- Thông Tư An Cư Kiết Hạ năm 2018
- Thư Cung Thỉnh Lễ Đại Tường HT Thích Như Huệ
- Trường Hạ Pháp Hoa chuẩn bị cung đón Chư Tôn Đức
- Ban Chức Sự Trường Hạ Pháp Hoa kỳ 19
- Ban Tổ Chức Địa Phương tại Trường Hạ Pháp Hoa Nam Úc
- Ban Duy Na & Duyệt Chúng tại Khóa An Cư kỳ 19
- Lịch giảng tại Trường Hạ Pháp Hoa 2018
- Thời Khóa Biểu và Hiệu Lệnh tại Trường Hạ Pháp Hoa 2018
- Chư Tôn Đức Tham Dự Khóa An Cư kỳ 19
- Phật tử Tùng hạ Trường Hạ Pháp Hoa - Kỳ 19
- Cúng Dường Trường Hạ Pháp Hoa 2018
- Video Kinh Hành Niệm Phật tại Khóa An Cư kỳ 19
- Kỷ Yếu Trường Hạ Pháp Hoa kỳ 19
- Hình Chân Dung Chư Tôn Đức
- Hình Chân Dung Phật Tử
- Hình Ngày 01
- Hình Ngày 02
- Hình Ngày 03
- Hình Ngày 04
- Hình Ngày 05
- Hình Ngày 06
- Hình Ngày 07
- Hình Ngày 8 (16-7-2018)
- Hình Ngày 9 (17-7-2018)
- Hình Ngày 10 (18-7-2018)
- Hình ảnh ngày cuối khóa
Thượng tọa Ths. Thíchh Thiện Hạnh
Đạo Phật là con đường đưa chúng ta từng bước trở về quê hương của bình yên, hạnh phúc, hay đạo Phật là phương pháp giúp mọi người tiến tu cho đến khi nào giác ngộ giải thoát và thành Phật mới thôi. Đứng về thực chất của bản tâm thanh tịnh, đạo Phật là tính giác sẵn có của tất cả chúng sinh, đạo Phật là tấm bản đồ giúp cho mọi người định hướng được con đường trở về quê hương giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Đạo Phật được khai sáng bởi con người để phục vụ con người. Đạo Phật lấy con người làm gốc. Phật giáo đã làm thỏa mãn những nguyện vọng cao quý và sâu xa của con người, và còn có thể chịu đựng sự căng thẳng và nhiễm ô của đời sống hàng ngày, giúp cho mọi người lúc tiếp xúc với đồng loại, ngoài ra còn đưa ra một mục đích sống. Phật giáo không gieo rắc nỗi sợ hãi trong lòng người. "Cái tốt sẽ mang đến cái tốt, và cái xấu sẽ đem đến cái xấu", "Mỗi hành vi đều có hậu quả". Đó là những quy luật tự nhiên. Phật giáo hoàn toàn phù hợp với quy luật đó, theo đó con người "Gieo nhân gì thì sẽ gặt quả nấy". Mọi khổ lạc của con người trong cuộc sống này không phải do ảnh hưởng từ bên ngoài mà là do hành động từ chính con người tạo ra trong thời hiện tại hoặc trong những tiền kiếp hoặc gần hoặc xa.
Tất cả những vọng tưởng điên đảo là hiện tướng của tham lam, sân giận và si mê, khi vọng tưởng lặng lẽ thì tính giác hiện tiền mà vẫn thường biết rõ ràng. Tính giác hay còn gọi là tâm Phật là cái thể chẳng sinh chẳng diệt của mỗi người chúng ta, nó ẩn náu ngay nơi thân vô thường sinh-già-bệnh-chết này. Tất cả chúng sinh có sẵn tính giác sáng suốt vì đánh mất chính mình mà lãng quên nên đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời chỉ dạy cho chúng ta thức tỉnh trở lại để nhận ra hòn ngọc vô giá.
Tấm gương cao cả của Đức Phật là một nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người. Lời dạy về hòa bình và lòng khoan dung của Người đã được tất cả mọi người đón nhận với niềm hân hoan và không ngừng làm lợi ích cho bất cứ ai có cơ hội nghe thấy được và thực hành. Ý chí sắt đá, trí tuệ, tình thương, lòng từ bi vô bờ, vô ngã, sự thanh tịnh hoàn toàn, những pháp môn gương mẫu được sử dụng để truyền bá giáo lý và thành quả tối hậu của Ngài, tất cả những yếu tố đó đã thúc đẩy bao con người trên thế giới này tôn vinh đức Phật như là một bậc Đạo sư tối thượng. Đức Phật đã hy sinh thú vui của trần gian vì nỗi khổ của con Ngài để đi tìm chân lý rồi vạch ra con đường thoát khổ. Ngài là một nhà khoa học hoàn hảo trong lĩnh vực cuộc sống, hoàn hảo đến độ lời dạy của người đã được khẳng định là giáo lý duy nhất có tính đạo đức. Đức hạnh của Ngài là biểu trưng tối thiện. Ngài là khuôn mẫu toàn bích cho mọi đức tính mà Ngài đã thuyết giảng. Cuộc sống của Đức Phật không bị một vết ô nhiễm nào cả.
Đức Phật đã chỉ ra con đường đưa đến hòa bình, hạnh phúc và cứu độ cho con người. Con đường của Ngài thật bao dung rộng rãi, hợp lý, có thể hiểu được và hướng đến giác ngộ. Giáo lý của Ngài có thể đóng góp phần tốt đẹp nhất vào hạnh phúc con người. Lời dạy của Đức Phật soi sáng con đường, nhờ đó con người có thể vượt thoát khỏi sự khổ đau để đi đến một cuộc sống tràn đầy ánh sáng, thương yêu yên bình và hạnh phúc.
Ngài dạy đạo giải thoát cho con người, đức Phật là một người thầy, một người bạn, sống cùng với con người, hiểu biết con người và thắm thiết tình người. Con người khổ đau vì con người sống xa bản tính, sống ngược bản tính. Con người không ý thức được thực thể của chính mình, không hiểu được mình là gì. Con người không có được một nhận thức rõ rệt về hiện hữu và bản chất của hiện hữu. Đức Phật đã khám phá trên bước đường hành trì những phương pháp giúp Ngài đi đến sự thực hiện giá trị và bản chất của hiện hữu. Tiếp xúc thẳng với dòng sinh lực mầu nhiệm ấy, tâm linh Ngài đột nhiên trở thành cao cả, sáng tỏ, nhân cách của Ngài đã trở thành siêu tuyệt vĩ đại. Và trên lịch sử, con người đã trông thấy dòng sinh lực nhiệm màu ấy hiển lộ sung mãn và linh hoạt nơi con người Đức Phật.
Thế giới loài người đang chìm đắm trong biển khổ sông mê nên bị luân hồi sinh tử trong 3 cõi 6 đường không có ngày thôi dứt, đạo Phật ra đời là để giúp cho mọi người thoát khổ được vui mà sống trong bình yên, hạnh phúc. Đạo Phật đến với chúng sinh bằng tình người trong cuộc sống, luôn giúp chúng ta vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời. Đạo Phật sẽ không giúp được người khác nếu họ không tin sâu nhân quả và không tin mình là chủ nhân của bao điều họa phúc.
Đạo Phật đã có mặt trên thế gian này hơn 2600 năm mà còn vô số người nhìn với những cặp mắt đầy hoài nghi, song ai đã nếm trải được hương vị của Chánh pháp mới thấy công đức không thể nghĩ bàn của đạo Phật, đối với mọi người là cần thiết, là đáng trân trọng và quý báu vô cùng.
Mục đích của đạo Phật là tìm ra lẽ thật của thân tâm và hoàn cảnh. Chúng ta phải nói ra những gì chân thật để mọi người hiểu đúng Phật giáo mà không còn nghi ngờ điều gì. Phá bỏ những tập tục mê tín của các truyền thuyết khác xen vào làm mờ tối đạo Phật là việc cần thiết tối quan trọng nhằm giúp mọi người tin sâu nhân quả theo nguyên lý duyên sinh, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau.
Đạo Phật như là ngọn hải đăng hướng dẫn con người đến hoà bình, an lạc và hạnh phúc. Con người phải đi đến mức độ nhận thức rằng sự phát triển về đạo đức theo lời Phật dạy sẽ là điều kiện cần thiết để đem lại an lạc và hạnh phúc cho con người.
Mục đích của sự thực hành đạo Phật là để đạt tới nhận thức sáng tỏ về thực tại (Trí), tình thương rộng lớn với mọi người và mọi loài (Bi) và ý chí bền vững để thành tựu đại nguyện giúp đời (Dũng). Đạo Phật không phải là một tôn giáo đặt con người và số phận của mọi người dưới sự điều khiển của thần linh, thượng đế.Đạo Phật đòi hỏi chúng ta thực hiện trí tuệ, tình thương và ý chí nơi bản thân mình và ngoài xã hội. Đạo Phật là đạo giải thoát và giác ngộ. Chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa con người đến bờ giải thoát và giác ngộ .
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu biết rõ ràng về Phật giáo và ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày mới mong trở thành người Phật tử chân chính. Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại văn minh vật chất dưới sự tiếp cận của khoa học hiện đại, do đó cần phải truyền bá Phật giáo thích hợp với căn cơ, trình độ của mọi người mà vẫn giữ được bản chất giác ngộ, giải thoát.
Ai làm người cũng muốn mình là người tốt để làm tròn bổn phận đối với gia đình, người thân và đóng góp lợi ích cho xã hội; tiến xa hơn nữa là thành tựu công đức viên mãn bằng cách giữ ý nghĩ trong sạch, không làm các việc ác, siêng làm các việc lành mà cùng nhau chia vui sớt khổ bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Một con người muốn quy hướng về Phật giáo trước hết phải tìm hiểu ý nghĩa và mục đích của đạo Phật. Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rõ những lời Phật dạy về đạo làm người, sống như thế nào cho đúng trong đối nhân xử thế mà không làm tổn hại người khác.
Chúng ta muốn làm việc gì phải hiểu rõ mục đích của việc ấy. Mục đích của đạo Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, tức là phước huệ song tu hành Bồ tát đạo cho đến khi nào thành Phật viên mãn mới thôi. Khi chúng ta đã thật hiểu rồi mới phát lòng tin sâu đối với Phật pháp và quyết tâm thực hành tránh dữ làm lành để đem lại an vui, hạnh phúc cho chính mình, gia đình, người thân và phục vụ tốt cho xã hội.
Phật pháp trước tiên dạy chúng ta không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, giữ ba nghiệp thân-miệng-ý được trong sạch.
Như thế nào là ác? Là những ý nghĩ, lời nói và hành động làm tổn hại người khác trong hiện tại và mai sau.
Như thế nào là thiện? Là những ý nghĩ, lời nói và việc làm có lợi ích cho mình và người trong hiện tại và mai sau. Như thế nào là ý nghĩ trong sạch?
Là ý nghĩ hợp với lẽ phải, không tham lam ích kỷ, không sân giận si mê, không ganh ghét tật đố, không gây hậu quả khổ đau cho mình và người khác. Ý nghĩ trong sạch được biểu hiện qua lời nói thì lời nói hiền hòa, khi biểu hiện ra nơi hành động thì hành động chân chính làm cho mình và mọi người đều an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Chúng ta muốn thực hiện ba nguyên tắc trên cho được trọn vẹn thì trong hiện tại phải bắt đầu từ đâu? Trước tiên, chúng ta sẽ phát khởi lòng tin chân chính đối với Tam Bảo. Như thế nào là lòng tin chân chính? Là tin những lời Phật dạy có lợi ích thiết thực cho tất cả mọi người, như chúng ta tin gieo nhân tốt sẽ hưởng quả tốt, gieo nhân xấu sẽ lãnh quả xấu.
Nhân quả tốt xấu sẽ theo ta như bóng với hình dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, khi đủ duyên quả báo đến tức thì. Ngược lại, chúng ta không tin những điều mơ hồ, viễn vông có tính cách suy đoán, mơ tưởng không phù hợp đạo lý nhân quả. Như chúng ta không tin có một vị thần linh thượng đế ban phước giáng họa là đúng lời Phật dạy, vì nhân quả ai làm nấy chịu, không ai có thể thay thế cho ai được.
Khi một người biết đi chùa, thờ Phật, lễ Phật, tụng kinh, sám hối, làm phước, cúng dường, nghe Tăng Ni thuyết pháp hoặc tham dự các khóa lễ, khóa tu có nghĩa là người đó đã xác nhận mình là Phật tử. Nhưng để trở thành người Phật tử chân chính chúng ta cần phải biết rõ mục đích cốt lõi của đạo Phật là gì.
Đạo Phật không bắt buộc người Phật tử phải thực hành những điều họ chưa thể làm được, nhưng chúng ta phải cố gắng áp dụng những điều căn bản bằng cách tránh dữ làm lành để không làm tổn hại cho mình và người khác.
Có những người đi chùa nguyện cho tai qua nạn khỏi, cầu cho gia đình khỏe mạnh bình yên, cuộc sống ngày càng thêm tốt đẹp. Nguyện cầu như thế không có gì là sai nhưng không hợp với mục đích cuối cùng của đạo Phật.
Lại có nhiều người nữ nghĩ mình tội chướng ràng buộc, trong một kiếp này dễ gì giác ngộ giải thoát sinh tử nên đi chùa cầu cho kiếp sau chuyển nữ thành nam, xuất gia tu hành làm bậc đạo cao đức trọng. Họ không hiểu rằng muốn thân nữ chuyển thành thân nam thì phải từ bỏ nghiệp luyến ái chấp thân.
Có những người do hoàn cảnh đời sống gặp nhiều phiền muộn, khổ đau bởi chướng duyên nghịch cảnh nên đến chùa cầu mong hiện tại và mai sau không còn gặp cảnh bất như ý nữa. Cầu như vậy cố nhiên vẫn tốt nhưng không hợp với mục đích cuối cùng của đạo Phật.
Có những người cảm thấy cuộc sống trần gian không có gì bền chắc, lâu dài, dù giàu có hay quyền cao chức trọng vẫn phải lo lắng và khổ cả thân tâm. Họ mong mỏi, hy vọng đến chùa để kiếp sau được sanh lên các cõi trời hưởng thú vui vật chất lâu dài. Cầu như thế cũng là điều tốt nhưng không hợp với mục đích cuối cùng của đạo Phật.
Khi chúng ta đã tự vạch cho mình một lối đi đúng đắn thì ta cần phải tập làm quen dần với con đường mình đã vạch ra. Bất cứ người nào lần đầu tiên đến chùa cũng cảm thấy xa lạ và bỡ ngỡ. Từ cách xưng hô đến những hình thức, lễ nghi trong chùa đều làm chúng ta ngỡ ngàng, áy náy.
Có người từ nhỏ tới lớn chưa một lần bước chân đến chùa, nay bỗng dưng tới chùa quy hướng về Tam bảo rồi làm lễ quy y tự mình xác định làm đệ tử Phật. Người có chút hiểu biết khi muốn làm việc gì họ đều tìm hiểu và tham khảo trước rồi sau đó mới quyết định.
Mục đích của đạo Phật là sự giác ngộ viên mãn nên được ví như hạt châu Mani, ngọn đuốc, cây đèn. Nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, giải thoát nên mọi hình thức mê tín dị đoan hiện có trong đạo Phật là do bên ngoài xen vào, không phải của Phật giáo chân chính.
Chúng ta ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống hằng ngày sẽ được kết quả tốt đẹp tùy theo sự lựa chọn của mình. Trong giáo lý của đạo Phật có chia nhiều thứ bậc để mọi người tùy theo tâm tư, nguyện vọng mà áp dụng hành trì gồm năm thừa Phật giáo, tam thừa Phật giáo vànhất thừa Phật giáo.
Chữ “thừa” ở đây được ví dụ như chiếc xe chở người đi.Chúng ta sau này muốn được tái sinh trở lại làm người thì phải quy y Tam bảo và thực hành 5 điều đạo đức. Từ vị trí con người chúng ta muốn được tái sinh về các cõi trời thì phải tu 10 điều Lành và các bậcthiền định. Từ vị trí con người chúng ta muốn được quả vị của Thanh Văn thì phải ứng dụng pháp Tứ Diệu Đế để tu hành.
Từ vị trí con người chúng ta muốn được quả vị Duyên Giác hay còn gọi là Bích-chi Phật thì phải tupháp mườihai nhânduyên. Từ vị trí con người đến quả vị Bồ-tát chúng ta phải tupháp lục độvạnhạnh. Từ vị trí con người muốn tiến thẳng đến quả vị Phật thì chúng ta phải áp dụng phương pháp "tức tâm là Phật", tin tâm mình là Phật để tu hành.
Đạo Phật ra đời là tùy bệnh cho thuốc, tùy theo sở thích của mọi người mà lập ra nhiều pháp môn để chúng ta ưu tiên chọn lựa. Đó là phương tiện thiện xảo của đức Phật trên đường hoằng hóa độ sinh. Mục đích cuối cùng của đạo Phật là muốn mọi người đều được thành Phật viên mãn. Ở đây chúng tôi chỉ nói thẳng vào các phương pháp tu hành và những lời dạy của đức Phật được gọi là Kinh bởi hợp lý, hợp cơ và hợp thời.
Lời Phật dạy đúng chân lý nên gọi là hợp lý, song những lời dạy ấy cũng phải hợp với căn cơ, trình độ của người hiện tại thì họ mới ứng dụng và thực hành được. Hợp lý, hợp cơ là hai điều kiện cần thiết mà người hướng dẫn cần phải thông suốt chỗ này.
Nếu chúng ta chỉ hướng dẫn theo sự ham thích của mọi người thì sẽ đánh mất nền tảng nhân quả, vô tình chúng ta làm cho mọi người càng thêm mê tín và làm trở ngại trên đường tu. Người truyền bá đạo Phật phải có sự trải nghiệm trong lúc tu học, nhờ vậy thân tâm được thanh tịnh, sáng suốt thì mới có thể hướng dẫn mọi người thực hành đúng lời Phật dạy.
Bất cứ trong thời đại nào chúng ta cũng có thể vận dụng Phật pháp để giúp mọi người thoát khỏi biển khổ sông mê, đó là hợp thời. Lời Phật dạy là ngọn đuốc sáng đưa con người ra khỏi si mê, tối tăm, mờ mịt. Người Phật tử có sẵn trong tay ngọn đuốc sáng chắc chắn sẽ thoát khỏi rừng u mê, tối tăm.
Chúng ta phải làm sao cho ngọnđèn chánh pháp được nối tiếp mãi trên cõi đời này. Ơn Phật tổ là ơn khó đền, muốn đền ơn chúng ta phải dấn thân vào đời để cứu độ chúng sinh. Sự cứu độ thiết thực nhất là cùng nhau chia vui sớt khổ với những người đang có mặt trong hiện tại để họ vươn lên vượt qua số phận tối tăm mà làm mới lại chính mình. Phật giáo chân chính rất thực tế sẽ cùng đồng hành với tất cả mọi người trong vạn nẻo đường bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Con người muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi thì hãy luyện tập trí tuệ và từ bi. Đạo Phật coi trí tuệ như một thanh gươm, và chỉ có thanh gươm trí tuệ mới chặt được kẻ thù, mà kẻ thù đó chính là Vô minh. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là hình ảnh của tuệ giác đại trí và biện tài vô ngại (kinh Duy Ma). Như vậy, là đạo Phật đặt vai trò của trí tuệ, chiếm một vị trí then chốt. Chỉ có trí tuệ con người mới diệt được khổ, đem vui cho mọi loài, đưa đến an lạc và hạnh phúc.
Mặc dù trí tuệ rất cần thiết để đạt đến giải thoátcũng không đủ. Nhưng cần phải cố sự kết hợp với từ bi. Từ bi có thể so sánh như một chiếc xe chở con người đến ngưỡng cửa giải thoát, đó chính là chìa khóa thật sự mở cửatrí tuệ. Lòng từ bi đem đến sự hạnh phúc lớn nhất cho con người, đơn giản là vì lòng từ bi vượt lên trên tất cả những cái khác. Nhu cầu tình thương nằm trong sự sống còn của con người. Đó là kết quả của sự phụ thuộc vào nhau không thể thiếu được, khả năng và kỹ năng của một cá nhân có đó, nhưng để họ sống riêng lẻ thì họ sẽ không tồn tại. Sự phụ thuộc lẫn nhau là một quy luật cơ bản của tự nhiên. Không chỉ những sinh vật cao cấp mà còn những côn trùng nhỏ nhất đang sống trên hành tinh này đều phải nương tựa vào nhau để tồn tại. Chính vì thế sự hiện hữu của con người quá phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác đến nỗi nhu cầu tình thương của con người là yếu tố quyết định cho sự tồn tại. Vì vậy, ở bất cứ nơi nào, lúc nào, tình thương là chất liệu dinh dưỡng quan trọng nhất trong tất cả.
Chúng ta đã biết con người từng hiện hữu hàng trăm ngàn năm nay. Ngày nay, dân số thế giới đang tăng vọt hơn bao giờ hết, dù các cuộc chiến tranh vẫn còn. Điều này đã nói lên rằng lòng từ bi luôn trội hơn các thứ khác. Con người dù đẹp, xấu, địa vị xã hội khác nhau nhưng ai cũng muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Hơn nữa, quyền của con người là muốn vượt qua những khổ đau và đạt được hạnh phúc. Đến đây, chúng ta có thể nhận ra rằng tất cả mọi người đều bình đẳng về mưu cầu hạnh phúc, và có quyền chiếm được. Nhận ra điều đó lòng từ bi sẽ phát triển. Lòng từ bi là muốn giúp người thoát khỏi cảnh chướng ngại khổ đau. Lòng từ bi là đức tính từ ái, hiền hoà, yên bình trìu mến, cảm thông… có thể nói lòng từ bi là cái gì làm cho lòng ta êm dịu, là lòng mong ước chân thành cho tất cả mọi người sống an lành vui vẻ là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của người khác. Như vậy, lòng từ bi là cái gì quá to lớn, quá mạnh mẽ và quá vĩ đại. Khao khát thực hành hạnh từ bi là để giúp đỡ người khác, quan tâm vì sự bình yên của kẻ khác, phục vụ, kết bạn nhiều hơn. Nếu quên hạnh phúc của người khác, thì chính chúng ta cũng theo thời gian đó mà bị người khác lãng quên.
Trong thời đại ngày nay, khi mà con người có tiền bạc, quyền lực, khi mọi sự trên đời này diễn ra tốt đẹp thì con người thường có cảm giác ít cần đến bạn. Nhưng khi địa vị và sức khỏe suy giảm, con người nhanh chóng nhận ra sự cần thiết của những người bạn. Tình cảm con người là quan trọng hơn hết và hành tinh nhỏ bé này chính là mái nhà chung cho tất cả con người. Một khi chúng ta xem mọi người trong mái nhà này là anh em thì cũng dễ dàng cởi bỏ đi những động cơ cao ngạo, chia rẽ và ta cũng dễ dàng lánh xa sự lừa dối và lạm dụng giữa người với nhau. Chìa khoá đối với một thế giới yên bình và hạnh phúc là sự lớn mạnh của lòng từ bi. Con người ngày nay, hơn bao giờ hết đang cần đến lòng từ bi. Chỉ có từ bi mới là chiếc xe chở con người tới bờ giải thoát. Từ bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, là cái gì đó để thoa dịu lòng đau khổ của người.
Đạo Phật là đạo giải thoát đưa con người vượt qua bể khổ luân hồi với kiếp nhân sinh. Trong đau khổ con người đủ tâm trí và can đảm để chế ngự nó. Ý chí vượt qua mọi khổ đau là một năng lực tinh thần, sức khỏe của nội tâm, là sự nỗ lực không ngừng sự hoạt động tích cực của tâm trí và mọi hành động nhằm vào mục đích giải thoát cho mình và cho kẻ khác. Con người cần phải có ý trí để vượt qua mọi trở ngại. Chướng ngại, nghịch cảnh chỉ có thể làm cho người Phật tử thêm nghị lực và ý chí phấn đấu. "Không nên sống thụ động trong lo âu sợ sệt hay chờ mong một tha lực nào đến cứu vãn. Phải luôn luôn kiên trì, phấn đấu liên tục, cho đến kỳ cùng, để tự giải thoát lấy ta".
Có thể thấy rằng trí tuệ, từ bi hợp với ý chí nơi bản thân mình ngoài xã hội đã tạo thành một năng lực vô cùng trọng yếu có thể hoàn tất mọi việc để giải thoát khỏi khổ đau đưa con người đạt đến an lành và hạnh phúc. Trí tuệ từ bi hợp với ý chí sắt đá là những phẩm chất cao quý của người Phật tử, giúp con người trở nên toàn thiện và có được một lối sống an bình và hạnh phúc. Nếu mỗi người đều cố gắng với ý chí sắt đá đem trí tuệ và tâm từ bi phục vụ con người, thì thế giới này sẽ trở thành một thiên đàng mà tất cả chúng sinh đều được sống an vui trong tình huynh đệ và mỗi người trở thành một công dân lý tưởng trong một thế giới hòa bình
Đạo Phật là đạo giác ngộ, là đạo của con người, là đạo của tình thương, vì con người mà đạo Phật đem lại niềm an vui, hạnh phúc cho những ai có đầy đủ nhân duyên. Muốn có được niềm an vui, hạnh phúc thật sự người Phật tử cần phải có chí hướng thượng và cầu tiến bộ trong sự quyết tâm cao độ.