Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang

08/02/202216:41(Xem: 4315)
04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang

CHÙA LONG QUANG

                                                                   

 

           Chùa có niên đại hơn 200 năm, khoảng giữa thế kỷ XVIII, xuất hiện sau thời kỳ Đình Làng Vĩnh Châu, xã Vĩnh Hiệp (xưa là Vĩnh Xương) được dân làng lập nên bằng mái tranh vách đất tọa lạc gần đó.

            Chùa chỉ là một ngôi chùa nhỏ do làng lập nên vào năm 1858, làng quản lý thờ phụng, cắt cử thủ tự trông coi. Được biết, trong khuôn viên chùa hiện nay có phần mộ của đến 4 vị hàng Tổng, và một số mộ phần của các vị tiền hiền chức sắc trong làng.

           Năm 1864, Hòa thượng Tế Định, dòng thiền Lâm Tế, chi phái Liễu Quán, đã được làng cung thỉnh về đây để hành đạo, nên được xem là vị trụ trì đầu tiên.

           Theo sử sách còn ghi, khi vua Chăm Pa xin hàng và dâng đất từ sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa Hiền-Nguyễn Phúc Tần đã đưa người Việt đến định cư tại vùng đất mới và thành lập dinh Thái Khang gồm hai phủ Thái Khang (nay là Ninh Hòa và Vạn Ninh) và Diên Ninh (nay là Diên KhánhCam LâmKhánh SơnCam RanhNha Trang và một phần phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận). Sau đó đổi thành dinh Bình Khang, rồi Trấn Bình Hòa, và  năm 1831 mới chính thức đổi tên thành tỉnh Khánh Hòa. Trong đoàn người di cư vào vùng đất mới có các nhà sư lên đường để hoằng pháp và hướng đạo tinh thần cho cộng đồng người Việt mới định cư. Vì vậy, Phật giáo đã có mặt ở Khánh Hòa rất sớm, và Tổ Tế Định là một trong những cao tăng mở đạo thuở ban sơ như các Tổ Tế Điền -Như Bổn, Tế Cảm-Linh Phù, Tế Dưỡng- Châu Cấp, Tế Xuân-Lưu Quang và Tế Hiển-Bửu Dương v.v…

         Sau khi Tổ Tế Định viên tịch, chùa lại được làng quản lý trông nom…

          Năm 1945, Hòa thượng Thích Minh Tân, húy Thanh Tú, tự Hoằng Thạnh nhận trụ trì, bắt đầu tôn tạo, tu bổ lại ngôi chùa đang trong tình trạng tiêu điều, dột nát…

         Đến năm Đinh Mùi 1967, nhờ công hạnh uy đức Hòa thượng được Phật tử và đàn na tín thí trong vùng tôn kính và ủng hộ, nên ngài đã thuận duyên mở cuộc đại trùng tu xây dựng hoàn thành ngôi chánh điện trên nóc có lưỡng long chầu pháp luân, và Tổ đường uy nghiêm, làm rạng rỡ Phật đạo và môn phong.

         Năm 1988, chùa xây dựng thêm một công trình quan trọng là kiến tạo thêm bên ngoài sân, phía trước ngôi bảo điện một tôn tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát đứng trong tiểu điện bốn trụ rồng uốn leo, trên đỉnh nóc điện là búp sen hồng, trước điện là một hồ thả sen súng… Phía trước hồ sen súng được bài trí một lư hương lớn, có đôi hạc trắng chầu hai bên thật oai nghi hiền hòa. Cách khoảng 2 thước về phía trước là hai vách tường thành thấp, cùng trụ cổng bằng gạch quét vôi, đắp nổi ba chữ “Quan Âm Đài”.


Chua Long Quang (1)Chua Long Quang (2)Chua Long Quang (3)Chua Long Quang (4)Chua Long Quang (5)Chua Long Quang (6)Chua Long Quang (7)Chua Long Quang (8)Chua Long Quang (9)Chua Long Quang (10)Chua Long Quang (11)Chua Long Quang (12)Chua Long Quang (13)Chua Long Quang (14)Chua Long Quang (15)Chua Long Quang (16)Chua Long Quang (17)Chua Long Quang (18)Chua Long Quang (19)Chua Long Quang (20)Chua Long Quang (21)Chua Long Quang (22)Chua Long Quang (23)Chua Long Quang (24)


        Trong những năm kế tiếp, chùa xây thêm những tịnh thất, tăng xá, nhà trù… và đổi hướng cồng chính vào chùa, nên cổng tam quan dời qua phía bên phải của ngôi chánh điện để đại chúng thuận tiện đi lại, tránh được đường vòng xa xôi khó tìm đến chùa lễ Phật, tu tập…

        Năm 2009, Hòa thượng Minh Tân viên tịch, an nghỉ trong ngôi bảo tháp 3 tầng khiêm cung nằm trong sân vườngần bên Quan Âm Đài.

        Thời gian sau đó , Đại đức Thích Duy Châu, húy Tâm Tạng, hiệu Tế Hải, là hàng điệt tôn (sư cháu) được điều về làm giám tự. Qua 10 năm trông coi gìn giữ ngôi chùa vùng quê ngoại thành, vừa ngăn chặn được tệ nạn trộm đạo phá phách chốn tu hành, Đại đức trụ trì vừa xây dựng thêm nhiều công trình nhỏ như khu ký gửi linh cốt vào năm 2017 để đáp ứng nguyện vọng của Phật tử trong thôn xã, đồng thời thiết trí thêm cảnh vật quanh chùa ngày càng tươi sáng, trang nghiêm, và chính thức được Giáo hội bổ nhiệm trụ trì vào năm 2019.

       Chùa hiện nay còn lưu giữ được 2 cổ vật của chùa xưa: tượng Bổn Sư Thích Ca bằng đất nung đã được sơn lại lớp sơn mới, và chiếc chuông đồng nhỏ đã đen xỉn theo thời gian…

       Ngoài hai thời kinh công phu hằng ngày, nhà chùa mở rộng cửa vào các ngày đại lễ Phật Đản, Vu Lan… cũng như các buổi tối 14 và 30 để Phật tử trong thôn xã vào điện lạy Phật, dự lễ sám hối, cầu an, cầu siêu, thăm viếng khu ô linh cốt…

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2023(Xem: 3907)
Sáng 15-9, Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà đã tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Bửu Long (thôn Lễ Thạnh, xã Diên Thọ, Huyện Diên Khánh) đến Đại đức Thích Nhật Nghiêm.
31/07/2023(Xem: 2621)
Huế không chỉ nổi tiếng với non nước hữu tình, những danh lam thắng cảnh ngàn xưa mà đây cũng là cái nôi của Phật giáo. Đến với Huế là đến với vùng đất của những ngôi chùa cổ kính. Mỗi ngôi chùa lại mang nét đẹp kiến trúc và văn hóa – lịch sử khác nhau. Ngay bây
10/07/2023(Xem: 3903)
Khi có được bản vẽ "Đồ án Xây dựng Tổ đình Chùa Phú Phong" được lập vào ngày 30 tháng 4 và hoàn tất vào ngày 5 tháng 5 năm 1973, trụ trì là Đại đức Thích Minh Đức, do Cụ kiến trúc sư Nguyễn Đàm thực hiện, tôi đã tìm đến Chùa để tìm hiểu cảnh cũ cảnh xưa, nhưng thật tiếc là sau 50 năm thăng trầm biến đổi không còn thấy vết tích gì của ngôi chùa xưa.
18/05/2023(Xem: 2278)
Thượng tọa Thích Đạo Không, Phó trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đọc quyết định bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Quảng Nhã trụ trì chùa Thanh Xuân. Sư cô Thích nữ Quảng Nhã dâng lời phát nguyện: “Sẽ luôn nỗ lực và cố gắng làm tròn bổn phận của một vị trụ trì, luôn trau dồi trí tuệ, hướng dẫn đạo hữu Phật tử tu tập đúng Chánh pháp, Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước”.
12/05/2023(Xem: 3618)
Cáo Bạch Tang Lễ Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trừng Giác vừa viên tịch tại Ninh Hòa, Khánh Hòa
03/05/2023(Xem: 141476)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
21/04/2023(Xem: 2699)
Chuông hay Đại hồng chung là một pháp bảo, pháp khí linh thiêng có sức lan tỏa rất lớn đến đời sống tâm linh của con người, mọi loài và mọi cảnh giới. Tiếng chuông chùa theo kinh điển, có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát.
21/04/2023(Xem: 4406)
Vào lúc 09:30 sáng ngày 18/4/2023, Thiền viện Phước Sơn tọa lạc tại đồi Lá Giang, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ ra mắt tác phẩm “Chùa Nam Tông người Việt” tập 1 nhân kỷ niệm khánh tuế lần thứ 65 Hòa thượng viện chủ thiền viện Thích Bửu Chánh.
13/04/2023(Xem: 10623)
Chùa Tây Tạng tọa lạc trên Samten Hill, Đơn Dương, Đà Lạt. Đây là công trình vĩ đại được tôn tạo nên bởi các vị Lạt Ma Tây Tạng. Lạt Ma Drubwang Sonam Jorfel, một vị Hòa Thượng đáng kính từ phố núi Lakdak, Ấn Độ, đã được quý Phật tử Việt Nam cung thỉnh Ngài đến để hướng dẫn, kiến tạo nên một Không gian Văn hóa Tâm linh này theo truyền thống Kim Cương Thừa (Drigung Kagyu Samten Ling in Vietnam). Nơi này được xem là trái tim của Khu du lịch Văn hoá tâm linh ở các vùng đất cao nguyên của VN. Chùa Tây Tạng Đà Lạt, không chỉ là nơi chiêm bái của người Phật tử mà còn là một điểm đến tham quan linh thiêng và yên bình của tất cả mọi người. Samten Hill, một nơi lý tưởng để chúng ta tìm lại sự cân bằng giữa thế giới hiện đại đầy biến động và lo âu.
09/04/2023(Xem: 4762)
Ngôi Chùa Linh Thiêng, Tổ Đình Linh Sơn Vạn Giã, Hiền Lương, Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa 🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]