Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Rộng mở tâm hồn đón nhận tất cả

19/04/201301:24(Xem: 3646)
Rộng mở tâm hồn đón nhận tất cả
Tenzin Palmo
RỘNG MỞ TÂM HỒN ĐÓN NHẬN TẤT CẢ
Ni sư Tenzin Palmo

Tại sao chúng ta luôn chấp trì vào ý nghĩ rằng cuộc sống phải luôn thanh bình, êm ả? Rất nhiều người cho rằng chúng ta chỉ có thể thực hành Phật pháp khi không có bất cứ chướng ngại nào bên ngoài cũng như bên trong, rằng tu tập chân chính chỉ có thể thực hiện trong những kỳ chuyên tu nhập thất hay chí ít cũng phải đến chùa, tự viện hay các trung tâm Phật pháp. Trong đời sống thường nhật, bị áp lực thời gian, bất mãn với hàng loạt gánh nặng gia đình và công việc, mỗi ngày, chúng ta đều cảm thấy bế tắc, thậm chí tuyệt vọng. Vì tin rằng tu tập nghĩa là phải có thời gian để chuyên nhất quán tưởng, lễ lạy, thực hiện các nghi lễ cúng dàng hay tâm linh khác, v.v…, chúng ta càng tin tưởng mình còn thiếu thiện duyên. Ta vẫn tự nhủ "Làm sao mình có thể trở thành một hành giả chân chính nếu không có thời gian để thực hành?" Tuy nhiên, đây là một cách hiểu về việc thực hành Phật pháp hoàn toàn thiếu thực tế, sai lầm.

Chúng ta hãy kiểm nghiệm lại pháp tu Lục độ Ba La Mật, mang ý nghĩa sáu phương pháp hoàn hảo gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí tuệ - tất cả đều cần thiết để thành tựu Phật quả. Bất kỳ sự thực hành nào trong số sáu phương pháp này đều đòi hỏi chúng ta phải liên hệ và tương tác với mọi người. Nói cách khác, để có thể thực hành Lục độ Ba la mật một cách sâu sắc, chúng ta cần những mâu thuẫn và xung đột trong chính cuộc sống đời thường. Nếu chỉ ngồi yên nơi tịnh thất và cho rằng mình đang tràn đầy tình yêu thương cùng các phẩm chất tích cực như vị tha, bao dung, nhẫn nhục thì đó là điều quá dễ dàng bởi ta chẳng gặp phải bất kỳ thách thức nào. Nhưng khi xả thất, ta gặp gỡ rất nhiều người trong đời sống thực tế, những người không đối tốt với ta, không làm theo những điều ta mong muốn, ta sẽ nhìn thấy mình rõ hơn và bắt đầu hiểu thế nào là thực hành Phật pháp chân chính.

Chúng ta có thể áp dụng hai cách tiếp cận cơ bản trong quá trình tu tập của mình. Thứ nhất, ta cần học cách sống tỉnh thức mỗi ngày - đây là điều cốt yếu. Thứ hai là học cách rộng mở tâm hồn thông qua thực hành Lục độ ba la mật đặc biệt là hạnh bố thí và nhẫn nhục. Nếu tâm hồn chúng ta khép chặt, dù trì tụng bao nhiêu chân ngôn, thực hiện bao nhiêu lễ lạy, thụ nhận bao nhiêu quán đỉnh, tầm đọc bao nhiêu kinh sách cũng đều vô nghĩa. Nếu sự hành trì không giúp ta thay đổi một cách đúng đắn, tích cực thì điều đó hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì.

Vì hay đồng hóa bản thân với đủ mọi cảm xúc, tư tưởng, thiên kiến và định kiến nên chúng ta không còn chỗ cho chính mình để có thể nhìn mọi thứ một cách chân xác trong mọi hoàn cảnh. Đắm chìm trong "vũng lầy" vô minh ấy, ta thường có những lựa chọn sai lầm trong hầu hết mọi tình huống. Giống như bị quăng quật, quay cuồng giữa cơn bão biển, cuộc sống cũng tương tự vậy, chúng ta phải học cách giữ định tâm giữa những bão tố của đời thường. Cách tốt nhất là tỉnh thức và rộng mở tâm hồn đón nhận khoảnh khắc hiện tại. Như vậy được gọi là chính niệm. Bậc Đại thành tựu giả Milarepa từng nói rằng càng trải qua bão tố thăng trầm của hạnh phúc và khổ đau, càng có cơ hội tu tập và thành tựu giác ngộ trong cuộc đời.

Chúng ta hãy tìm hiểu về ý nghĩa thực sự của tỉnh thức. Thông thường, khi chúng ta nghĩ rằng mình đang trong giây phút hiện tại, thực ra đó là lúc chúng ta đang diễn giải hiện tại, chúng ta suy tưởng về hiện tại thay vì thực sự ở trong khoảnh khắc thuần túy đó. Chúng ta có thể tự nhủ "Phải rồi, mình sẽ chính niệm", ta ngồi và nghĩ “Đúng rồi, mình đang chính niệm đây”. Nhưng như vậy không phải là chính niệm, chẳng qua là chúng ta đang nghĩ về chính niệm mà thôi. Trong khoảnh khắc chính niệm thực sự, thậm chí khái niệm về chính niệm cũng không tồn tại. Chính niệm chỉ đơn giản là sự tỉnh thức trực tiếp, rộng mở. Vì tâm bị che mờ và lớp lớp vọng tưởng nên hiện tại không thể hiển lộ đối với chúng ta. Chúng ta có thể cho rằng mình luôn tỉnh thức, thông thái và khôn ngoan nhưng thực ra phần lớn thời gian chúng ta hành xử như một cái máy. Bấm nút và nhận kết quả. Tâm đầy ắp những suy tưởng về quá khứ hoặc tương lai, kẹt mắc giữa những vọng tưởng, mơ mộng, những câu chuyện được thêu dệt, những ý kiến, những bình phẩm và phán xét – như vậy quá khó có thể buông bỏ những vọng niệm này để chỉ chú tâm vào những gì đang thực sự diễn ra. Vì thế, chúng ta cần thức tỉnh chính mình khỏi cơn mê. Khoảnh khắc mà ta đạt được tỉnh thức - dù cho đó chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi - ta có thể nhận ra mình đã mê mờ. Trong trải nghiệm của tâm tỉnh thức rộng mở, mọi thứ đều trở nên sáng rõ. Mọi thứ đều thay đổi, đều được chuyển hóa. Ta nhận ra rằng không chỉ bản thân mình mê mờ mà hầu hết những người khác cũng vẫn còn đang vô minh như vậy.

Đức Phật, vô cùng thực tế và thiện xảo, đã khai thị bằng vô số giáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhập thực tại. Ngài bắt đầu với những khai thị về thân - cấp độ thô lậu nhất - bởi thân là trải nghiệm mà tất cả chúng ta đều dễ dàng nhận thấy. Trong lúc sống với thân này, phần lớn thời gian chúng ta không ý thức được về nó, chúng ta hoàn toàn tách biệt với thân. Vì vậy, bước đầu tiên là quay về với hiện tại của thân, chẳng hạn, khi ngồi ta biết mình đang ngồi; khi đứng ta biết mình đang đứng, khi đi ta biết mình đang đi; khi nằm ta biết mình nằm. Chỉ đơn giản như vậy. Chúng ta có thể so sánh việc này như là thức giấc. Nhưng tâm chúng ta chỉ có thể tỉnh thức trong chốc lát rồi lại tiếp tục mê mờ. Thật lạ lùng là tâm luôn muốn ngủ! Do vậy, chúng ta cần nhắc nhở mình trở về với hiện tại bởi đó là khoảng thời gian duy nhất ta thực sự sở hữu. Tất cả những thứ khác đều chỉ là sự phóng chiếu của tâm.

Cách khác để rộng mở tâm hồn trong khoảnh khắc hiện tại là dùng hơi thở. Hơi thở là yều tố liên hệ giữa thân và tâm. Sân hận, sợ hãi, an lạc hay bất kỳ cảm xúc nào mà ta có đều được thể hiện qua hơi thở. Theo truyền thống Phật giáo, hơi thở được ví như con tuấn mã trong khi tâm là người kỵ sĩ. Dù cho thông thường, hít thở là một quá trình tự động, chúng ta hoàn toàn có thể tỉnh thức trong tiến trình này. Và nếu ta có thể thực sự kết nối với hơi thở, hòa nhập vào trong hơi thở, không vọng niệm gì về việc hòa nhập hay kết nối này thì như vậy nghĩa là ta đang thực sự ở trong hiện tại. Bởi hơi thở chính là hiện tại, nó ở ngay đây, trong chính khoảnh khắc này. Khi bạn bị căng thẳng và stress, cách giải tỏa vô cùng thiện xảo là điều phục tâm nương theo hơi thở vào ra. Điều này đặc biệt hữu ích khi ta phải xếp hàng chờ đợi hay đang lái xe. Khi phải dừng trước đèn đỏ, ta có thể nóng ruột nhưng nếu suy ngẫm rằng "đây chính là cơ hội tuyệt vời để thực hành", sau đó, ta xoay sự chú ý của mình về hơi thở, tình huống sẽ thay đổi ngay lập tức. Chúng ta sẽ hoan hỷ với viêc chờ đợi này!

Sự thực hành tu tập còn có một cấp độ khác đó là tỉnh giác nhận thức tâm của chính mình. Đây là cấp độ quan trọng nhất đồng thời khó khăn nhất để thực chứng bởi nó cũng là cấp độ vi tế nhất. Tất cả những Đại thành tựu giả yogi trong quá khứ đều cho rằng cốt tủy của việc thực hành là luôn quán sát tâm tại mọi thời điểm. Đây dĩ nhiên là căn bản của việc thực hành tu tập về tâm. Nhưng thế nào là giữ tâm tỉnh giác, sáng suốt? Ví dụ kinh điển là hình ảnh một người ngồi bên bờ sông quan sát dòng nước đang chảy trôi. Ví dụ khác nói về một người chăn cừu khéo léo, thiện xảo chăn dắt bầy cừu của mình.

Thiền định cũng bao gồm cách thức cứng nhắc và cách thức thiện xảo. Theo cách cứng nhắc, hành giả thiền định bằng cách cột chặt tâm mình đề giữ cho nó tỉnh thức, khiến tâm không có lối thoát và trở nên bí bách, căng thẳng. Bạn có thể thấy rằng, khi thiền giả quá gắng sức dồn ép tâm, hậu quả là họ thường bị xáo trộn các nguồn năng lượng bên trong cơ thể - người Tây Tạng gọi đó là "loong”. Khi đó, hành giả thường trở nên bực bội, muốn gào thét. Điều chúng ta cần là tâm thật sự thư giãn, tĩnh tại. Tâm cần trở nên rộng mở, sắc bén và tỉnh giác. Điều đó hoàn toàn khác với trạng thái hôn trầm (tức tâm mê mờ, ngủ gật) hay vọng tưởng (tâm lăng xăng, xao động). Nó cũng không có nghĩa là mọi thứ phải căng thẳng và mọi niệm hiện khởi phải gò ép theo một thứ tự hình thành nhất định. Một cách vô cùng đơn giản, tâm cần được rộng mở và sáng rõ.

Thực tại duy nhất mà ta có được chính là những gì đang diễn ra, ngay tại đây và ngay lúc này. Nếu ta phóng tâm với những mộng tưởng, ký ức, hy vọng và sợ hãi, chúng ta sẽ bỏ lỡ mất thực tại này và toàn bộ cuộc sống của ta chẳng khác gì giấc ngủ của mê mờ triền miên. Chúng ta làm sao có thể biết mình thực sự là ai khi mà mình không bao giờ ở trong thực tại?


Source: Drukpa Vietnam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2012(Xem: 5450)
Hãy quên tất cả những sự thực hành thiền quán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trái tim thật sự của Đạo Phật là hoàn thành chí nguyện đến những người khác. Trong bình luận này về Con Đường của Bồ Tát, ngài diễn tả trái tim tỉnh thức của Đức Phật, đấy là thệ nguyện của Ngài đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
18/08/2012(Xem: 7455)
Anh chị em thân mến, đặc biệt là người thân hữu lâu năm Jim[1]. Thật sự tôi rất vui mừng được đến đây để gặp gở mọi người. Một số là người thân quen đã lâu, và hầu hết các vị là mới. Tôi cảm thấy rất quan trọng để gặp gở và chia sẻ một số quan điểm của tôi, chính yếu là những kinh nghiệm của riêng tôi và cũng như tôi nghĩ là một số quán chiếu. Tôi nghĩ ở đằng ấy, những sinh viên trẻ tuổi mà tôi cho là tôi có kinh nghiệm hơn (cười). Các bạn chỉ vừa mới bắt đầu một cuộc đời thật sự, còn tôi đã sắp nói lời giả biệt, bye bye (cười).
18/04/2012(Xem: 5286)
Giống như năm yếu tố của môi trường vật chất - không, đất, nước, lửa, và gió - là vô giới hạn, vì thế chúng sinh mà con người vị tha tìm cầu để hướng dẫn ra khỏi khổ đau tới thể trạng giác ngộ là vô giới hạn trong con số. Sức mạnh trái tim của Bồ tát là như thế, các ngài cam kết với nhiệm vụ này trong việc hổ trợ tất cả chúng sinh - mà không có bất cứ giới hạn nào của thân hay thù, quốc gia hay chủng tộc - từ mỗi một loại khổ đau.
14/04/2012(Xem: 4943)
Cùng với từ ái, bi mẫn là khuôn mặt của lòng vị tha. Đấy là một cảm giác từ chiều sâu của trái tim mà chúng ta không chịu đựng nổi khổ đau của người khác mà không hành động để giải thoát. Khi bi mẫn được lớn mạnh hơn, ý chí của chúng ta cũng lớn lên tương ứng để chính mình cố gắng vì ợi ích của tất cả chúng sinh, ngay cả nếu ta phải làm việc ấy đơn độc.
04/03/2012(Xem: 6831)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
06/01/2012(Xem: 4935)
Sau khi đạt được toàn giác, nếu Đức Phật không vận chuyển bánh xe Chánh Pháp lần đầu tiên tại vườn Nai, nếu bốn chúng đệ tử của ngài suốt 2500 năm qua không tiếp nhận, thực hành và truyền bá giáo lý, sẽ không có Phật giáo hiện hữu trên đời, và không có Phật Pháp để chúng ta học tập, hành trì ngày nay.
28/11/2011(Xem: 2191)
1.Mặc dù bị cô lập giữa đại dương, người Nhật cũng đã biết đến Phật giáo khá sớm. Các nhà nghiên cứu cho biết,vào 538 hay 552 Tây lịch tùy theo tài liệu tham khảo, một vị thần vương Triều Tiên đã gửi một số bộ giao hiếu đến tận triều đình hoàng đế Nhật Bản. Sứ bộ mang theo làm quà tặng một số kinh sách Phật giáo, một bức chân dung Đức Phật, và một lá thư ca ngợi Phật Pháp. Ngưỡng mộ phomg cách tự tại các vị Tăng thuộc sứ bộ triều tiên, giai cấp cầm quyền Nhật Bản bắt đầu tìm hiểu về đạo phật. Tuy nhiên, phải đến thời của Nữ hoàng Suiko, dưới ảnh hưởng của vị Nhiếp chính vương Shotoku thánh đức thái từ,
14/09/2011(Xem: 4223)
Hạnh phúc và khổ đau lưu xuất từ những hành động quá khứ của chúng ta. Để định nghĩa nghiệp (karma) trong vài chữ, người ta có thể nói: hãy làm tốt, tất cả sẽ tốt; nếu làm xấu, tất cả sẽ xấu. Karma - nghiệp - có nghĩa là "hành động". Nó hoạt động theo ba mặt: thân, lời, và ý. Nó sản sinh ra ba loại hậu quả: xấu, không xấu và trung tính, và diễn ra trong hai thời: trước tiên người ta nghĩ đến điều sắp làm, đó là hành động ý định, rồi những động lực tâm thức hiện thực thành một hành vi thân xác hay lời nói, đó là hành động cố ý.
27/08/2011(Xem: 5400)
Thời gian không bao giờ chờ đợi hay duy trì tĩnh lặng; nó luôn luôn di động. Khi tôi nhìn lại hai thập niên qua như một thầy tu Đạo Phật và như một hành giả, tôi cảm thấy rằng tôi đã có rất ít sự phát triển tâm linh. Tuy thế, trên một sự quan tâm cẩn thận hơn, tôi nhận ra rằng qua một sự điều tiết liên tục với lòng vị tha, với sự hỗ trợ của tuệ trí, và với một sự thiền tập phân tích trên tính không, đã có, một cách tương đối, một sự thay đổi và cải thiện nào đấy... Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
22/08/2011(Xem: 5157)
Tất cả chúng ta đều ít nhiều ray rứt về vấn đề: làm thế nào để tìm thấy sự thanh thản trong lúc sống cũng như khi cái chết xảy đến? Chết là một hình thức của khổ đau, một thứ kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều tìm cách tránh né, thế nhưng sớm hay muộn thì cái chết cũng sẽ đến với mỗi người trong chúng ta... Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thản và điềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567