Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phỏng vấn HT Minh Hiếu nhân lễ chu niên 10 năm TVMQ

31/08/201318:10(Xem: 10972)
Phỏng vấn HT Minh Hiếu nhân lễ chu niên 10 năm TVMQ
Kinh_hanh_ngay_01 (25)

Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Trong XãHi Văn Hóa Đa Nguyên:
Kỷ Niệm 15 Năm Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam tại Úc Châu



*
Ngọc Hân, Đài VOA Washington DC

Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam Úc Châu kỷ niệm 15 năm thành lập với Thiền Viện Tổ Đình Minh Quang hoàn tất kiến trúc đặc thù Việt nam sau 10 năm xây dựng.

Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam trên 2 ngàn năm, nhưng tại Việt Nam, Phật giáo Tăng Già Khất Sĩ là một tông phái chỉ được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20, khởi đầu tại Vùng Đồng Bằng Cửu Long và mở rộng đến Miền Trung Việt Nam. Tuy rằng Tông phái chưa được phát triển tại Bắc Việt, nhưng sau năm 1975, Tông phái lại phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài cùng với làn sóng thuyền nhân người Việt.

Tại Australia, Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam Úc Châulà tông phái Phật Giáo mới nhất trong sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng Người Việt.

Sau chuyến du hành Ấn Độ cùng với Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Giác Nhiên, Thượng tọa Thích Minh Hiếu đã đến Australia và thiết lập vào năm 1998 Thiền Viện Minh Quang tại Cabramatta thuộc Vùng Tây Nam Sydney – vốn là thủ phủ của cộng đồng Người Việt tại Úc. Đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ trong phương cách ‘cải gia vi tự’. Nhưng Thượng tọa Thích Minh Hiếu đã mau chóng vận động tịnh tài, tạo mãi đất đai để xây dựng thiền viện theo kiến trúc đặc thù Việt Nam, xứng đáng là Tổ Đình của Tông Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam tại Úc

Day6_AnCu_282

Hòa Thượng Thích Minh Hiếu, Tổ Đình Minh Quang Sydney,Úc Châu

Được khởi công xây dựng vào năm 2003 theo đồ án của Kiến trúc sư Phạm Văn Đức, tốt nghiệp kiến trúc Viện Đại Học Sàigòn trước năm 1975, Thiền Viện Minh Quang vừa kỷ niệm 10 năm thành lập và đồng thời cũng đánh dấu 15 năm sinh hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam Úc Châu. Ngoài Thiền Viện Minh Quang Sydney, Giáo Hội còn có Thiền viện tại Perth, thủ phủ Tiểu bang Tây Úc từ năm 2007 và Thiền viện tại Adelaide, thủ phủ Tiểu Bang Nam Úc, từ năm 2008.

Nhân dịp nầy, Ngọc Hân đã phỏng vấn Hòa Thượng Thích Minh Hiếu về Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ và Tổ Đình Minh Quang Sydney.

Ngọc Hân: Bạch HT Thích Minh Hiếu, Giáo Hội Khất Sĩ Tăng Già Việt Nam là một Giáo Hội mới do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập. Xin Hòa Thượng cho biết Giáo Hội Khất Sĩ và Giáo hội Phật Giáo Việt nam có điểm gì khác nhau và sự hình thành của Giáo hội Khất Sĩ như thế nào, có trải rộng từ Nam chí Bắc hay không?

HT Thích Minh Hiếu:Thưa chị Ngọc Hân, Đạo Phật Khất Sĩ đã có mặt từ lâu rồi, từ năm 1945 khi đức Tôn sư Minh Đăng Quang thành lập một Giáo Hội mới có tên là Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam.

“Toàn bộ miền Nam thì các thầy của Bắc tông rất nhiều, chuyên về sử dụng Hán tạng và ở miền Tây Nam Bộ thì có các sư sãi Khờ Me, trong đó có Theravada hay còn gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy, chẳng hạn như Chùa Kỳ Viên rất lớn ở Sài Gòn. Tổ Sư Minh đăng Quang quyết định chọn con đường ở giữa gọi là Trung Hợp hay là Trung Hòa, một bên là Đại Thừa, một bên là Tiểu Thừa hay một bên là Bắc phương, một bên là Nam phương. Tổ Sư đã quyết định chọn con đường gọi là con đường Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp - Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam. Nếu hỏi rằng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam là cái gì ‘Thừa’ thì có thể nói đúng nghĩa của nó là ‘Phật Thừa’, nghĩa là chọn con đường giống như y bát nghi Phật của ngày xưa và sẽ đi con đường ở giữa tức là không thiên về Kinh của Bắc tạng cũng không thiên về Kinh của Nam tạng, mà toàn bộ Kinh điển được dịch ra tiếng Việt và hình thức y áo thì quấn giống như là Nam tạng nhưng không được đi khất thực.”

Ngọc Hân:Dạ rồi sau đó Đạo Phật Khất Sĩ đã phát triển như thế nào ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại?

HT Thích Minh Hiếu:“Cho đến bây giờ đã được mở rộng ra đến miền Trung Việt Nam tới Cam Lộ và mặc dù sau 1975 cho đến giờ là gần 38 năm nhưng Đạo Phật Khất Sĩ vẫn chưa ra đến ngoài Bắc. Ngược lại sau 75, hệ thống Khất Sĩ đã đi ra thế giới như hiện nay có Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới do Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Giác Nhiên lãnh đạo - là ân sư của Thầy - có lẽ là Khất Sĩ Việt Nam trên thế giới hiện nay tại mười mấy nượ́c đều có tự viện và tịnh xá, đó là nói về sự phát triển của Khất Sĩ.”

Ngọc Hân:Bây giờ trở lại với nước Úc. Thiền Viện Minh Quang có một nét rất đặc biệt, đó là kiến trúc của Chùa mang nét đặc thù của Phật Giáo Việt Nam. Làm thế nào để giữ được những đường nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam trên quê hương mới là xứ Úc nầy, bạch Hoà Thượng?

HT Thích Minh Hiếu: “Xin thưa Chị, đây cũng là một điều rất đặc biệt. Ngay khi quyết định đặt chân đến Úc và được ở lại Úc, ý nghĩ đầu tiên của Thầy là: vì trách nhiệm của mình là hoằng pháp lợi sanh và vì mình là người Việt Nam mà lại mang Phật Giáo Việt nam đến Úc châu, cho nên nếu mình không xây dựng một ngôi chùa hay một đạo tràng để có thể tồn tại lâu dài trên quê hương thứ hai thì trong tương lai, cộng đồng Việt nam và chính mình cũng dễ bị mai một đi. Điều thứ hai, nền tảng của ngôi chùa là văn hóa mà cũng là mái ấm để cho những người con Phật có thể nương tựa, cho nên phải mang dáng vấp của quê hương. Vì vậy Thầy quyết định sẽ xây dựng một ngôi chùa mà người Úc cũng tôn trọng, nên Thầy nghĩ rằng mình phải xây một tòng lâm có những nét đặc thù Việt Nam, chẳng hạn như mái cong và... giống như chị hỏi, Thầy đã cho thỉnh tất cả những Phật cụ hoặc bất cứ thứ gì thờ tự trong Chùa hết 80% là của Việt Nam.

“Thứ nhất là để cho người Úc biết được rằng thủ công nghiệp của Việt nam có những điêu khắc như là tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn, Phật Thích Ca hay là đục đá tượng Quan Âm hoặc kỳ lân chẳng hạn, giúp cho người Úc biết được người Việt Nam cũng có những nghệ nhân với tài năng biến những vật tầm thường trở thành kỷ xảo và đặc biệt có thể đưa sang nước Úc để giới thiệu. Cho nên 90% hay 80% thì Thầy nhờ một số huynh đệ qua đây để họ chạm trỗ những mái cong, những con lân, rồng hoặc là lan can... đều làm bằng tay để người Úc thấy rằng mình có thể tự làm những sản phẩm nầy để trước tiên là giảm được một số tiền và Phật tử cũng đỡ khổ.

“Thứ hai nữa là người bản xứ sẽ thấy rằng các tu sĩ Việt Nam cũng có khả năng tạo dựng ngôi chùa bằng chính đôi tay của họ, không phải mua hoặc sắm đồ đạc ở tại đây.

“Cuối cùng thứ ba là để cho chính bản thân người tu - là Thầy và chính bản thân người Phật tử có cơ hội tạo những phước điền (ruộng phước) bởi họ đã đổ mồ hôi, mệt mỏi và khổ đau trên sản phẩm xem như là đứa con tinh thần của mình.”

Hòa Thượng Thích Minh Hiếu đã có viễn kiến độc đáo khi dự tính về sự tồn tại của ngôi chùa sẽ xây. Hoà Thượng nói tiếp:

HT Thích Minh Hiếu:”Nói về sự tồn tại của một ngôi chùa thì ngôi chùa không thể chỉ tồn tại trong 20, 30 năm rồi mai một đi giống như một cơn sóng, nhưng nó phải tồn tại như một dấu ấn của sự phát triển tín ngưỡng và có thể khai hóa hoặc khai mở cho nhiều thế hệ trong tương lai. Vì vậy khi làm ngôi chùa nầy, Thầy nghĩ rằng ngôi chùa phải làm thật chắc chắn và rất tốt đẹp để tồn tại từ 200 năm hoặc 300 năm.

“Còn về sau nữa các vị trụ trì kế tục có thể bù đắp thêm thì ngôi chùa có thể kéo dài cả một, hai ngàn năm giống như những ngôi chùa cổ của Trung quốc vậy. Cho nên ý niệm đầu tiên của Thầy là muốn làm ngôi chùa ít nhất về các vật liệu và sức chịu đựng phải từ 300 năm trở lên. Thầy cũng đã thỉnh những tượng Phật gỗ hoặc Phật quý là vì cây gỗ có thể sống trên rừng một ngàn năm, cho nên khi làm tượng đặt trong một ngôi chùa thì cũng có khả năng tồn tại từ 1000 đến 2000 năm. Đó là những gì để lại cho nền văn hóa Phật giáo Việt Nam đặt để trên nước Úc nầy mà sự tồn tại mang tính cách miên viễn hơn một chút.”

Ngọc Hân: “Thầy có ước nguyện gì không cho con đường hoằng pháp của Giáo Hội Khất Sĩ?

HT Thích Minh Hiếu: “Thầy vẫn còn ước ao, vẫn còn hoài bão là 5 tiểu bang chính của nước Úc, mỗi tiểu bang có một ngôi chùa bởi vì theo Luật của Khất Sĩ và Luật của Tăng đoàn thì các vị trụ trì sẽ phải di chuyển, ngay cả bản thân Thầy cũng phải di chuyển để hoằng pháp, học để rồi dạy, dạy để rồi học, xin để rồi cho chứ không được giữ cho mình.

“Sau khi Giáo Hội Khất Sĩ phát triển thì Tăng đoàn của Minh Quang mở ra một ngôi nữa ở Tây Úc gọi là Minh Quang Tây Úc và một ngôi thứ hai là Minh Quang Nam Úc. Nếu có đủ cơ hội, sẽ mở Minh Quang ở Melbourne và Minh Quang ở Brisbane.

“Nhưng hiện nay có một vấn đề hơi khó khăn là vì thiếu nhân sự. Mở một ngôi chùa đối với Thầy có lẽ không khó nhưng đào tạo Tăng thì lại khó. Bởi vì muốn đưa những vị Khất Sĩ có tính truyền thống, có tu học đàng hoàng, mình phải đưa từ Việt Nam qua và làm thế nào để khi ở Úc, họ không bị thay đổi hoặc bị biến hóa, vẫn giữ được con đường theo như mình mong muốn, theo ý niệm mình mong muốn nghĩa là cứ 6 tháng hay một năm, họ phải đổi chỗ một lần và họ cứ ở rồi đi, ở rồi lại đi mà không có ngôi chùa nào là của chính họ. Họ không được quyền sở hữu ngôi chùa đó, mà ngôi chùa đó là của Phật tử hay của Giáo Hội, Giáo Hội nói chung là do Phật tử tạo dựng. Do vậy họ chỉ có trách nhiệm là đi thuyết giảng và tu học rồi hướng dẫn Phật tử, cứ tiếp tục như vậy, chứ không được ở hoài một chỗ, dễ sinh ra những chuyện trì trệ hoặc là chấp thủ hay có những vướng mắc vì ở một chỗ quá lâu lại không phát triển. Thế nên con đường của Khất Sĩ là con đường phải thay đổi tức là 6 tháng hay một năm phải thay đổi một lần mà hiện nay Thầy chỉ có 3 hoặc 4 Thầy có thể thay đổi được thôi.”

Ngọc Hân: Xin cảm ơn Hòa Thượng Thích Minh Hiếu.

* Ngọc Hân tường trình Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA từ Sydney Australia.

(Nguồn:Đài VOA Tiếng Việt ngày 07-08-2013 lúc10 giờ tối; Tuần báo Nhân Quyền, Melbourne, ngày 07-08-2013, Tuần báo Văn Nghệ, Sydney, ngày 0̣8-08-2013)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2017(Xem: 7482)
Lễ Vu Lan PL 2561 (2017) tại Chùa Pháp Vân, Canada-- Hi Quang, Nghia Do (do_nghia@hotmail.com) invited you to edit the folder "Quang Duc" on Dropbox. Nghia said: "ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU NĂM 2017 TẠI CHÙA PHÁP VÂN, MISSISSAUGA, CANADA Vào sáng ngày chủ nhật 03 tháng 09 năm 2017 (nhằm ngày 13 tháng 07 năm Đinh Dậu), chùa Pháp Vân ở thành phố Mississauga, tiểu bang Ontario, CANADA đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu năm 2017, Phật lịch 2561. Diễn văn khai mạc của thầy trụ trì TT. Thích Tâm Hòa Cảm tưởng Vu Lan (Phật tử Diệu Trang và Hoàng Chính) Lễ cài hoa cho chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử Nghi thức Vu Lan Sám chủ: HT. Thích Trí Thành Lễ cung tiến chư hương linh Cúng dường trai tăng. Phật tử thọ trai. Chương trình văn nghệ cúng dường Vu Lan do Gia Đình Phật Tử Pháp Vân Trong tiếng kinh Vu Lan và lời cảm tưởng tình Mẹ và Cha, nhiều người không kìm được nước mắt khi nghe kể về ý nghĩa của nghi lễ hoa hồng cài áo. Phần cuối là lễ Cúng Thí Thực Cô Hồn, chương trình đã hoàn mã
12/08/2017(Xem: 8668)
Tháng Bảy Vu Lan Báo Hiếu lại về, mùa hiếu hạnh đền đáp công ơn Cha Mẹ, công đức Ông Bà, nhắc nhở con cháu biết sống và phải sống sao cho trọn vẹn đạo đức con hiền cháu thảo và học đạo làm người; mùa phụng cúng Cửu Huyền Thất Tổ, Nội Ngoại vong nhân, lục thân quyến thuộc quá vãng; phụng cúng anh linh những bậc khai quốc tạo dựng sơn hà, chư anh hùng liệt nữ, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, nguyện cầu siêu độ muôn loại âm hồn, vạn loại sinh linh.
12/08/2017(Xem: 21290)
Để tưởng nhớ và hoài niệm Công Ơn Sanh Thành Dưỡng Dục của Cha Mẹ. Tu Viện Quảng Đức long trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 3/9/2017, nhằm ngày 13/7/ Âm lịch năm Đinh Dậu.
31/07/2017(Xem: 6505)
Cho đến thế kỷ thứ 16 Đạo Phật vẫn còn có mặt tại Á Châu, sau đó người Âu Châu có dịp đến các nước Á Châu bằng con đường hàng hải với nhiều lý do khác nhau; người Âu Châu lúc ấy mới làm quen với giáo lý của Đạo Phật và họ nhận ra rằng đây là một nền giáo lý phong phú về Đạo đức, Văn Hoá, học thuật cũng như khoa học và nhất là lòng Từ Bi và Trí Tuệ của Đạo Phật; nên người Tây Phương đã say mê nghiên cứu. Từ đó những ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý v.v…đã được dịch ra từ tiếng Pali, Sanscrit hay Trung Hoa, Nhật Bản và cũng kể từ đó nền Đạo Học Đông Phương từ từ hiện hữu nơi những xã hội Tây Phương nầy.
05/07/2017(Xem: 9280)
Đại Lễ Hoàn Nguyện Chùa Vạn Hạnh, Pháp Quốc
09/06/2017(Xem: 14802)
Đúng ra, sách đã được phát hành một năm trước, nhưng do yêu cầu của một số chùa cần đưa vào sách - từ 72 ngôi chùa (như tập 1) tăng lên 100 ngôi chùa ở tập 2; và do tài chánh của nhà xuất bản hạn hẹp, cần đầu tư cho việc in ấn các loại lịch trước, nên quý chùa đã trông chờ sách khá lâu. Thành thật kính xin lỗi chư Tôn Đức, quý Bác, và mong quý Ngài hoan hỷ lượng thứ!
28/05/2017(Xem: 6348)
Mặc dù nhóm chúng tôi chín người từ St. Gallen Thụy Sĩ đến Strasbourg Pháp quốc khởi hành từ 6 giờ sáng nhưng đến nơi sau hơn 3 tiếng rưỡi đồng hồ vẫn bị huốt mất để tôi không kịp thưởng thức màn múa lân vừa mới kết thúc chỉ còn nghe dư âm giới thiệu « múa theo kiểu Âu Châu ». Tôi thắc mắc không rõ múa theo kiểu Âu Châu là kiểu nào, bất chợt nhìn thấy bốn cô gái Pháp và hai cậu Tây trong quần áo múa lân, tôi mới vỡ lẽ và tiếc hùi hụi đã bỏ qua một màn rất độc đáo với con lân…cái và hai « Bà Địa » mà có lẽ từ thời cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi mới nghe thấy. Vì múa lân rất cần thể lực, xưa nay chỉ dành cho lân…đực thôi.
21/05/2017(Xem: 8770)
Lễ Khánh Thành và lễ Phật Đản chùa Phổ Hiền tại Strasbourg Pháp Quốc ngày 20 và 21.5.2017"
20/05/2017(Xem: 7634)
Lễ Phật Đản 2641 (2017) tại Chùa Minh Giác, Sydney
10/05/2017(Xem: 10393)
Lễ Phật Đản 2641 (2017) tại Ni Viện Như Ý
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567