Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Diệu Đế, Ngôi Quốc Tự Triều Nguyễn Trên Đất Huế

09/09/202015:35(Xem: 4269)
Chùa Diệu Đế, Ngôi Quốc Tự Triều Nguyễn Trên Đất Huế
chua dieu de

CHÙA DIỆU ĐẾ -
NGÔI QUỐC TỰ TRIỀU NGUYỄN TRÊN ĐẤT HUẾ.

Bài viết của Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc
từ Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu


 



Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành (sông Gia Hội) số 110 Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa có diện tích hơn 10.000m2.

 

Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi. Đây là nơi Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, con vua Minh Mạng ra đời vào ngày 16/6/1807. Năm 1841, Hoàng tử lên ngôi vua ở kinh thành Huế, lấy niên hiệu là Thiệu Trị.

 

Theo “Đại Nam thực lục”, chùa Diệu Đế được xây dựng vào tháng 3 năm 1844. Vua cho cải đổi phủ của mình thành Diệu Đế Tự và sắc phong Quốc Tự. Trong bài văn bia dựng tại chùa, vua Thiệu Trị đã giải thích việc đặt tên chùa như sau: “Thẻ ngọc sách vàng ghi những yếu thuật tốt đẹp lúc đầu; long chương phụng triện làm rõ cái lý lưỡng toàn diệu hóa ở diệu nguyên, phát rõ chân như ở mật để cho nên gọi chung là chùa Diệu Đế vậy” và “Nay lập chùa ven sông triều cũng chốn kinh thành, bao che và nhìn ra chốn xe thuyền đông đúc, trấn tỉnh những kẻ hiếu lợi mê hoặc tranh cạnh, để hướng dẫn họ vào điều thiện”.

 

Châu bản triều Nguyễn” hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ghi: sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị xét thấy: “Ấp Xuân Lộc nằm ở phía Đông của kinh thành vốn là vườn nhà của Phúc Quốc công (tức Nguyễn Phúc Miên Tông, con vua Minh Mệnh. Sau này Miên Tông lên ngôi vua lấy niên hiệu là Thiệu Trị), là đất phát tường (tốt lành). Đã chuẩn cho bàn bạc xây dựng Phạm cung (cung thờ Phật) để làm nơi cầu phúc cho dân, đặt tên chùa là Diệu Đế. Với mong muốn quốc thái dân an cùng hưởng thái bình. Vào tháng 6 năm Thiệu Trị 4 (1844), khi ngôi chùa vừa xây xong, vua Thiệu Trị lệnh cho Nguyễn Trung Mậu, Lý Văn Phức, Hoàng Tế Mĩ sai phái các Thị vệ Viên Đô sát và thuộc viên của sáu bộ chuẩn bị lập đàn chay tụng kinh cầu phúc. Ngày mùng 9 tháng 7 năm đó, chùa Diệu Đế lập đàn chay, tụng kinh chúc phúc bảy ngày đêm cầu thánh thọ thêm hưng thịnh, mãi mãi tốt lành, phúc lớn hòa hợp niềm vui, điềm lành rộng khắp. Mong muốn cho năm được mùa, nước sông thuận lợi, nước thịnh, dân yên”. Như vậy, vào tháng 6 năm 1844, khi chùa xây xong, vua Thiệu Trị đã cho lập đàn chay tụng kinh cầu phúc bảy ngày đêm với mong muốn cho năm được mùa, nước thịnh, dân yên!

Châu bản triều Nguyễn” cho biết, ngôi chùa ban đầu được xây dựng rất qui mô. Chính điện là Đại Giác, tả hữu là Thiền đường, phía trước điện là gác Đạo Nguyên, sau gác Đạo Nguyên có hai lầu chuông trống, chính giữa là lầu Hộ Pháp, sân trong có la thành, sân trước có hai nhà lục giác, nhà bên tả đặt hồng chung, nhà bên hữu dựng bia. Hệ thống la thành ngoài chùa xây dựng kiên cố, bề thế, trước có Phượng môn ba cửa, hai bên có cổng nhỏ, ngoài bờ sông có xây bến thuyền khoảng mười bậc lên xuống.

            Đặc biệt, năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), nhà vua lệnh đúc đại hồng chung cho chùa Diệu Đế. “Châu bản triều Nguyễn” còn lưu giữ được nhiều văn bản ghi chép về công việc đúc chuông từ chọn ngày tốt khởi công đến cách thức pha chế, nung, nấu đồng, người công đức tiền, vàng... cụ thể: Bản phúc của hai Bộ Lễ, Bộ Công vào ngày 17 tháng 5 năm Thiệu Trị 6 (1846) về việc chọn ngày tốt khởi công đúc chuông (3); Bản tấu ngày 25 tháng 5 năm Thiệu Trị 6 (1846) của quan viên ba Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Công về việc nhận được Hoàng kim do Dao cung ngự ban và các Hoàng tử, Hoàng tôn, Công chúa, Hoàng nữ … trong nội đình cung tiến vàng đĩnh và tiền, vàng đúc chuông được 22 lạng 1 tiền; giờ Mão, ngày 26 tháng 5 năm Thiệu Trị 6 (1846) nổi lửa nung đồng, thiếc, đến giờ Thìn thành hợp kim tiến hành đúc tạo. Chuông nặng trên dưới 4400 cân.

            Năm 1887, Bộ Công đã dỡ bỏ các dãy nhà trong chùa, chỉ giữ lại điện Đại Giác, gác Đạo Nguyên, chung lâu, cổ lâu, chung đình và cổng tam quan.

Qua thời gian, chùa đã nhiều lần xuống cấp và được trùng tu. “Châu bản triều Nguyễn” còn ghi lại: Bản tấu của Bộ Công ngày 30 tháng 3 năm Thành Thái 18 (1906) viết: “Cơn bão năm Thành Thái 16 (1904), đã làm các tòa sở trong chùa Diệu Đế cùng lầu cửa, tường thành 4 bên, bị tổn hại, sụp đổ quá nhiều. Nếu nhất loạt tu bổ xây dựng thì công trình nhiều và nặng trước tiên tu sửa lại điện Đại Giác và nhà bếp hết tổng số tiền là 467 đồng 4 hào 5 xu và xin trích từ khoản tiền công tác năm (7); năm Duy Tân 3 (1909) cho tháo dỡ gác Đạo Nguyên và làm lại cửa Tam quan cùng 2 nhà bát bộ Kim Cương tả, hữu (8); năm Khải Định thứ 2 (1917), tu sửa lầu treo chuông, trống, 2 bên tả, hữu Tam quan, phía trước chùa Diệu Đế và La thành, chi hết 65 đồng 5 hào” (9). Những lần trùng tu này cũng như sau đó đã cố gắng gìn giữ ngôi Quốc tự - một công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa và dấu ấn lịch sử của triều Nguyễn.

Chùa Diệu Đế quay mặt hướng tây nam, nhìn ra sông Đông Ba. Ngày trước, chùa có đến ba bến sông với các trụ biểu và những bậc cấp lên xuống sông. Ngày nay, chỉ còn một bến sông ở giữa, các trụ biểu không còn.

 

Chùa Diệu Đế trước đây là nơi sinh hoạt tôn giáo của vương triều, nhưng từ khi có phong trào chấn hưng Phật giáo vào những năm 1930 thì An Nam Phật học hội cũng được vương triều mời đến sinh hoạt tại chùa. Trong thời gian này, vua Bào Đại và quý bà trong cung nội đã có lần đến chùa dự Lễ Phật Đản.

 

Sau năm 1945, chùa được chư tăng trong Giáo hội sơn môn gìn giữ và thờ tự.

 

Năm 1950, Hòa thượng Diệu Hoằng được sự hỗ trợ của bà Từ Cung và Phật tử trong hoàng tộc cũ đã đại trùng tu chùa Diệu Đế. Đại Giác điện gồm tiền đường, bên trái có chung lâu, bên phải có cổ lâu, trên nóc trang trí lưỡng long chầu một mặt rồng ở giữa nóc. Ở đây có tấm biển “Đại Giác Điện” bằng đồng; cửa chính treo bức hoành “Diệu Đế Quốc Tự” năm 1844. Chùa có tấm bia “Ngự chế Đại Giác Điện” năm 1845. Bên trong điện được vẽ rồng ẩn hiện trên các cột và mặt trần.

 

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, các tượng thờ đều đặt trong khám thờ có kính. Hương án giữa thờ Tam Thế Phật, Đức Phật Thích Ca, Bồ tát Chuẩn Đề, Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả A Nan. Án thờ hai bên có tượng Phật, Bồ tát Di Lặc và tượng Thánh.

Hai bên ngôi điện Đại Giác là hai Lôi gia tôn trí tượng Bát bộ Kim Cang và Thập bát A La Hán. Đây là hai bộ tượng cổ với nét tạo tác đặc sắc, sinh động.

 

Năm 1972, Hòa thượng Thích Giới Hương được Giáo hội công cử làm trụ trì chùa. Hòa thượng là vị giáo thọ đã giảng dạy trại Trường trung cấp Phật học Huế và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Hòa thượng viên tịch vào ngày 25/12/2002.

 

 Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Ngày 11/6/2018, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm lễ khởi công, đặt đá đại trùng tu ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn thành ngôi phạm vũ rộng rãi, trang nghiêm. Ngôi chánh điện được làm mới theo kiến trúc nhà rường bằng gỗ, diện tích 600m2, áp sát vào ngôi chánh điện cũ, với mục đích bảo tồn nguyên trạng bức tranh tường “Long vân khế hội” trên trần và 4 cột trụ. Dự án trùng tu qua thư ngỏ ngày 12/6/2018 của Hòa thượng Thích Đức Phương, trụ trì Diệu Đế Quốc Tự cho biết có hơn mười hạng mục được xây dựng: Chánh điện, Hậu tổ, hai nhà Hộ Pháp, lầu chuông, lầu trống, hai dãy nhà tăng, cổng tam quan, tường thành …với kinh phí hơn 32 tỷ đồng.

 

Bức tranh “Long vân khế hội” hay “Cửu Long ẩn vân” vẽ 5 con rồng ẩn hiện trong mây trên trần điện, cùng 4 con rồng trên 4 cột trụ nội điện, nét vẽ sắc sảo và tinh tế. Tương truyền, bức tranh này do nghệ nhân cung đình Phan Văn Tánh thực hiện. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục vào ngày 05/5/2008: “Ngôi chùa có bức tranh “Long vân khế hội” vẽ trên trần chánh điện xưa và lớn nhất”.


chua dieu de
Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (2)
Ảnh 01-02. Cổng tam quan chùa Diệu Đế

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (3)Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (4)
Ảnh 03-04. Điện Đại Giác chùa Diệu Đế

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (5)
Ảnh 05. Bức hoành “Diệu Đế Quốc Tự” (1844)

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (6)
Ảnh 06. Tiền đường

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (7)
Ảnh 07. Tấm biển “Đại Giác Điện” (bằng đồng)

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (8)Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (9)
Ảnh 08-09. Điện Phật

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (10)
Ảnh 10. Tấm bia “Ngự chế Đại Giác Điện” (1845)

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (11)Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (12)
Ảnh 11-12. Bức tranh “Long vân khế hội”

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (13)Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (14)Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (15)Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (16)Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (17)Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (18)
Ảnh 13-18. Bộ tượng Kim Cang và A La Hán

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (19)Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (20)
Ảnh 19-20. Tượng Hộ Pháp

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (21)
Ảnh 21. Nhà bia

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (22)
Ảnh 22. Tấm bia ghi lịch sử chùa (1844)

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (1)
Ảnh 23. Bản phụng dụ của Nguyễn Trung Mậu, Lý Văn Phức, Hoàng Tế Mĩ ngày 23 tháng 6 năm Thiệu Trị 4 (1844) về việc chuẩn bị lập đàn chay tụng kinh cầu phúc nhân dịp chùa Diệu Đế vừa xây xong. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn.

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (23)
Ảnh 24. Trang đầu bản tấu của Bộ Công ngày 11 tháng 7 năm Thành Thái 10 (1898) về việc gỗ ván ở các tòa và thành xây 4 xung quanh, tam quan, cột biểu, cột cờ ở chùa Diệu Đế bị hư hỏng dột nát. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn.

Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (24)Chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự triều Nguyễn trên đất Huế (25)
Ảnh 25-26. Tượng đá kỳ lân ở sân chùa

      


 

Trong khuôn viên chùa, năm 1981, Sư Tuệ Tâm đã thành lập Tuệ Tĩnh đường Diệu Đế, khám và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Đến năm 2005, Sư Tuệ Tâm đã dời Tuệ Tĩnh đường về chùa Pháp Luân ở số 05 Lê Quý Đôn, Huế đổi tên thành Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh cũng lập Tuệ Tĩnh đường Hải Đức (tiền thân là Tuệ Tĩnh đường Diệu Đế) từ năm 1989 do Hòa thượng bác sĩ Thích Hải Ấn làm Giám đốc, đặt tại số 8/180 Phan Bội Châu, Huế (trong khuôn viên chùa Hải Đức).

 

Truyền thống rước Phật nhân mùa Phật đản đã có từ năm 1935 đến ngày nay. Hằng năm vào ngày Đại lễ Phật đản, lễ tắm Phật được tổ chức trọng thể tại chùa Diệu Đế, sau đó, hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử đi bộ rước Phật lên chùa Từ Đàm để tổ chức Đại lễ theo nghi thức truyền thống. Nguyễn Hoàng, Báo Sài Gòn giải phóng Online ngày 19/5/2019 đưa tin: “Sáng 19/5, tại Tổ đình Từ Đàm (TP. Huế), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2563 với sự tham dự của đông đảo tăng, ni và đồng bào Phật tử cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trước khi diễn ra Đại lễ, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế cử hành nghi lễ rước Phật từ chùa Diệu Đế lên Tổ đình Từ Đàm cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình. Đây là hoạt động chính trong tuần lễ Phật đản PL 2563 - DL 2019 tại Thừa Thiên Huế.

Với lộ trình ước chừng 4km, hàng vạn tăng, ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tại Huế tham dự đi bộ, trên tay cầm cờ phướn, lồng đèn, hoa tươi tạo thành một đoàn rước dài vô tận. Trên lộ trình rước Phật, nhiều chùa và tư gia đã dựng lễ đài, xông trầm hương và thỉnh chuông trống Bát Nhã để cung nghinh và cúng dường Đức Phật.

Đặc biệt, đi đầu đoàn rước Phật là những chiếc xe kết đèn hoa lung linh, rực rỡ diễn tả các điển tích của Phật đản, gia đình Phật, Phật hiển linh … diễu hành qua các con đường tại TP Huế để người dân cùng chiêm bái”.

 

Võ Văn Tường

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

  1. Sách:

01. Hà Xuân Liêm, 2000, Những ngôi chùa Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.

02. Võ Văn Tường, Lê Trần Trường An, 2019, Chùa Việt Nam - Những kỷ lục về Di sản văn hóa, nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội.

  1. Website:

01. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn: Chùa Diệu Đế.

02. Nguyễn Hoàng, ngày 19/5/2019, Hàng ngàn người đi bộ 4km rước Phật về cử hành Đại lễ Phật đản, Báo Sài Gòn giải phóng online.

 




***

Tu Viện Quảng Đức Youtube Channel

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 24122)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
13/09/2013(Xem: 7421)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vỹ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
24/06/2013(Xem: 4904)
Dự kiến, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014 - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại chùa Bái Đính. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Nhân dịp này xin giới thiệu toàn cảnh quần thể chùa từ lịch sử hình thành đến kiến trúc:
27/03/2013(Xem: 9914)
Không phải ngẫu nhiên, Huế được mệnh danh là một trung tâm Phật Giáo phát triển mạnh và có hệ thống các ngôi “Chùa cổ” rất được nhiều người biết đến, cùng với kiến trúc đền đài, lăng tẩm, danh lam thắng cảnh hữu tình, mộng mơ... của Vua chúa triều Nguyễn.
26/02/2013(Xem: 3336)
Đã từ lâu trong tâm thức người Việt Nam, Chùa là nơi tĩnh lặng, linh thiêng, là nơi mọi người đến nương nhờ Đức Phật để tìm chút bình an trong cuộc sống, cầu xin hạnh phúc cho gia đình.
08/02/2013(Xem: 7842)
Đức Thích Ca Thế tôn thành đạo dưới cội Bồ đề tại Ấn độ cách đây gần ba thiên niên kỷ, Ngài đã đem chánh pháp thậm thâm vi diệu truyền bá khắp lưu vực sông Hằng. Khi Đức Thế tôn còn tại thế, hai trung tâm truyền giáo qui mô thời bấy giờ là Tinh xá Trúc Lâm và Tinh xá Kỳ Hoàn. Tại Trung Quốc, thời Vua Hán Vũ đế có thỉnh hai Ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan lưu trú tại Hồng Lô tự để dịch kinh, bản kinh do hai Ngài dịch đầu tiên tại đây là Kinh 42 chương. Trong triều đại vua A Dục của Ấn độ - vị vua kính tín Tam Bảo - đã cử các đoàn truyền giáo đi khắp nơi để truyền bá đạo mầu. Tại Trung quốc có hai trung tâm Phật giáo ở Lạc Dương và Bình Thành sinh hoạt rất thịnh hành, và riêng tại Việt nam có trung tâm Luy Lâu là một trung tâm Phật giáo được hình thành do các Tăng sĩ Ấn độ theo các thuyền buôn của Thương nhân Ấn độ đến Việt nam bằng đường biển xây dựng các thảo am để tụng kinh, bái sám.
30/10/2012(Xem: 3391)
Video: Đại Lễ Khánh thành Tổ Đình Tường Vân (Lễ húy nhật Đức Tăng Thống)I
14/06/2012(Xem: 4741)
Thực di nguyện của cố HT Thích Tâm Thanh lúc còn sinh tiền và được sự trợ duyên của đạo hữu Ngô Minh Trí và Phan Thị Thuý Hồng. Ngày 12.02. năm Kỷ Sửu (nhằm ngày 08.03.2009 ) tại Vĩnh Minh Tự Viện Thôn Phú An xã Phú Hội huyện Đức Trọng, ĐĐ Thích Nguyên Hiền cùng chư tôn đức Tăng Ni trong môn đồ pháp quyến đã long trọng tổ chức lễ an thạch khởi công xây dựng Vĩnh Minh Đại Phật và cúng dường “ thiên tăng hội" nhân lễ tưởng niệm lần thứ 5 ngày cố HT Thích Tâm Thanh viên tịch.
09/06/2012(Xem: 2417)
Bởi tự ngày xưa cho đến tận bây giờ, người dân đất Nội quê hương ta nơi đây, với tấm lòng thành kính luôn hướng về cửa phật. Đã tâm nguyện và mong muốn trong luỹ tre làng nơi mình sinh sống có một ngôi chùa hàng ngày vọng tiếng chuông ngân. Để được cùng nhau sớm lửa tối đèn hương đăng thờ cúng Đức Phật từ bi và tụng niệm kinh thư để cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu được an sinh cho mình, cho gia đình cùng bàn dân thiên hạ. Đồng thời cũng luôn cầu được quốc thái dân an, nước cường dân thịnh! Ước vọng đó giờ đây đã trở thành hiện thực.
06/01/2012(Xem: 5259)
Những ngày cuối năm thật giá rét. Lá vàng như những cánh bướm chưa kịp đập cánh, đã phải tung bay rào rào theo những cơn gió bụi. Mưa lất phất đến rồi đi, để lại trên mặt đường những làn nước mỏng. Cây bạch đàn cao lớn phía sau nhà rung chuyển mạnh, tất cả nhánh lá cùng xuôi về một hướng, phần phật reo lên tựa hồ một cánh buồm trong gió. Hương bạch đàn phảng phất trong tiết lạnh mùa đông. Chợt nhớ những ngôi chùa ven rừng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567