Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa

26/02/202208:21(Xem: 5636)
14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa

TU VIỆN GIÁC HẢI

         Tu Viện tọa lạc trên núi Phổ Đà, còn được người dân gọi là núi Ông Sư, núi có hình thù của một “ông Tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc, thuộc địa phận thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh.

         Từ thành phố Nha Trang theo quốc lộ I ra khoảng gần 60km, đến cổng làng Xuân Tự là đường dẫn vào đến chùa, tiếng “Chùa” gần gũi thân quen với tăng ni Phật tử.

         Vào năm 1956, Hòa thượng Thích Viên Giác, pháp danh Tâm Trí, pháp hiệu Chiếu Nhiên, dòng thiền Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 43, đệ tử của Bích Không Đại Sư (tức Hoà thượng Thích Giác Phong ở chùa Hải Đức-Nha Trang), trong thời gian xây dựng Giáo hội địa phương tại Vạn Ninh, Ngài đã hữu duyên gặp Cư sĩ ẩn tu Như Liên trong một am tranh nhỏ tại làng Xuân Tự, vị Cư sĩ này đã giới thiệu núi Phổ Đà - Ông Sư giữa cảnh quan non nước hữu tình, thôn làng yên tĩnh, nên Ngài đã quyết định chọn nơi này để kiến tạo nên một chốn già lam, lập hạnh tĩnh tu, tiếp Tăng độ chúng, và đặt tên là Giác Hải.

        Thời kỳ đầu mới lập tự, tu viện mang một hình hài mộc mạc, kiến trúc đơn sơ, không nguy nga tráng lệ, không đồ sộ cầu kỳ, nhưng hiển hiện giữa một vùng núi đồi hoang sơ thanh vắng vào thời điểm đó, đã nghiễm nhiên trở thành một danh lam của Vạn Ninh.

        Trong khuôn viên sân vườn của chùa có những cây ăn trái như me, xoài cổ thụ có tuổi đời đến cả 100, 200 năm với hình thù dáng vóc như thần tướng uy dũng, kỳ dị. Đặc biệt nhất là Điện thờ Quan Âm Nam Hải được kiến tạo ngay trên đỉnh núi, bên trái phía sau ngôi chánh điện. Ngôi điện có kiến trúc cổ lầu, không tường vách ngăn che, bốn trụ đá lớn đỡ mái tháp có bốn góc mái cong chạm trổ giao long. Tôn tượng đức Bồ tát trắng toát, cao hai mét rưỡi, đứng trên toà liên hoa, lưng quay về núi Phổ Đà, mắt hướng nhìn ra vịnh Vân Phong và chân trời góc biển xa xa như đang tầm thanh cứu khổ, đã đi vào thi ca và  huyền thoại với bao câu chuyện linh ứng nhiệm mầu…

        Trong một sảnh đường, bên dãy nhà Tăng, có “Bản kinh viết trên giấy” lồng trong một khung gỗ đen mun quý tốt, kính dầy, có kích cỡ rất lớn. Đó là “Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa- Phẩm Phổ Môn- Nói về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát” (được đề rõ chính giữa, phía bên dưới bản kinh), do “Cư sĩ Đặng Như Lan- Quán xã Yên Đổ- Huyện Bình Lục-Tỉnh Hà Nam (BV)- Nhà ở phố Hàng Phèn- Hàng Bút- Hà Nội” (được đề rõ bên trái, phía dưới bản kinh), và “viết tại chùa Vĩnh Nghiêm-đường Công Lý- năm 1966-Bính Ngọ” (được đề rõ bên phải, phía dưới bản kinh).  Xem từ trên xuống, theo thứ tự là phần “Kinh” viết bằng chữ Hán Nôm  nằm ở trên cùng, kế đến là tranh vẽ “Thất Phật”- bảy vị Phật của quá khứ, tiếp theo là hình vẽ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi trên liên hoa đài, trên một phiến đá nổi lên giữa sóng nước xôn xao. Hai bên tả hữu của toàn bản kinh được tô điểm những hình tượng của Chư vị Minh Vương, Kim Cang, Hộ Pháp… Từ chữ đến nét vẽ của bản kinh này đều kỹ lưỡng công phu từng mi-li-mét. Bản Kinh có chiều ngang 1,8 m- chiều đứng 2,8 m nếu tính luôn cả khung gỗ. Riêng bản kinh thì chiều ngang 1,5m- chiều đứng 2,5m.

tu vien giac hai (1)tu vien giac hai (2)tu vien giac hai (3)tu vien giac hai (4)tu vien giac hai (5)tu vien giac hai (6)tu vien giac hai (7)tu vien giac hai (8)tu vien giac hai (9)tu vien giac hai (10)tu vien giac hai (11)tu vien giac hai (12)tu vien giac hai (13)tu vien giac hai (14)tu vien giac hai (15)tu vien giac hai (16)tu vien giac hai (17)tu vien giac hai (18)tu vien giac hai (19)tu vien giac hai (20)tu vien giac hai (21)tu vien giac hai (22)tu vien giac hai (23)tu vien giac hai (24)tu vien giac hai (25)tu vien giac hai (26)tu vien giac hai (27)tu vien giac hai (28)tu vien giac hai (29)tu vien giac hai (30)tu vien giac hai (31)tu vien giac hai (32)tu vien giac hai (33)tu vien giac hai (34)



        Hoà thượng khai sơn viên tịch vào năm Bính Thìn 1976.

           Đệ tử của Ngài là Hoà thượng Thích Tịnh Diệu kế thế trụ trì, đã cùng với sư huynh đệ đồng môn đã hiệp tâm hợp lực trùng tu ngôi chùa từ năm 1987 đến năm 1990 mới hoàn tất và khánh thành, với các công trình mới: ngôi chánh điện, điện Quan Âm Nam Hải, Tháp Tổ khai sơn, cổng tam quan, tường rào bao bọc, lát gạch đá các sân rộng, kiến tạo và thiết trí thêm nhiều hạng mục mang đậm nét nghệ thuật như lầu chuông, tịnh thất, tượng Di Lặc Tôn Phật, Tuyết Sơn, Quán Tự Tại Bồ Tát, tượng đá linh thú… và một ốc đảo giả sơn nho nhỏ giữa hồ sen nuôi cá có tôn trí tượng Quan Âm Nam Hải và Thiện Tài Đồng Tử, đó chính là pho tượng Quán Thế Âm mà thuở khai sơn lập tự từng an vị trên đỉnh núi đã được dời xuống tạo nên cảnh trí mới…

        Tu Viện Giác Hải không chỉ là chốn già lam tăng chúng tu hành, phụng đạo với những khoá lễ, khoá tu thường nhật thường niên, mà còn là một danh thắng của tỉnh nhà, tăng ni Phật tử và thập phương bá tánh về bái Phật, tụng niệm kinh kệ, vãn cảnh chùa vào những ngày đại lễ của Phật giáo, hay những dịp lễ Tết cổ truyền, người đông như trẩy hội.

 

                         Tâm Không Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2023(Xem: 3854)
Sáng 15-9, Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà đã tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Bửu Long (thôn Lễ Thạnh, xã Diên Thọ, Huyện Diên Khánh) đến Đại đức Thích Nhật Nghiêm.
31/07/2023(Xem: 2548)
Huế không chỉ nổi tiếng với non nước hữu tình, những danh lam thắng cảnh ngàn xưa mà đây cũng là cái nôi của Phật giáo. Đến với Huế là đến với vùng đất của những ngôi chùa cổ kính. Mỗi ngôi chùa lại mang nét đẹp kiến trúc và văn hóa – lịch sử khác nhau. Ngay bây
10/07/2023(Xem: 3854)
Khi có được bản vẽ "Đồ án Xây dựng Tổ đình Chùa Phú Phong" được lập vào ngày 30 tháng 4 và hoàn tất vào ngày 5 tháng 5 năm 1973, trụ trì là Đại đức Thích Minh Đức, do Cụ kiến trúc sư Nguyễn Đàm thực hiện, tôi đã tìm đến Chùa để tìm hiểu cảnh cũ cảnh xưa, nhưng thật tiếc là sau 50 năm thăng trầm biến đổi không còn thấy vết tích gì của ngôi chùa xưa.
18/05/2023(Xem: 2248)
Thượng tọa Thích Đạo Không, Phó trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đọc quyết định bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Quảng Nhã trụ trì chùa Thanh Xuân. Sư cô Thích nữ Quảng Nhã dâng lời phát nguyện: “Sẽ luôn nỗ lực và cố gắng làm tròn bổn phận của một vị trụ trì, luôn trau dồi trí tuệ, hướng dẫn đạo hữu Phật tử tu tập đúng Chánh pháp, Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước”.
12/05/2023(Xem: 3564)
Cáo Bạch Tang Lễ Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trừng Giác vừa viên tịch tại Ninh Hòa, Khánh Hòa
03/05/2023(Xem: 140937)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
21/04/2023(Xem: 2642)
Chuông hay Đại hồng chung là một pháp bảo, pháp khí linh thiêng có sức lan tỏa rất lớn đến đời sống tâm linh của con người, mọi loài và mọi cảnh giới. Tiếng chuông chùa theo kinh điển, có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát.
21/04/2023(Xem: 4320)
Vào lúc 09:30 sáng ngày 18/4/2023, Thiền viện Phước Sơn tọa lạc tại đồi Lá Giang, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ ra mắt tác phẩm “Chùa Nam Tông người Việt” tập 1 nhân kỷ niệm khánh tuế lần thứ 65 Hòa thượng viện chủ thiền viện Thích Bửu Chánh.
13/04/2023(Xem: 10408)
Chùa Tây Tạng tọa lạc trên Samten Hill, Đơn Dương, Đà Lạt. Đây là công trình vĩ đại được tôn tạo nên bởi các vị Lạt Ma Tây Tạng. Lạt Ma Drubwang Sonam Jorfel, một vị Hòa Thượng đáng kính từ phố núi Lakdak, Ấn Độ, đã được quý Phật tử Việt Nam cung thỉnh Ngài đến để hướng dẫn, kiến tạo nên một Không gian Văn hóa Tâm linh này theo truyền thống Kim Cương Thừa (Drigung Kagyu Samten Ling in Vietnam). Nơi này được xem là trái tim của Khu du lịch Văn hoá tâm linh ở các vùng đất cao nguyên của VN. Chùa Tây Tạng Đà Lạt, không chỉ là nơi chiêm bái của người Phật tử mà còn là một điểm đến tham quan linh thiêng và yên bình của tất cả mọi người. Samten Hill, một nơi lý tưởng để chúng ta tìm lại sự cân bằng giữa thế giới hiện đại đầy biến động và lo âu.
09/04/2023(Xem: 4635)
Ngôi Chùa Linh Thiêng, Tổ Đình Linh Sơn Vạn Giã, Hiền Lương, Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa 🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]