- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
Chạy xe chầm chậm dọc theo đường biển, thẳng từ Công viên Yến Phi qua cầu Trần Phú, tiếp nối Phạm Văn Đồng, ra hướng Bắc đến Hòn Một, chạy thẳng tiếp một đoạn thì thấy phía lề bên trái có con hẻm rộng, đầu hẻm có cổng chào với ba chữ to đùng màu vàng: Chùa Phú Hải.
Chùa cách trung tâm thành phố 7km. Đi qua cổng chào vào trong hẻm chừng 50 mét là thấy cổng tam quan của Chùa.
Địa chỉ rõ ràng chính xác là: Số 84/11 đường Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Hoà, thành phố Nha Trang.
Chỉ trong vòng 8 năm kể từ khi Thượng toạ Thích Nguyên Sanh nhận trụ trì, 2008 đến 2016, Thầy đã mở cuộc đại trùng tu ngôi chùa xưa tiêu điều nhỏ hẹp thành ngôi phạm vũ khang trang tráng lệ, hoàn mãn vừa kịp "đón đỡ" cơn bão hung tợn Damdrey năm 2017 để ngôi Tam Bảo uy nghiêm kiên cố không hề hấn, suy suyển mảy may.
Chùa toạ lạc trên diện tích 620m2, với ngôi bửu điện, hai bên là Đông lang và Tây lang với nhiều phòng ốc, tịnh thất. Chính giữa bửu điện tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca tĩnh toạ với tư thế của đôi bàn tay "ban vui và cứu khổ". Ngoài ra, trên các hương án phía trước còn bài trí những tôn tượng nhỏ của Tây Phương Tam Thánh, Phật Nhập Niết Bàn... Trên vách hai bên tả hữu của tôn tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni được thiết trí những pho tượng nhỏ của "Thập Bát La Hán" sinh động.
Đặc biệt là men theo hai bức vách lớn của Chánh điện có phù điêu đắp nổi hình tượng "Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật".
Phía sau Chánh điện là Tổ đường, tôn trí tượng Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma với hình tướng và dung mạo thật khác thường, uy phong lẫm lẫm. Hai bên vách có treo khung linh ảnh của chư tôn Hoà thượng thạch trụ thiền gia của Phật giáo nước nhà nói chung và của Xứ Trầm Hương Khánh Hoà nói riêng.
Phía trước thềm ngôi bửu điện, ngay vị trí trung tâm là tôn tượng Đức Phật Di Lặc với nụ cười Hỷ Xả tươi vui bên lũ trẻ "Lục Tặc" đã được cảm hoá thuần phục Chánh pháp, nhìn ra hướng cổng tam quan có con đường người xe vào ra hằng ngày.
Phía bên phải cổng tam quan từ ngoài bước vào, trên sân chùa là tôn tượng đức Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên đừng trên đài liên hoa. Bên trái là gian phòng khách trống vách, được bài trí bàn ghế và trang trí vật dụng thanh tao trang nhã, trên vách giữa có thiết trí 4 chữ nổi màu vàng sáng bằng hộp đèn "A Di Đà Phật".
Khi được lên đến sân thượng của dãy nhà Đông lang, ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Núi Cô Tiên bất hủ ở cự ly gần nhất phía bên trái của Chùa, rồi cũng từ nơi đứng gió mát trong lành đó mà mở một cuộc "săn Rồng" thật thú vị. Những long tướng long nhan, long tu long nhãn của những con rồng thiêng được tạo tác công phu tinh xảo khác biệt bởi bàn tay điêu luyện của các thợ ngoài Huế rất uyển chuyển, uốn lượn dũng mãnh trên các đầu hồi mái nóc của ngôi chánh điện, như là một cuộc "quần thiên long hội"...
Chùa Phú Hải ở nơi đó sau bao năm dâu bể thăng trầm, kể từ khi được khai lập vào những năm 196s của thế kỷ trước, trải qua hai đời trụ trì, đến năm 2008 thầy Nguyên Sanh được bổ nhiệm, đã là chốn tâm linh thiêng liêng cho phật-tử trong khu vực Đường Đệ và các vùng lân cận về nương tựa tu học, tu tập và thực hành những điều Phật dạy để cuộc sống vơi đi bớt khổ đau phiền não, hướng về ngày mai thanh thản an vui.
Tâm Không Vĩnh Hữu