Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Tam Chúc ở Hà Nam, Một Công Trình Tâm Linh Tầm Cỡ

14/11/201806:48(Xem: 9308)
Chùa Tam Chúc ở Hà Nam, Một Công Trình Tâm Linh Tầm Cỡ


CHÙA TAM CHÚC - BA SAO , HÀ NAM
 MỘT CÔNG TRÌNH TÂM LINH TẦM CỞ

 

Chùa tọa lạc trên núi Thất Tinh ( Tiền lục nhạc, hậu thất tinh ), thị trấn Ba Sao tỉnh Hà Nam. Vào năm 2000 khi đoàn công tác khảo sát hồ Tam Chúc, phát hiện nhiều dấu tích cổ xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, đã xác định được Chùa Tam Chúc cổ xưa đã có mặt nơi này trên 1000 năm. Từ những phát hiện quan trọng đó đã thôi thúc  những  trái tim tâm huyết, nhất trí  khôi phục lại ngôi Già Lam đã  từng tồn tại nơi này để làm dấu tích cho các thế hệ ngàn sau noi dấu và gìn giữ truyền thống  dân tộc. Và như thế chùa Tam Chúc  ngày nay được  hình thành. (Ảnh 1)



Chua Tam Chuc (1)

                               Tưởng cũng nên biết thêm trong quần thể tâm linh này còn có  đình Tam Chúc, ngôi đình này nằm giữa lòng hồ có đường đê nhò dẫn vào cũng đang được phục dựng , trùng tu. Ngôi đình này thuộc ngôi đình làng thờ Hoàng hậu  nhà Đinh tên Dương Thị Nguyệt  và Đinh Tiên Hoàng Đế cũng như thờ thần Bạch Mã. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân vua Đinh đón bà về Hoa Lư và phong tước Hoàng hậu, Bà cũng chính là người sáng tác ra trò hát xuân phả mà cháu con ngày nay đang  tái hiện ( theo Wikipedia).

Tổng diện tích mặt bằng xây dựng 5.000 hét ta, bao gồm hồ nước 1000 hét ta, núi đá rừng tự nhiên 3.000 hét ta, và các thung lũng 1.000 hét ta.Trong đó công trình theo trục thần đạo bao gồm Chùa ngọc, Điện Tam Thế,Điện Quan Âm , cổng Tam Quanphòng họp quốc tế . Đặc biệt trong nội điện cón có 12.000 bức tranh tái hiện cuộc đời đức Phật , được các nghệ nhân người Hồi giáo ở Indonesia thực hiện  trên vật liệu  bằng đá núi lửa. Chủ đầu tư công trình  quan trọng này  là  doanh nghiệp Xuân Trường  với tên người Phật tử doanh nhân  gắn liền   ngôi chùa Bái Đính nơi quê hương Ninh Bình của ông : Nguyễn Văn Trường.

                      Chùa Tam Chúc còn xây dựng  chung quanh khuôn viên 1000 cột đá ghi lời Phật dạy, mô phòng theo trụ đá Asoka ngày trước  tại Ấn Độ. Mỗi cột cao 12 mét nặng 200 tấn.

                              Được biết, doanh nghiệp Xuân Trường  còn muốn  ngôi chùa Tam Chúc  có sức nặng về ý nghĩa nhiều mặt bên cạnh việc thành công vận động  làm nơi chính thức diễn ra đại lễ Vesak 2019 sắp tới, đó là việc  tham gia đấu giá thành công  mãnh thiên thạc mệnh danh “Mãnh ghép mặt trăng” nặng 5 kg ( gồm 6 phần hồng nham, phần nặng nhất 2,7 kg ) tại trung tâm giao dịch  đấu giá RR Auction bang Boston Mỹ ngày 19/10 vừa qua , với giá chốt là 6.12.500 USD – tương đương 14,3 tỷ đồng VN. Đây là mãnh thiên thạch được phát hiện vào năm 2017 tại Mauritania, phía Tây Bắc châu Phi, được cho là đã rơi xuống trái đất hàng ngàn năm trước.(Ảnh 2)


Chua Tam Chuc (2)

                           Qua các phượng tiện truyền thông, chúng tôi  thấy được  cuộc vận chuyển các tượng Phật bằng đồng  được đúc xong từ nơi thực hiến về chùa Tam Chúc vào tháng  5/ 2018 hết sức gian nan nhưng rất cảm động. Từ các  anh CSGT cho đến các nhân viên điện lực  đều có mặt ở những  ngả tư, giao lộ mà đoàn xe vận chuyển đi qua. Các Phật tử còn chuẩn bị  đoàn xe riêng  phục vụ nước giải khát dọc đường , mời tận tay các  anh CSGT, nhân viên điện lực v…v..Những người dân ven đường dù có phần ngơ ngác với sự bề thế các pho tượng đồng, còn có người thốt lên “Trời ơi sao không  lấy bạt che các tượng Phật lại. Tội quá !“Đặc biệt người dân trị trấn  Ba Sao  ai cũng chắp tay hướng về đoán xe, miệng lâm râm A Di Đà Phật,.Nếu  tượng Phật ở chùa Bái Đính chỉ có 100 tấn thì các tượng Phật này  nặng ít nhất 200 tấn.Cho thấy độ bề thế của chùa Tam Chúc như thế nào.

                         Trên là  niềm tự hào  và những cảm xúc xin được chia sẻ lòng hân hoan  với  PGVN khi  đã có thêm một công trình Phật giáo để đời đáng giá. Còn lại  đây là một vài suy tư nhỏ, cũng xin được bộc bạch để cùng nhau suy gẩm  cho một công trình lớn và như vừa nói : một công trình có ý nghĩa để đời.

                         Chúng tôi đã có nghe thắc mắc rằng  công trình chùa Tam Chúc   chủ đề  xây dựng chính là  gì ? Dân tộc hay tổng hợp  các nền văn hóa Phật giáo các nước khác ? Vời  những dẫn giải lịch sử ban đầu   đầu bài , hằn ai cũng có thể nghỉ được đây là công trình   mang tính phục dựng lịch sử vùng Tam Chúc – Ba Sao của Hà Nam nói riêng và của dân tộc nói chung.

                         Trước hết, ngoài  những gí thuộc mô típ  học Phật như  trụ đá  Asoka, hình tượng Phật , còn lại  là những hình thức  chưa rõ lắm về tính dân tộc trong công trình chùa Tam Chúc này. Mái cong truyền thống, tên gọi  ngôi chùa và  ba pho tượng  được thực hiện theo mô típ cổ xưa. Đó là  vài điểm dễ nhìn thấy qua lăng kính văn hóa dân tộc và PGVN. Còn lại  những suy nghỉ ấy bị chựng lại khi  nhìn thấy 12 ngàn bức phù điêu được khắc kỳ công  theo mô típ văn hóa Phật giáo Indonesia . Khi xem bộ phim tài liệu “Kiệt tác nghệ thuật PG” ( Master Pieces Of Buddhist ART) chúng ta sẽ thấy mỗi nền văn hóa theo từng quốc độ sẽ hình thành dáng dấp, khuôn mẩu của hình tướng Phật khác nhau. Ở nội dung của 12 ngàn bức tranh phù điêu này hình dáng các nhân vật được các nghệ nhân  lấy từ khuôn mẩu  ở chùa Sewu (xây dựng từ TK thứ 8), ngôi chù này lớn thứ hai sau chùa Borobudur ( một trong 7 kỳ quan  thế giới ) của lịch sử Phật giáo  xứ Vạn Đảo Indonesia. Những ngôi chù còn lại hiện nay  của Indonesia như Muaro Jambi, Batujava, Mendut, Pawon , Kalasan…Những ngôi chùa có từ các thế kỷ 7,8,9 mà hiện nay  có nôi chỉ còn là phế tích nhưng những hình ảnh điêu khác, phù điêu còn hiện hữu rất rõ.( Ảnh 3)


Chua Tam Chuc (3)

Triều đại Sriwijava từng biến Phật giáo nơi này thành một vương quốc PG lớn nhất vùng Đông Nam Á từ TK 7 đến TK 14. Khi triều đạiMajapahit sụp đổ vào thế kỷ 15, Phật giáo nơi này cũng bắt đầu suy  yếu  nhường bước cho các doanh nhân  Ấn Độ từ  Gujarat mang Hồi giáo di cư sang.

                       Tương tự, Tượng Phật   ở Điện Pháp Chủ ( Có lẽ  công trình này gọi Pháp Chủ là ý nói đức  Giáo chủ giáo pháp  Thích ca Mâu Ni ), tượng Phật được đúc cũng bằng đồng  nhưng lại theo mô típ của  văn hóa Phật giáo Thái Lan – Nam Tông, một điều hết sức đáng tiếc ! ( Ảnh 4  )


Chua Tam Chuc (4)

Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ngồi ở Diện Quan Âm rất đẹp và hoàn mỹ  nhưng  có ý kiến cho rằng với không gian và độ cao đặc biệt của chùa Tam Chúc nên cho xây  tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên  thật to sẽ có ý nghĩa hơn cũng nhưvừa mang tính cách khuyến hóa và thuyết phục  khách tham quan, du lịch  rất nhiều mai sau.( Ảnh 5)

Chua Tam Chuc (5)

                   Riêng ba pho tượng  Phật ở Điện Tam Thế, tuy  theo  mô-típ  các chùa cổ xưa , tức là có hai cánh tay  y áo và ngược hở  sâu, nhưng nhìn kỹ thấy dáng ngồi  hơi thấp, thiếu  phương phi  so với   mẩu tượng ở chùa Bái Đính. ( Ảnh 6).


Chua Tam Chuc (6)

                       Với những suy tư trên,  khi đăng cai đại lễ  Vesak 2019 với hơn 2000 khách Phật giáo nước ngoài về dự,  những vị khách này sẽ tìm được gì  trong  văn hóa Phật giáo  Việt Nam nơi mái chùa Tam Chúc bề thế và hoành tráng này. Đó là  điều  băn khoăn bên cạnh niềm hân hoan, rất mong được chia sẽ cùng  mọi người.

 

Sài gòn lập đông Mậu Tuất niên 2018

DƯƠNG NHƯ TÂM

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2020(Xem: 5288)
Hôm nay con có vài lời tâm nguyện thỉnh mời quý Ngài cùng chư Phật tử hoan hỷ cho con được trình bày tâm nguyện của mình. Con xin được giới thiệu bản thân. Con tên là Nguyễn Thị Dân, Pháp danh Nguyên Hương, pháp tự Giới Huyền, sinh năm 1975, tại Đà Nẵng, Việt Nam. Con xuất gia năm 1996 tại chùa Quang Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Con thọ Đại giới năm 2004, tốt nghiệp Trung Cấp Phật Học Đà Nẵng năm 2004, sau đó con lên đường du học tại Đài Loan, năm 2010, con đã tốt nghiệp Phật Học Viện Viên Quang (Đài Loan) và tốt nghiệp Phật Học Viện Pháp Cổ Sơn Đài Loan vào năm 2014. Cối năm 2014, con có duyên dành đến Úc tu học và đóng góp công quả tại Thiền Viện Bồ Đề Brisbane (theo diện working visa) cho đến năm 2018. Sau đó con có thắng duyên lên tu học cùng với quý Phật tử chùa Phật Giáo Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc từ năm 2018 đến nay.
19/08/2020(Xem: 4268)
Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa còn gọi là Chùa Trạm hay Chùa Quan. Chùa cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km, cách Quốc lộ 1A 3 km. Trang web: chuahoangphuc.com có bài: “Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình ‘VÔ SONG PHÚC ĐỊA’ có niên đại hơn 700 năm” cho biết chùa có từ thời Trần, được xem là ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam. Chùa được ghi nhận là nơi “vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh), khởi nguồn có tên là Am Tri Kiến. Văn bia ở chùa năm 2016 cho biết năm 1301, Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông trên đường du hóa Nam phương, dừng lại chọn lập am và quảng hoằng Phật pháp. Khi đó, am được gọi là “Am Tri Kiến” nghĩa là tự con người giác ngộ chân lý nhà Phật.
13/08/2020(Xem: 4064)
Thật có duyên rất lành mới có cơ hội cúng dường xây dựng chủa Viên Thông tại xã Cuôr Đăng, huyện M'gar Đăk Lăk, là một ngôi chùa duy nhất ở một xã có 3500 hộ trong đó 70% là dân tộc Eđê. Thầy Minh Hạnh là vị Thầy tu hành nghiêm túc với hạnh nguyện mang ánh sáng Tam Bảo đến với bà con dân tộc nghèo vùng cao nguyên. là một chú tiểu khi lên chín tuổi, vượt qua tuổi vị thành niên, rồi thanh niên với nhiều chướng ngại mà cả chục chú tiểu chỉ còn 1 hoặc 2 thật khả ý, khả ái với Tam Bảo, với lời dạy của Thế Tôn mới có thắng chính mình, thọ đại giới tỳ kheo, thành vị sa môn đích thực trong giáo pháp của Như Lai. Thầy Minh Hạnh năm nay 38 tuổi, như vậy đã 28 năm theo Phật, theo Tam Bảo rồi. Với 14 năm hành đạo (cũng là tu đạo) ở xã Cuôr Đăng, Thầy Minh Hạnh an trụ trong hạnh nhẫn nhục với tâm nguyện kiên cố mới có những thành quả khá tốt như ngày nay. Những năm đầu, chính quyền nơi đây không cho tụng kinh gõ mõ, không một ai nơi đây biết đến Tam Bảo. Nay hàng ngày đều có 15-20 Phật tử đều đ
03/08/2020(Xem: 5248)
Chùa Đại Tuệ có tên gọi khác là chùa Cao, chùa Đại Huệ, tọa lạc ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Chùa nằm trên đỉnh cao nhất của núi Đại Huệ, còn gọi là Phong Vân Sơn, ở độ cao 450m so với mực nước biển, có diện tích 20 hecta. Theo truyền thuyết, chùa được vua Mai Hắc Đế cho xây dựng từ năm 713.
31/07/2020(Xem: 4522)
42 năm! Con số của thời gian vụt trôi... Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1. Đất Sét! Vùng KInh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại? Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…
28/06/2020(Xem: 24047)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
16/06/2020(Xem: 4835)
Chùa Đại Từ Ân tọa lạc trong Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng - The Phoenix Garden (44,96 hecta), thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 09/5/2010 trên diện tích 2 hecta. Tên chùa Đại Từ Ân được Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ đặt. Trước chùa, pho đại tượng đức Phật A Di Đà (cao 25m) tôn trí ở giữa một công viên rộng lớn, thoáng đãng.
22/02/2020(Xem: 6212)
Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường tọa lạc ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, sát Quốc lộ 10. Trung tâm được xây dựng vào năm 2006 trên diện tích 34.000m2. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nam Định đã tổ chức Lễ An vị đại tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng vào ngày 30/8/2014 (ngày 06 tháng 8 năm Giáp Ngọ) và Đại lễ khánh thành Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường vào ngày 31/8/2014 (ngày 07 tháng 8 năm Giáp Ngọ), tri ân những sự đóng góp tâm lực, vật lực của chư Tôn đức Tăng Ni toàn tỉnh và Phật tử khắp nơi, đặc biệt là Tập đoàn Nam Cường và Công ty đúc đồng Thắng Lợi đã phát tâm công đức đúc đại bảo tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 14,8m, nặng 150 tấn.
16/12/2019(Xem: 6749)
Chùa do Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) khai sáng vào đầu thế kỷ XVIII. Thiền sư là đệ tử đắc pháp của Hòa thượng Minh Hoằng - Tử Dung, được Hòa thượng trao tâm ấn năm 1712. Bấy giờ, chùa đã trở thành một đạo tràng lớn, có hàng vạn đệ tử học đạo, nghe pháp. Trong ba năm 1733, 1734 và 1735, Thiền sư đã mở ba Đại giới đàn truyền giới cho hàng vạn người tại chùa. Năm 1740, Thiền sư mở đại giới đàn Long Hoa ở kinh thành; năm 1742 mở Đại giới đàn tại chùa Viên Thông, nơi ngài khai sơn trước chùa Thiền Tôn. Thiền sư viên tịch năm Nhâm Tuất (1742), bảo tháp dựng ở một triền núi phía Đông Nam chùa vào tháng 4 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), la thành bao quanh đồi tháp được xây vào năm 2001 nhân dịp đại trùng tu ngôi tổ đình.
28/11/2019(Xem: 6490)
Thông Báo Tuyển Sinh Khóa IX (2020-2023) của Trường Trung Cấp Phật Học Tỉnh Đồng Nai
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]