- Bản tên Thành Viên Phái Đoàn Hành Hương Phật Tích Ấn Độ 2024
- Kinh Tụng Hành Hương Phật tích Ấn Độ 2024
- Bằng Tán Thán Công Đức Quý Phật tử tham dự Chuyến Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ năm 2024
- Day 01: Khởi hành từ Melbourne Airport
- Day 02: Bồ Đề Đạo Tràng
- Day 03: Bồ Đề Đạo Tràng
- Day 04: Thành Vương Xá, Nước Ma Kiệt Đà
- Day 06: Vườn Lộc Uyển
- Day 07: Câu Thi Na
- Day 08: Lâm Tỳ Ni
- Day 09: Thành Ca Tỳ La Vệ
- Day 10: Thành Xá Vệ
- Day 11: Tịnh Xá Kỳ Viên Cấp Cô Độc
- Day 13: Hang động Ajanta
- Day 14: Hang động Ellora
- Day 15: Thủ Đô Delhi
- Day 17: Wat Pho (Chùa Phật Nằm)
- Day 18: Wat Anamnikayaram (Chùa Quảng Phước)
- Day 19: Wat Yannawa (Chùa Thuyền Thái Lan)
- Thơ: Phước Duyên Chiêm Bái Kim Cang Tòa
- Hình ảnh lưu niệm trong chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ (từ ngày 11 đến 30/11/2024)
Day 13: 23/11/2024: AJANTA CAVES
Cả ngày chiêm bái Ajanta, quần thể các hang động Phật giáo có lịch sử từ thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch; những tác phẩm điêu khắc đá còn sót lại của nghệ thuật Ấn Độ cổ đại. Ajanta đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1983
.[1][note 1] Quần thể các hang động này bao gồm các bức tranh tường và những tác phẩm điêu khắc đá được mô tả là một trong những ví dụ tốt nhất còn sót lạHệ thống hang động Ajanta là một quần thể các hang động cắt đá Phật giáo có lịch sử từ thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch đến năm 480 sau Tây lịch nằm ở huyện Aurangabad, tiểu bang Maharashtra, Ấn Đội của nghệ thuật Ấn Độ cổ đại, các bức tranh đặc biệt thể hiện cảm xúc thông qua cử chỉ, tư thế và hình thức.[2][3][4]
Theo UNESCO, đây là những kiệt tác của Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau này.[5] Các hang động được xây dựng thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 TTL và giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 400–650 sau Tây lịch theo các tài liệu cũ hoặc từ năm 460–480 theo các tài liệu rộng rãi sau này.[6] Đây là di tích được bảo vệ bởi Cục Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ[7] và kể từ năm 1983, quần thể này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Hang động Ajanta tạo thành quần các tu viện và phòng thờ cổ truyền thống Phật giáo trên một bức tường đá dài 75 mét (246 ft).[8][9] Các hang động chứa đựng những bức tranh tường mô tả kiếp trước và sự tái sinh của Đức Phật, những câu chuyện bằng hình ảnh Jatakamala của Aryasura và các tác phẩm điêu khắc bằng đá về các vị thần Phật giáo.[8][10][11] Hồ sơ văn bản cho thấy những hang động này đóng vai trò là nơi ở ẩn dật cho các nhà sư, cùng các thương nhân và khách hành hương Ấn Độ cổ đại. Với màu sắc sống động của những bức tranh tường vẽ rất nhiều trong lịch sử Ấn Độ, bằng chứng là các ghi chép lịch sử, các hang 16, 17, 1 và 2 của Ajanta tạo thành tập hợp bức tranh tường Ấn Độ cổ lớn nhất còn sót lại
Trong động số 26
Hang 19, Ajanta, một sảnh chaitya thế kỷ 5
Trong Hang số 2
Trong hang 17
Hang động Ajanta được nhắc đến trong cuốn hồi ký của một số du khách Phật giáo Trung Quốc đến Ấn Độ thời Trung Cổ và bởi một vị quan Đế quốc Mogul trong thời đại Akbar đầu thế kỷ 17.[13] Chúng bị bao phủ bởi những cánh rừng rậm cho đến khi vô tình "phát hiện" và gây chú ý cho phương Tây vào năm 1819 bởi một sĩ quan thực dân Anh là Đại úy John Smith trong một chuyến săn bắn hổ.[14] Các hang động nằm trong bức tường đá phía bắc của hẻm núi hình chữ U được hình thành bởi sông Waghur[15] trên cao nguyên Deccan.[16][17] Trong hẻm núi là một số thác nước, có thể nghe thấy từ bên ngoài các hang động khi dòng sông lên cao.[18]
Cùng với Các hang động Ellora, Ajanta là một trong những điểm du lịch lớn thu hút khách của bang Maharashtra. Đó là một di tích nằm cách 6 kilômét (3,7 dặm) từ Fardapur, 59 kilômét (37 dặm) từ thành phố Jalgaon, 104 kilômét (65 dặm) từ Aurangabad và 350 kilômét (220 dặm) về phía đông-đông bắc Mumbai.[8][19] Ajanta nằm cách quần thể hang động Ellora khoảng 100 kilômét (62 dặm). Tại Ellora cũng chứa đựng các hang động Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo và Phật giáo. Phong cách kiến trúc Ajanta cũng được thấy trong các hang động Ellora, Elephanta, Aurangabad, Shivleni và nhiều đền hang khác ở Karnataka.[20]