Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ Đề Tâm

12/07/201804:13(Xem: 8574)
Bồ Đề Tâm

hoasen3
BỒ ĐỀ TÂM

Thích Chúc Xuân

 

Bồ-đề tâm phát xuất từ chữ ‘bodhicitta’, là một thuật ngữ của Phật giáo Bắc truyền. ‘Bồ-đề’ là phiên âm của chữ ‘bodhi’ (tiếng Pali/Sanskrit), nghĩa là ‘giác’, ‘giác ngộ’, ‘tuệ giác’, tức là hiểu biết các pháp một cách rốt ráo, không có chấp thủ. Bodhi là quả vị giác ngộ tối thượng mà đức Phật đã chứng đắc dưới gốc cây Assattha mà sau đó cây này được gọi là cây Bodhi (Bồ-đề). Tâm Bồ Đề là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật của chư pháp, tâm tin nơi nhân quả và Phật tánh nơi chúng sanh cũng như luôn dụng công tu hành hướng về quả vị Phật. Bồ-đề tâm (bodhicitta) do đó có thể được hiểu là tâm giác ngộ.

Tâm cầu Vô thượng Bồ đề gọi là Bồ đề tâm, tâm ấy là thệ nguyện, tức dục tâm sở trong 5 tâm sở biệt cảnh. Dục tâm sở không cầu Bồ đề của Thanh văn, Độc giác và Bồ tát, mà chỉ cầu Vô thượng Bồ đề, nên gọi là Bồ đề tâm. Và như vậy, chữ ‘Phát’ trong từ ngữ phát Bồ đề tâm có nghĩa là lập: lập cái chí nguyện mong cầu Vô thượng Bồ đề, gọi là phát Bồ đề tâm. Đó là cái nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất về sự phát Bồ đề tâm của người học Phật.

Đối với chư Phật, nó là thực tại; còn đối với chúng sanh, nó cần phải được phát huy, cho nên được gọi là ‘phát tâm bồ-đề’. Người phát tâm bồ-đề cần hiểu rõ rằng bồ-đề sẵn có trong mỗi chúng sanh và sẽ hiện rõ khi màn vô minh được vén lên. Điều này muốn nói đến tánh giác trong mỗi chúng sanh. Theo Phật giáo Nguyên thủy (Pali), từ tương đương của bồ-đề tâm có lẽ là ‘pabhassara citta’, nghĩa là ‘tâm sáng chói’. Kinh Tăng Chi chép: “Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào” (A.i, 9). Như vậy, phát tâm bồ-đề có thể được hiểu là hướng tâm đến sự thanh tịnh sáng chói vốn có (của tâm), và cũng tức là hướng tâm đến sự giác ngộ bồ-đề (bodhi).

Theo Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật đã dạy: “Nầy thiện nam tử! Bậc Bồ Tát phát lòng Vô Thượng Bồ Đề là ‘khởi lòng đại bi cứu độ tất cả chúng sanh. Khởi lòng cúng dường chư Phật, cứu cánh thừa sự. Khởi lòng khắp cầu chánh pháp, tất cả không sẻn tiếc. Khởi lòng thú hướng rộng lớn, cầu nhứt thiết trí. Khởi lòng đại bi vô lượng, khắp nhiếp tất cả chúng sanh. Khởi lòng không bỏ rơi các loài hữu tình, mặc áo giáp kiên thệ để cầu Bát Nhã Ba La Mật. Khởi lòng không siểm dối, vì cầu được trí như thật. Khởi lòng thực hành y như lời nói, để tu đạo Bồ Tát. Khởi lòng không dối với chư Phật, vì gìn giữ thệ nguyện lớn của tất cả Như Lai. Khởi lòng nguyện cầu nhứt thiết trí, cùng tận kiếp vị lai giáo hóa chúng sanh không dừng nghỉ. Bồ Tát dùng những công đức Bồ Đề Tâm nhiều như số bụi nhỏ của cõi Phật như thế, nên được sanh vào nhà Như Lai. Nầy thiện nam tử! Như người học bắn, trước phải tập thế đứng, sau mới học đến cách bắn. Cũng thế, Bồ Tát muốn học đạo nhứt thiết trí của Như Lai, trước phải an trụ nơi Bồ Đề Tâm, rồi sau mới tu hành tất cả Phật pháp. Thiện nam tử! Ví như vương tử tuy hãy còn thơ ấu, song tất cả đại thần đều phải kính lễ. Cũng thế, Bồ Tát tuy mới phát Bồ Đề tâm tu Bồ Tát hạnh, song tất cả bậc kỳ cựu hàng nhị thừa đều phải kính trọng nể vì. Thiện nam tử! Như thái tử tuy đối với quần thần chưa được tự tại, song đã đủ tướng trạng của vua, các bầy tôi không thể sánh bằng, bởi nhờ chỗ xuất sanh tôn quý”.

Phát bồ-đề tâm như thế nào? Trước hết chúng ta cần xác định rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến con người và tâm người, mà không có một sự phân biệt nào liên quan đến giai cấp, sắc tộc, tôn giáo, v.v. Và hành động hay nghiệp (karma) được xem là chủ trương của Phật giáo với mục đích là làm thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý (việc làm, lời nói, ý nghĩ). Đây là con đường đưa đến sự đoạn tận tham, sân, si, thành tựu quả vị bồ-đề. Nói cách khác, quả vị bồ-đề có thể chứng đắc nếu hành trì đúng pháp (tức là làm thanh tịnh ba nghiệp, đoạn tận tham, sân, si), mà không tùy thuộc vào một quan điểm hay danh xưng nào. Trung Bộ Kinh, số 126, nói rằng “dù có nguyện vọng hay không, việc hành trì Phạm hạnh một cách chánh đáng thời đạt được quả vị.”

Chướng ngại của bồ-đề chính là vô minh và các cấu uế từ bên ngoài vào, được hiển thị qua thân, khẩu, ý. Càng ít vô minh (tức trí tuệ càng nhiều) chừng nào thì người ta càng dễ dàng buông bỏ những cấu uế ngoại lai chừng ấy, và ngược lại.

Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, không phải chỉ nói suông “Tôi phát Bồ Đề Tâm” là đã phát tâm, hay mỗi ngày tuyên đọc Tứ Hoằng Thệ Nguyện, gọi là đã phát Bồ Đề Tâm. Muốn phát Bồ Đề Tâm hành giả cần phải quán sát để phát tâm một cách thiết thật, và hành động đúng theo tâm nguyện ấy trong đời tu của mình. Có những người xuất gia, tại gia mỗi ngày sau khi tụng kinh niệm Phật đều quỳ đọc bài hồi hướng: “Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não…” Nhưng rồi trong hành động thì trái lại, nay tham lam, mai hờn giận, mốt si mê biếng trễ, bữa kia nói xấu hay chê bai chỉ trích người, đến bữa khác lại có chuyện tranh cãi gây gổ buồn ghét nhau. Như thế tam chướng làm sao tiêu trừ được? Chúng ta phần nhiều chỉ tu theo hình thức, chứ ít chú trọng đến chỗ khai tâm, thành thử lửa tam độc vẫn cháy hừng hực, không hưởng được hương vị thanh lương giải thoát của Đức Phật đã chỉ dạy.

Phát Bồ Đề Tâm là để chỉ một một tâm nguyện vô cùng thiêng liêng cao quý, là niệm khởi đầu tiên trên con đường tu hành của người Phật tử để chuyển hóa tâm thức từ trạng thái mê vọng trôi lăn trong vòng sinh diệt triền miên trở thành giác ngộ Trí Tuệ Bát Nhã.

Tâm Bồ Đề là Tâm Giác Ngộ, là Phật Tánh. Phát Bồ Đề Tâm là “Khởi lên tâm nguyện tu hành thành Phật để cứu độ chúng sinh”. Nếu chúng ta tưởng rằng Phát Bồ Đề Tâm là làm những việc thiện tạo phước trong vòng tương đối như “lấy giúp con dao”, “khiêng hộ cái bàn”, là vô tình chúng ta đã làm mất đi ý nghĩa của một tâm nguyện cao thượng về công đức tu hành, mục tiêu cốt tủy của đạo Phật.

Phát Bồ Đề Tâm là công đức do tu hành, có công năng giải thoát kiếp người ra khỏi dòng nghiệp lực triền miên sinh tử luân hồi.

Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã dạy: “Nầy thiện nam tử! Bậc Bồ Tát phát Bồ Đề Tâm là khởi Tâm Đại Bi cứu độ tất cả chúng sanh”.

Phát Bồ Đề Tâm như trên đã nói, có thể tóm tắt trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện:

“Chúng sanh vô biên, thệ nguyện độ,

Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn,

Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thành”.

Đại sư Thật Hiền, một vị cao tăng đã thiết tha kêu gọi mọi người Phát Bồ Đề Tâm như sau:

- …Tôi từng nghe, cửa chính yếu để nhập đạo thì sự phát Tâm đứng đầu, việc khẩn cấp để tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì chúng sanh độ nổi, Tâm phát thì Phật đạo thành được. Cái tâm quảng đại không phát, cái nguyện kiên cố chẳng lập, thì dẫu trải qua đời kiếp nhiều như cát bụi, cũng y nhiên vẫn ở trong phạm vi luân hồi. Tu hành dẫu có, cũng toàn là lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Do đó mà kinh Hoa Nghiêm đã nói, quên mất Tâm Bồ Đề mà tu hành các thiện pháp thì gọi là hành động theo ma vương. Quên mất còn thế, huống chi chưa phát. Nên muốn học Như Lai thừa thì trước phải phát Bồ Đề nguyện, không thể chậm trễ”.

Đạo Phật có rất nhiều kinh điển, cùng sách vở giới thiệu tất cả các pháp môn tu tập tự cổ chí kim, trình bày các kinh nghiệm tu hành, thích ứng cho đủ mọi căn cơ, trình độ. Với mục đích duy nhất là khai mở và chỉ bày cho tất cả nhân sinh thấy rõ cái "bản tâm thanh tịnh" của chính mình. Phần còn lại của chúng ta là tự mình ngộ và nhập được bản tâm thanh tịnh đó. Nếu không ngộ được điều này, tức là không sống được với bản tâm thanh tịnh, dù có tu tập nhiều công phu cũng khó thu lượm kết quả khả quan. Người giữ được tâm bình thường, ngộ và nhập được bản tâm thanh tịnh, là người thấy đạo, vào được đạo. Thiền sư Phổ Nguyện, Nam Tuyền, có dạy, "Bình thường tâm thị đạo." Cầu nguyện với tâm hồn bồn chồn, lo lắng, lăng xăn lộn xộn, khổ đau tuyệt vọng chỉ đem lại sự bình an tâm trí tạm thời. Bình an thực sự chỉ có cho người thiện tâm. Thiên đàng, địa ngục hay đau khổ, hạnh phúc tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng thực sự, tất cả chỉ là các trạng thái ở trong tâm của chúng ta mà thôi.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm và Kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật có dạy, "Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền. Sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc." Nghĩa là khi nào các tâm sanh diệt, tức là tâm tham sân si, nổi lên rồi lắng xuống, sanh khởi rồi diệt đi, không còn nữa, gọi là sanh diệt, thì tâm trí bình yên lặng lẽ, không xáo trộn, gọi là tịch diệt hiện tiền, hay tịch diệt vi lạc, tức là cảnh giới an lạc, niết bàn tự tại, hiện ngay trước mặt. Tâm trạng bất an vì những niệm sanh diệt, gọi là tâm chúng sanh. Tâm sanh diệt diệt rồi, không còn lăng xăng lộn xộn nữa, trở nên tâm trống không và tịch tịnh, hoàn toàn thanh tịnh, gọi là bản tâm thanh tịnh, hay tâm bình thường, đó chính là Phật tâm.

Vậy làm sao để phát Bồ đề tâm? Có hai phương pháp chính:

Thứ nhất là quán sáu nhân và một quả. Tu quán sáu nhân: nhận biết tất cả chúng sanh đều đã có lần làm mẹ chúng ta - tình thương của người mẹ - tư tưởng báo hiếu - khởi tâm thương yêu - từ bi và nguyện gánh trách nhiệm cho thế gian; đưa đến một quả là Bồ đề tâm.

Phương pháp thứ hai là quán chiếu trao đổi trực tiếp, thay vì ái luyến bản thân thì quan tâm đến tha nhân.

Muốn tu tập một trong hai pháp Phát Tâm Bồ đề này, đầu tiên phải phát khởi thấy tất cả chúng sanh đều bình đẳng. Quán từ từ, mới đầu xem một số chúng sanh nào đó, quán họ như người thân, rồi sau quán đến những người ghét, những kẻ thù, sau nữa đến hết những người lạ đều như thế. Cho đến lúc đạt đến sự bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh. Bằng không dù có muốn thiền quán để phát tâm Bồ đề cũng chẳng ảnh hưởng chi! Cũng tương tự như thế, không thể đạt tâm Bồ đề viên mãn khi tâm thức còn phân biệt người này bạn, kẻ kia thù hay người nọ xa lạ.

Vì thế chúng ta nên phát tâm sâu rộng làm lợi ích chúng sanh, mở rộng lòng thương đến hết thảy muôn loài. Đừng để tâm mình dần trở nên chai sạn, hãy để tâm ấy thăng hoa thành đại từ bi, mong mỏi chúng sanh thoát vòng đau khổ. Mỗi khi đối diện với người đang khổ, trong tâm cần có tình thương như tâm người mẹ nhìn đứa con thơ duy nhất, đang trong lửa dữ hay đang bị cuốn xuống sông sâu, lúc đó người mẹ chỉ có một niệm duy nhất là làm sao cứu đứa con yêu ra khỏi nguy hiểm mà thôi; và hãy để tâm mình trào dâng lòng bi cảm với người như thế. Gặp ai đang khổ, nên nguyện: “nguyện cho con giúp người hết khổ”. Với ai đang vui, phát nguyện: “nguyện cho con giúp người mãi được vui”.

Tâm nguyện đó phải bình đẳng đối với hết thảy mọi loài chúng sanh, đừng như một số người chỉ biết thương bạn bè hay người thân thuộc, và dửng dưng với người lạ hoặc kẻ thù của mình. Đó không phải từ bi mà chính là sự ràng buộc. Lòng từ bi chân thật phải hoàn toàn không phân biệt, xem tất cả đều bình đẳng như nhau.

Bồ Đề Tâm là nền tảng của tất cả mọi công việc chúng ta làm, giống như rễ một cây thuốc có cành, lá và hoa, tất cả đều tạo ra những chất dinh dưỡng. Phẩm chất và sự thanh tịnh trong hành trì của chúng ta tùy thuộc vào Bồ Đề Tâm Nguyện thẩm thấu trong mỗi phương pháp tu tập. Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy, cuối cùng, phát hiện bản thể của tuệ giác ấy là chân như. Có Tâm Bồ Đề thì mọi việc đều hoàn tất mỹ mãn. Đó là cách xác lập chí hướng tâm nguyện thù thắng. Không có tâm nguyện này thì mọi sự đều không đi tới đâu. “Tâm Bồ đề kiên cố, chí tu học vững bền” an trú trong trái tim Bồ đề và đến với thế gian cũng bằng trái tim Bồ đề. Xin chắp tay cầu nguyện cho tâm Bồ đề của quí vị luôn kiên cố.

 Thích Chúc Xuân

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2019(Xem: 12524)
Nhờ hồng ân Tam bảo gia hộ, được sự gia trì của Chư tôn đức và sự phát tâm của đàn việt, sau hơn bốn năm xây dựng, ngôi Phạm vũ Minh Giác đã hoàn thiện viên mãn. Để tỏ lòng tri ân Tam Bảo, đồng thời đánh dấu một bước ngoặc mới của bổn tự, chùa Minh Giác sẽ long trọng tổ chức: Đại Lễ Khánh Thành Vào lúc: 10am Chủ Nhật, ngày14/4/2019(nhằm10/3/Kỷ Hợi) (Có chương trình riêng) Nhân dịp này, hai pháp sự quan trọng cũng được diễn bày: 1/Pháp thoại do Hòa Thượng Thích Như Điển thuyết giảng vào lúc 10.30am thứ 7 ngày 13/4/2019. 2/Trai Đàn Chẩn Tế vào lúc 2.30pm Chủ nhật ngày 14/4/2019.
19/03/2019(Xem: 5438)
Đồng hồ đã gần 11 g, tôi vội vàng lái xe thẳng hướng nhà Chị Nguyên Tịnh để đón Chị đưa Chị ra Nhà Trai chuẩn bị bữa Thọ Trai cho Sư Ông, sau khi tôi đi đón Sư Ông từ Phi Trường về, Mọi thứ xong xuôi thì cũng đã 11 giờ 12 phút, tôi chạy vội ra Phi Trường Aalborg gần đó chuẩn bị đón Sư Ông, với bó hoa ( Chị Nguyên Tịnh bảo Quý Thầy không quan tâm lắm đến hoa khi mình đi đón Quý Ngài nhưng tôi vẫn thấy thiếu cái gì đó nên ghé mua một bó hoa nhỏ hồi sáng).
14/03/2019(Xem: 21634)
Chùa Thiên Ấn do TT Thích Như Định thành lập năm 1992 (Nhâm Thân) tại thành phố Wollongong, tiểu bang New South Wales, cho đến ngày 14 tháng 4 năm 1993, nhân duyên đầy đủ, chùa chính thức dời về Canley Vale thuộc thành phố Fairfield. Chùa Thiên Ấn hiện tọa lạc tại số 69-71 Delamere St, Canley Vale (bao gồm lô đất số 56-58 Cadwell St, Canley Vale), Sydney, New South Wales với diện tích tổng quát là 3,600m2. Chùa Thiên Ấn tại Úc được đặt theo tên của Tổ Đình Thiên Ấn, Quảng Ngãi là quê hương của Thầy Trụ Trì Thích Như Định. Tổ Đình tọa lạc trên núi Thiên Ấn, phía dưới là sông Trà Khúc.
10/02/2019(Xem: 6475)
Chương Trình Sinh Hoạt Tu Học Trọn Năm tại Chùa Khánh Anh Evry 2019 - THỌ BÁT QUAN TRAI (20h30 ngày thứ 6 thọ giới, 19 thứ 7 xả giới) - HUÂN TU TỊNH ĐỘ (sáng thứ 7 trì kinh, niệm Phật từ 9h đến 19h) Mỗi chủ nhật lúc 14h30 có buổi thuyết giảng do chư Tăng Ni chùa Khánh Anh đảm trách, sẽ có Phật tử phát tâm dịch tiếng Pháp Thứ hai-năm 14-24/1/19(9h) : An Cư Kiết Đông (Giáo Hội Âu Châu) (Lễ Tác Pháp An Cư) Thứ sáu-bảy 25-26/1/19(20h3) : Truyền Giới Bát Quan Trai : Giảng Pháp : TT Tâm Huệ (Thụy Điển) Chủ nhật 27/1/19 (14h30) : Giảng Pháp : TT Tâm Huệ (Thụy Điển) Chủ nhật 3/2/19 (11h00) : Cầu siêu tất niên - cúng Hiệp Kỵ Chư Tiên Linh Ký Hậu Thứ hai 4/2/19 (15h00) : Hồng Danh Sám Hối tất niên - 24h lễ - Đón Giao Thừa 30 Tết Kỷ Hợi - Hái lộc đầu năm Thứ ba 5/2/19(mùng 1 Tết 11h): Mùng Một Tết Kỷ Hợi-Cầu An Giải Hạn Đầu Năm - Hái Lộc mừng Xuân Thứ tư-bảy 6-9/2/19(2 Tết) : Tụng Kinh Phổ Môn (từ ngày thứ tư 6/2 đến th
21/01/2019(Xem: 8869)
Vào ngày 20/01/2019, Chùa Việt Nam (Vietnamese United Buddhist Churches) tọa lạc tại số 863 S. Berendo, thành phố Los Angles đã tổ chức Lễ Thành Đạo, lễ Tất niên và Lễ Chu niên GĐPT Long Hoa năm thứ 43. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có HT. Thích Phước Thuận, Viện chủ chùa Trí Phước, HT. Thích Như Minh, Viện chủ chùa Việt Nam, cùng chư Tôn đức Tăng Ni, thiện nam tín nữ Phật tử, Huynh trưởng & đoàn sinh GĐPT tham dự.
15/01/2019(Xem: 8341)
Vào lúc 17g ngày 13-01-2019, tại nhà hàng Dynasty (San Jose), chùa Thiên Trúc đã tổ chức buổi tiệc chay ủng hộ chùa xây dựng ngôi chánh điện tại số 2999 Vanport Dr., San Jose. Đến dự buổi tiệc chay có TT. Thích Đăng Pháp, viện chủ thiền viện Chân Nguyên ở miền Nam California; TT. Thích Thiện Long, trụ trì chùa Thiên Trúc; ĐĐ. Thích Trung Giác, đạo tràng Linh Hòa; Ni trưởng Thích Nữ Nguyên Thanh, viện chủ chùa An Lạc cùng nhiều Tăng Ni và đông đảo chư vị thiện tri thức, doanh nhân, Phật tử đến từ nhiều thành phố miền Bắc California.
25/12/2018(Xem: 6536)
Lễ Chẩn Tế Bạt Độ Âm Linh Cô Hồn tại Chùa Phật Quang, Footscray, Úc Châu (Thứ Sáu, 15-11-Mậu Tuất (21-12-2018)
24/12/2018(Xem: 9084)
Thiền viện Cồ Đàm tọa lạc ở số 3615 Miller Bottom Road, thành phố Loganville, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Điện thoại liên lạc số: +1(678) 761-3459; email: sugiachanh@yahoo.com; website: www.codamthienvien.com. Thiền viện do Tỳ kheo Giác Hạnh thành lập vào ngày 03 tháng 10 năm 2018 trên diện tích 5, 25 mẫu, làm nơi nương tựa tâm linh cho người Việt xa xứ và những ai muốn trau dồi và làm chủ được tâm để đối diện và vượt qua những cơn sóng gió trong cuộc đời. Thượng tọa Tiến sĩ Viện chủ cho biết sẽ mở những khóa thiền bảy ngày, mười ngày, ba tuần, một tháng … và mời những thiền sư nổi tiếng từ Miến Điện qua thiền viện hướng dẫn thiền sinh tu học. Thiền viện mở cửa sinh hoạt hàng ngày; mỗi chủ nhật có tụng kinh, ngồi thiền và pháp thoại. Thiền viện chuẩn bị mở những lớp Phật pháp và dạy tiếng Việt cho những thanh thiếu niên trong vùng.
10/11/2018(Xem: 11715)
Tu viện Viên Ngộ tọa lạc tại số 3254 Rosebud Road SW, thành phố Loganville, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Điện thoại liên lạc: +1(404) 944-5751. Tu viện nguyên là Thiền đường Viên Ngộ được Thượng tọa Thích Nhuận Hải thành lập vào tháng 5 năm 2011 với ước mong làm chỗ yên tĩnh để tu tập, vun bồi đạo nghiệp và giúp quý Phật tử có duyên cùng về tu học. Nhờ Tam Bảo hộ trì và những nhân duyên thù thắng, Thượng tọa đã thành lập Tu viện trên mảnh đất mới rộng hơn 16 acres và một căn nhà rộng 4.500 square feet, chính thức hoạt động từ ngày 15 tháng 9 năm 2018. Thượng tọa trụ trì cho biết đang sửa sang Tu viện thành ngôi già lam trang nghiêm, thanh tịnh, thoáng đãng và tiện nghi, đủ chỗ sinh hoạt cho khoảng 100 người về ở lại tu học trong các khóa tu học trong tương lai. Thượng tọa mong được chư Tôn đức Tăng, Ni cùng Phật tử xa gần hướng tâm ủng hộ. Cầu nguyện cho tâm nguyện của Thượng tọa sớm viên thành.
05/11/2018(Xem: 9814)
Thiền viện Thích Thiên Ân tọa lạc tại số 4050 Boulder Park Dr SW, thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, thuộc miền Đông Hoa Kỳ. Thiền viện được Hòa thượng Thích Như Minh thành lập vào cuối năm 2011, đã tổ chức sinh hoạt Phật sự đều đặn trong các năm qua. Hôm nay, ngày 04 tháng 11 năm 2018, Thiền viện tổ chức trang trọng lễ khánh thành ngôi chánh điện mới và khóa tu học lần thứ nhất, khai giảng pháp hội “Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh”. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có Chư Tôn đức: HT. Thích Hạnh Đạt (Viện chủ tu viện Kim Cang, Georgia); HT. Thích Như Minh (Viện chủ chùa Việt Nam, California; thiền viện Thích Thiên Ân, Georgia; và thiền viện Vạn Hạnh, Massachusetts); TT. Thích Tâm Thiện (Viện trưởng tu viện Thượng Hạnh, Texas và tu viện Cát Trắng, Florida); TT. Thích Đức Tâm (Trụ trì chùa Pháp Ấn, Missouri) cùng đông đảo Chư Tăng, Ni, thiện tri thức, thiện nam tín nữ, Phật tử ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ tham dự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567