh diễn đọc)

Tu_Vien_Quang_Duc (2)

Những Ngôi Chùa
Trong Tâm Thức Của Tôi
HT.Thích Trường Sanh
Phật tử Diêu Danh diễn đọc

 

 

Trong bài thơ Nhớ Chùa của thi sĩ Huyền Không – Thích Mãn Giác có đoạn viết rằng :

 

“Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ thường

 Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung

Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ tông”

 

Tôi được sinh ra tại quận Vinh Lộc nay là Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế, nhà tôi nằm phía đầu chợ, trước chợ là một con sông, bắt nguồn từ phá Tam Giang, chảy qua cửa Thuận An, đến cửa Tư Hiền rồi ra biển. Đoạn sông trước làng xã tôi gọi là Đầm Thủy Tú. Như bao làng và thôn xóm khác, mỗi làng đều có ngôi chùa làng; ngôi chùa làng của tôi có tên là Chùa Từ Duyên, được xây dựng từ thời Vua Thiệu Trị tại làng Diêm Trường- Phụng Chánh, cũng gọi là Diêm Phụng. Chùa Từ Duyên cách nhà tôi đi bộ khoảng mười phút; và về phía Nam khoảng 15 km gần cửa Tư Hiền có ngôi Chùa Thánh Duyên, ngôi chùa nầy được xây trên núi Túy Vân từ thời Vua Minh Mạng. Ở tại Thừa Thiên cố đô Huế, triều đại vua chúa Triều Nguyễn có ba ngôi Quốc Tự đó là: Linh Mụ Quốc Tự, Diệu Đế Quốc Tự và Thánh Duyên Quốc Tự.

 

Từ buổi ấu thơ mỗi khi đi học về, trong thời gian rảnh rỗi tôi thường đến chùa làng Từ Duyên, trước sân chùa có những cây mai vàng và cây hoa sứ. Chùa nhìn ra dòng sông với cảnh sớm chiều nơi miền quê hoang dã, nơi đây có những kỷ niệm của tuổi thời thơ ấu, mà lúc bấy giờ trong tôi chưa biết gì về Đạo Phật, chỉ biết nơi đó là ngôi chùa ở trong làng của tôi. Đạo Phật có mặt tại đất nước Việt Nam đã trên hai ngàn năm, từ thành thị đến thôn quê nơi đâu cũng có ngôi chùa, ngôi chùa không những phụng thờ chư Phật- chư vị Bồ Tát- chư vị Tổ Sư, mà còn phụng thờ các vị Tiền Bối hữu công khai sanh và các họ tộc trong làng.

 

Trải qua nhiều triều đại vua chúa Việt Nam, từ Nhà Đinh – Lê- Lý- Trần, Hậu Lê rồi đến Nhà Nguyễn…, có những lúc Phật Giáo hưng thịnh, và có những lúc suy đồi; sự thịnh suy nầy nó ảnh hưởng đến các hàng vua chúa và mọi tầng lớp người dân không hướng đến sự tu học. Phong trào chấn hưng Phật Giáo vào năm 1929, khắp ba miền đất nước. Phật Giáo được phát triển như những bông hoa tươi thắm, mà trong vườn hoa ấy quê hương tôi lại có thêm một ngôi chùa gọi là Chùa Chánh Giác- Diêm Phụng (Niệm Phật Đường Diêm Phụng). Từ những năm 10–12 tuổi, tôi được tham gia Gia Đình Phật Tử tại ngôi chùa nầy.



Xuan At Mui 2015_Chua Giac Nhien (25)

Xuan At Mui 2015_Chua Giac Nhien (18)
Chùa Giác Nhiên, Tân Tây Lan

 



 

Từ khi tham gia tổ chức Gia Đình Phật Tử thuộc khuôn giáo hội Diêm Phụng, nơi đây tôi có nhiều kỷ niệm với Bác Gia trưởng và các Anh Chị trưởng, trong số nầy có quý anh chị hiện còn, và một số anh chị theo luật vô thường đã vĩnh viễn ra đi. Rồi dần dà hội đủ nhiều thắng duyên, từ khi sống với ông bà nội, ba mẹ dưới mái nhà thân yêu… tôi đã có ý hướng xuất gia, và xin ông bà nội, ba mẹ cho lên ngôi Chùa Tổ Thuyền Tôn. Ngôi chùa nầy được Tổ Sư Liễu Quán khai sơn vào năm 1710 thời Hậu Lê ở núi Thiên Thai, tôi đã sống và tu học tại đây với nếp sống thiền môn quy củ. Nay xa quê hương xứ Huế làm sao tôi có thể không hoài niệm những ngôi chùa mà tôi đã từng sống và tu học như các chùa: Thuyền Tôn, Từ Đàm và Báo Quốc …

 

Rồi nghiệp duyên không thể sống tại quê hương chốn tổ, đành phải cất bước ra đi đến ở xứ trời Tây, phải tạo lập ngôi chùa làm nơi tu học cho chính bản thân mình và quần chúng Phật tử. Ở các nước phương Tây như: Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, Úc Châu và Tân Tây Lan, Chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật tử đã xây dựng nhiều ngôi chùa. Có những ngôi chùa lấy tên hiệu chư Phật, chư Bồ Tát và các vị Tổ Sư đặt tên hiệu cho chùa, hầu mong nhờ ân đức Phật Tổ gia trì trợ niệm để ngôi chùa được phát triển với mục đích hoằng pháp lợi sanh, đó là bổn phận trách nhiệm của người đệ tử Phật.
Tại đất nước Tân Tây Lan nhỏ bé nầy, tôi kiến tạo ngôi chùa lấy tên Giác Nhiên, là Đạo hiệu của Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; là vị Thầy khả kính của Tăng Tín Đồ Phật Giáo Việt Nam và cũng là vị Thầy của chúng tôi, bậc Trưởng Lão Trú Trì Tổ Đình Thuyền Tôn, Huế vào năm 1937. Và Ngài đã viên tịch năm Kỷ Mùi – 1979 tại Tổ Đình Thuyền Tôn Cố Đô Huế.

 

Tại quốc gia Úc Đại Lợi và các tiểu bang khác, Chư Tôn Đức Tăng Ni đã xây dựng các Tu viện- Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất…, đặc biệt ở tiểu bang Victoria tại thành phố Melbourne, Thượng Tọa Tâm Phương đã xây dựng một Tu Viện rất trang nghiêm và đầy đủ các phương tiện, đặt tên là: Tu Viện Quảng Đức. Quảng Đức là Đạo hiệu của một vị Thánh Tăng đã vì Đạo pháp mà thiêu đốt thân mạng vào năm Quý Mão– 1963.

 

Nhạc sĩ Trường Khánh đã viết rằng: “Em về nơi đây, em về nơi đây. Em lắng nghe ngàn thông thì thầm. Con đường nào lên Thiên thai, con đường nào đến tương lai …” Những ai có duyên với Đạo Phật, họ đã tìm đến với ngôi chùa ở thành thị, ở miền quê xa xôi hẻo lánh hay tận núi rừng sâu thẳm; ngôi chùa không hiên ngang như những giáo đường, mà ngôi chùa ẩn mình dưới những rừng cây, để rồi trong gió thì thầm réo gọi những ai muốn tìm về cõi Tịnh, để hòa nhập vào tự tính, mà tự ngàn xưa mãi đến nay dường như đã quên lãng.

 

                                              Chuông chiều lộng gió ngân vang

                                              Lời kinh trầm bổng xóa tan não phiền

                                              Chân tâm tỏa chiếu khắp miền

                                              Từ Tôn tịch mặc lặng yên chốn thiền.

 

Với nguồn sống tâm linh vi diệu, người Phật tử Việt Nam ngược xuôi muôn vạn nẻo đường. Có những lúc tưởng chừng như bị ba đào cuốn trôi theo dòng nước, hay những bước chân ngã quỵ giữa chốn rừng sâu; nhưng nơi ấy, chốn ấy vẫn giữ vững niềm tin hướng về Đức Thế Tôn, vị toàn giác đã khơi sáng ngọn đèn trí tuệ cho nhân thế. Để rồi hơn 26 thế kỷ qua từ miền Bắc Ấn Độ cổ đại xưa, ngọn đèn ấy vẫn chiếu tỏa và đã kiến lập đạo tràng.


 Tu Viện Quảng Đức được xây dựng đến nay đã trải qua 32 năm, gần một phần ba thế kỷ, ngôi Tu Viện nầy đã in bóng giữa chốn trời Tây, với tâm nguyện của HT.Tâm Phương và TT. Nguyên Tạng đó là: “Kiến Pháp tràng ư xứ xứ, phá nghi vọng ư trùng trùng…”

 

Nhân dịp kỷ niệm 32 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức, người cầm bút viết lên đôi dòng để tán thán công hạnh những hành giả đã hy hiến với lý tưởng phụng sự Đạo pháp nơi xứ người và cũng là gợi lại Những Ngôi Chùa Trong Tâm Thức của những ai có nhiều hoài niệm.

 

                                              Mái chùa dưới rặng cây xanh

                                              Mái chùa nuôi dưỡng tháng ngày tuổi thơ

                                              Mái chùa có tự bao giờ ?!...

                                              Mái chùa gợi lại hồn thiêng giống nòi.

 


 



 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 7407)
Mặc dù nhóm chúng tôi chín người từ St. Gallen Thụy Sĩ đến Strasbourg Pháp quốc khởi hành từ 6 giờ sáng nhưng đến nơi sau hơn 3 tiếng rưỡi đồng hồ vẫn bị huốt mất để tôi không kịp thưởng thức màn múa lân vừa mới kết thúc chỉ còn nghe dư âm giới thiệu « múa theo kiểu Âu Châu ». Tôi thắc mắc không rõ múa theo kiểu Âu Châu là kiểu nào, bất chợt nhìn thấy bốn cô gái Pháp và hai cậu Tây trong quần áo múa lân, tôi mới vỡ lẽ và tiếc hùi hụi đã bỏ qua một màn rất độc đáo với con lân…cái và hai « Bà Địa » mà có lẽ từ thời cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi mới nghe thấy. Vì múa lân rất cần thể lực, xưa nay chỉ dành cho lân…đực thôi.
21/05/2017(Xem: 9828)
Lễ Khánh Thành và lễ Phật Đản chùa Phổ Hiền tại Strasbourg Pháp Quốc ngày 20 và 21.5.2017"
20/05/2017(Xem: 8673)
Lễ Phật Đản 2641 (2017) tại Chùa Minh Giác, Sydney
10/05/2017(Xem: 13672)
Lễ Phật Đản 2641 (2017) tại Ni Viện Như Ý
08/05/2017(Xem: 13215)
Năm nay thời tiết Mát-xcơ-va thật thất thường. Đến cuối tháng tư đầu tháng năm rồi mà có lúc tuyết vẫn còn bay bay. Thế nhưng, đúng ngày Hội Phật Giáo Thảo Đường tổ chức đại lễ Phật Đản thì trời hết âm u, trở nên quang đãng, ấm áp và bừng sáng. Nắng rực rỡ chói chang như reo vui báo mừng cho cả các loài chúng sinh một ngày Đại Lễ trọng đại đã đến. Ngày đó cách đây 2641 năm, một vị Đại Thánh Nhân ra đời, một Đấng Toàn Giác đản sanh, đó là Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện để cứu độ chúng sanh, để dẫn dắt tất cả muôn loài vượt qua bể khổ, để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Và hình như trong tôi, trong mỗi người Phật tử tại Moscow chúng ta đều dấy lên niềm hân hoan vô bờ bến. Tựa hồ như muôn ngàn điệu nhạc trời đang hòa tấu trong tâm, giống như bài thơ của một thi sỹ vô danh:
07/05/2017(Xem: 13624)
Vào sáng ngày chủ nhật 07 tháng 5 năm 2017 (ngày 12 tháng 4 năm Đinh Dậu), Niệm Phật đường Fremont, thành phố Fremont, tiểu bang California đã long trọng cử hành Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2561. Tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thái Siêu, Hòa thượng Thích Kim Đài cùng chư Tôn đức Tăng, Ni, thiện nam, tín nữ, Phật tử ở nhiều thành phố miền Bắc tiểu bang California, một số tiểu bang ở Hoa Kỳ và một số tỉnh, thành ở Việt Nam.
07/05/2017(Xem: 17669)
Lễ Phật Dản 2641 (2017) tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
07/05/2017(Xem: 13714)
Lễ Phật Đản 2641 (2017) tại Chùa Khánh Anh, Bagneux, Pháp Quốc
07/05/2017(Xem: 12462)
Chùa Đức Viên, ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2561 vào sáng chủ nhật 07 tháng 5 năm 2017 (ngày 12 tháng 4 năm Đinh Dậu). Đông đảo chư Tôn đức Ni và thiện nam, tín nữ, Phật tử ở thành phố San Jose và các thành phố lân cận đã về chùa dự lễ, tụng kinh, nghe pháp, xem văn nghệ.
04/05/2017(Xem: 9969)
Họp Thường Niên Tăng Già Đức Quốc Tại Tu Viện Viên Đức ngày 2-4/05/2017
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]