Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Sắc tứ Vạn Phước Di Đà, Huế - Ngôi danh lam cổ tự trên đất cố đô.

06/01/202308:41(Xem: 1824)
Chùa Sắc tứ Vạn Phước Di Đà, Huế - Ngôi danh lam cổ tự trên đất cố đô.


to dinh van phuoc (3)

Chùa Sắc tứ Vạn Phước Di Đà, Huế
Ngôi danh lam cổ tự trên đất cố đô.

 

Chùa Vạn Phước Di Đà tọa lạc trên đỉnh núi Bình An, đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa quay mặt hướng Tây Nam.

Chùa nguyên là am Phổ Phúc do Thiền sư Hải Nhận hiệu Lương Tri dựng để tĩnh tu vào năm 1845. Được sự trợ duyên của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, vào năm 1847, thảo am trở thành chùa Phổ Phúc do Thiền sư Hải Mẫn hiệu Quang Đức trú trì; cụ Nguyễn Đình Hòe, pháp danh Trừng Phước làm Hội chủ. Trong thời gian này, chùa đã cung chú tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, thủ ấn Cam lồ. Tượng cao 1,10m, tòa sen cao 0,75m. Tượng được tạo tác bằng nan tre, sơn son thếp vàng, là pho tượng Phật cổ và quý của Phật giáo cố đô Huế.

Đến năm 1910, khi ngài Hải Mẫn viên tịch, thể theo lời thỉnh mời chùa Phổ Phúc, Sơn môn Tăng già cử ngài Giác Hạnh, là đệ tử của ngài Tâm Tịnh (chùa Tây Thiên) về làm trú trì. Năm 1916, ngài Giác Hạnh đã tổ chức đại trùng tu chùa và đổi tên thành chùa Vạn Phước Di Đà. Nhân dịp này, triều đình nhà Nguyễn đã phê duyệt tấu chương của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, cho cung thỉnh bộ tượng Phật Tam Thế của chùa Giác Hoàng đang cất giữ tại chùa Diệu Đế về phụng thờ tại chùa Vạn Phước.

Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm. Năm 1933, Trường Sơ đẳng Phật học đầu tiên của Hội được mở tại chùa Vạn Phước do Thiền sư Thích Mật Khế làm Hiệu trưởng.

Vào ngày mồng 07 tháng 12 năm Đinh Sửu (1937), thể theo tấu chương của Thượng thư Phạm Quỳnh, triều đình nhà Nguyễn đã ban sắc phong cho chùa: “Sắc tứ Vạn Phước Tự” và sắc phong ngài Giác Hạnh làm Tăng Cang.

Chùa được đại trùng tu vào năm 1940 với kiểu chùa truyền thống Huế. Sau đó, ngài Giác Hạnh giao chức vụ trú trì cho ngài Tâm Hảo. Ngài Tâm Hảo viên tịch vào năm 1953.

Năm 1954, chùa được trùng tu và lấy biển hiệu là “Sắc tứ Vạn Phước Di Đà Tự”. Năm 1966, ngài Giác Hạnh cử ngài Tâm Hướng kế vị trú trì và Đại đức Tâm Thọ làm tri sự.

Năm 1967, ngài Giác Hạnh cử ngài Tâm Hướng vào Sài Gòn để nhận chùa Tuệ Quang (năm 1970 đổi tên chùa Vạn Phước) ở đường Sư Tuệ Tĩnh, quận 11 do ông bà Nguyễn Hữu Đức phụng cúng làm nơi lưu trú cho học tăng từ Huế và học tại Viện Đại học Vạn Hạnh.

Năm 1981, ngài Giác Hạnh đã an nhiên thị tịch tại Tổ đình Vạn Phước, Huế, trụ thế 102 năm, 74 hạ lạp.

Năm 1993, ngài Tâm Hướng đã cử pháp đệ là Thượng tọa Thích Tâm Thọ trú trì Tổ đình Vạn Phước, Huế; trưởng pháp tử là Thượng tọa Thích Phước Trí làm trú trì chùa Vạn Phước, quận 11, thành phố HCM.

Năm 1997, ngài Tâm Hướng đã an nhiên thị tịch tại chùa Vạn Phước, thành phố HCM, trụ thế 74 năm, 48 hạ lạp.

Tiếp tục sự nghiệp của chư Tổ, Hòa thượng Thích Tâm Thọ lo tiếp Tăng độ chúng, trùng hưng và xây dựng ngôi Tổ đình trang nghiêm, an tịnh: Năm 1993, xây dựng Quan Âm các; năm 1994, xây dựng và trùng tu nhà Đông; năm 1995, xây dựng nhà Hậu để làm Tàng Kinh các; năm 2005, tái thiết ngôi Chánh điện và xây dựng nhà Hậu Tổ; năm 2008, xây dựng lầu chuông v.v…

Điện Phật Tổ đình Vạn Phước được bài trí tôn nghiêm, chính giữa tôn trí bộ tượng Tam Thế Phật bằng đồng; tượng đức Phật Thích Ca bằng nan tre (thế kỷ 19); tượng đức Phật A Di Đà phóng quang bằng đồng. Tượng đức Phật A Di Đà cao 3m, ngang 0,84m, đặt trên bệ và tòa sen cao 1,35m do Phật tử Võ Văn Cang, pháp danh Nguyên Lưu cúng dường năm 1945; lễ cung chú và rót đồng đúc tôn tượng vào ngày 30.8.1945. Pho tượng đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 05.5.2008 là “Pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đồng trong chánh điện cao nhất Việt Nam”.

 

Võ Văn Tường

Website: chuaviettoancau.com

 

Tài liệu tham khảo: Thích Tâm Thọ, 2009, Lược sử Tổ đình Vạn Phước - Huế, bản in lớn treo tại chùa.

 

***

 

Chú thích ảnh:

Ảnh 01. Biển tên chùa

Ảnh 02. Cổng chùa

Ảnh 03. Cổng tam quan

Ảnh 04. Ngôi chánh điện

Ảnh 05. Quan Âm các

Ảnh 06. Điện Phật

Ảnh 07. Tượng đức Phật A Di Đà

Ảnh 08. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm

Ảnh 09. Bàn thờ chư Phật, Bồ tát

Ảnh 10. Bàn thờ chư Phật, Bồ tát

Ảnh 11. Bàn thờ Quan Âm ngàn tay ngàn mắt

Ảnh 12. Bàn thờ Hộ Pháp

Ảnh 13. Bàn thờ Tổ

Ảnh 14. Đại hồng chung

Ảnh 15. Trống bát nhã

Ảnh 16. Sân thiên tỉnh

 



to dinh van phuoc (1)to dinh van phuoc (2)to dinh van phuoc (3)to dinh van phuoc (4)to dinh van phuoc (5)to dinh van phuoc (6)to dinh van phuoc (7)to dinh van phuoc (8)to dinh van phuoc (9)to dinh van phuoc (10)to dinh van phuoc (11)to dinh van phuoc (12)to dinh van phuoc (13)to dinh van phuoc (14)to dinh van phuoc (15)to dinh van phuoc (16)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 24125)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
13/09/2013(Xem: 7421)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vỹ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
24/06/2013(Xem: 4904)
Dự kiến, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014 - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại chùa Bái Đính. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Nhân dịp này xin giới thiệu toàn cảnh quần thể chùa từ lịch sử hình thành đến kiến trúc:
27/03/2013(Xem: 9919)
Không phải ngẫu nhiên, Huế được mệnh danh là một trung tâm Phật Giáo phát triển mạnh và có hệ thống các ngôi “Chùa cổ” rất được nhiều người biết đến, cùng với kiến trúc đền đài, lăng tẩm, danh lam thắng cảnh hữu tình, mộng mơ... của Vua chúa triều Nguyễn.
26/02/2013(Xem: 3337)
Đã từ lâu trong tâm thức người Việt Nam, Chùa là nơi tĩnh lặng, linh thiêng, là nơi mọi người đến nương nhờ Đức Phật để tìm chút bình an trong cuộc sống, cầu xin hạnh phúc cho gia đình.
08/02/2013(Xem: 7842)
Đức Thích Ca Thế tôn thành đạo dưới cội Bồ đề tại Ấn độ cách đây gần ba thiên niên kỷ, Ngài đã đem chánh pháp thậm thâm vi diệu truyền bá khắp lưu vực sông Hằng. Khi Đức Thế tôn còn tại thế, hai trung tâm truyền giáo qui mô thời bấy giờ là Tinh xá Trúc Lâm và Tinh xá Kỳ Hoàn. Tại Trung Quốc, thời Vua Hán Vũ đế có thỉnh hai Ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan lưu trú tại Hồng Lô tự để dịch kinh, bản kinh do hai Ngài dịch đầu tiên tại đây là Kinh 42 chương. Trong triều đại vua A Dục của Ấn độ - vị vua kính tín Tam Bảo - đã cử các đoàn truyền giáo đi khắp nơi để truyền bá đạo mầu. Tại Trung quốc có hai trung tâm Phật giáo ở Lạc Dương và Bình Thành sinh hoạt rất thịnh hành, và riêng tại Việt nam có trung tâm Luy Lâu là một trung tâm Phật giáo được hình thành do các Tăng sĩ Ấn độ theo các thuyền buôn của Thương nhân Ấn độ đến Việt nam bằng đường biển xây dựng các thảo am để tụng kinh, bái sám.
30/10/2012(Xem: 3391)
Video: Đại Lễ Khánh thành Tổ Đình Tường Vân (Lễ húy nhật Đức Tăng Thống)I
14/06/2012(Xem: 4741)
Thực di nguyện của cố HT Thích Tâm Thanh lúc còn sinh tiền và được sự trợ duyên của đạo hữu Ngô Minh Trí và Phan Thị Thuý Hồng. Ngày 12.02. năm Kỷ Sửu (nhằm ngày 08.03.2009 ) tại Vĩnh Minh Tự Viện Thôn Phú An xã Phú Hội huyện Đức Trọng, ĐĐ Thích Nguyên Hiền cùng chư tôn đức Tăng Ni trong môn đồ pháp quyến đã long trọng tổ chức lễ an thạch khởi công xây dựng Vĩnh Minh Đại Phật và cúng dường “ thiên tăng hội" nhân lễ tưởng niệm lần thứ 5 ngày cố HT Thích Tâm Thanh viên tịch.
09/06/2012(Xem: 2417)
Bởi tự ngày xưa cho đến tận bây giờ, người dân đất Nội quê hương ta nơi đây, với tấm lòng thành kính luôn hướng về cửa phật. Đã tâm nguyện và mong muốn trong luỹ tre làng nơi mình sinh sống có một ngôi chùa hàng ngày vọng tiếng chuông ngân. Để được cùng nhau sớm lửa tối đèn hương đăng thờ cúng Đức Phật từ bi và tụng niệm kinh thư để cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu được an sinh cho mình, cho gia đình cùng bàn dân thiên hạ. Đồng thời cũng luôn cầu được quốc thái dân an, nước cường dân thịnh! Ước vọng đó giờ đây đã trở thành hiện thực.
06/01/2012(Xem: 5259)
Những ngày cuối năm thật giá rét. Lá vàng như những cánh bướm chưa kịp đập cánh, đã phải tung bay rào rào theo những cơn gió bụi. Mưa lất phất đến rồi đi, để lại trên mặt đường những làn nước mỏng. Cây bạch đàn cao lớn phía sau nhà rung chuyển mạnh, tất cả nhánh lá cùng xuôi về một hướng, phần phật reo lên tựa hồ một cánh buồm trong gió. Hương bạch đàn phảng phất trong tiết lạnh mùa đông. Chợt nhớ những ngôi chùa ven rừng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567