Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khánh Hòa: Lễ lạc thành chùa Linh Sơn Pháp Ấn

03/06/201702:24(Xem: 9349)
Khánh Hòa: Lễ lạc thành chùa Linh Sơn Pháp Ấn

Khánh Hòa: Lễ lạc thành chùa Linh Sơn Pháp Ấn

Sau hơn 2 năm tiến hành khởi công xây dựng, ngày 2, 3-6 (8, 9-5 Đinh Dậu), chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đã long trọng tổ chức lễ lạc thành, tạ ơn Tam bảo, cầu quốc thái dân an.

Buổi lễ đặt dưới sự chứng minh của Đại lão HT.Thích Như Ý, Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; chư tôn đức BTS PG tỉnh Khánh Hòa, BTS PG tỉnh Bình Định; BTS PG huyện Cam Lâm, huyện Diên Khánh, và có hơn 2.000 Phật tử đồng vân tập về chùa góp phần cầu nguyện.

a05.jpg
Nghi thức niệm Phật - mở đầu buổi lễ lạc thành

Đến tham dự còn có bà Trần Mai Thị Kim Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm; bà Lê Phạm Thùy Ngân, Phó Chủ tịch HĐND huyện Cam Lâm; ông Võ Minh Đạt, Trưởng phòng Nội vụ huyện Cam Lâm; ông Lê Xuân Huy và Đỗ Thái Hùng - đồng Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang; ông Lương Đức Huệ, Chủ tịch UBND xã Suối Cát và các ban ngành đoàn thể tại địa phương.

a06.JPG
Đông đảo Tăng Ni, Phật tử dự lễ

Sau phần nhạc lễ Phật giáo Việt Nam và dâng hoa cúng dường của GĐPT chùa Linh Sơn Pháp Ấn, TT.Thích Minh Tâm đã tuyên đọc diễn văn khai mạc nêu rõ tiến trình xây dựng chánh điện chùa Linh Sơn Pháp Ấn.

Theo đó, chùa Linh Sơn Pháp Ấn trước đây là ngôi nhà nghỉ mát của bác sĩ Yersin, xây dựng vào năm 1912 đến nay đã 105 năm. Sau khi bác sĩ Yersin qua đời, năm 1968 ông DesiGaldys hiến tặng cho HT.Thích Như Ý, viện chủ chùa Linh Sơn Pháp Bảo (Nha Trang) để làm nơi tu niệm. Được sự chấp thuận của GHPGVN tỉnh Khánh Hòa và chính quyền địa phương HT.Thích Như Ý đã “cải gia vi tự”, an danh là Linh Sơn Pháp Ấn.

Ngày 28-9-1990 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 993/QĐ-VHTT công nhận chùa Linh Sơn Pháp Ấn là di tích lưu niệm của quốc gia. Chùa đã nhiều lần sửa chữa nhưng do thời gian ảnh hưởng mưa bão nên nay đã xuống cấp nghiêm trọng.

Để đảm bảo cho việc sinh hoạt tu học của Tăng chúng và đạo hữu Phật tử, TT.Thích Minh Tâm, trú trì chùa Linh Sơn Pháp Ấn và Tăng chúng, Ban Hộ tự cùng Phật tử đã phát tâm đại trùng tu ngôi phạm vũ được trang nghiêm cảnh Phật và được các cấp Giáo hội, chính quyền chấp thuận.

Thay mặt đạo tràng niệm Phật chùa Linh Sơn Pháp Ấn, Phật tử Thiện Huy đã dâng lời cảm niệm, tri ân chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử xa gần, chính quyền các cấp đã tạo mọi điều kiện để công cuộc xây dựng chùa Linh Sơn Pháp Ấn hoàn mãn.

Tại buổi lễ, chư tôn đức giáo phẩm thực hiện các nghi thức khai quang đại hùng bửu điện và cắt băng khánh thành chùa Linh Sơn Pháp Ấn. Hơn 300 vị là Hoà thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni đã nhất tâm cầu nguyện.

Đại diện cho quý chùa, tự viện, đạo tràng khắp mọi nơi cũng gởi những lẵng hoa, những tặng phẩm để chúc mừng cho ngày lễ lạc thành chùa Linh Sơn Pháp Ấn.

a20.jpg
Nhiều phần quà đã được trao tới Thượng tọa trụ trì (phải)

Phát biểu tại buổi lễ lạc thành, ông Lương Đức Huệ đánh giá cao những đóng góp của TT.Thích Minh Tâm đã thực hiện tốt phương châm hành đạo của GHPGVN “Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”; giáo dục Phật tử thực hiện nghĩa vụ công dân, chấp hành pháp luật, thực hiện tốt các phong trào vì người nghèo. Ông tin tưởng, chư Tăng và Phật tử chùa Linh Sơn Pháp Ấn sẽ tiếp tục phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp, góp phần cùng nhân dân huyện nhà xây dựng quê hương Cam Lâm ngày càng giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.

Thay mặt chư tôn Hòa thượng chứng minh, HT.Thích Ngộ Tánh, UV HĐTS, Phó BTS PG tỉnh Khánh Hòa đã có lời đạo từ, tán thán Thượng tọa trú trì Thích Minh Tâm, Tăng chúng và Phật tử xa gần đã hiến cúng tịnh tài tịnh vật để xây đựng ngôi phạm vũ khang trang - chùa Linh Sơn Pháp Ấn góp phần vào phục vụ đời sống tâm linh của bà con Phật tử địa phương.

Hòa thượng nhắc nhở: trong lúc chùa cũ chật hẹp, hàng tháng đạo tràng đã tổ chức các khóa tu định kỳ khá tốt, giờ đây chùa mới rộng rãi thoáng mát, Phật tử cần nỗ lực tinh tấn hơn nữa, ông bà cha mẹ nên hướng dẫn con cháu về chùa, cần Phật hóa gia đình, khuyến hoá các thành viên trong gia đình đều quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới, cùng nhau thực hành những lời Phật dạy.

a35.JPG

a36.jpg
Nghi thức cắt băng khánh thành và dâng hương - an vị tôn tượng tại chánh điện chùa

BTC cũng đã tác pháp cúng dường trai tăng lên chư tôn đức Tăng Ni, quan khách và Phật tử dùng cơm thân mật với nhà chùa.

Chiều 3-6, lễ trai đàn chẩn tế nguyện cầu cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp được âm siêu dương thái.



Tin, ảnh:
 Quảng Ấn







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2020(Xem: 4287)
Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành (sông Gia Hội) số 110 Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa có diện tích hơn 10.000m2. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi. Đây là nơi Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, con vua Minh Mạng ra đời vào ngày 16/6/1807. Năm 1841, Hoàng tử lên ngôi vua ở kinh thành Huế, lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
07/09/2020(Xem: 6727)
Chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long (trên đất làng Thụy Lôi xưa, gần xóm Lịch Đợi), đường Báo Quốc, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong (du tăng người Quảng Đông, Trung Quốc) dựng vào cuối thế kỷ 17, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, nơi ngài Liễu Quán đến học đạo và ở lại trong 11 năm. Tổ Giác Phong viên tịch năm 1714. Đến năm 1747, Hiếu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật. Ngoài ra còn có dấu chạm khắc hình bốn cái ấn, một cái triện tròn khắc chữ Quốc Chúa Nam Hà. Trụ trì chùa thời gian này là Thiền sư Tế Nhơn, một trong những cao đệ đắc pháp của Tổ Liễu Quán. Kế thế trụ trì là các ngài Tế Ân, Trí Hải, Đại Trí …
05/09/2020(Xem: 7073)
Chùa Giác Lâm tọa lạc tại số 02 kiệt 56 đường Duy Tân, phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nguyên là một thảo am do Tổ Giác Hải, người làng Trung Kiên, tỉnh Quảng Trị khai sáng vào ngày 16 tháng 3 năm Đinh Dậu (1897) trên một triền đồi, dưới chân núi Ngự Bình, đặt tên Duy Tôn Tự để truyền bá chánh pháp, đem đạo Phật phổ hóa vào những nơi xa xôi, hẻo lánh. Tổ có thế danh là Nguyễn Văn Cẩm, sinh trưởng trong một gia đình tín tâm với đạo Phật. Ngài là đệ tử của Tổ Tâm Tịnh, khai sáng Tổ đình Tây Thiên, Huế. Ngài có pháp danh là Trừng Nhã, tự Chí Thanh, hiệu Giác Hải.
30/08/2020(Xem: 5046)
Chùa Thiên Mụ thường gọi là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nằm ở bờ bắc sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 5km. Sách Ô Châu cận lụccủa Tiến sĩ Dương Văn An cho biết chùa Thiên Mụ ở phía nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà, nóc ở đỉnh núi, chân gối dòng sông. Chùa được chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa khang trang. Năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm, người Trung Quốc, được chúa Nguyễn mời làm trụ trì chùa. Từ chùa Thiên Mụ và chùa Khánh Vân (Huế), Ngài đã truyền bá Thiền phái Tào Động ở đàng Trong.Hòa thượng Thạch Liêm đã tả cảnh chùa Thiên Mụ: “Đêm 15 trời mưa, ra đến chùa Thiên Mụ. Chùa này tức Vương phủ ngày xưa (?) chung quanh có trồng nhiều cây cổ thụ, day mặt ra bờ sông; trước chùa ngư phủ, tiều phu tấp nập sớm chiều qua lại. Trong chùa cột kèo chạm trổ rất tinh xảo …” (1)
29/08/2020(Xem: 4218)
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang thường được gọi là Chùa Sắc Tứ,Tịnh Quang Tự, Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang, tọa lạc ở thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chùa là một trong những ngôi tổ đình được xây dựng sớm và có ảnh hưởng lớn Phật giáo xứ Đàng Trong. Chùa ban đầu có tên là Am Tịnh Độ. Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam(1) cho biết chùa do Hòa thượng Tu Pháp, tự Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời Vua Lê Ý Tông (năm thứ hai đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là Tịnh Nghiệp Tự. Đến đời Vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang Tự. Chùa được trùng tu năm Minh Mạng thứ 21 (1941).
23/08/2020(Xem: 4629)
Hôm nay con có vài lời tâm nguyện thỉnh mời quý Ngài cùng chư Phật tử hoan hỷ cho con được trình bày tâm nguyện của mình. Con xin được giới thiệu bản thân. Con tên là Nguyễn Thị Dân, Pháp danh Nguyên Hương, pháp tự Giới Huyền, sinh năm 1975, tại Đà Nẵng, Việt Nam. Con xuất gia năm 1996 tại chùa Quang Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Con thọ Đại giới năm 2004, tốt nghiệp Trung Cấp Phật Học Đà Nẵng năm 2004, sau đó con lên đường du học tại Đài Loan, năm 2010, con đã tốt nghiệp Phật Học Viện Viên Quang (Đài Loan) và tốt nghiệp Phật Học Viện Pháp Cổ Sơn Đài Loan vào năm 2014. Cối năm 2014, con có duyên dành đến Úc tu học và đóng góp công quả tại Thiền Viện Bồ Đề Brisbane (theo diện working visa) cho đến năm 2018. Sau đó con có thắng duyên lên tu học cùng với quý Phật tử chùa Phật Giáo Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc từ năm 2018 đến nay.
19/08/2020(Xem: 3648)
Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa còn gọi là Chùa Trạm hay Chùa Quan. Chùa cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km, cách Quốc lộ 1A 3 km. Trang web: chuahoangphuc.com có bài: “Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình ‘VÔ SONG PHÚC ĐỊA’ có niên đại hơn 700 năm” cho biết chùa có từ thời Trần, được xem là ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam. Chùa được ghi nhận là nơi “vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh), khởi nguồn có tên là Am Tri Kiến. Văn bia ở chùa năm 2016 cho biết năm 1301, Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông trên đường du hóa Nam phương, dừng lại chọn lập am và quảng hoằng Phật pháp. Khi đó, am được gọi là “Am Tri Kiến” nghĩa là tự con người giác ngộ chân lý nhà Phật.
13/08/2020(Xem: 3535)
Thật có duyên rất lành mới có cơ hội cúng dường xây dựng chủa Viên Thông tại xã Cuôr Đăng, huyện M'gar Đăk Lăk, là một ngôi chùa duy nhất ở một xã có 3500 hộ trong đó 70% là dân tộc Eđê. Thầy Minh Hạnh là vị Thầy tu hành nghiêm túc với hạnh nguyện mang ánh sáng Tam Bảo đến với bà con dân tộc nghèo vùng cao nguyên. là một chú tiểu khi lên chín tuổi, vượt qua tuổi vị thành niên, rồi thanh niên với nhiều chướng ngại mà cả chục chú tiểu chỉ còn 1 hoặc 2 thật khả ý, khả ái với Tam Bảo, với lời dạy của Thế Tôn mới có thắng chính mình, thọ đại giới tỳ kheo, thành vị sa môn đích thực trong giáo pháp của Như Lai. Thầy Minh Hạnh năm nay 38 tuổi, như vậy đã 28 năm theo Phật, theo Tam Bảo rồi. Với 14 năm hành đạo (cũng là tu đạo) ở xã Cuôr Đăng, Thầy Minh Hạnh an trụ trong hạnh nhẫn nhục với tâm nguyện kiên cố mới có những thành quả khá tốt như ngày nay. Những năm đầu, chính quyền nơi đây không cho tụng kinh gõ mõ, không một ai nơi đây biết đến Tam Bảo. Nay hàng ngày đều có 15-20 Phật tử đều đ
03/08/2020(Xem: 4463)
Chùa Đại Tuệ có tên gọi khác là chùa Cao, chùa Đại Huệ, tọa lạc ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Chùa nằm trên đỉnh cao nhất của núi Đại Huệ, còn gọi là Phong Vân Sơn, ở độ cao 450m so với mực nước biển, có diện tích 20 hecta. Theo truyền thuyết, chùa được vua Mai Hắc Đế cho xây dựng từ năm 713.
31/07/2020(Xem: 3813)
42 năm! Con số của thời gian vụt trôi... Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1. Đất Sét! Vùng KInh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại? Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567