Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thăm Chùa Đại Hải trên đảo Bãi Giếng

25/04/201708:13(Xem: 4514)
Thăm Chùa Đại Hải trên đảo Bãi Giếng


Chua Dai Hai (17)

Thăm Chùa Đại Hải trên đảo Bãi Giếng
(Khải Lương- Vạn Thạnh) mùa Phật đản 2017



Lên đò thị trấn Vạn Giã  vượt 3 giờ đường biển, giữa mênh mông trời nước, qua bãi Tranh, bãi Tây, đến ngọn hải đăng, rồi mũi Lách là nhìn thấy chùa Đại Hải, chùa nằm trên ngọn đồi bãi trước, Bãi Giếng, thôn Khải Lương, Xã đảo Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

1. Bối cảnh lịch sử, vị trí địa lý:

Huyện Vạn Ninh nằm trên trục quốc lộ 1A Bắc Nam, phía Bắc giáp với huyện Tuy Hòa (Phú Yên) nối qua đèo Cả (12 cây số), phía Nam chung vách với huyện láng giềng Ninh Hòa vốn là anh em sinh đôi. Trung tâm huyện là thị trấn Vạn Giã nằm giữa hai thành phố Tuy Hòa - Nha Trang, cách chẵn tròn mỗi bên 60 cây số, thật là một sự cân đối thú vị về “con đường thiên lý” giao thương.

Vạn Ninh vùng đất có bề dày lịch sử trên 350 năm từ xa xưa đã nổi tiếng với hình ảnh “cơm trước mặt, cá sau lưng”. Địa danh Vạn Giã nguyên do từ tên hai cửa biển của vịnh Vân Phong hợp lại mà thành. Cửa Vạn thuộc bán đảo Đầm Môn, nằm dưới chân bán đảo Bàn Sơn trông ra một hòn đảo lớn nên người xưa gọi là Hòn Lớn. Cửa Giã nằm trong đất liền thuộc Vạn Giã ngày nay (kéo dài từ bờ biển xã Vạn Lương đến giáp bờ xã Vạn Thắng), nước sông Hiền Lương chảy ra cửa này, là nơi tấp nập ghe thuyền buôn bán ra vào neo đậu. Cửa Giã ngày nay đã trở thành khu dân cư đông đúc, nhà cửa sầm uất.

Một cách hiểu đơn giản hơn nhưng có lẽ gần với sự thật: Vạn Giã nguyên thủy nghĩa là làng của những người làm nghề chài lưới.

Vạn Ninh còn có những địa danh gắn liền với tên đất, tên làng từ thuở xa xưa như: Tu Bông

Gió đâu bằng gió Tu Bông;
Thương ai bằng thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con

Ở Vạn Giã còn có Đầm Môn, Bảy Giếng (sau này bị gọi lệch là Bãi Giếng) đã đi vào ca dao với nghề đầm đăng:

Có chồng Bảy Giếng được nhờ,

Ngày thời chắp bả tối đánh cờ hơn con;

 Không lo chi tiền hết gạo còn,

Thuyền về tới bến xách con “râu” dài;

 Cất tiếng kêu bớ gã lái hai,

 Cất tiếng kêu bớ gã lái hai,

 Lại đây em gởi con râu dài cho anh…

Trên bán đảo lại có nhiều địa danh nổi tiếng, các bãi tắm thơ mộng tuyệt vời nằm

 ẩn mình dưới những rặng dừa xanh biếc bạt ngàn:

Đầm Môn, Bãi Giếng, Hòn Ông

Ai về cho gởi mấy dòng thương mang

Hòn Gầm sóng gió bổ vang

Đồi Cát Vĩnh Giật thổi sang Hòn Gà

Ai về Ninh Đảo, Hòn Na

Tấm lòng thương nhớ đã ba năm tròn…

 

Thôn Khải Lương, ở Bãi Giếng hiện nay có hơn 270 hộ dân với trên 1.500 nhân khẩu, đa phần sống bằng nghề đánh bắt hải sản và số còn lại là nuôi tôm hùm. Những năm trước đây, khi mới bắt đầu nuôi tôm hùm, con tôm đã làm cho nhiều người dân Bãi Giếng đổi đời. 


Sau nhiều năm nuôi tôm hùm, nguồn nước bị ô nhiểm, hiện nay ngư dân thay đổi nhiều nghề khác nhau nhưng vẫn cơ cực... Vào mùa hè nước sinh hoạt rất khan hiếm, người dân trên đảo phải chứa nước lúc trời mưa, bù lại nơi đây có nguồn điện lưới phục vụ sinh hoạt 24/24…Bãi Giếng có hai bãi: bãi trước và bãi sau, ôm ấp bên trong là xóm làng dân cư  chen chúc như mẹ biển ngàn đời nuôi nấng ngư

dân ở vùng biển chất phát, hiền lành.

 

2. Sự hình thành và phát triển chùa Đại Hải:

Chùa Đại Hải nằm trên ngọn đồi bãi trước,  ở phía tay phải cầu cảng Khải Lương, một cầu cảng vừa mới hoàn thành cách nay không lâu.

Sau pháp nạn 1963, năm 1964 cùng với phong trào chấn hưng và phát triển Phật giáo, cố phật tử Trương Thiếp và hào lão trong làng đã cùng nhau khai phá đất đồi xây dựng chùa làm nơi cho Phật tử bãi Giếng sớm tối đi về tụng kinh, niệm Phật và thỉnh Thượng tọa Thích Hạnh Phát khai sơn an danh là chùa Đại Hải. Vì thế trước chánh điện có câu đối:

 Đại Hải minh châu Bồ đề tự

Thanh Sơn Hạnh Phát Bát nhã tâm

Cùng với sự phát triển trù phú của biển đảo ở những năm thời kỳ mở cửa,  con tôm hùm đã làm cho người dân Khải Lương thay da, đổi thịt, để tri ân tiền hiền, mẹ biển, khu văn hóa tâm linh thôn Khải Lương đã được trùng tu không chỉ chùa Đại Hải mà Đình Khải Lương, Miếu Bãi Giếng đều được xây cất  khang trang trở thành môt quần thể văn hóa tâm linh trên núi, dưới biển, sơn thủy hữu tình. ..

Ông Trần Đức Thắng- người một thời đã làm thôn trưởng thôn Khải Lương nhiều năm cho biết bà con ở Khải Lương tuy còn nghèo nhưng rất giàu từ tâm, kẻ công, người của tham gia làm công đức xây dựng chùa, đình, miếu… Cổng Tam quan chùa Đại Hải mới xây là do một người con rể quê ở Ninh Hòa phát tâm cúng dường.

Phía trước sân chùa, tôn trí tượng đài Quán Thế Âm đứng trong tư thế trang nghiêm, một tay cầm tịnh bình, một tay cầm nhành dương liễu, dõi mắt nhìn ra biển cả như tấm lòng  của ngư dân Khải Lương thầm nguyện Phật Bà Quan Âm rưới nước cam lồ cứu khổ, cứu nạn đem lại những chuyến đi bình an cho ngư dân trên đảo.

Gần sát sân chùa là tượng đài Phật Di Lặc luôn luôn nở nụ cười hoan hỷ như nhắc nhở mọi người  hãy diệt trừ lục tặc, an lạc tu thân.

Năm 2010, từ khi sư cô Thích Nữ Tâm Thông hiệu Tịnh Hoa đệ tử của sư bà Thích Nữ Lưu Phương (Nha Trang) về đây trụ trì, như nắng hạn gặp mưa rào, rất lâu chùa không có trụ trì nay đã có sư cô mõ sớm, chuông chiều, công phu, bái sám. Tiếng chuông chùa Đại Hải mỗi khuya ngân xa như nhắc nhở mọi người “nghe tiếng chuông buồn rầu nhẹ, trí huệ lớn, bồ đề sinh…”. Vì vậy, phật tử đến chùa ngày một đông vui. Sư cô trụ trì đã xây thêm ngôi nhà Tổ, bổ sung pháp bảo trong chùa.

Thế rồi Sư Bà Bổn sư của Sư Cô Tâm Thông tuổi cao, sức yếu Cô phải quay về hầu Thấy cho trọn nghĩa  Thầy trò…”Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mang. Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”.

Năm 2013, Đại đức Thích  Quảng Hồi kế tục đệ nhị trụ trì chùa Đại Hải từ ấy đến nay. Sau 4 năm, dưới thời Đại đức Quảng Hối trụ trì Thầy đã làm được rất nhiều việc làm cho diện mao ngôi chùa Đại Hải đổi mới: chẻ đá núi, xây bờ kè chung quanh đồi, mở rông diện tích khuôn viên chùa, làm tam cấp đi ra phía truớc sân, làm trà thất, bổ sung pháp khí trong chùa, trồng hoa, tạo cảnh… Thật đúng là: “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đại Hải tự ngày nay phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm thanh tịnh…la một ngôi chùa đẹp trên đảo. 

Tuy chùa Đại Hải trên đảo còn quá khiêm tốn nhưng bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu tu học, tụng kinh, niệm Phật giúp ngư dân đảo Bãi Giếng lánh dữ, làm lành tu nhân, hướng thiện…Chùa Đại Hải không chỉ là nơi phật tử Khải Lương tu niệm mà còn là địa chỉ văn hóa tâm linh của người dân xã đảo Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Về thăm chùa Đại Hải trong những ngày chuẩn bị đón mứng Đại lễ Phật đản PL.2561, Lễ đài đã được dựng lên, Phật Đản sinh được thỉnh tượng  mới, đèn hoa đang  kết, không khí chuẩn bị không kém gí một chùa lởn trung tâm thành phố Nha Trang, hứa hẹn mùa Đại lễ Phật đản PL.2561 tại chùa Đại Hải trên đảo Bãi Giếng, thôn Khải Lương xã đảo Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh,, trang nghiêm, hoành tráng đáp ứng niềm ước mơ của ngư dân trên Đảo đón Mừng Đức Phật đản sinh

Trí Bửu – Tháng 3-2017

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2014(Xem: 11424)
Cách nay hơn 300 năm, trong khoảng từ năm 1683 đến 1693, một vị Thiền sư từ Trung Hoa đến đất Thuận Hóa, tại núi Hoàng Long mà hiện nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế; dựng thảo am để tu hành và hoằng đạo, đó chính là ngài Minh Hoằng Tử Dung, tổ sư khai sơn và chùa được gọi là Ấn Tôn tự.
19/09/2013(Xem: 24360)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
13/09/2013(Xem: 7487)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vỹ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
24/06/2013(Xem: 4947)
Dự kiến, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014 - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại chùa Bái Đính. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Nhân dịp này xin giới thiệu toàn cảnh quần thể chùa từ lịch sử hình thành đến kiến trúc:
27/03/2013(Xem: 10043)
Không phải ngẫu nhiên, Huế được mệnh danh là một trung tâm Phật Giáo phát triển mạnh và có hệ thống các ngôi “Chùa cổ” rất được nhiều người biết đến, cùng với kiến trúc đền đài, lăng tẩm, danh lam thắng cảnh hữu tình, mộng mơ... của Vua chúa triều Nguyễn.
26/02/2013(Xem: 3393)
Đã từ lâu trong tâm thức người Việt Nam, Chùa là nơi tĩnh lặng, linh thiêng, là nơi mọi người đến nương nhờ Đức Phật để tìm chút bình an trong cuộc sống, cầu xin hạnh phúc cho gia đình.
08/02/2013(Xem: 7948)
Đức Thích Ca Thế tôn thành đạo dưới cội Bồ đề tại Ấn độ cách đây gần ba thiên niên kỷ, Ngài đã đem chánh pháp thậm thâm vi diệu truyền bá khắp lưu vực sông Hằng. Khi Đức Thế tôn còn tại thế, hai trung tâm truyền giáo qui mô thời bấy giờ là Tinh xá Trúc Lâm và Tinh xá Kỳ Hoàn. Tại Trung Quốc, thời Vua Hán Vũ đế có thỉnh hai Ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan lưu trú tại Hồng Lô tự để dịch kinh, bản kinh do hai Ngài dịch đầu tiên tại đây là Kinh 42 chương. Trong triều đại vua A Dục của Ấn độ - vị vua kính tín Tam Bảo - đã cử các đoàn truyền giáo đi khắp nơi để truyền bá đạo mầu. Tại Trung quốc có hai trung tâm Phật giáo ở Lạc Dương và Bình Thành sinh hoạt rất thịnh hành, và riêng tại Việt nam có trung tâm Luy Lâu là một trung tâm Phật giáo được hình thành do các Tăng sĩ Ấn độ theo các thuyền buôn của Thương nhân Ấn độ đến Việt nam bằng đường biển xây dựng các thảo am để tụng kinh, bái sám.
30/10/2012(Xem: 3428)
Video: Đại Lễ Khánh thành Tổ Đình Tường Vân (Lễ húy nhật Đức Tăng Thống)I
14/06/2012(Xem: 4790)
Thực di nguyện của cố HT Thích Tâm Thanh lúc còn sinh tiền và được sự trợ duyên của đạo hữu Ngô Minh Trí và Phan Thị Thuý Hồng. Ngày 12.02. năm Kỷ Sửu (nhằm ngày 08.03.2009 ) tại Vĩnh Minh Tự Viện Thôn Phú An xã Phú Hội huyện Đức Trọng, ĐĐ Thích Nguyên Hiền cùng chư tôn đức Tăng Ni trong môn đồ pháp quyến đã long trọng tổ chức lễ an thạch khởi công xây dựng Vĩnh Minh Đại Phật và cúng dường “ thiên tăng hội" nhân lễ tưởng niệm lần thứ 5 ngày cố HT Thích Tâm Thanh viên tịch.
09/06/2012(Xem: 2440)
Bởi tự ngày xưa cho đến tận bây giờ, người dân đất Nội quê hương ta nơi đây, với tấm lòng thành kính luôn hướng về cửa phật. Đã tâm nguyện và mong muốn trong luỹ tre làng nơi mình sinh sống có một ngôi chùa hàng ngày vọng tiếng chuông ngân. Để được cùng nhau sớm lửa tối đèn hương đăng thờ cúng Đức Phật từ bi và tụng niệm kinh thư để cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu được an sinh cho mình, cho gia đình cùng bàn dân thiên hạ. Đồng thời cũng luôn cầu được quốc thái dân an, nước cường dân thịnh! Ước vọng đó giờ đây đã trở thành hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567