Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Từ Ân, Ngôi Chùa và Trường Phật Học Nằm Trong Khu Đô Thị Sinh Thái Đan Phượng, Hà Nội

16/06/202014:29(Xem: 4179)
Đại Từ Ân, Ngôi Chùa và Trường Phật Học Nằm Trong Khu Đô Thị Sinh Thái Đan Phượng, Hà Nội

ĐẠI TỪ ÂN - NGÔI CHÙA & TRƯỜNG PHẬT HỌC NẰM TRONG

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI.

 

          Chùa Đại Từ Ân tọa lạc trong Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng - The Phoenix Garden (44,96 hecta), thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

          Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 09/5/2010 trên diện tích 2 hecta.

Tên chùa Đại Từ Ân được Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ đặt. Trước chùa, pho đại tượng đức Phật A Di Đà (cao 25m) tôn trí ở giữa một công viên rộng lớn, thoáng đãng.

Hai bên các bậc cấp dẫn lên cổng tam quan, chùa đặt tượng 5 cặp linh thú quỳ chầu: voi, trâu, tê giác, ngựa và sư tử (theo mẫu tượng 5 cặp linh thú quỳ chầu bằng đá sa thạch thời Lý đặt tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh; bộ tượng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia năm 2017).

Sau tam quan là tòa phạm vũ hai tầng uy nghiêm, khang trang, mỹ lệ. Ở giữa các bậc thang lên tòa Tam Bảo là bản Bát Nhã tâm kinh khắc bằng chữ Hán.

Phật điện được bài trí trang nghiêm, tôn trí các tượng: Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn, Thích Ca Tam Tôn, Tuyết Sơn, tòa Cửu Long, Bồ tát Di Lặc, Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả A Nan; các ban thờ: tượng đức Phật nhập Niết Bàn, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp, Minh Vương, Tôn giả A Nan và Trưởng giả Cấp Cô Độc.

Chùa còn có nhiều công trình khác như: nhà Tổ, nhà Tăng, giảng đường, trai đường, bảo tháp … Đặc biệt, nội thất tòa Tam Bảo và nhà Tổ sử dụng toàn bộ bằng gỗ lim của Lào. 

Đây là nơi đặt Trường Trung cấp Phật học thành phố Hà Nội với thường xuyên  300 Tăng Ni sinh sinh hoạt, học tập, nên còn có các phòng: Ban Giám hiệu, văn phòng, phòng học, giảng đường, thư viện, khu nội trú …

Trong 10 năm qua, chùa đã tổ chức các khóa tu Tịnh Độ hàng tháng; tổ chức các ngày lễ lớn của Phật giáo như: lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ khánh đản đức Phật A Di Đà, lễ Phật Thành Đạo … và khóa An cư kiết hạ hàng năm.

Bài “Đại Từ Ân - ngôi chùa mới trong khu đô thị mới” (website: phatgiao.org.vn) cho biết ông Nguyễn Vũ Băng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư DIA đã tài trợ kinh phí xây chùa khoảng 120 tỷ đồng với ý tưởng khi xây khu đô thị mới thì kèm theo xây dựng khu tâm linh phục vụ cộng đồng. Thượng tọa Viện chủ Thích Tiến Đạt cho biết ngôi chùa không những đáp ứng nhu cầu tâm linh của cư dân trong khu đô thị mà còn cho cả cư dân quanh vùng và khách thập phương. Hiền Yến, tác giả bài báo trên cho biết có khoảng 10.000 người đến tham dự mỗi buổi lễ do chùa tổ chức.

Đây là mô hình mới thiết nghĩ cần nhân rộng để Phật giáo các tỉnh (thành phố)  có thuận lợi trong việc đào tạo tăng tài và hướng dẫn Phật tử tu tập theo chánh pháp. Ngôi chùa còn là một di sản văn hóa mang dấu ấn kiến trúc thời đại; là điểm tham quan, chiêm bái của Phật tử và khách du lịch khắp nơi trên thế giới.

Xin gửi đến Công ty DIA lời chúc tốt lành: Sadhu! Sadhu! Sadhu!

 

Võ Văn Tường

 

Ảnh 01, 02. Toàn cảnh chùa

Ảnh 03. Tượng đức Phật A Di Đà (cao 25m)

Ảnh 04. Chùa Đại Từ Ân

Ảnh 05. Cổng tam quan

Ảnh 06. Linh thú quỳ chầu trước chùa

Ảnh 07. Cổng tam quan (mặt sau)

Ảnh 08. Ngôi chánh điện

Ảnh 09. Bản Bát Nhã tâm kinh

Ảnh 10. Ngôi chánh điện (mặt bên)

Ảnh 11. Ban thờ Di Đà Tam Tôn

Ảnh 12. Điện Phật

Ảnh 13. Tượng Tuyết Sơn

Ảnh 14. Tượng đức Phật nhập Niết Bàn

Ảnh 15. Ban thờ Bồ tát Văn Thù

Ảnh 16. Ban thờ Bồ tát Phổ Hiền

Ảnh 17. Ban thờ Bồ tát Quán Thế Âm

Ảnh 18. Ban thờ Bồ tát Địa Tạng

Ảnh 19, 20, 21. Ban thờ Minh Vương

Ảnh 22, 23. Ban thờ Hộ Pháp

Ảnh 24. Ban thờ Tôn giả A Nan

Ảnh 25. Ban thờ Trưởng giả Cấp Cô Độc

Ảnh 26, 27. Trường trung cấp Phật học Hà Nội

 

 

 Chua Dai Tu An (1)Chua Dai Tu An (2)Chua Dai Tu An (3)Chua Dai Tu An (4)Chua Dai Tu An (5)Chua Dai Tu An (6)Chua Dai Tu An (7)Chua Dai Tu An (8)Chua Dai Tu An (9)Chua Dai Tu An (10)Chua Dai Tu An (11)Chua Dai Tu An (12)Chua Dai Tu An (13)Chua Dai Tu An (14)Chua Dai Tu An (15)Chua Dai Tu An (16)Chua Dai Tu An (17)Chua Dai Tu An (18)Chua Dai Tu An (19)Chua Dai Tu An (20)Chua Dai Tu An (21)Chua Dai Tu An (22)Chua Dai Tu An (23)Chua Dai Tu An (24)Chua Dai Tu An (25)Chua Dai Tu An (26)Chua Dai Tu An (27)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2020(Xem: 4289)
Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành (sông Gia Hội) số 110 Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa có diện tích hơn 10.000m2. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi. Đây là nơi Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, con vua Minh Mạng ra đời vào ngày 16/6/1807. Năm 1841, Hoàng tử lên ngôi vua ở kinh thành Huế, lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
07/09/2020(Xem: 6727)
Chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long (trên đất làng Thụy Lôi xưa, gần xóm Lịch Đợi), đường Báo Quốc, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong (du tăng người Quảng Đông, Trung Quốc) dựng vào cuối thế kỷ 17, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, nơi ngài Liễu Quán đến học đạo và ở lại trong 11 năm. Tổ Giác Phong viên tịch năm 1714. Đến năm 1747, Hiếu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật. Ngoài ra còn có dấu chạm khắc hình bốn cái ấn, một cái triện tròn khắc chữ Quốc Chúa Nam Hà. Trụ trì chùa thời gian này là Thiền sư Tế Nhơn, một trong những cao đệ đắc pháp của Tổ Liễu Quán. Kế thế trụ trì là các ngài Tế Ân, Trí Hải, Đại Trí …
05/09/2020(Xem: 7073)
Chùa Giác Lâm tọa lạc tại số 02 kiệt 56 đường Duy Tân, phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nguyên là một thảo am do Tổ Giác Hải, người làng Trung Kiên, tỉnh Quảng Trị khai sáng vào ngày 16 tháng 3 năm Đinh Dậu (1897) trên một triền đồi, dưới chân núi Ngự Bình, đặt tên Duy Tôn Tự để truyền bá chánh pháp, đem đạo Phật phổ hóa vào những nơi xa xôi, hẻo lánh. Tổ có thế danh là Nguyễn Văn Cẩm, sinh trưởng trong một gia đình tín tâm với đạo Phật. Ngài là đệ tử của Tổ Tâm Tịnh, khai sáng Tổ đình Tây Thiên, Huế. Ngài có pháp danh là Trừng Nhã, tự Chí Thanh, hiệu Giác Hải.
30/08/2020(Xem: 5046)
Chùa Thiên Mụ thường gọi là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nằm ở bờ bắc sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 5km. Sách Ô Châu cận lụccủa Tiến sĩ Dương Văn An cho biết chùa Thiên Mụ ở phía nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà, nóc ở đỉnh núi, chân gối dòng sông. Chùa được chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa khang trang. Năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm, người Trung Quốc, được chúa Nguyễn mời làm trụ trì chùa. Từ chùa Thiên Mụ và chùa Khánh Vân (Huế), Ngài đã truyền bá Thiền phái Tào Động ở đàng Trong.Hòa thượng Thạch Liêm đã tả cảnh chùa Thiên Mụ: “Đêm 15 trời mưa, ra đến chùa Thiên Mụ. Chùa này tức Vương phủ ngày xưa (?) chung quanh có trồng nhiều cây cổ thụ, day mặt ra bờ sông; trước chùa ngư phủ, tiều phu tấp nập sớm chiều qua lại. Trong chùa cột kèo chạm trổ rất tinh xảo …” (1)
29/08/2020(Xem: 4218)
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang thường được gọi là Chùa Sắc Tứ,Tịnh Quang Tự, Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang, tọa lạc ở thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chùa là một trong những ngôi tổ đình được xây dựng sớm và có ảnh hưởng lớn Phật giáo xứ Đàng Trong. Chùa ban đầu có tên là Am Tịnh Độ. Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam(1) cho biết chùa do Hòa thượng Tu Pháp, tự Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời Vua Lê Ý Tông (năm thứ hai đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là Tịnh Nghiệp Tự. Đến đời Vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang Tự. Chùa được trùng tu năm Minh Mạng thứ 21 (1941).
23/08/2020(Xem: 4629)
Hôm nay con có vài lời tâm nguyện thỉnh mời quý Ngài cùng chư Phật tử hoan hỷ cho con được trình bày tâm nguyện của mình. Con xin được giới thiệu bản thân. Con tên là Nguyễn Thị Dân, Pháp danh Nguyên Hương, pháp tự Giới Huyền, sinh năm 1975, tại Đà Nẵng, Việt Nam. Con xuất gia năm 1996 tại chùa Quang Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Con thọ Đại giới năm 2004, tốt nghiệp Trung Cấp Phật Học Đà Nẵng năm 2004, sau đó con lên đường du học tại Đài Loan, năm 2010, con đã tốt nghiệp Phật Học Viện Viên Quang (Đài Loan) và tốt nghiệp Phật Học Viện Pháp Cổ Sơn Đài Loan vào năm 2014. Cối năm 2014, con có duyên dành đến Úc tu học và đóng góp công quả tại Thiền Viện Bồ Đề Brisbane (theo diện working visa) cho đến năm 2018. Sau đó con có thắng duyên lên tu học cùng với quý Phật tử chùa Phật Giáo Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc từ năm 2018 đến nay.
19/08/2020(Xem: 3648)
Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa còn gọi là Chùa Trạm hay Chùa Quan. Chùa cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km, cách Quốc lộ 1A 3 km. Trang web: chuahoangphuc.com có bài: “Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình ‘VÔ SONG PHÚC ĐỊA’ có niên đại hơn 700 năm” cho biết chùa có từ thời Trần, được xem là ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam. Chùa được ghi nhận là nơi “vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh), khởi nguồn có tên là Am Tri Kiến. Văn bia ở chùa năm 2016 cho biết năm 1301, Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông trên đường du hóa Nam phương, dừng lại chọn lập am và quảng hoằng Phật pháp. Khi đó, am được gọi là “Am Tri Kiến” nghĩa là tự con người giác ngộ chân lý nhà Phật.
13/08/2020(Xem: 3535)
Thật có duyên rất lành mới có cơ hội cúng dường xây dựng chủa Viên Thông tại xã Cuôr Đăng, huyện M'gar Đăk Lăk, là một ngôi chùa duy nhất ở một xã có 3500 hộ trong đó 70% là dân tộc Eđê. Thầy Minh Hạnh là vị Thầy tu hành nghiêm túc với hạnh nguyện mang ánh sáng Tam Bảo đến với bà con dân tộc nghèo vùng cao nguyên. là một chú tiểu khi lên chín tuổi, vượt qua tuổi vị thành niên, rồi thanh niên với nhiều chướng ngại mà cả chục chú tiểu chỉ còn 1 hoặc 2 thật khả ý, khả ái với Tam Bảo, với lời dạy của Thế Tôn mới có thắng chính mình, thọ đại giới tỳ kheo, thành vị sa môn đích thực trong giáo pháp của Như Lai. Thầy Minh Hạnh năm nay 38 tuổi, như vậy đã 28 năm theo Phật, theo Tam Bảo rồi. Với 14 năm hành đạo (cũng là tu đạo) ở xã Cuôr Đăng, Thầy Minh Hạnh an trụ trong hạnh nhẫn nhục với tâm nguyện kiên cố mới có những thành quả khá tốt như ngày nay. Những năm đầu, chính quyền nơi đây không cho tụng kinh gõ mõ, không một ai nơi đây biết đến Tam Bảo. Nay hàng ngày đều có 15-20 Phật tử đều đ
03/08/2020(Xem: 4463)
Chùa Đại Tuệ có tên gọi khác là chùa Cao, chùa Đại Huệ, tọa lạc ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Chùa nằm trên đỉnh cao nhất của núi Đại Huệ, còn gọi là Phong Vân Sơn, ở độ cao 450m so với mực nước biển, có diện tích 20 hecta. Theo truyền thuyết, chùa được vua Mai Hắc Đế cho xây dựng từ năm 713.
31/07/2020(Xem: 3813)
42 năm! Con số của thời gian vụt trôi... Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1. Đất Sét! Vùng KInh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại? Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567