Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mang lại ý nghĩa cho sự sống và cái chết

22/08/201114:13(Xem: 5544)
Mang lại ý nghĩa cho sự sống và cái chết

MANG LẠI Ý NGHĨA
CHO SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma
(Hoang Phong chuyển ngữ)

tamtietthoLời giới thiệu:Bài chuyển ngữ dưới đây trích từ một quyển sách của Đức Đạt-Lai Lạt-Mamang tựa đề "Tâm Thức Giác Ngộ, Nhữnglời khuyên Trí tuệ cho con người ngày nay"(L'Esprit en Eveil, Conseils de Sagesse aux hommes d'aujourd'hui,nxb Presses du Chatelet, 2009. Phiênbản tiếng Anh: In My Own Words, nxbHay House, 2008). Phần chuyển ngữ gồm toàn bộ một chương ngắn (chương 9, tr.131-140) nêu lên những suy tư về sự sống và cái chết và những lởi khuyên của ĐứcĐạt-Lai Lạt-Ma giúp chúng ta phải sống và ra đi như thế nào.

Tất cả chúng ta đều ít nhiều ray rứtvề vấn đề: làm thế nào để tìm thấy sự thanh thản trong lúc sống cũng như khi cáichết xảy đến? Chết là một hình thức của khổ đau, một thứ kinh nghiệm mà tất cả chúngta đều tìm cách tránh né, thế nhưng sớm hay muộn thì cái chết cũng sẽ đến với mỗingười trong chúng ta. Dầu sao thì đối diện với sự kiện đáng tiếc đó chúng ta vẫncó thể chọn cho mình một cách đối xử hầu giúp chúng ta đương đầu với sự sợ hãi.Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lạicho chúng ta sự thanh thản và điềm tĩnh trong giây phút lâm chung. Nếu biết cốgắng tạo cho cuộc sống của mình một ý nghĩa nào đó, thì đến giây phút hấp hối tasẽ cảm thấy ít hối tiếc hơn. Xúc cảm phát sinh trong lúc hấp hối tùy thuộc vào cáchsống của chính mình khi còn khoẻ mạnh.

Sự tu tập hướng vào những khoảng thờigian vô tận xuyên qua vô lượng kiếp sẽ mở ra cho chúng ta những tầm nhìn xahơn… Khi chúng ta chấp nhận sự hiện hữu của mình gồm có nhiều kiếp sống nối tiếpnhau, thì cái chết đối với chúng ta cũng chẳng khác gì như thay quần áo thế thôi.Khi quần áo cũ hư nát thì lại thay quần áo mới. Cách suy nghĩ ấy sẽ tác động vàảnh hưởng đến phản ứng của ta khi phải đối đầu với cái chết, nó giúp ta nhận thấycái chết chỉ là một thành phần bất khả phân của sự sống.

dalailama-01212340Các cấp bậc thô thiển nhất của tâmthức lệ thuộc vào não bộ, chúng tiếp tục vận hành cho đến khi nào não bộ vẫn cònduy trì được sự hoạt động. Khi não bộ ngưng hoạt động thì phần tâm thức thuộc cáccấp bậc thô thiển trên đây cũng sẽ bị hủy diệt theo. Não bộ tạo ra các điều kiệncần thiết giúp tâm thức phát lộ những cảm nhận thô thiển. Đối với tâm thức thì cácnguyên nhân chính yếu tạo ra nó phát sinh từ dòng tiếp nối liên tục của tâm thứctinh tế, và dòng tiếp nối đó không có khởi thủy.

Người thân chung quanh nên nhắc nhở ngườihấp hối cố gắng phát lộ một thể dang tâm thức tích cực và duy trì thể dạng đó chođến khi nào các cấp bậc tri thức thô thiển tan biến hết (tri thứcthô thiển gồm các giác cảm, tư duy kể cả sự nhận thức thông thường).Khi đã bắt đầu chuyển sang thể dạng tri thức tinh tế, thì khi ấy người hấp hối chỉcòn biết trông cậy vào tác động phát sinh từ các xu hướng tồn lưu từ trước (tức là nghiệpdo mình tạo ra). Khi đã bước vào giai đoạn này thìthật vô cùng khó khăn cho người chung quanh nhắc nhở người hấp hối về các thể dạngđạo hạnh cần phải giữ. Vì thế thật hết sức quan trọng cần phải tập luyện thế nàođể tạo ra tri thức trong sáng của cái chết (còn gọi là ánh sáng trong suốt của cáichết)ngay từ lúc còn trẻ để quen dần với nó,hầu sau này giúp ta đương đầu với sự tan biến của tâm thức. Điều đó có thể thựchiện được nhờ vào cách lập đi lập lại các thể dạng của quá trình cái chết nhờ vàophép quán tưởng (tức phép thiền định về quá trình diễn tiến của cái chết).Tóm lại thay vì chỉ biết sợ hãi thì ta nên hăng say suy tư về chuyện ấy. Saunhiều năm luyện tập kiên trì nhất định ta sẽ cảm thấy mình có đầy đủ khả năng đểđối đầu một cách hiệu quả với sự thách đố của cái chết (có nghĩa làkhi đã nắm vững được quá trình của cái chết thì ta không còn sợ hãi gì nữa khicái chết xảy đến thật sự, và hơn thế nữa ta còn có thể hướng quá trình ấy vào sựtu tập để tự giải thoát và không còn phải tái sinh).

Vượt lên trên sựsợ hãi

Khi đã nắm vững được các thể dạng thâmsâu và tinh tế của tâm thức nhờ vào thiền định (nhận biết và theo dõi được các thể dạngtâm thức thuộc quá trình của cái chết),thì nhất định ta sẽ chủ động được một cách hữu hiệu cái chết của chính mình. Tấtnhiên điều ấy chỉ có thể thực hiện được sau khi đã đạt được một cấp bậc tu tậpnào đó. Trong tan-tra thừa có nhiều phép tu tập rất cao, chẳng hạn như các phéphoán chuyển tri thức (còn gọi là chuyển di thần thức),tuy nhiên tôi vẫn tin rằng phép luyện tập hữu hiệu nhất trong lúc hấp hối là cáchphát huy một tâm thức tỉnh giác. Đấy là phép luyện tập mạnh hơn hết so với tấtcả các phép luyện tập khác. Dù rằng cách tu tập hằng ngày của tôi là thiền địnhtừ sáu đến bảy lần về quá trình của cái chết và kèm theo cả các phép luyện tậptan-tra khác, thế nhưng tôi vẫn tin rằng đến khi hấp hối thì thể dạng tâm thứctỉnh giác là thể dạng dễ nhớ hơn hết cho tôi. Đấy cũng là phép tập luyện tâmlinh mà tôi quan tâm nhất. Cũng xin ghi nhận là thiền định về cái chết cũng là mộtcách chuẩn bị cho mình trước khi cái chết thật sự xảy đến, sự chuẩn bị đó sẽgiúp cho ta bớt sợ hãi hơn. Dù chưa thật sự chuẩn bị sẳn sàng để đối đầu vớicái chết cụ thể của tôi, thế nhưng đôi khi tôi vẫn tự hỏi rồi đây tôi phải đốiđầu với nó như thế nào khi thật sự nó xảy đến. Thật vậy nếu cuộc sống của tôicòn kéo dài thêm thì nhất định tôi sẽ chứng tỏ cho mọi người thấy là tôi sẽ cònthực hiện được nhiều việc. Thế nhưng ý chí muốn được tiếp tục sống đó của tôicũng phải tương đương với sự hăng say tập luyện để đối đầu với cái chết.

Suy tư thường xuyên về cái chết là mộtyếu tố không thể thiếu sót trong việc tu tập Phật giáo. Sự suy tư đó mang nhiềusắc thái khác nhau. Trước hết là phải thường xuyên thiền định về cái chết, đấylà cách giúp ta không quá bám víu vào sự sống và những quyến rũ của nó. Phương pháptu tập thứ hai là nhẩm đi nhẩm lại quá trình của cái chết để quen dần với nó hầugiúp ta nhớ lại dễ dàng hơn các giai đoạn mà tâm thức sẽ phải gặp trong lúc hấphối. Sau khi các cấp bậc thô thiển nhất tan biến, thì tâm thức tinh tế sẽ hiểnlộ một cách rõ rệt hơn. Thật hết sức quan trọng phải thiền định về quá trình củacái chết hầu giúp ta quán nhận được thể dạng tâm thức tinh tế một cách minh bạch.

Cái chết là một bằng chứng cho thấy thânxác chỉ hàm chứa một tiềm năng giới hạn. Khi nó không còn đủ sức để duy trì sựsống nữa thì ta sẽ chết, và sau đó ta mang một thân xác mới. Cá thểhay cái tôi căn bản, biểu trưng cho một sự kết hợp giữa thân xác và tâmthức sẽ tiếp tục tồn tại sau khi chết (xin chú ý đây là một cách giảng dễ hiểubằng cách nêu lên "cá thể" hay "cái tôi" trong lãnh vực quyước, biểu trưng cho cấu hợp thân-xác-tâm-thức, bởi vì khái niệm về "vô ngãtuyệt đối" khá khó để nắm bắt cho tất cả mọi người),và mặc dù phần thân xác mang tính cách cá thể có tan biến hết thì thân xác tinhtế vẫn tồn tại. Nhìn trên khía cạnh đó thì một cá thể không có khởi thủy cũngkhông có chấm dứt, nó hiện hữu cho đến khi nào đạt được Phật tính.

Dầu sao đi nữa thì chúng ta cũng cứ vẫnsợ chết. Ngoại trừ trường hợp khi còn sống ta từng thực hiện được nhiều điều tíchcực bảo đảm cho tương lai tốt đẹp của mình trong kiếp sống sau, tức có nghĩa làsẽ không tái sinh trong một thể dạng hiện hữu bất thuận lợi. Trong cuộc sống nàydù cho ta chỉ là một người tị nạn bị cắt đứt mọi liên hệ với quê hương mình thìta vẫn có thể tiếp tục sống còn trong lòng tập thể nhân loại, và vẫn có thể trôngcậy vào sự giúp đỡ cũng như sự tương trợ giữa con người với nhau. Thế nhưng khichết, ta sẽ rơi vào một cảnh huống hoàn toàn khác lạ. Các kinh nghiệm thường nhậtthu đạt được trong cuộc sống hiện tại sẽ không còn giúp ích được gì nữa cho takhi hấp hối. Nếu ta không chuẩn bị cẩn thận thì tất nhiên mọi sự xảy ra sẽ khôngđược suôn sẻ. Luyện tập tâm thức là cách chuẩn bị cho cái chết. Trên một cấp bậcnào đó sự luyện tập ấy là cách phát huy lòng từ bi chân thật và nhiệt thành, hầuthực hiện những hành động tích cực hướng vào sự giúp đỡ các chúng sinh khác (tích lũy đạohạnh và những điều xứng đáng). Ở một cấp bậc khác, thìđấy là cách luyện tập để chủ động tâm thức của mình (phát huy trí tuệ),và đấy cũng là cách chuẩn bị sâu xa hơn cho tương lai. Sự tập luyện kiên trì sẽgiúp ta chủ động được tâm thức của mình và đấy cũng là mục đích quan trọng nhấtcủa thiền định.

Những ai hoàn toàn không tin vào bấtcứ thứ gì sau khi chết thì cũng nên xem cái chết là một thành phần đơn giản củasự sống. Sớm hay muộn thì ta cũng phải đối đầu với nó, cách suy nghĩ đó ít ra cũngcó thể giúp ta xem cái chết như một sự kiện tự nhiên. Dù cho ta cố tình tránh névà nhất định không nghĩ đến nó đi nữa, thì nào ta có tránh được nó đâu. Để giảiquyết vấn đề nan giải ấy, ta có hai giải pháp. Thứ nhất là không nghĩ đến cáichết, tống cổ nó ra khỏi tâm trí - ít ra thì giải pháp này cũng giúp cho tâm trínhẹ nhõm được đôi chút. Thế nhưng giải pháp ấy lại quá ư phiêu lưu, lý do là vấnđề vẫn còn nguyên và sớm muộn gì thì ta cũng sẽ chạm trán với cái chết. Giải phápthứ hai là nhìn thẳng vào vấn đề và suy tư thật mãnh liệt đến cái chết. Tôiquen biết một số quân nhân và họ nói với tôi rằng trước khi lâm trận thì họ cảmthấy có nhiều can đảm hơn. Nếu thường xuyên nghĩ đến cái chết thì tâm thức tacũng quen dần với nó và bớt sợ nó hơn, đến khi cái chết thực sự xảy đến ta sẽ ítcảm thấy bất ngờ và chao đảo hơn. Theo tôi thì sự kiện nghĩ đến cái chết và luônnhắc nhở đến nó là một điều lợi ích.

Chúng ta nên sống một cuộc sống có ýnghĩa. Kinh sách cho rằng sự hiện hữu của chúng ta cũng tương tợ như những đámmây trên bầu trời mùa thu. Ta cứ nhìn vào các diễn viên đang trình diễn một vở bikịch trên sân khấu thì sẽ rõ, sự xuất hiện và biến mất của họ cũng chẳng khác gìvới sự sinh và cái chết của con người. Các diễn viên thay hết y phục này sang yphục khác. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, thế mà hình tướng của họbiến dạng không biết bao nhiêu lần. Sự hiện hữu của ta cũng thế mà thôi. Sự suysụp của một con người cũng chẳng khác gì một tiếng sét nổ trên không trung haymột khối đá lăn xuống từ một bờ vực thẳm. Trên triền dốc nước bao giờ cũng đổ xuống,không chảy ngược lên được. Sự sống âm thầm rảo bước, thế nhưng hình như ta cứ vẫnvô tình không hay biết.

Nếu ta tin rằng việc tu tập tâm linhsẽ mang lại một sự ích lợi nào đó thì biết đâu ta cũng có thể nghĩ đến các kiếpsống tương lai đang chờ đợi mình, thế nhưng thói thường thì không phải thế, từ trongthâm tâm ta chỉ lo đến việc thực hiện các mục tiêu trước mắt trong cuộc sống hiệntại này. Chính vì thế mà mọi sự hoang mang (vô minh) xâmchiếm lấy ta và buộc chặt ta vào chu kỳ hiện hữu. Thật thế ta đang phung phí kiếpsống này của ta. Ngay lúc vừa mới sinh ra đời ta đã bắt đầu tiến dần đến cái chết.Thế nhưng trong khoảng thời gian tốt đẹp nhất của cuộc sống thì ta chỉ lo tíchtrữ đủ mọi thứ thực phẩm, mua sắm quần áo, tìm thêm bạn bè. Đến khi cái chết xảyđến, nào đâu ta có đem theo được những thứ ấy. Ta dấn thân trong một cuộc hànhtrình đơn độc đưa ta sang một thế giới khác, không một người đồng hành bên cạnh.Chỉ có một điều duy nhất có thể mang lại lợi ích cho ta: ấy là những gì tích cựcmang lại từ sự tu tập trước đây của ta, dù sự tu tập ấy được thực hiện theo phươngcách nào đi nữa thì cũng đều lưu lại những vết hằn ăn sâu vào tâm thức của mình(tứclà nghiệp lực). Nếu không muốn phung phí một cáchvô ích cuộc sống này thì ta nên hướng nó vào việc tu tập, tức có nghĩa là phảibiết suy tư về vô thường và các cảnh huống có thể xảy ra cho cái chết của ta, vàý thức được khi vừa mới sinh ra đời thì thân xác của ta đã phải gánh chịu cái bảnchất vô thường của chính nó, và chắc chắn là nó sẽ không thể nào tránh khỏi sự tanrã.

Sử dụng cái chếtđể tu tập tâm linh

Việc tu tập không nhất thiết chỉ mangmục đích tìm kiếm một số lợi ích trong kiếp sống hiện tại mà đúng hơn là nhắm vàocác kiếp sống tương lai sau cái chết. Trở ngại lớn nhất ngăn chận sự tu tập chínhlà cảm tính cho rằng mình còn sống lâu. Thái độ đó có thể hình dung qua hình ảnhmột người quyết tâm xây dựng vĩnh viễn sự sống của mình tại một nơi nào đó. Ngườiấy lăn xả vào những sinh hoạt thường tình của thế tục, chẳng hạn như vơ vét củacải, xây cất nhà cao cửa rộng, gieo trồng gặt hái, v.v... Trái lại đối với mộtngười biết quan tâm đến các kiếp sống sẽ xảy ra sau này, thì họ sẽ có thái độ củamột người đang chuẩn bị đi xa. Một người du hành thận trọng sẽ chuẩn bị trước đểđối phó với các khó khăn có thể xảy ra, và nhất định họ sẽ đến đích. Càng suytư về cái chết lại càng giúp ta ít bị ám ảnh hơn bởi những gì thuộc vào sự sốngnày, dù đấy là danh vọng hay ngợi khen, của cải hay địa vị. Một người tu tậpsuy tư về cái chết trong mục đích mang lại những gì thiết thực cho sự hiện hữucủa chính mình, đương nhiên sẽ phát huy được một nghị lực khả dĩ mang lại an bìnhvà hân hoan cho những kiếp sống tương lai.

Tri thức của cái chết (tức tri thứcxảy ra trong khi quá trình của cái chết đang diễn tiến)có thể tạo ra được bằng hai phương pháp thiền định: tức là phép thiền định thôngthường và phép thiền định bằng sự phân tích. Dù sao thì trước hết cũng phải chấpnhận bằng lý trí là cái chết không thể tránh khỏi được. Đấy không phải là một thứluận thuyết tối nghĩa mà đúng hơn là một sự kiện hiển nhiên có thể quan sát được.Người ta ước tính vũ trụ đã được sinh ra cách nay năm tỉ năm, và loài người hiệnhữu từ một trăm nghìn năm. Vậy qua cái khoảng thời gian đằng đẳng ấy, đã có ngườinào thoát chết hay chưa? Cái chết nhất định không thể tránh khỏi, dù có trốn xuốngđáy đại dương hay bay bổng lên trời thì cũng không thoát được.

Bất kể ta là ai, nhất định ta phảichết. Staline và Mao có phải là hai nhân vật uy quyền nhất trong thế kỷ XX haykhông, thế nhưng cả hai cũng chết, và hình như cả hai đều rất khiếp sợ và vô cùngkhổ sở khi cái chết gần kề. Lúc còn sống họ là những người cai trị độc tài,chung quanh họ đám hầu cận và bề tôi xun xoe và sẵn sàng tuân lệnh, họ chỉ cần dùngmột ngón tay hay một cái liếc mắt là cũng đủ để sai khiến đám người ấy. Họ sử dụngquyền hành một cách thật tàn ác, không tha thứ bất cứ ai tỏ ra không tùng phục họ.Thế nhưng trước cái chết, tất cả những người mà trước đây họ đặt hết tin tưởngvà tất cả những gì mà họ hằng trông cậy - uy quyền, khí giới, quân đội - tất cảđều không còn ích lợi gì nữa. Trong hoàn cảnh ấy ai mà chẳng khiếp sợ. Tập luyệnphát huy tâm thức của cái chết [bằng thiền định]thật lợi ích: nó [gián tiếp]mang lại ý nghĩa cho sự sống của chính mình, có nghĩa là đối với mình thì sự anbình và niềm hạnh phúc lâu bền sẽ trở nên quan trọng hơn những thú vui hời hợtkhác. Luôn nhớ đến cái chết là một cách đập tan các xung năng tiêu cực và các xúccảm bấn loạn bằng những nhát búa thật mạnh.

Muốn khơi động ý thức về cái chếttrong tâm thức thì trước hết phải ý thức được bản chất bất định của nó. Có mộtcâu ngạn ngữ như sau: "Giữa ngày mai và một kiếp sống mới, không thể biếtđược cái nào sẽ xảy đến trước với ta ". Tất cả chúng ta đều hiểu rằng cáichết nhất định sẽ xảy ra một ngày nào đó, thế nhưng chúng ta lại cứ tin rằng cáichết vẫn còn xa, và đấy chính là trở ngại tạo ra mọi thứ khó khăn. Chúng ta thườngxuyên bị bủa vây bởi các lo toan vật chất. Chính vì thế mà phải suy tư về cáichết. Kinh sách xưa cho biết rằng không thể đoán trước được kiếp sống của conngười trong thế giới này sẽ kéo dài bao lâu, nhất là trong thời buổi nhiễu nhươngnày thì lại còn khó hơn nữa. Cái chết không tuân theo một quy luật hay một mệnhlệnh nào cả. Bất cứ ai cũng đều có thể chết vào bất cứ lúc nào, dù họ đã giàhay còn trẻ, giàu sang hay nghèo khó, bệnh tật hay đang khoẻ mạnh. Không thể nàonắm vững hết các cảnh huống đưa đến cái chết. Nhiều người đang khỏe mạnh không ốmđau gì cả thế nhưng bỗng ngã lăn ra chết một cách thật bất ngờ, trong khi ấy cácngười đang đau ốm liệt giường thì lại vẫn chưa chết.

Nếu đem so sánh giữa con số thật lớncác nguyên nhân đưa đến cái chết và con số thật nhỏ các nguyên nhân bảo toàn sựsống, thì chúng ta sẽ hiểu ngay tại sao cái chết lại hết sức bất định. Chúng tatrân quý cái thân xác con người của chúng ta và tin rằng nó vẫn còn cứng cáp vàcòn đủ sức chống chỏi được lâu. Thế nhưng thực tế thì lại thường không đi đôi vớisự mong ước của chúng ta. Nếu đem so sánh thân xác của mình với đá hay sắt thépthì sẽ thấy ngay là nó mong manh hơn nhiều. Chúng ta ăn để duy trì sự sống và bảovệ sức khoẻ, thế nhưng trong một số trường hợp thì chính thức ăn lại là nguyênnhân làm cho ta ốm đau và đưa đến cái chết. Tóm lại, không có gì bảo đảm là ta sẽsống mãi mãi.

Ta lo sợ cái chết và xem đấy là mộtsự chấm dứt cuối cùng của sự sống. Tệ hơn nữa là những gì mà ta gom góp với tấtcả hơi sức của mình - nào tài sản, quyền lực, uy danh, bạn hữu hay gia đình - tấtcả đều trở nên vô ích không mang lại một sự giúp đỡ thiết thực nào trong nhữnggiây phút hấp hối. Dù cho ta là một người đầy quyền lực, dưới tay có cả mộtquân đội hùng mạnh bảo vệ, thế nhưng khi cái chết xảy đến thì toàn thể đám quânđội ấy cũng chẳng làm gì được. Có thể ta là một người giàu có, sắm được nhữngchiếc xe lộng lẫy, thế nhưng khi đã ngã bệnh và cái chết gần kề thì lúc ấy sẽ khôngcòn cách nào tìm được ai đủ sức cứu ta khỏi chết để bỏ tiền ra mà thuê. Khi phảirời bỏ thế giới này, ta bỏ lại cả tài sản, một đồng xu cũng không mang theo được.Người bạn thân thiết nhất của mình cũng không đi theo mình được. Ta sẽ đơn độc đươngđầu với cái thế giới bên kia. Tóm lại chỉ có những gì do sự tu tập mang lại mớicó thể giúp đỡ cho mình mà thôi.

Thân xác của ta thật quý giá. Ngay từlúc thụ thai nó đã là người bạn đồng hành vững chắc và đáng tin cậy nhất củata. Ta cố gắng tối đa để chăm sóc cho nó, cho nó ăn vì sợ nó đói, cho nó uống vìsợ nó khát. Ta tìm cách để nghỉ ngơi khi nó mệt mỏi. Ta sẵn sáng làm bất cứ gì đểtrau chuốt nó, mang lại mọi thứ tiện nghi cho nó, bảo vệ nó. Thế nhưng trên mộtkhía cạnh khác cũng nên thành thật mà nói: thân xác chính là một kẻ hầu cậntrung thành, luôn tìm cách chiều chuộng mình. Thí dụ như sự hoạt động của quảtim chẳng hạn, tuy đơn giản nhưng thật ra sự hoạt động ấy là cả một sự tuyệt vời.Trái tim làm việc không ngừng, có thể nói là không bao giờ ngưng nghỉ dù cho tađang làm gì, đang thức hay đang ngủ. Thế nhưng khi cái chết xảy ra thì cái thânxác tuyệt vời ấy sẽ bỏ rơi ta. Tri thức (consciousness)của ta và thân xác tách rời nhau,và cái thân xác quý báu của ta trước đây trở thành một thây ma thật ghê tởm. Vìthế, đối diện với cái chết, sự giàu sang và của cải, bạn bè và người thân thuộc,kể cả thân xác của chính mình, tất cả đều không giúp ích cho mình được gì nữa.Chỉ có một thứ duy nhất có thể giúp ta đối đầu với sự xa lạ đang chờ đón ta, ấylà hạt giống đạo hành mà ta đem gieo vào dòng tri thức luôn chuyển động của mình.Hạtgiống ấy chính là ý nghĩa của sự sống mà chỉ có sự tu tập mới có thể mang lạicho ta.

Vào giây phút hấp hối nếu nhớ lại đượcthể dạng tỉnh giác của tâm thức sẽ tức khắc mang lại cho ta sự lắng dịu và anbình trong tâm thức (ý thức được ý nghĩa của cái chết, giữ được sự thanh thản, phát lộđược lòng tư bi...). Phát huy một thái độ đạo đứctrong khi quá trình của cái chết đang diễn tiến sẽ tạo ra những ảnh hưởng tốt manglại một sự tái sinh thuận lợi. Vì thế đối với một người tu tập Phật giáo, nếumuốn sống một cuộc sống có ý nghĩa thì phải biết phát huy những thể dạng tâm thứcđạo hạnh, vì đấy là những gì sau này có thể giúp ta đối đầu với cái chết. Nhữngcảm nhận tích cực hay tiêu cực của ta trong giây phút lâm chung tùy thuộc vào cáchcư xử trong cuộc sống hằng ngày của mình từ trước. Cuộc sống của ta phải hàm chứamột ý nghĩa nào đó, ta phải tạo ra cho mình một thái độ tích cực thoát ra từ hơiấm tình người và niềm hạnh phúc trong ta.

Vài lời lạmbàn của người dịch

Sợ chết là một trong những bản năngtự nhiên và cực mạnh chi phối tất cả chúng sinh có giác cảm, tức là gồm cả cácloài côn trùng và thú vật. Đối với các động vật thuộc các cấp bậc tiến hóa thấpthì bản năng sợ chết chỉ phát lộ bằng những phản ứng tự vệ đơn giản, trực tiếpvà nhất thời. Với các sinh vật càng tiến hóa thì bản năng đó cũng càng trở nênphức tạp hơn, và riêng đối với trường hợp con người hàm chứa thật nhiều khảnăng đặc biệt, thì bản năng sợ chết cũng theo đó mà phát lộ thật đa dạng đôikhi rất sâu kín và cầu kỳ.

Con người tìm đủ mọi phương tiện thuộclãnh vực vật chất cụ thể cho đến các lãnh vực tinh thần thật trừu tượng và phứctạp để chống lại cái chết. Chẳng phải là con người đặt ra tôn giáo để tìm một lốithoát hay sao? Tôn giáo giúp cho họ được sống mãi dù dưới một hình thức nàocũng được, dù đấy là linh hồn, hương hồn, vong linh, hương linh, v.v... Thếnhưng nếu muốn sống mãi thì cũng phải có một nơi để mà sống mãi, vì thế màthiên đường hay là cõi cực lạc đã được con người sáng chế thêm. Các loại kinhsách nêu lên thiên đường hay cõi cực lạc đều mô tả các nơi ấy sung sướng vôcùng, có thật nhiều hoa thơm cỏ lạ, mọi vật chung quanh thì đều bằng vàng hay bằngngọc... Thế nhưng chúng ta cũng hiểu rằng cây cỏ cần phải có đất, nước, ánh nắngvà bầu khí quyển gồm dưỡng khí và thán khí để mọc và đơm hoa. Vậy cái nơi sẽgiúp cho chúng ta sống mãi cũng chẳng khác gì với hành tinh này hay sao, tức làhội đủ các điều kiện cần thiết để cây cỏ có thể đơm hoa? Hay hoa trong các cõi sungsướng vô cùng ấy chỉ là hoa giả dùng để trang trí cho đẹp mắt? Hơn nữa hoa làcác cơ quan tính dục của thực vật thích nghi cho ong bướm thụ phấn để tạo ra quả,và quả thì để cho sâu bọ đục khoét, cho chim chóc và con người ăn, tóm lại hoa nàocó phải là những thứ để trang trí cho những cõi thiên đường hay cực lạc ấy đâu.Vàng ngọc thì quả đúng là rất quý hiếm trên địa cầu, thế nhưng nếu các cõi ấy cóquá nhiều thì nhất định chúng sẽ không còn có giá trị gì nữa. Biết đâu nhữnglinh hồn, các vong linh hay hương hồn hiện hữu bất tận trong các nơi này lại chẳngcó lúc mơ được đi chân đất trên những bãi cát phẳng lì và ngắm nhìn những ghềnhđá rong rêu?

Tóm lại chúng ta thường nêu lên nhữnggiá trị quy ước và giả tạo để tự đánh lừa mình, phóng tưởng ra những viễn ảnhtrường tồn hầu đương đầu với cái chết đang chờ đợi trước mặt. Các giá trị ấy vàcác phóng tưởng ấy là những biểu hiện của vô minh, đẩy chúng ta ngày càng xahơn với hiện thực, đồng thời chúng còn làm phát sinh ra các xung động kín đáohiển hiện qua những thúc đẩy bản năng buộc chặt chúng ta vào chu kỳ bất tận củasự hiện hữu. Tuy nhiên đối với Phật giáo cũng có các hình thức cầu xin được sốngmãi trong một cõi nào đó, thế nhưng đấy chỉ là những gì mà Phật giáo gọi chunglà các phương tiện thiện xảo(upaya), chúng có khả năng thích nghi vớimột số người để giúp họ hướng vào một cứu cánh xa hơn.

ĐứcĐạt-Lai Lạt-Ma chấp nhận sự cầu xin và xem đấy là một sự cần thiết, biểu hiệnlòng tin nơi tôn giáo, thế nhưng Ngài không quảng bá rộng rãi khía cạnh này màluôn nhắc đến các phép thiền định phân giảiđể phát huy Trí tuệvà chú trọng đến các phương pháp luyện tập để khắc phục các thứ xúc cảm bấn loạn trong tâmthứccủa mỗi cá thể. Trong bài thuyết giảng trên đây Đức Đạt-Lai Lạt-Makhuyên dạy chúng ta phải biến sự sợ hãi cái chết mang tính chất bản năng trởthành sức mạnh của từ bi và yêu thương để mang lại một ý nghĩa nào đó cho sự sống nàyhầu giúp chúng ta thăng tiến trên đường tu tập hướng vào sự giải thoát cuốicùng. Đấy chính là cứu cánh của Phật giáo.

Bures-Sur-Yvette,18.08.11

Hoang Phongchuyển ngữ

Bài liên quan:

TÁM TIẾT THƠ GIÚP TẬP LUYỆN TÂM THỨC - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Hoang Phong chuyển ngữ

(CÙNG TÁC GIẢ / DỊCH GIẢ)

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2013(Xem: 6210)
Sư Cô kiêm nghề bác sĩ
06/11/2012(Xem: 5799)
Hãy quên tất cả những sự thực hành thiền quán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trái tim thật sự của Đạo Phật là hoàn thành chí nguyện đến những người khác. Trong bình luận này về Con Đường của Bồ Tát, ngài diễn tả trái tim tỉnh thức của Đức Phật, đấy là thệ nguyện của Ngài đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
18/08/2012(Xem: 8098)
Anh chị em thân mến, đặc biệt là người thân hữu lâu năm Jim[1]. Thật sự tôi rất vui mừng được đến đây để gặp gở mọi người. Một số là người thân quen đã lâu, và hầu hết các vị là mới. Tôi cảm thấy rất quan trọng để gặp gở và chia sẻ một số quan điểm của tôi, chính yếu là những kinh nghiệm của riêng tôi và cũng như tôi nghĩ là một số quán chiếu. Tôi nghĩ ở đằng ấy, những sinh viên trẻ tuổi mà tôi cho là tôi có kinh nghiệm hơn (cười). Các bạn chỉ vừa mới bắt đầu một cuộc đời thật sự, còn tôi đã sắp nói lời giả biệt, bye bye (cười).
18/04/2012(Xem: 5655)
Giống như năm yếu tố của môi trường vật chất - không, đất, nước, lửa, và gió - là vô giới hạn, vì thế chúng sinh mà con người vị tha tìm cầu để hướng dẫn ra khỏi khổ đau tới thể trạng giác ngộ là vô giới hạn trong con số. Sức mạnh trái tim của Bồ tát là như thế, các ngài cam kết với nhiệm vụ này trong việc hổ trợ tất cả chúng sinh - mà không có bất cứ giới hạn nào của thân hay thù, quốc gia hay chủng tộc - từ mỗi một loại khổ đau.
14/04/2012(Xem: 5271)
Cùng với từ ái, bi mẫn là khuôn mặt của lòng vị tha. Đấy là một cảm giác từ chiều sâu của trái tim mà chúng ta không chịu đựng nổi khổ đau của người khác mà không hành động để giải thoát. Khi bi mẫn được lớn mạnh hơn, ý chí của chúng ta cũng lớn lên tương ứng để chính mình cố gắng vì ợi ích của tất cả chúng sinh, ngay cả nếu ta phải làm việc ấy đơn độc.
04/03/2012(Xem: 7358)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
06/01/2012(Xem: 5206)
Sau khi đạt được toàn giác, nếu Đức Phật không vận chuyển bánh xe Chánh Pháp lần đầu tiên tại vườn Nai, nếu bốn chúng đệ tử của ngài suốt 2500 năm qua không tiếp nhận, thực hành và truyền bá giáo lý, sẽ không có Phật giáo hiện hữu trên đời, và không có Phật Pháp để chúng ta học tập, hành trì ngày nay.
28/11/2011(Xem: 2327)
1.Mặc dù bị cô lập giữa đại dương, người Nhật cũng đã biết đến Phật giáo khá sớm. Các nhà nghiên cứu cho biết,vào 538 hay 552 Tây lịch tùy theo tài liệu tham khảo, một vị thần vương Triều Tiên đã gửi một số bộ giao hiếu đến tận triều đình hoàng đế Nhật Bản. Sứ bộ mang theo làm quà tặng một số kinh sách Phật giáo, một bức chân dung Đức Phật, và một lá thư ca ngợi Phật Pháp. Ngưỡng mộ phomg cách tự tại các vị Tăng thuộc sứ bộ triều tiên, giai cấp cầm quyền Nhật Bản bắt đầu tìm hiểu về đạo phật. Tuy nhiên, phải đến thời của Nữ hoàng Suiko, dưới ảnh hưởng của vị Nhiếp chính vương Shotoku thánh đức thái từ,
14/09/2011(Xem: 4700)
Hạnh phúc và khổ đau lưu xuất từ những hành động quá khứ của chúng ta. Để định nghĩa nghiệp (karma) trong vài chữ, người ta có thể nói: hãy làm tốt, tất cả sẽ tốt; nếu làm xấu, tất cả sẽ xấu. Karma - nghiệp - có nghĩa là "hành động". Nó hoạt động theo ba mặt: thân, lời, và ý. Nó sản sinh ra ba loại hậu quả: xấu, không xấu và trung tính, và diễn ra trong hai thời: trước tiên người ta nghĩ đến điều sắp làm, đó là hành động ý định, rồi những động lực tâm thức hiện thực thành một hành vi thân xác hay lời nói, đó là hành động cố ý.
27/08/2011(Xem: 5758)
Thời gian không bao giờ chờ đợi hay duy trì tĩnh lặng; nó luôn luôn di động. Khi tôi nhìn lại hai thập niên qua như một thầy tu Đạo Phật và như một hành giả, tôi cảm thấy rằng tôi đã có rất ít sự phát triển tâm linh. Tuy thế, trên một sự quan tâm cẩn thận hơn, tôi nhận ra rằng qua một sự điều tiết liên tục với lòng vị tha, với sự hỗ trợ của tuệ trí, và với một sự thiền tập phân tích trên tính không, đã có, một cách tương đối, một sự thay đổi và cải thiện nào đấy... Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com