Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tư liệu quý chỉ có ở chùa Vĩnh Nghiêm

07/04/202209:36(Xem: 3194)
Tư liệu quý chỉ có ở chùa Vĩnh Nghiêm



Sau Mộc bản Triều Nguyễn, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thì Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thứ 3 được thế giới vinh danh “Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Theo bia tháp ghi lại, năm Thuận Thiên Nguyên Niên (1010), vua Lý Thái Tổ cử hai quan trong triều là Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạt thiết kế đồ án, lo việc kiến thiết 8 ngôi chùa, trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm ở tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Chùa Vĩnh Nghiêm được hoàn thành vào năm 1016, với ý nghĩa là nơi mãi mãi tôn nghiêm và vị trụ trì đầu tiên là Thiền Sư Vạn Hạnh.


chua_vinh_nghiem_1
Quang cảnh tuyệt đẹp của chùa Vĩnh Nghiêm gần như vẫn còn nguyên vẹn. ảnh: Đỗ Công Tiến.



Chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang nằm ở vị thế rất đẹp, nhìn ra ngã ba sông, phía Lục đầu Giang - Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào núi Yên Tử.

Bao quanh chùa là núi non với cảnh vật vô cùng đẹp, trong đó có núi Cô Tiên, bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo, đền Kiếp Bạc.

Qua nhiều năm tháng cũng như những thăng trầm của lịch sử, chùa Vĩnh Nghiêm gần như vẫn giữ được nguyên vẹn lối kiến trúc cũng như những giá trị của mình trên nhiều lĩnh vực.



chua_vinh_nghiem_2
Kiến trúc cổ của Cổng chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang. ảnh: Đỗ Công Tiến. 



Kho tư liệu quý: Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

Hiện nay, ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang còn lưu giữ hàng ngàn bản mộc bản. Mộc bản được khắc trên ván gỗ được lấy từ cây Thị.

Nội dung của các mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm chứa đựng nhiều ý nghĩa to lớn về triết lý nhân sinh, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học, nghệ thuật, giáo dục con người… và đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang là loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam và hiếm có trên thế giới.

Theo các nhà khoa học, kho Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm gồm 3.050 đơn vị ván khắc bằng chữ Hán và Nôm, số ít bằng chữ Phạn được khắc từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX.

Đại đức Thích Thanh Vịnh - Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang cũng cho biết:

“Mộc bản ngày nay không còn nhiều, chỉ còn 1/3 theo như sử sách ghi lại. Trên 3 ngàn bản mộc bản, 82 đầu sách, 24 tập cũng đủ để nói lên sự đồ sộ và phát triển của một Thiền phái phật giáo ở Việt Nam do vua Trần Nhân Tông khai sáng”.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm hiện nay chứa đựng nội dung của 9 đầu sách lớn thuộc các thể loại: kinh, luật, luận, kệ, thi, phú… trong đó chủ yếu là kinh, sách, các văn bản về giới luật nhà phật và một số trước tác về thơ phú trước tác, truyện ký của một số vị cao tăng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Trong hệ thống mộc bản, ngoài phần kinh và giới luật là văn bản tôn giáo, có nhiều tác phẩm văn học, các tài liệu giá trị về mỹ học, y học, quá trình giao thoa văn hóa...


Các mộc bản đang lưu trữ tại chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam.

Nội dung trong mộc bản là các kinh, sách do Tam tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang cùng các hệ phái kế tiếp biên soạn.

Các mộc bản quý có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá quá trình tự chủ trong tư tưởng, văn hóa của dân tộc; giúp nghiên cứu sự phát triển về ngôn ngữ, hệ thống văn tự Việt, từ chỗ sử dụng chủ yếu chữ Hán sang coi trọng và chủ động sử dụng chữ Nôm, ngôn ngữ của người Việt ra đời từ thế kỷ XI.

Điều ít người biết?

Các nhà khoa học trong nước và quốc tế có nhận xét: Di sản chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang đây là một đại danh lam cổ tự, một trung tâm đào tạo tăng đồ phật giáo cổ nhất nước ta.

Các mộc bản quý ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá quá trình tự chủ trong tư tưởng, văn hóa của dân tộc; giúp nghiên cứu sự phát triển về ngôn ngữ, hệ thống văn tự Việt, từ chỗ sử dụng chủ yếu chữ Hán sang coi trọng và chủ động sử dụng chữ Nôm, ngôn ngữ của người Việt ra đời từ thế kỷ XI.

Nhờ có mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang các nhà nghiên cứu của Việt Nam và quốc tế có thêm một nguồn sử liệu quý giá về sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ Việt.

Theo các tư liệu khoa học, chữ Nôm được sáng tạo từ chữ Hán và có mặt ở trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt từ hơn 1.000 năm hiện nay có mối quan hệ rất khăng khít với các tư liệu mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang.

Sau nhiều năm dày công nghiên và phân tích Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm các nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế đã đưa ra kết luận:

Hiện nay, mẫu chữ Nôm từ sách Thiền Tông Bản hạnh - một phần của Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang được Hội bảo tồn di sản chữ Nôm lấy làm mẫu cho font chữ Nôm trên mã Unicode cài đặt ở các máy tính trên phạm vi toàn thế giới.




moc_ban_chua_vinh_nghiem
Bộ Thiền Tông bản hạnh đã chuyển thể thành sách và đã thu hút rất nhiều độc giả tìm đọc. ảnh: Đỗ Công Tiến.





Đại đức Thích Thanh Vịnh - Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang cũng nhấn mạnh: “Bộ Thiền Tông Bản hạnh là bộ quý nhất của Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm, được chắt lọc từ quà trình tu tập của Đức Vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông, mang nhiều ý nghĩa răn dạy, dễ nhớ, dễ hiểu và chuyển thể bằng nhiều hình thức và chế tác bằng chữ Nôm.

Hiện nay, Viện nghiên cứu Phật Hoàng - Đại học Havard, Mỹ cũng đang nghiên cứu về giá trị của Bộ Thiền tông Bản hạnh”.

Với các giá trị khoa học, lịch sử đặc biệt, các cơ quan chức năng đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản Tư liệu Thế giới.

Ngày 16/5/2012, bộ 3.050 mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Công Tiến
https://giaoduc.net.vn/van-hoa/tu-lieu-quy-chi-co-o-chua-vinh-nghiem-post195076.gd




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2016(Xem: 9657)
Núi Chứa Chan hay đỉnh Miệng Rồng thuộc địa phận huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cách TP Hồ Chí Minh khoảng 120 km là một địa danh nổi tiếng xưa nay không chỉ vì phong cảnh thiên nhiên hữu tình mà còn vì trên núi có chùa Gia Lào ( chùa Bửu Quang) nổi tiếng linh thiêng.
26/08/2016(Xem: 5468)
Chùa Từ Tôn trên Hòn Đỏ do Hòa thượng Thích Viên Mãn khai sơn, phá đảo lập tự, từ hơn 40 năm về trước. Lặng lẽ một mình, ngày mấy chục chuyến từ đất liền ra đảo bằng chiếc thúng chai, mang từng viên đá chẻ, từng can nước ngọt, từng chậu cây, hạt giống… ròng rã 40 năm mưa nắng khổ nhọc, tạo dựng nên một chốn thanh tịnh tu hành, chẳng ai biết, chẳng ai màng. Vậy mà khi ngôi chùa hình thành, hiển hiện trên đảo vắng, thập phương bá tánh khắp nơi kéo về, ra đảo chiêm bái, cúng dường ngôi Tam Bảo, phương danh của Từ Tôn Tự đã loang xa… thì “danh lam thắng tích” lọt vào mắt xanh của ngành Du Lịch. Chuyện phiền não bắt đầu từ đó.
01/06/2016(Xem: 4577)
Pháp Viện Thánh Sơn nằm về hướng Tây Nam, trên một ngọn đồi núi Đế Dài và bao bọc xung quanh là những cánh đồng Diên Lâm xanh ngát, tọa lạc xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Chùa do Đại đức Giác Khoan xây dựng năm 2006, trên vùng đất ngày xưa đã có ngôi chùa Thánh Sơn do cố Phật tử Lê Thiện xây dựng năm 1918, nhưng do chiến tranh và thời gian đã tàn phá hư hoại.
12/05/2016(Xem: 4874)
Sáng ngày 08-5-2016 (02-4 Bính Thân), Ban Trị sự GHPGVN huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI (nhiệm kỳ 2016-2021) tại Văn phòng Ban Đại diện GHPGVN huyện Diên Khánh (Tòng Lâm Lô Sơn). Chứng minh và tham dự có HT.Thích Quảng Thiện – Uv.HĐTS- Phó BTS kiêm Trưởng Ban Từ thiện xã hội, HT.Thích Nguyên Quang- Uv.HĐTS, Phó Trưởng BTS kiêm Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh, HT.Thích Giác Phùng- Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; TT.Thích Trừng Thi- Uv.Thường trục BTS, Trưởng BTS GHPGVN huyện Diên Khánh; chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, huyện Diên Khánh, Ban Trị sự các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Có khoảng 300 đại biểu chính thức là chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử đại diện cho 52 tự viện, tịnh xá, tịnh thất trên địa bàn Diên Khánh về dự. Chính quyền đến dự có Ông Nguyễn Hữu Dinh – Phó Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa; Bà Nguyễn Thị Kim Hương- Phó Chủ tịch UBND huyện Diên Khánh, đại diện các ban ngành, đoàn thể địa phương tham d
01/03/2016(Xem: 4221)
Hôm nay 11/03/2014 Lễ Tưởng Niệm Tôn sư cố HT. thượng Tâm hạ Thanh khai sơn Vĩnh Minh Tự Viện viên tịch, diễn ra trong sự trang nghiêm và thành kính tại Vĩnh Minh tự viện tại (250 Phú An, Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng)
12/01/2016(Xem: 11402)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
23/11/2015(Xem: 7791)
25 thế kỷ trước, khi Đức Phật còn tại thế, ngài thường kêu gọi các vị xuất gia hãy chia nhau đi khắp các nẻo đường, vì lợi ích an vui cho cuộc đời mà truyền bá Chánh Pháp. Về sau, việc “du phương hóa độ” (vừa khất thực vừa hoằng pháp) không còn thích hợp ở một số xứ sở và thời đại, Phật giáo đã hình thành cơ cấu tự viện, chùa chiền, tịnh xá… xây dựng khắp nơi để quần chúng ở địa phương nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận Tăng Ni, thuận lợi cho việc học hỏi và thực hành giáo pháp.
06/11/2015(Xem: 10024)
Từ ngã ba trước trụ sở thị xã Ninh Hòa, rẻ về tay trái đi theo quốc lộ 26 hướng về Ninh Phụng, đi khoảng 3km đến quán Bảy Búa, rẻ phải theo hương lộ Ninh Phụng - Ninh Thân đi khoảng 500m nửa là đến chùa cổ tich Linh Quang (thôn Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa).
29/07/2015(Xem: 7506)
Từ thành phố biển Nha Trang đi theo Quốc lộ 1A vào Nam khoảng 19km, nhìn lên ngọn núi Suối Dầu (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm mới- Diên Khánh cũ) nằm sát đường nhựa phía bên trái, một ngôi chùa ẩn ẩn hiện hiện giữa cây lá xanh tươi dài theo sườn núi. Đó chính là chùa Linh Sơn Pháp Ấn, một chốn thiền môn lặng lẽ bình thường, nhưng lại mang dấu tích lịch sử- văn hóa vô cùng giá trị, có liên quan đến một danh nhân lỗi lạc, một người Pháp đã chọn đất Khánh Hòa làm quê hương thứ hai và sống tại đây nửa thế kỷ, được người dân Khánh Hòa tôn kính như một vị Bồ Tát từ bi cứu nhơn độ thế: Bác sĩ Alexandre Yersin!
08/07/2015(Xem: 6127)
Đồng Trăng, tên gọi nghe thật thơ mộng với hình ảnh ánh trăng lung linh trên trời cao thăm thẳm soi rọi xuống sáng ấm cả một vùng đồng hoang lau sậy ngút ngàn… Đồng Trăng ngày xưa đìu hiu vắng vẻ, dấu chân người dè dặt để lại thưa thớt, đây đó lác đác vài túp lều tranh sơ sài của những người cô độc lặng lẽ giữa gió táp mưa tuôn, chim kêu vượn hú…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567