- Bản tên Thành Viên Phái Đoàn Hành Hương Phật Tích Ấn Độ 2024
- Kinh Tụng Hành Hương Phật tích Ấn Độ 2024
- Bằng Tán Thán Công Đức Quý Phật tử tham dự Chuyến Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ năm 2024
- Day 01: Khởi hành từ Melbourne Airport
- Day 02: Bồ Đề Đạo Tràng
- Day 03: Bồ Đề Đạo Tràng
- Day 04: Thành Vương Xá, Nước Ma Kiệt Đà
- Day 06: Vườn Lộc Uyển
- Day 07: Câu Thi Na
- Day 08: Lâm Tỳ Ni
- Day 09: Thành Ca Tỳ La Vệ
- Day 10: Thành Xá Vệ
- Day 11: Tịnh Xá Kỳ Viên Cấp Cô Độc
- Day 13: Hang động Ajanta
- Day 14: Hang động Ellora
- Day 15: Thủ Đô Delhi
- Day 17: Wat Pho (Chùa Phật Nằm)
- Day 18: Wat Anamnikayaram (Chùa Quảng Phước)
- Day 19: Wat Yannawa (Chùa Thuyền Thái Lan)
- Thơ: Phước Duyên Chiêm Bái Kim Cang Tòa
- Hình ảnh lưu niệm trong chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ (từ ngày 11 đến 30/11/2024)
Day 14: 24/11/2024: Tham bái hang động Ellora
Điểm tâm xong, đoàn đi tham bái hang động Ellora, một quần thể gồm có 34 "hang động" với các cấu trúc được khai quật từ ngọn đồi Charanandra, các điện thờ được cắt gọt từ đá, đại diện cho kiến trúc Phật giáo, Ấn Độ giáo xây dựng từ giữa thế kỷ thứ 5 đến thứ 10. Sau đó, đoàn trở về ăn trưa tại khách sạn rồi ra phi trường để bay về Delhi (INDIGO AIR 19:05 – 20:55 ). Đến nơi, dùng tối và nghỉ đêm tại Delhi
Ellora (\e-ˈlȯr-ə\, tiếng Kannada: ಏಲಪುರ tiếng Marathi: वेरूळ Vērūḷa) là một địa điểm khảo cổ học nằm cách 29 km (18 mi) về phía tây bắc của thành phố Aurangabad, bang Maharashtra, Ấn Độ. Nó được xây dựng bởi các triều đại Rashtrakuta. Nó còn được gọi là Elapura trong văn học Kannada Rashtrakuta, Ellora nổi tiếng với quần thể hang động hoành tráng mang kiến trúc đá cắt Ấn Độ.[1][2] Tại đây có 34 "hang động" là các cấu trúc đã được khai quật từ ngọn đồi Charanandri. Đây là các đền thờ, tu viện và Matha (học viện hoặc tu viện) được cắt gọt từ đá, đại diện cho kiến trúc Phật giáo, Ấn Độ giáo và Jaina giáo xây dựng từ giữa thế kỷ thứ 5-10. Trong số 34 hang động có 12 hang động kiến trúc Phật giáo (hang động từ 1-12), 17 kiến trúc Ấn Độ giáo (hang động 13-29) và 5 là Jaina giáo (hang động 30-34), đã chứng tỏ sự hòa hợp giữa các tôn giáo phổ biến trong giai đoạn này của lịch sử Ấn Độ.[3] Nó là một tượng đài được bảo vệ theo Viện Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ.
(Hình ảnh: Quảng Thiện Duyên)
🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
https://photos.app.goo.gl/ibwRTcuwMiew3Z5H8