Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nước Úc trong tâm tôi

05/11/201509:33(Xem: 7731)
Nước Úc trong tâm tôi

Nước Úc trong tâm tôi

Thích Như Điển

 

Trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm 2014 vừa qua, tôi đã hoàn thành tác phẩm thứ 65 nhan đề là “Nhật Bản trong lòng tôi” và năm nay nhân mùa Vu Lan nầy sẽ ấn tống để gửi đến quý độc giả xa gần. Tôi cũng đã dự định mỗi năm sẽ viết một quyển như thế về các nước mà tôi đã đi và đã đến. Mùa Hạ năm nay dự định viết quyển “Nước Úc trong tâm tôi” và dĩ nhiên là chưa bắt đầu, vì mùa An Cư Kiết Hạ chưa đến. Thế nhưng Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne, Úc Châu, Phó Ban Tổ Chức Đại Hội Kỳ 5 của Giáo Hội Úc, đã liên lạc và mời tôi viết bài đóng góp cho tập Kỷ Yếu Đại Hội Khoáng Đại lần thứ V của GHPGVNTNHN Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, sẽ được tổ chức vào tháng 5 năm 2015 nầy tại Tu Viện Quảng Đức, đồng thời cũng để kỷ niệm đúng 40 năm người Việt định cư tại Úc, nên mong tôi có một bài viết như thế và đây là duyên khởi vậy.

 

Nhân duyên thì trùng trùng, cái nầy chồng lên cái kia, cái nọ trôi qua một cách hững hờ, không chờ đợi ai cả và cái khác không hy vọng, nó  vẫn đến, nhưng cái mong đợi lại chẳng hề đến bao giờ. Ở đời người ta gọi đó là số mệnh hay vận mạng, nhưng trong Đạo thì gọi đó là nhân duyên. Nhân duyên để tôi và người trở thành bạn thân, nhân duyên để bạn và người kia trở thành thù nghịch, mà điều ấy chẳng có ai mong muốn bao giờ, nhưng nó vẫn cứ đến, không cần sự cho phép hay giấy thông hành để vượt qua những cánh cửa không gian vô hình đó. Phần tôi cũng không đi ra ngoài sự chi phối của nhân duyên nầy. Lúc đến Đức vào năm 1977 từ Nhật Bản, tôi cũng đã chẳng nghĩ rằng mình phải sống ở Đức cho đến ngày hôm nay, cũng gần 40 năm rồi chứ đâu có ít. Rồi đến, rồi đi, cả gần 1 phần 3 của quả địa cầu nầy. Nếu đó không phải là nhân duyên thì gọi là gì? Có nhiều người muốn đi mà chẳng được đi, có nhiều người không mong mỏi, mà cứ phải đi hoài, trong đó có tôi.

 

Năm 1979 tôi đặt chân lần đầu tiên đến Úc, qua sự bảo trợ của anh Lê Đức Phụng tại Brisbane, Úc Châu, rất nhiều ngỡ ngàng và thích thú. Vì lẽ cái nắng chói chang của mùa Hè nước Úc năm đó, tại Đức tôi không tìm được vào mùa Đông giá lạnh của Âu Châu. Tôi chưa biết được rằng: Hễ Âu Châu mùa Đông thì Úc sẽ là mùa Hè và Úc Châu mùa Thu thì Âu Châu sẽ là mùa Xuân. Tôi thấy những sợi nắng trải dài trên đồi cây khuynh diệp, thấy mà nhớ quê chi lạ. Mặc dầu ở thời điểm ấy, tôi xa quê cũng được mấy lâu, nhưng đi đâu và ở đâu tôi cũng lấy quê hương mình làm chuẩn mực, vì nơi đó tôi đã được sinh ra, lớn lên, tu học cũng như trưởng thành tại đó. Rồi thời gian cứ mãi trôi đi vào dĩ vãng và cũng lại thời gian làm cho sự sống, sự thể nghiệm của bản thân khi ở ngoại quốc lại nhiều hơn trong nước, nên những sự suy nghĩ cũng có nhiều đổi thay. Tuy nhiên quê mẹ vẫn là cái gì mà ngôn ngữ không thể nào định nghĩa hết được. Bây giờ ở tuổi gần 70 rồi mới thấy điều nầy là ý vị.

 nui_do_uc_chau

Núi đá đỏ Uluru Ayers, gần Darwin, một biểu tượng tự nhiên được nhận biết nhiều nhất ở miền Bắc quốc gia Úc, có chiều cao 348 mét, núi có màu sắc kỳ bí, từ lúc bình minh đến hoàng hôn, đá có màu đỏ nhạt rồi chuyển sang đỏ cam, đỏ thẫm, tím, vàng nâu, khi có màu tro bạc pha đen.



Lúc đó người Việt mình định cư ở Úc cũng đã được 4 năm rồi, nên những cây mít đầu mùa đã bắt đầu ra trái, những luống rau muống xanh tươi trải dài trong vườn nhà ai đó, khiến tôi lại càng nhớ quê mình nhiều hơn nữa. Nào xoài, nào ổi, nào chuối, nào mía v.v… ôi thôi đủ loại cây xanh trái ngọt của quê hương, người Việt mình đã mang trồng được vào những dải đất Nam phương nầy, quả là điều tuyệt diệu. Vì lẽ tôi được sinh ra và lớn lên với quê hương ruộng đồng của xứ Quảng Nam, nên những gì thuộc về nông trang dễ gây ấn tượng nơi mình. Bây giờ có bài “Quê hương là chùm khế ngọt” nếu có ai đó hát lên, cũng khiến cho tôi nhung nhớ lạ lùng.

 

Cũng chính vì lý do nầy mà Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, bào huynh của tôi hiện là Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney cũng phải bị chinh phục. Nguyên là năm 1980, sau khi Hòa Thượng tốt nghiệp Đại Học Komazawa ở Nhật Bản, Thầy ấy định khăn gói lên đường đến Hoa Kỳ để định cư, nhưng sau khi nghe tôi giới thiệu về nước Úc và những cây trái quê hương tại đây, nên Thầy ấy đã đổi hướng sang hướng dẫn Phật sự tại Úc Châu kể từ năm 1981 đến nay, cũng đã 35 năm rồi. Và Hòa Thượng Hội Chủ Thích Như Huệ cũng vậy, Ngài vốn là Thầy dạy học cũ của tôi tại trường Trung Học Bồ Đề Hội An từ những năm 1964 đến 1967, khi được tàu Na Uy vớt đưa vào Nhật Bản năm 1983, Ngài cũng muốn sang Đức định cư, nhưng tôi thưa rằng: “Bạch Thầy, xứ Úc hay hơn, vì ở  Úc có nắng nhiều hơn ở Đức và ở Úc có cây trái quê hương nhiều hơn ở Đức, vả lại tiếng Anh cũng dễ hấp thụ hơn là tiếng Đức, nên con xin Thầy thuận tình để Hội Phật Giáo tại Nam Úc bảo lãnh cho Thầy qua Úc thì hay hơn”. Cuối cùng Hòa Thượng đã thuận và bây giờ tại Úc Châu hai cây đại thụ gốc người Quảng Nam ấy đã đóng góp phần mình không nhỏ cho xứ sở Úc Châu qua nhiều thập niên mà người Việt mình, trong đó đa phần là Phật tử được thừa hưởng giá trị cũng như đời sống tinh thần mà nhị vị Hòa Thượng đã cống hiến cho Đời và cho Đạo. Dù xa quê, nhưng lòng quê vẫn trải dài lên trên tất cả những dị biệt của cuộc đời. Còn tôi chỉ là một người khách qua đường bên quán trọ Úc Châu, cứ mỗi lần đi và mỗi lần đến suốt trong gần 40 năm qua, cũng đã hơn một triệu cây số đường bay từ Âu đến Úc, mỗi năm ít nhất một lần như thế, kể cả hai chuyến đi về là 34.000 cây số.

 

Xin tạm kết ở phần nầy và đây là một đóng góp nhỏ của tôi cho tập Kỷ Yếu mà Giáo Hội Úc Châu sắp ra để kỷ niệm 40 năm người Việt định cư tại xứ Úc và riêng tôi, nước Úc đã là nước Úc trong tâm mình, nên năm nay 2015 nầy sẽ viết tác phẩm thứ 66 nhan đề là “Nước Úc trong tâm tôi” và hy vọng sang năm 2016 quý vị sẽ đọc được tác phẩm nầy. Dĩ nhiên sẽ có nhiều điều đáng nói và đáng viết theo cái nhìn chủ quan của mình, nhưng tôi mong rằng: Quyển sách nầy cũng sẽ chỉ là một sự đóng góp khiêm nhường cho sự hình thành cũng như hội nhập của người Việt Nam trên quê hương thứ hai nầy. Nó sẽ không là một quyển sách dùng làm kim chỉ nam cho ai cả, nên sự sai đúng theo nhận xét chủ quan của tác giả, chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết. Mong rằng chư Tôn  Đức Tăng Ni và quý đồng hương Phật tử sau khi xem tác phẩm nầy sẽ có nhiều điều góp ý lợi lạc hơn.

 

Xin cầu nguyện cho Phật Pháp luôn mãi trường tồn trên thế gian nầy để giúp cho nhân sinh sớm thoát khỏi cảnh khổ đau và nhọc nhằn trong cuộc sống nầy, vốn dĩ bị nhiều nhân duyên ràng buộc và chi phối. Cũng từ đó chúng ta có cơ hội vươn vai lên cao hơn nữa để tiếp tục cuộc hành trình trong vô tận nầy.


Viết xong vào lúc 7 giờ sáng ngày 8 tháng 4 năm 2015 tại Tokyo, Nhật Bản.
HT. Thích Như Điển
 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2013(Xem: 3939)
Kính gởi TT Tâm Phương, ÐÐ Thích Nguyên Tạng. Thay mặt cho tất cả thành viên quốc tế của tổ chức Tổ Chức Vận Ðộng Hòa Bình, chi hội Úc-Thái Bình Dương, tôi xin gởi lời chúc mừng đến tu viện trong dịp mừng lễ khánh thành.
27/04/2013(Xem: 3756)
Trong niềm hoan hỷ vô biên, tôi kính gởi lời chúc tụng đến Tu viện Quảng Ðức và cộng đồng Phật giáo tại tiểu bang Victoria trong dịp mừng đại lễ khánh thành. Khánh thành ngôi điện Phật là một sự kiện quan trọng. Ðiều này biểu hiện không chỉ là lời phát nguyện đối với chư Phật mà còn là lời cam kết với cộng đồng.
27/04/2013(Xem: 4089)
Nhân dịp lễ khánh thành Tu viện Quảng Ðức, tôi xin có lời chúc mừng TT Tâm Phương và ÐÐ Nguyên Tạng và toàn thể Phật tử thuộc Tu viện Quảng Ðức đã hoàn thành viên mãn công trình xây dựng này.
27/04/2013(Xem: 3478)
Với niềm hoan hỷ lớn lao, tôi xin gởi lời chúc mừng đến TT Trụ Trì Thích Tâm Phương, ÐÐ Phó Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Ðại Lợi-Tân Tây Lan trong ngày Ðại Lễ Khánh Thành này.
27/04/2013(Xem: 4309)
Với niềm hân hoan và vinh dự, tôi xin chúc mừng Tu Viện Quảng Ðức trong dịp quý vị tổ chức Ðại Lễ Khánh Thành. Cộng đồng Wills nơi tôi đại diện là một cộng đồng đa sắc tộc với nhiều giá trị và hệ thống tín ngưỡng khác nhau.
27/04/2013(Xem: 4521)
Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 2 nhất trước Tây Lịch, ngay khi được truyền vào, đạo Phật đã nhanh chóng thích nghi với lối sống của người dân Việt, đi sâu vào quần chúng mang theo những tư tưởng cao đẹp, lấy con người làm đối tượng để giải quyết những việc của con người
27/04/2013(Xem: 4476)
Xem bản đồ đường đến Tu viện Quảng Đức ...
11/04/2013(Xem: 15201)
Câu đối của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ : Tu viện Quảng Đức, Australia Quảng mạc thiên hoang cố lý, nhi phế hưng cạnh tẩu kinh đào, phiến diệp phù nang, quải nạp đằng la thử ngạn. Đức hành thế khoát tham phương, tỉ triêu lộ hàm huy diệu cảnh, không hoa thủy nguyệt, huyền hà bích lạc thần châu. Dịch nghĩa: Chốn cũ dặm dài man mác, bởi phế hưng xô dậy sóng cồn, chiếc lá thuyền nan, vá áo chép kinh đất khách. Đức tu mấy bước mù xa, tợ sương sớm nắng hồng đọng bóng, hoa trời trăng nước, ngân hà dằng dặc quê cha.
12/08/2011(Xem: 11849)
Khung hình thờ Hương Linh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567