Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tư liệu quý chỉ có ở chùa Vĩnh Nghiêm

07/04/202209:36(Xem: 3144)
Tư liệu quý chỉ có ở chùa Vĩnh Nghiêm



Sau Mộc bản Triều Nguyễn, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thì Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thứ 3 được thế giới vinh danh “Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Theo bia tháp ghi lại, năm Thuận Thiên Nguyên Niên (1010), vua Lý Thái Tổ cử hai quan trong triều là Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạt thiết kế đồ án, lo việc kiến thiết 8 ngôi chùa, trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm ở tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Chùa Vĩnh Nghiêm được hoàn thành vào năm 1016, với ý nghĩa là nơi mãi mãi tôn nghiêm và vị trụ trì đầu tiên là Thiền Sư Vạn Hạnh.


chua_vinh_nghiem_1
Quang cảnh tuyệt đẹp của chùa Vĩnh Nghiêm gần như vẫn còn nguyên vẹn. ảnh: Đỗ Công Tiến.



Chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang nằm ở vị thế rất đẹp, nhìn ra ngã ba sông, phía Lục đầu Giang - Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào núi Yên Tử.

Bao quanh chùa là núi non với cảnh vật vô cùng đẹp, trong đó có núi Cô Tiên, bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo, đền Kiếp Bạc.

Qua nhiều năm tháng cũng như những thăng trầm của lịch sử, chùa Vĩnh Nghiêm gần như vẫn giữ được nguyên vẹn lối kiến trúc cũng như những giá trị của mình trên nhiều lĩnh vực.



chua_vinh_nghiem_2
Kiến trúc cổ của Cổng chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang. ảnh: Đỗ Công Tiến. 



Kho tư liệu quý: Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

Hiện nay, ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang còn lưu giữ hàng ngàn bản mộc bản. Mộc bản được khắc trên ván gỗ được lấy từ cây Thị.

Nội dung của các mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm chứa đựng nhiều ý nghĩa to lớn về triết lý nhân sinh, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học, nghệ thuật, giáo dục con người… và đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang là loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam và hiếm có trên thế giới.

Theo các nhà khoa học, kho Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm gồm 3.050 đơn vị ván khắc bằng chữ Hán và Nôm, số ít bằng chữ Phạn được khắc từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX.

Đại đức Thích Thanh Vịnh - Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang cũng cho biết:

“Mộc bản ngày nay không còn nhiều, chỉ còn 1/3 theo như sử sách ghi lại. Trên 3 ngàn bản mộc bản, 82 đầu sách, 24 tập cũng đủ để nói lên sự đồ sộ và phát triển của một Thiền phái phật giáo ở Việt Nam do vua Trần Nhân Tông khai sáng”.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm hiện nay chứa đựng nội dung của 9 đầu sách lớn thuộc các thể loại: kinh, luật, luận, kệ, thi, phú… trong đó chủ yếu là kinh, sách, các văn bản về giới luật nhà phật và một số trước tác về thơ phú trước tác, truyện ký của một số vị cao tăng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Trong hệ thống mộc bản, ngoài phần kinh và giới luật là văn bản tôn giáo, có nhiều tác phẩm văn học, các tài liệu giá trị về mỹ học, y học, quá trình giao thoa văn hóa...


Các mộc bản đang lưu trữ tại chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam.

Nội dung trong mộc bản là các kinh, sách do Tam tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang cùng các hệ phái kế tiếp biên soạn.

Các mộc bản quý có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá quá trình tự chủ trong tư tưởng, văn hóa của dân tộc; giúp nghiên cứu sự phát triển về ngôn ngữ, hệ thống văn tự Việt, từ chỗ sử dụng chủ yếu chữ Hán sang coi trọng và chủ động sử dụng chữ Nôm, ngôn ngữ của người Việt ra đời từ thế kỷ XI.

Điều ít người biết?

Các nhà khoa học trong nước và quốc tế có nhận xét: Di sản chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang đây là một đại danh lam cổ tự, một trung tâm đào tạo tăng đồ phật giáo cổ nhất nước ta.

Các mộc bản quý ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá quá trình tự chủ trong tư tưởng, văn hóa của dân tộc; giúp nghiên cứu sự phát triển về ngôn ngữ, hệ thống văn tự Việt, từ chỗ sử dụng chủ yếu chữ Hán sang coi trọng và chủ động sử dụng chữ Nôm, ngôn ngữ của người Việt ra đời từ thế kỷ XI.

Nhờ có mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang các nhà nghiên cứu của Việt Nam và quốc tế có thêm một nguồn sử liệu quý giá về sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ Việt.

Theo các tư liệu khoa học, chữ Nôm được sáng tạo từ chữ Hán và có mặt ở trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt từ hơn 1.000 năm hiện nay có mối quan hệ rất khăng khít với các tư liệu mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang.

Sau nhiều năm dày công nghiên và phân tích Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm các nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế đã đưa ra kết luận:

Hiện nay, mẫu chữ Nôm từ sách Thiền Tông Bản hạnh - một phần của Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang được Hội bảo tồn di sản chữ Nôm lấy làm mẫu cho font chữ Nôm trên mã Unicode cài đặt ở các máy tính trên phạm vi toàn thế giới.




moc_ban_chua_vinh_nghiem
Bộ Thiền Tông bản hạnh đã chuyển thể thành sách và đã thu hút rất nhiều độc giả tìm đọc. ảnh: Đỗ Công Tiến.





Đại đức Thích Thanh Vịnh - Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang cũng nhấn mạnh: “Bộ Thiền Tông Bản hạnh là bộ quý nhất của Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm, được chắt lọc từ quà trình tu tập của Đức Vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông, mang nhiều ý nghĩa răn dạy, dễ nhớ, dễ hiểu và chuyển thể bằng nhiều hình thức và chế tác bằng chữ Nôm.

Hiện nay, Viện nghiên cứu Phật Hoàng - Đại học Havard, Mỹ cũng đang nghiên cứu về giá trị của Bộ Thiền tông Bản hạnh”.

Với các giá trị khoa học, lịch sử đặc biệt, các cơ quan chức năng đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản Tư liệu Thế giới.

Ngày 16/5/2012, bộ 3.050 mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Công Tiến
https://giaoduc.net.vn/van-hoa/tu-lieu-quy-chi-co-o-chua-vinh-nghiem-post195076.gd




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2020(Xem: 12477)
Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng tại Cố Đô Huế
20/09/2020(Xem: 6071)
Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn ĐồngChầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14 km về hướng Tây. Chùa thuộc Hệ phái Phât giáo Nam Tông (Kinh). Chùa do Tỳ khưu Giới Đức, bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh thành lập. Năm 1988, hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của tỉnh, chùa đã làm đơn xin được 50,4 hecta để trồng cây gây rừng. Qua năm 1989, các sư đã vào lập trang trại, đào giếng, ươm cây giống …và xây dựng các công trình ở hai khu ngoại viện và nội viện. Chùa thiết kế thành 2 khu vực chính:
19/09/2020(Xem: 5250)
Chùa Huyền Không còn gọi là chùa Huyền Không 1, chùa Huyền Không Sơn Trung để phân biệt với chùa Huyền Không 2, chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế. Chùa tọa lạc ở thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, thành phố Huế (cách chùa Thiên Mụ 3 km về phía tây) với diện tích khoảng 6.000 m2. Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nam Tông (Kinh). Chùa Huyền Không được Sư Viên Minh, Sư Tịnh Pháp, Sư Trí Thâm và Sư Tấn Cănxây dựng vào năm 1973 tại Lăng Cô, bên chân đèo Hải Vân, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi chùa bấy giờ nhỏ, dựng bằng tre nứa.
18/09/2020(Xem: 3931)
Chùa Thanh Xuân thuộc địa danh làng Thanh Xuân Xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nằm dọc duyên hải miền trung bờ nam biển Cửa Việt; cuối nguồn hai nhánh sông Thạch Hãn, Vĩnh Định đổ ra biển. Theo dân làng kể lại, đời tổ tiên ông bà xuất phát ra lập làng từ đời triều Nguyễn ở Huế, hai họ Phan, họ Trần theo dòng Vĩnh Định ra Quảng Trị xuôi nguồn về đây. Lập tên làng Thanh Xuân, trong đó Xuân là lấy lại từ nguồn gốc thành Phú Xuân, cũng như các làng Xuân Thành, Dương Xuân vậy.
15/09/2020(Xem: 9965)
Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt chùa quay hướng Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu. Chùa được Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung dựng vào cuối thế kỷ 17 tại ngọn đồi thấp Hoàng Long Sơn, có tên thiền thất Ấn Tôn. Năm Nhâm Thìn (1712), ngài Thiệt Diệu Liễu Quán, quê ở Phú Yên là đệ tử đắc pháp của Sơ tổ Minh Hoằng Tử Dung, được ngài truyền tâm ấn, trở thành đệ nhị Tổ. Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán đã phát triển dòng thiền Lâm Tế cho đến ngày nay.
13/09/2020(Xem: 11269)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
11/09/2020(Xem: 4080)
Chùa Hà Trung tọa lạc ở làng Hà Trung, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km. Chùa được lập vào thời Hậu Lê, gắn với hành trạng Thiền sư Nguyên Thiều. Thiền sư từ Quảng Đông, Trung Quốc sang Quy Nhơn lập chùa Thập Tháp Di Đà, sau ra Thuận Hóa lập chùa Quốc Ân. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu cử ngài đến trụ trì chùa Hà Trung. Ngôi chùa ngày nay được trùng tu năm 1995, đại trùng tu năm 2009. Trụ trì chùa là Hòa thượng Thích Chơn Tế (trụ trì chùa Tường Vân, Huế kiêm nhiệm), Tri sự là Đại đức Thích Quảng Huệ.
11/09/2020(Xem: 4648)
Thông Điệp Của Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN thân gởi Chư Tôn Đức Tăng Ni và Đồng Bào Phật tử Hải Ngoại)
09/09/2020(Xem: 4270)
Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành (sông Gia Hội) số 110 Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa có diện tích hơn 10.000m2. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi. Đây là nơi Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, con vua Minh Mạng ra đời vào ngày 16/6/1807. Năm 1841, Hoàng tử lên ngôi vua ở kinh thành Huế, lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
07/09/2020(Xem: 6686)
Chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long (trên đất làng Thụy Lôi xưa, gần xóm Lịch Đợi), đường Báo Quốc, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong (du tăng người Quảng Đông, Trung Quốc) dựng vào cuối thế kỷ 17, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, nơi ngài Liễu Quán đến học đạo và ở lại trong 11 năm. Tổ Giác Phong viên tịch năm 1714. Đến năm 1747, Hiếu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật. Ngoài ra còn có dấu chạm khắc hình bốn cái ấn, một cái triện tròn khắc chữ Quốc Chúa Nam Hà. Trụ trì chùa thời gian này là Thiền sư Tế Nhơn, một trong những cao đệ đắc pháp của Tổ Liễu Quán. Kế thế trụ trì là các ngài Tế Ân, Trí Hải, Đại Trí …
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567