Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thỉnh Đại Hồng chung nơi Tu Viện Quảng Đức. Phải chăng là sứ giả của văn hoá và tôn giáo?

01/04/202407:11(Xem: 1220)
Thỉnh Đại Hồng chung nơi Tu Viện Quảng Đức. Phải chăng là sứ giả của văn hoá và tôn giáo?
Thỉnh Đại Hồng chung nơi Tu Viện Quảng Đức
Phải chăng là sứ giả của văn hoá và tôn giáo?  


Giữa vô vàn những thanh âm trong cuộc sống, chỉ cần mỗi sáng sớm và vào lúc hoàng hôn nếu nghe được tiếng chuông ngân vọng và  lan tỏa trong không gian trang nghiêm đến từ mỗi gia đình, ở mỗi ngôi chùa, ở những nơi thờ tự khác phải chăng đã   thấp thoáng trong lòng người, một nỗi niềm thế nhân được gửi gấm vào.

Trong bài thơ Vịnh ni cô” của Thân Nhân Trung (thế kỷ XV): 

“Chày kình một tiếng tan niềm tục

Hồn bướm ba canh lẩn sự đời

Quả thật vậy ….

Từ ngàn năm nay, chuông và chùa luôn gắn liền với nhau trong tâm thức con người. Tiếng chuông đã trở thành đặc trưng không thể thiếu trong các ngôi chùa. Trước đây tại quê nhà, tiếng  chuông đã luôn gắn bó mật thiết với mùi thơm của những cây nhang được thắp. Tiếng chuông ngân vang, quyện với khói nhang lơ lửng bốc cao, có mùi thơm của trầm, của quế, tạo cảm giác ấm áp lạ thường và hơn thế nữa  nhịp gõ chuông, sức gõ chuông, cái hồn được tỏa ra từ tiếng chuông lại xuất phát từ lòng người vì tâm người đánh chuông có ảnh hưởng rất lớn đến tiếng chuông. 

Với sự tĩnh tâm sẽ giúp lời khấn nguyện được suôn sẻ, mạch lạc hơn và chắc chắn niềm tin được gởi gắm vào lời khấn sẽ tạo ra thêm  năng lực của sự an yên thắm đượm lòng người.Và một khi  tâm  người đánh chuông không bình an, tiếng chuông sẽ thiếu đi sức sinh động thường có.

 

Thật ra theo các bậc tu hành và các hòa thượng cao niên thì quả chuông nào được treo ở các chùa, nhất là các chùa “thiêng” cũng đều có linh hồn cả. Đúc xong tượng bao giờ cũng có lễ “hô thần nhập tượng”, với chuông cũng vậy, vì chuông là thanh âm của Phật của Thần vọng về tâm linh con người..

Vì sao vậy ? 

Phải chăng tiếng  chuông ở thiền môn  còn là tiếng mời thỉnh các bậc trên cõi Niết bàn về với chúng sinh. Hơn thế nữa bọn  quỷ sứ yêu quái rất sợ Phật nên sợ cả tiếng chuông, khi nghe tiếng chuông phát lên chúng sẽ tìm cách tránh xa nên ngoài đem đến điều lành, tiếng chuông còn để “tránh mọi sự dữ”.

Nhiều năm nay từ khi có đại dịch COVID, Phật tử thuộc đạo tràng Quảng Đức đã thân thuộc với những buổi livestream việc thỉnh đại Hồng chung vào mỗi sáng sớm và vào lúc hoàng hôn mỗi ngày không ngoại trừ lễ lạc gì cả và cho mãi đến bây giờ thông lệ ấy vẫn giữ. 

Mỗi ngày 2 thời sáng tối, thành viên viber group của Đại Gia Đình Quảng Đức đều nhận được message chuẩn bị thời thỉnh chuông như sau:

thinh chuong-1thinh chuong-2thinh chuong-3thinh chuong-5thinh chuong-7

Con đã biết được  Chuông  là một pháp khí không thể thiếu trong lễ nghi Phật Giáo và Đại Hồng Chung thường được treo ở lầu chuông

Kính tri ân và tán thán HT Viện Chủ và TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức vì bây giờ mỗi ngày dường như con không thể  thiếu âm thanh của tiếng chuông, tiếng mõ vì đó là âm thanh tỉnh thức, đánh thức ở con người tính thiện, tính từ bi hỷ xả, cái vô ngã, vị tha và  con đã chiêm nghiệm được rằng: “Trong cuộc đời bao sự tính toán bon chen khiến con người lạc vào bến vô minh, nhờ có tiếng chuông chùa lúc đầu sáng, lúc hoàng hôn như là tiếng gọi bao dung kéo con người trở về cái “nhất tâm” tức sự an lạc cùng những điều thiện tử tế, tốt đẹp. “Nhất tâm” cũng là những điều lành, may mắn, bình yên...” 

Đặc biệt con đã lắng nghe tiếng chuông ấy được phát ra như sau: 

-Vào thời công phu sáng, tiếng chuông chùa sẽ thong thả “điểm” vào không gian tĩnh mịch phá tan màn đêm, cảnh tỉnh mọi người đêm dài đã qua, chớ có ngủ mãi, hãy thức dậy đi  cần phải nắm chắc thời gian tu luyện.Tiếng chuông sáng sớm thì trước nhanh sau chậm để “thức tỉnh” mọi người. 

-Riêng tiếng chuông ngân vào lúc hoàng hôn sẽ biến đổi màn đêm , khai thông những nơi tăm tối Do đó  tiếng chuông ban đêm thì trước khoan thai sau gấp gáp, nhắc nhở người tu luyện biết màn đêm đã tới, khi tĩnh tại sau một ngày thì cần xua tan những điều xấu xa.

Như vậy có thể nói Tiếng chuông  là sứ giả trên thiên giới, đến với mọi người nên đó là âm thanh của khát vọng hướng thiện, hướng tới sự cao cả, an lành, may mắn, tốt đẹp!

Gần đây nhất, khi hiểu được câu đối được trang nghiêm bày trí  tại một ngôi chùa cổ tại quê nhà, con đã không còn bỏ qua một thời thỉnh chuông nào nữa dù có bận đến thế nào.

“MỘ CỐ THẦN CHUNG, CẢNH TỈNH ÁI HÀ DANH LỢI KHÁCH 

TRIÊU KINH VĂN KỆ , HOÁN HỒI KHỔ HẢI MỘNG MÊ NHÂN “

Dịch là 

“Tiếng chuông trống, mai chiều thức tỉnh người chạy theo danh lợi 

Lời kinh kệ sớm tối chuyển hoá kẻ si mê “





1-tt nguyen tang-22a-thay dang tu2-Ni Su tam Vanhoa ngockathy dang quang dieu tri-2nguyen quang huongnguyen yentam huong
kevinDavid-quang minhdong thanh minh


Lời kết:

Với quan niệm động là sống, tĩnh là chết nên tiếng chuông theo nhà Phật ở bất cứ đâu cũng là báo hiệu của sự sống. 

Dù chuông được đánh lên tại nhà hay chùa  thì chuông đều có thể tụ hợp dương khí dưới đất, vì thế khi rung chuông có thể đem dương khí dưới đất xuất ra bồi bổ cho vạn vật”.

Hơn thế nữa gõ lên những tiếng chuông là hướng lòng thành kính, vọng tưởng đến đức Phật, đến tổ tiên, ông bà  khiến người người nghe được gợi lòng thuần khiết, thành tâm trong một không gian bình yên, ấm áp. 

Hiện nay có lẽ ảnh hưởng quan niệm thiền trong  Phật giáo, những chuông gió rất thông dụng bày bán khắp nơi vì nó có chức năng khác là vật phong thủy, là âm thanh trong trẻo xua đuổi tà ma yếm khí và còn là âm thanh vui tai ru mình vào giấc ngủ, ngoài  ra trong  nhà thỉnh thoảng có tiếng chuông reo, nhẹ nhàng, thong thả tức báo hiệu một cuộc sống yên bình, êm đềm thanh toát nhẹ nhàng nữa 

Kính bạch HT Viện chủ Thích Thông Mẫn và TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, nhân dịp đến thăm chùa Nam Tiên tại Wollongong/NSW /Úc Châu  nhìn đại Hồng chung nơi chùa ấy khiến gợi nhớ con về hình ảnh livestream những buổi thỉnh đại Hồng chung tại Tu Viện Quảng Đức rất da diết thân thương. 

Kính dâng quý Ngài và quý đạo tràng ĐGĐQĐ vài vần thơ vụng nhưng rất chân thành của con và kính chúc quý Ngài pháp thể khinh an, giới hạnh trang nghiêm, huệ đăng thường chiếu để hộ trì Chánh Pháp, phổ độ chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật 

Kính trân trọng 

Mỗi lần nghe Đại  Hồng chung được thỉnh 

 vào thời sớm mai, chiều …gợi nhớ !

Âm thanh thánh thiện đó 

vẫn theo con trên những bước du phương, 

Vừa thanh thoát, vừa uy nghi 

lại nhắc nhở VÔ THƯỜNG !

Có lúc lại nghiêm khắc 

như răn dạy những ai còn phiêu lãng!

Đừng quên sống chết chẳng hẹn ngày đến đi  

nên  thở than ai oán, 

Lúc thành kính thiết tha cung thỉnh Phật, Thánh về 

Nếu đọc, tụng kinh sau đó giúp chuyển hoá si mê 

Phải chăng điều gì đó, 

nhiệm mầu huyền diệu nơi cửa Phật ! 

Kính tri ân bậc đại sĩ 

là tấm gương sáng thường nhật! 

Hướng dẫn tinh thần trên bình diện  tâm linh  

Với uy tín và sức thâm đạo, 

giúp vững chải niềm tin

Như sự tiếp nối văn hoá, tôn giáo không hề mệt mỏi !

Mãi mãi thanh âm tiếng chuông chùa 

mang lại an yên, trí tuệ đến phút cuối đời ! 

Sydney 31/3/2024 

Phật tử Huệ Hương 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 4419)
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Kính bạch Hòa Thượng phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN. Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng, Ni. Kính thưa quí Ngài đại diện các cấp chính quyền Liên bang và Tiểu bang
05/06/2013(Xem: 4830)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni, Kính thưa toàn thể quý đồng hương Phật tử, Trong Kinh Di Giáo, có một đoạn đức Phật dạy các tỳ- kheo rằng: "Này các con, hãy vì lòng từ bi rộng lớn, đi gieo rắc hạnh phúc cho đời.
05/06/2013(Xem: 4971)
Ðại lễ Khánh thành Tu viện Quảng Đức & Đại hội bất thường thành công mãn nguyện - Hình Ảnh Đại Hội Bất Thường Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
05/06/2013(Xem: 4752)
Lễ an vị Tổ, Hình lưu niệm sau lễ An Vị Phật & Tổ ...
05/06/2013(Xem: 4778)
Quang cảnh biển Williamtown chiều ngày 10-10-2003 trước lễ cầu siêu vớt vong ...
05/06/2013(Xem: 11651)
Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện. Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện ...
27/04/2013(Xem: 4639)
Hình giới thiệu Tu viện Quảng Đức
27/04/2013(Xem: 5636)
Ngày nay, sự phát triển vô song của ngành công nghệ tin học, đặc biệt là mạng lưới internet, một siêu xa lộ thông tin, nối mạng toàn cầu giữa các máy điện toán cá nhân với nhau đã tác động mạnh đến đời sống con người, . . .
27/04/2013(Xem: 4498)
Cổng Tam Quan Tu Viện Quảng Đức, Ngôi điện Phật nhìn từ bên trái, Đài Quan Âm Lộ Thiên, Thích Ca Phật Đài lộ thiên, Hoàng Long hộ pháp ...
27/04/2013(Xem: 4184)
Tu Viện Quảng Đức do Thượng Tọa Thích Tâm Phương sáng lập vào năm 1990, thời gian thắm thoát trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ, thoáng chốc mới đó đã 20 năm rồi, 20 năm một chặn đường xây dựng, ổn định và đóng góp của TVQĐ trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Úc Châu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]