Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ đình Giác Lâm – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia

27/05/201418:32(Xem: 9460)
Tổ đình Giác Lâm – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia

Chua_Giac_Lam_Saigon (1)


Tổ đình Giác Lâm (祖 庭 覺 林 ) còn có các tên là Cẩm Sơn tự, Sơn Can tự hay Cẩm Đệm tự; là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn. Đây chính là ngôi tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.

Chùa tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thông tin) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988.

Chùa do cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.

Từ năm 1744 đến năm 1774, chưa rõ vị tăng sĩ trụ trì, vì thiếu tài liệu ghi chép lại. Chỉ biết vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời an danh là chùa Giác Lâm.
Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến năm 1873, Thiền sư Minh Khiêm trụ trì, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số kinh sách Phật giáo.
Danh sĩ Trịnh Hoài Đức trong quyển Gia Định thành thông chí đã miêu tả cảnh chùa lúc bấy giờ như sau: "Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm..., cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú!"…

Chùa đã được trùng tu lớn ba lần. Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang cho xây lại chùa lần thứ nhất vào năm 1798–1804. Đến năm 1906–1909, Hoà thượng Hồng Hưng với sự giúp sức của Hoà thượng Như Phòng, đã cho tôn tạo lại ngôi chùa lần thứ hai. Các sự kiện này được ghi lại trong đôi liễn mừng lạc thành, nay còn treo trong chánh điện. Đầu năm 1999, chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba.

Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam (Ξ) gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau (không kể các nhà phụ): chính điện, giảng đường và trai đường (còn gọi là nhà Ông Giám).

Chùa trước đây không có cổng tam quan (cổng tam quan mới được xây dựng vào năm 1955), mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá (phía bên phải chùa - theo hướng nhìn từ trong ra).

Chính điện Tổ đình Giác Lâm với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm. Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, thiếp vàng công phu. Giữa các hàng cột là các cửa võng, cũng được thiếp vàng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, hoa điểu....

Trong chính điện Tổ đình Giác Lâm tôn trí “tiền Phật, hậu Tổ”. Phía trước chính điện thờ tượng thế A Di Đà, Thích Ca, Di Lặc. Hai bàn thờ hai bên phải trái, thờ tượng Quán Thế Âm, Đại Thế Chí. Ngoài ra, ở đây còn có tượng cửu long, dọc hai bên tường có bộ tượng Thập Bát La Hán, bộ tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma và tượng Long Vương.

Phía sau chính điện là bàn thờ Tổ, thờ chư vị Tổ sư Hòa thượng tiền bối đã trụ trì tại chùa Giác Lâm. Đối diện với bàn thờ Tổ là các bàn thờ: Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà, và sau cùng là bàn thờ Thập Điện Diêm Vương. Ở gian này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được dùng làm cơ sở hậu cần, nuôi chứa cán bộ, làm công tác trinh sát nội thành.

Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Từ năm 1994 tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật.

Bên trái cùa chùa là khu vườn tháp của chư vị hòa thượng đã trụ trì ở đây như tháp Tổ Phật Ý-Linh Nhạc, tháp Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang. Ngoài ra, trước sân chùa có đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tát dưới bóng cây bồ đề. Đây là cây bồ đề do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka (Tích Lan) sang trồng vào ngày 18 tháng 6 năm 1953

Trong chùa có 113 pho tượng cổ, hầu hết là tượng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Nhiều tượng có giá trị như: Tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Di Lặc. Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long (đúc bằng đồng), bộ tượng Mười Tám Vị La Hán, tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Sư Đạt Ma, tượng Long Vương, v.v...

Trên các cột chính của chùa đều có khắc câu đối (gồm 86 câu) thếp vàng công phu. Đáng chú ý có câu đối của Hiệp trấn Trịnh Hoài Đức (treo ở gian thờ Tổ) và câu đối của Mộc Ân đệ tử phụng cúng vào năm Gia Long thứ 3 (1804). Ngoài ra ở đây còn có 9 bao lam, 19 hoành phi, một bàn thờ cổ và đồ thờ cổ.

Theo Tiến sĩ Trần Hồng Liên:không phải ngẫu nhiên mà gần 270 năm nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Giác Lâm vẫn còn là một di tích mời gọi sự tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu của nhiều người. Có thể nói rằng, chưa có ngôi chùa nào ở Nam bộ được nhiều người viết về nó đến vậy. Nhưng, để hiểu rõ và tìm ra những ẩn số còn tiềm tàng trong bản thân di tích lịch sử này thì phải nói rằng cho đến hiện nay, vẫn còn nhiều câu hỏi được tiếp tục đặt ra…

Du khách đến chùa, lòng nhẹ nhàng thanh thoát với dáng chùa ẩn mình trong những vòm cây cao bóng mát. Mái chùa phủ rêu xanh, không có dạng vút cong kiêu hảnh như thách đố với thiên nhiên, cũng không có những hàng ngói mũi hài dọc xuôi theo bờ mái cao dốc đứng, mà ở đây là những hàng ngói máng xối, giúp thoát nước nhanh khi có những trận mưa rào! Đó là một cấu trúc trải rộng và hài hoà với thiên nhiên. Địa thế chùa nằm trên ngọn đồi cao mà tên gọi Sơn Can trước đây còn phản ánh, cho thấy ngôi chùa đã gắn chặt với quan niệm về tín ngưỡng của những người dân bản địa, là trước chùa phải có ao, hồ nước, mang ý nghĩa “Minh đường, thủy tụ” nơi đó vượng khí sinh sôi, và nhất là cửa chùa thuận theo hướng Nam - hướng đặc biệt được xem là tốt nhất cho những ngôi chùa Nam bộ.

Đến thăm Tổ đình Giác Lâm, theo các học giả, các nhà nghiên cứu, điều cuốn hút nhất là trong kho tàng tư liệu quý tại Tổ đình Giác Lâm, những câu đối có giá trị văn hóa vô giá….Có một đôi câu đối hiện treo ở hàng cột thứ nhất từ ngoài vào và đối diện với chính điện, một đôi câu đối thuộc loại độc đáo bậc nhất trong thơ văn chữ Hán ở Việt Nam:

朝 朝 朝 朝 朝 拜朝 朝 朝 拜
齊 齊 齋 齊 齊 戒 齊 齊 齋 戒

Trên "văn bản gốc", vế trước của đôi câu đối này có hàng chữ nhỏ "Sắc tứ Kiểng Phước tự Chủ trì Trần Bửu Hương kính phụng", và vế sau có hàng chữ "Tuế thứ Kỷ Dậu niên Giác Lâm tự lạc thành chi khánh" hợp lại thành phần lạc khoản cho biết câu đối được Hòa thượng Trần Bửu Hương trụ trì chùa Kiểng Phước tặng nhân dịp trùng tu chùa Giác Lâm năm 1909. Và có lẽ đến 1990, nó mới được đề cập tới lần đầu tiên trên sách báo quốc ngữ, với bản phiên âm của ông Nguyễn Quảng Tuân trong quyển Những ngôi chùa danh tiếng (Nxb. Trẻ và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, tr.172) . Nhưng ở đây ông Nguyễn Quảng Tuân chỉ phiên âm (không ngắt câu và không dịch nghĩa). Đúng ra, câu đối này phải được đọc và hiểu như sau:
Triêu triêu triều, triêu triêu bái, triêu triêu triều bái
Tề tề trai, tề tề giới, tề tề trai giới.
(Nhộn nhàng chầu, nhộn nhàng bái, nhộn nhàng chầu bái
Lặng lẽ trai, lặng lẽ giới, lặng lẽ trai giới).

Về nội dung đây là câu đối rất đặc sắc. Ngày khánh thành dịp trùng tu một ngôi Tổ đình như Giác Lâm, thì biết bao thiện nam, tín nữ tới vui mừng, còn thiếu gì Phật tử có cả hằng sản lẫn hằng tâm đến chúc tụng... Điều đó đương nhiên là rất đáng quý, đáng mừng trong việc hoằng dương Phật pháp, song đối với tăng chúng trong chùa thì bấy nhiêu là chưa đủ? Cho nên Hòa thượng Trần Bửu Hương đã đề cập đến lý tưởng Phật giáo và nhiệm vụ tu hành của người xuất gia bằng cách nhấn mạnh vào việc tinh trì giới luật. Tăng chúng càng nghiêm cẩn chuyên tâm tu hành thì tín đồ nườm nượp lui tới cúng bái ấy mới thực có giá trị của sự thành tâm cũng như mới chứng hiện được mối quan hệ "Phật pháp bất ly thế gian pháp"... Và có lẽ các bậc chân tu đều nghĩ như vậy, nên đôi câu đối chúc mừng thoát tục kia mới được trang trọng theo trước chính điện Tổ đình Giác Lâm trong nhiều năm qua….

Điểm đặc sắc đầu tiên của đôi câu đối này là ở chỗ hàng loạt chữ triêu - triều (朝 朝 朝 朝 朝 拜朝 朝 朝 拜) và hàng loạt chữ tề - trai (齊 齊 齊 齊 齊 戒 齊 齊 齊 戒) có cùng tự hình đứng liền nhau, tạo thành hai chuỗi hình ảnh tác động vào thị giác; và kết hợp với ý nghĩa, chúng làm người đọc liên tưởng tới những hàng người đang cùng nhau vái lạy, hành lễ... Ở đây, tác giả đã chơi chữ bằng tự hình, một nghệ thuật chơi chữ chỉ có trong văn chương viết bằng loại văn tự biểu ý - tượng hình là chữ Hán. Đây là lối chơi chữ nằm trong một phong cách ngôn ngữ được gọi là Phong cách học văn tự, một phong cách độc đáo hầu như chỉ có ở trong văn chương và ngôn ngữ Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Cái khó của đôi câu đối này là ở chỗ "đồng tự dị âm - dị nghĩa", nếu đọc sai tức là không hiểu và cố nhiên càng không thể dịch được…Với những nét đặc sắc về cả chữ viết, âm đọc và ý nghĩa như nó có, đôi câu đối ở Tổ đình Giác Lâm nói trên vĩnh viễn là một trong những câu đối độc đáo bậc nhất trong kho tàng câu đối Việt Nam…

Ngôi Tổ đình Giác Lâm với bao thăng trầm biến đổi theo thời gian và không gian nhưng vẫn uy nghiêm trụ vững cùng tuế nguyệt, vẫn hiên ngang tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Tổ đình Giác Lâm ngày nay không chỉ là nơi Tăng chúng tu học, nơi Phật tử sớm tối đi về tụng kinh, niệm Phật, tu nhân, hướng thiện mà còn là địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh của đông đảo phật tử, du khách trong và ngoài nước.

Để tỏ lòng tôn kính công đức cao dày của liệt vị Tổ sư và báo đáp ân đức Tôn sư, đạo tràng tứ chúng Tổ đình Giác Lâm trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 270 năm khai sơn Tổ đình Giác Lâm và Húy nhựt lần thứ 16 Cố Hòa thượng. thượng HUỆ hạ SANH, Nguyên Phó ban trị sự GHPGVN, TP.Hồ Chí Minh. Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Quận Tân Bình, Viện chủ Tổ đình Giác Lâm vào lúc 8g sáng chủ nhật, ngày 11 tháng 5 năm Giáp Ngọ ( nhằm ngày 08/6//2014).

Thật đúng là:
Chùa đứng hiền lành tự thuở xưa
Hồn dân gửi gắm từ bao giờ
Tổ tiên bồi đắp qua năm tháng
Nối tiếp không ngừng lướp tuổi thơ.

Đệ tử Trí Bửu- Khể thủ Kính mừng kỷ niệm Tổ đình Giác Lâm 270 tuổi – Tháng 5.2014

Chua_Giac_Lam_Saigon (1)Chua_Giac_Lam_Saigon (2)Chua_Giac_Lam_Saigon (3)Chua_Giac_Lam_Saigon (4)Chua_Giac_Lam_Saigon (5)Chua_Giac_Lam_Saigon (6)Chua_Giac_Lam_Saigon (7)Chua_Giac_Lam_Saigon (8)Chua_Giac_Lam_Saigon (9)Chua_Giac_Lam_Saigon (10)Chua_Giac_Lam_Saigon (11)Chua_Giac_Lam_Saigon (12)Chua_Giac_Lam_Saigon (13)Chua_Giac_Lam_Saigon (14)Chua_Giac_Lam_Saigon (15)Chua_Giac_Lam_Saigon (16)Chua_Giac_Lam_Saigon (17)Chua_Giac_Lam_Saigon (18)Chua_Giac_Lam_Saigon (19)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2018(Xem: 9319)
Chùa tọa lạc trên núi Thất Tinh ( Tiền lục nhạc, hậu thất tinh ), thị trấn Ba Sao tỉnh Hà Nam. Vào năm 2000 khi đoàn công tác khảo sát hồ Tam Chúc, phát hiện nhiều dấu tích cổ xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, đã xác định được Chùa Tam Chúc cổ xưa đã có mặt nơi này trên 1000 năm. Từ những phát hiện quan trọng đó đã thôi thúc những trái tim tâm huyết, nhất trí khôi phục lại ngôi Già Lam đã từng tồn tại nơi này để làm dấu tích cho các thế hệ ngàn sau noi dấu và gìn giữ truyền thống dân tộc. Và như thế chùa Tam Chúc ngày nay được hình thành. (Ảnh 1)
10/08/2018(Xem: 46309)
Giới thiệu Cơ Sở Tạc Tượng Phật Phúc Minh, Tượng Phật gỗ Phúc Minh có 75 năm kinh nghiệm, 3 đời tạo tượng Phật – Bồ tát gỗ như tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Âm, Tượng Phật Thích Ca, Tượng Địa Tạng, Tượng Hộ Pháp, … Xưởng Phúc Minh là một trong số ít Xưởng tại Việt Nam chỉ tạo tác dòng tượng Phật gỗ và tượng Người tinh xảo, có hồn, có thẩm mỹ cao. Hiện Xưởng Phúc Minh đang xuất tượng Phật tới Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Canada, Úc.
02/05/2018(Xem: 4797)
Khánh thành đạo tràng Chùa Thanh Xuân & Bát Quan Trai & Giảng Pháp, Thân gửi chư đạo hữu! Nhờ duyên lành và nhờ vào sự chung sức chung lòng của chư bạn hiền mà dự án Đạo Tràng Chùa Thành Xuân tại Xã Triệu Ái, Triệu Phong, Quảng Trị đã được hoàn thành. Nơi đây cũng được dùng như đoàn quán và dùng tạm làm nơi khám và chữa bệnh cho bà con. Nhân ngày rằm vừa qua, anh Thành đã đến đây tham dự lễ khánh thành và thọ bát quan trai một ngày cùng với 200 Phật tử. Trong ngày tu an lạc này, Sư Cô Quảng Nhã đã thỉnh giảng sư từ Huế về đây thuyết một thời Pháp cho bà con Phật tử. Vào Buổi chiều cùng ngày, Phật tử tham gia cúng mông sơn thí thực. Kinh phí xây dựng đạo tràng này là 123 triệu đồng (không tính phí đi lại, thiết kế, giám sát của anh Thành, phí chủ thầu làm khung sắt, và kinh phí những hạng mục phụ khác). Trong vòng 1 tuần nữa, mình trợ lại Brisbane và sẽ công khai tài chính cho quý đạo hữu hay, nhưng có thể biết dự án này vẫn bội chi 1000 AUDs). Mình xin gửi những hình ảnh về
30/04/2018(Xem: 9634)
Sau hơn một năm vận động, Chùa Bảo Sơn đã quyết định cung thỉnh Chư Tôn Đức Tăng Ni địa phương quang lâm đạo tràng để chứng minh, cầu nguyện cho Lễ Đặt Viên Đá Xây Dựng vào ngày 26/4/2018 (nhằm ngày 11 tháng 3 năm Mậu Tuất). Sở dĩ Chùa phải tiến hành xây cất khi kinh phí chưa đủ, là vì giấy phép xin xây dựng có thời hạn (có giấy phép mà không tiến hành sẽ bị rút giấy phép, phải mất công xin lại lần sau, khó khăn hơn). Ngôi chánh điện cũ (hình trên) đã được đập bỏ, san bằng (hình dưới) để chuẩn bị xây móng và từng phần xây dựng theo khả năng tài chánh của Chùa. Ni sư Thích Nữ Hạnh Tấn tha thiết kêu gọi thập phương Tăng và thiện nam tín nữ hộ niệm và ủng hộ cho việc xây dựng ngôi chánh điện sớm được thành tựu. Sau đây là một số hình ảnh được ghi lại từ Lễ Đặt Viên Đá Xây Dựng Chánh Điện Chùa Bảo Sơn.
26/03/2018(Xem: 5666)
Chùa Long Cát (thôn Hiệp Kiết, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) vừa long trọng tổ chức “Đại Lễ Đặt Đá Tái Thiết Chùa”, vào ngày 20/3/2018 (nhằm ngày mồng 4 tháng 2 năm Mậu Tuất) vừa qua, được chư tôn đức Tăng Ni, các cấp chính quyền địa phương, và đông đảo Phật tử gần xa trợ duyên, ủng hộ, giúp đỡ rất nhiệt tình và thành tâm. Điểm nổi bật của ngôi chùa vùng ngoại thành nắng gió khô cằn này, là chư Ni đã mở Lớp Học Tình Thương, dang rộng vòng tay yêu thương mà đón lấy những thân phận bé bỏng, những mảnh đời khốn khó trong vòng kiềm tỏa của bần hàn và vô minh, về dưới một mái ấm luôn tỏa ánh sáng của Chánh Pháp Từ Bi Hỷ Xả từ 15 năm qua, khởi đầu từ năm 2002.
21/03/2018(Xem: 6116)
Khánh Hòa: Tổ đình Nghĩa Phương khai đàn Pháp hội Dược Sư thất châu, Vào lúc 18g 30 ngày 01/02/Mậu Tuất (17/03/2018), tại Tổ đình Nghĩa Phương (số 2 Lý Thánh Tôn, Tp.Nha Trang) đã diễn ra lễ khai đàn Pháp hội Dược Sư thất châu. Lễ khai đàn Pháp hội Dược Sư tại Tổ đình Nghĩa Phương thực hiện theo nghi lễ truyền thống, TT.Thích Thiện Tấn, Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Chứng minh niêm hương, bạch Phât; sái tịnh, và khai đàn Dược Sư mở đầu Pháp hội Dược sư tiêu tai diên thọ trong một tuần lễ từ ngày mùng 01-07/02/Mậu Tuất (17/-23/03/2018).
21/03/2018(Xem: 9780)
Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.
17/03/2018(Xem: 7137)
TX.Trung Tâm tưởng niệm 64 năm Tổ sư vắng bóng, Ngày 15-3 (nhằm 28 tháng Giêng năm Mậu Tuất), chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử đã quang lâm về Tịnh xá Trung Tâm Q.Bình Thạnh dâng tâm hương tưởng niệm 64 năm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng. Chứng minh và tham dự lễ Tưởng niệm có: HT.Giác Tường – UVTT HĐCM; HT.Thích Giác Thuận – Chứng minh BTS GHPGVN Q.Gò Vấp; TT.Thích Tâm Chơn – Trưởng BTS GHPGVN Q.Bình Thạnh; cùng chư Tôn giáo phẩm các ban, viện T.Ư; quý Ni trưởng Phân ban Ni giới T.Ư; Tăng Ni, Phật tử các tự viện trong Q.Bình Thạnh về tham dự.
17/03/2018(Xem: 7659)
Khất thực tưởng niệm 64 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, Nhân lễ tưởng niệm 64 năm ngày Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, sáng nay 16-3 (nhằm 29-1-Mậu Tuất), tại Pháp viện Minh Đăng Quang – Q.2 hơn 100 vị Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ (GĐ IV) đã tổ chức trì bình khất thực nhằm ôn lại hình ảnh, công hạnh của Đức Tổ sư. Tăng đoàn được sự hướng dẫn của HT. Giác Tường - UVTT HĐCM, Đạo sư Chứng minh Hệ phái; HT. Giác Ngộ - Thành viên HĐCM, Phó Trưởng GĐ.IV cùng chư tôn đức Tăng Ni lãnh đạo Hệ phái đã trì bình khất thực, từng bước khoan thai nhẹ nhàng, từng bước chân của sự an lạc và giải thoát, hình bóng ấy như một tiếng chuông ngân cảnh tỉnh cho những ai còn mãi chạy theo cái danh lợi hào nhoáng bên ngoài. Nhắc mọi người phải biết sống đời giản dị, phát khởi tâm lành để sống đời an lạc:
12/03/2018(Xem: 6961)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]