Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Đạo Phật với tâm trong sáng và thanh thoát

16/01/201202:11(Xem: 9959)
06. Đạo Phật với tâm trong sáng và thanh thoát

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG I
ĐẠO PHẬT VỚI TÂMTRONG SÁNG VÀ THANH THOÁT

Mỗi độ Xuân về thì tôi lại tưởng nhớ đến những điều tôi đã đọc kinh sách nhà Phật và đi nghe các bậc cao tăng thuyết giảng hay có đôi khi được trực diện đàm đạo với quý thầy, mà tôi cảm nhận thấy đáng kính, biết nhiều, hiểu rộng về chân lý cao siêu của Đức Thế Tôn hầu bồi đắp cho sự hiểu biết nông cạn của mình, đó là sự học hỏi dễ nhớ, dễ hiểu và từ đó tâm linh trở lên trong sáng và thanh thoát.

Nguyên nhân cái khổ của con người là “tham, sân, si” một phần lớn cũng do ngoại cảnh tạo nên cho con người có một cái “TÂM” luôn luôn muốn vươn lên trên mọi người khác bằng vật chất và danh vọng, chỉ vì vật chất và háo danh mà không loại trừ được lòng tham lam, si mê và sân hận, (xin đọc bài quan niệm thiên đàng hay địa ngục). Thật ra con người khi mới sinh ra là trong sáng, không có một vết nhơ nào trong tâm hồn. Đức Khổng Tử đã nói: “Nhân chi sơ là tính bản thiện” hay “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Đúng vậy, nếu ta ở gần những người tốt, ta sẽ trở thành người tốt, nếu ta ở gần người xấu, ta sẽ trở thành người xấu. Do đó, tôi muốn đề cập đến nội tâm và ngoại cảnh.

Mọi cảnh vật bên ngoài đều thuộc về con người, nếu người đó sinh ra và trưởng thành trong một gia đình gia giáo, và có kiến thức, khi lớn lên họ sẽ chuyển đổi ngoại cảnh phải lệ thuộc vào chính họ, cho nên lúc đó con người là chủ, mà cảnh vật là bạn. Người đời thường nói “Thời thế tạo anh hùng” tức là hoàn cảnh đưa đẩy con người trở thành anh hùng, cũng có người nói “Anh hùng tạo thời thế” tức là người hùng người tài đức tạo nên sự nghiệp vẻ vang trong đời, hai câu này câu nào đúng? Ngoài ra cũng có người nói: Có những người trước kia họ là những kẻ tầm thường, không có tài đức, nhờ được cơ hội tốt họ trở nên con người xuất chúng, như vậy là “Thời thế tạo anh hùng”.

Ngoài ra, còn có những người dẫn chứng là “Vua Quang Trung tuy là người áo vải ở thôn quê, nhưng lại là người tài trí phi thường, nên từ một con người áo vải quê mùa, trở thành một vị tướng giỏi, một ông vua tài trí như vậy không phải là “Anh hùng tạo thời thế” hay sao?. Theo tôi thì tất cả mọi người thành công trên đều là: “Anh hùng tạo thời thế”. Tại sao vậy? Vì nếu thời thế đổi thay mà chúng ta là kẻ bất tài, vô trí lại có dã tâm độc ác, chỉ biết hại người, lợi mình không có “ĐỨC” thì không cải cách gì được hoàn cảnh, nên họ cũng chỉ là kẻ tầm thường như bao nhiêu người khác. Ngược lại, dù cho thời thế có biến đổi hàng trăm ngàn lần đi nữa, đối với người có tài trí, lấy đạo đức làm kim chỉ nam, thì dù trước cảnh thuận hay nghịch họ vẫn là người dũng mãnh, đứng lên cải cách xã hội, làm lên việc lớn, vì họ là người có sẵn cái ĐỨC HẠNH và TÀI TRÍ, được tạo dựng bởi nguồn gốc của bản thể.

Nếu ta biết nêu cao ĐỨC HẠNH làm đầu, ta phải học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu về triết giáo nhà Phật, do các vị cao tăng thuyết giảng, đều tùy phương tiện để độ thế giúp đời theo chân lý của đức Phật Tổ, mà thuyết pháp, giảng lý hoặc thuật tích hoặc chỉ luật, có khi nói xa, có lúc nói gần, có lần nói ám, dùng đủ cách để đem ánh ĐẠO VÀNG giáo hóa nhân loại sáng tỏ đại ý quý hóa của đường lối tu học, hầu tạo cho con người có một bản ngã viên thành, hợp quần trong nhân loại và một lý trí thông minh, phát huy được tính từ thiện, tình thương và khoa học để phục vụ cho chúng sinh.

Quý độc giả hãy cùng tôi đọc lớn một đoạn kinh Pháp Cú. (Đhammapada), trong đó Đức Phật đã đọc lên cho những người trong bộ tộc Thích Ca và Câu Ly cùng nghe sau khi ngài ngăn chặn được một cuộc chiến tranh tàn sát lẫn nhau giữa hai tộc nói trên như sau:

1.- Hạnh phúc cho chúng ta sống không thù hận, giữa những người thù hận, chúng ra sống không hận thù.

2.- Hạnh phúc thay cho chúng ta sống khoẻ mạnh, giữa những người ốm đau, chúng ta sống khoẻ mạnh.

3.- Hạnh phúc thay cho chúng ta sống không tham dục, giữa những người tham dục, chúng ta sống không tham dục.

4.- Hạnh phúc thay cho chúng ta sống không bị ràng buộc, chúng ta được sống an lạc, như các vị ở cõi trời quang âm.

5.- Thắng lợi thì bị thù oán, thất bại thì đau khổ, đừng nghĩ tới thắng lợi, chúng ta sẽ được sống trong an lành và hạnh phúc.

Nếu chúng ta có thể đọc tụng đoạn kinh trên với TÂM chân thành, chúng ta sẽ sống thích hợp với những lời dậy của Đức Thế Tôn và cùng nhau phục vụ cho mục tiêu mà chúng ta hằng tha thiết, ao ước.

Ngoài ra chúng tôi cũng xin quý vị cùng tôi tìm hiểu về thuyết “Tam Bảo” của Đức Phật Thích Ca đó là:

1.- Chư hành vô thường
2.- Chư Pháp vô ngã
3.- Cứu cánh niết bàn.

Điểm một: “Chư hành vô thường” có nghĩa là mọi sự nhất thiết trên thế gian này đều biến đổi không ngừng, đó là căn bản đại cương của Phật Pháp.

Điểm hai: “Chư Pháp vô ngã” có nghĩa là tất cả mọi Pháp hữu vi, hay vô vi đều không có thực thể tức là không có cái “ngã” cái ta ở trong ấy. Hữu vi pháp tuy có tác dụng mà không có thường trụ, vô vi pháp tuy có thường trụ mà lại không có tác dụng.

Điểm ba: “Cứu cánh niết bàn” là mục đích cuối cùng của Phật Giáo. Gọi chung ba điểm trên là “Tam pháp giáo ấn”.

Mặt khác chúng ta cùng nhau đọc, học 10 điều tâm niệm của Đức Thế Tôn sau đây, để lấy đó làm kim chỉ nam cho cuộc đời tu học của mình.

1.- Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh.

2.- Ở đời thì đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.

3.- Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

4.- Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.

5.- Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu ngạo.

6.- Giao tiếp đừng cầu lợi cho mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.

7.- Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì thuận theo ý mình thì lòng kiêu căng.

8.- Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu đồ.

9.- Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.

10.- Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.

Bởi vậy Đức Phật dậy:

- Lấy bệnh khổ làm thuốc thần.
- Lấy hoạn nạn làm giải thoát.
- Lấy khúc mắc làm thú vị.
- Lấy ma quân làm bạn đạo.
- Lấy khó khăn làm thích thú.
- Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ.
- Lấy người chống đối làm nơi giao du.
- Coi thi ân như đôi dép bỏ.
- Lấy sự xả lợi làm vinh hoa.
- Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.

Nếu chấp thuận trở ngại thì lại thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì lại bị trở ngại. Đức Thế Tôn thực hiện “Huệ Giác Bồ Đề” để ngay trong sự trở ngại như Uông Quật hành hung, Đề Bà quấy phá, mà ngài giáo hóa cho thành đạo quả. Như vậy há không phải sự chống đối lại làm sự thuận lợi và sự phá hoại lại làm sự tác thành cho ta?.

Ngày nay những người học đạo trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại đến thì không biết ứng phó, chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết chừng nào!.

“Luận bảo vương tam muội”

Trên đây tôi chỉ dẫn giải một vài đoạn tâm đắc mà tôi đã học, đọc, nghe và hỏi được để dẫn chứng cụ thể làm kim chỉ nam cho những ai muốn loại trừ cái khổ, cái buồn, cái tham, cái hận mà vẫn còn chôn sâu tận đáy lòng ra khỏi cái “TÂM” để lòng được thanh thoát, muốn được như vậy không phải nhất thời mà phải kiên gan, nhẫn nại bền chí, quyết tâm dần dần mới thực hiện được.

Ngoại cảnh cũng làm cho con người dần dần tỉnh ngộ và thấm dần đạo hạnh ở nơi kinh sách, nghe thuyết giảng của các vị chân tu, cao tăng. Thật khó đối với những ai không có “hạnh nhẫn nhục”, để kiên định lập trường đi theo con đường tu thân. "TÂM" có thanh thoát trong sáng thì thân mới khoẻ mạnh, cường tráng, trí mới minh mẫn, từ đó mới hăng say với công việc thiện. Có nhiều người quan niệm Nhẫn là phải chịu nhục, nhưng kỳ thực thì nhẫn có phải là nhục không?, Nhẫn nhục là chữ Hán, dịch theo tiếng Việt là nhịn chịu, chứ không phải nhẫn là nhục.

Sau đây tôi nhắc đến câu chuyện cổ tích có liên quan đến Bồ Tát Quan Thế Âm để sáng tỏ thêm ý nghĩa nhẫn nhục. Câu chuyện rất được nhiều người biết đến là “Quan Âm Thị Kính”. Thị Kính là người đàn bà có chồng. Một hôm chồng đang ngủ, nàng thấy có sợi râu mọc ngược lên, nàng lấy kéo cắt bỏ. Chẳng may bị chồng và gia đình chồng hiểu lầm, cho nàng có ý ám sát chồng, nên nàng bị trả về cha mẹ đẻ, lễ giáo ngày xưa rất nghiêm khắc, người con gái ở trong gia đình đàng hoàng khi có chồng, mà bị đuổi về là một sự nhục nhã lớn cho gia đình. Thị Kính đang kham chịu cái nhục này, nếu là hạng nữ nhi thường tình không chịu nổi thì hủy mình tự tử. Thị Kính không làm việc đó, giả trai vô chùa tu, đó là bước nhẫn nhục thứ nhất.

Vốn dĩ người có nhiều vẻ đẹp nên khi xuất gia ở chùa, Thị Kính bị các cô để ý. Thị Mầu là một trong những cô ấy, nàng lại là một cô gái không đoan chính, thiếu đạo đức. Nàng thương Thị Kính, không được Thị Kính đáp lại nên sanh lòng oán hận, bèn lang chạ với kẻ thất phu có thai, rồi cáo gian cho Thị Kính là tác giả của bào thai đó. Thị Kính bị trị tội đánh đập. Khi bị hành hình nhục nhã, tại sao Thị Kính không minh oan rằng: Tôi là người nữ giả trai đi tu, mà cứ làm thinh mà chịu? Bấy giờ không có chùa Ni mà chỉ có chùa Tăng, nên Thị Kính phải giả trai để được ở chùa tu. Nếu khai mình là người nữ thì được tha tội, nhưng về chùa thì không được chấp nhận cho ở tu chung với Tăng. Đó là trường hợp thứ hai Thị Kính nhẫn nhục để được tu, dù với giá nào cũng phải chịu. Trước Thị Kính cam chịu nhục nhã ở đời để đi tu. Bây giờ cam chịu mọi hình phạt đau đớn nhục nhã, chờ thả ra để được về chùa tu, vì sự tu mà nhẫn như vậy. Thử hỏi, hai cái nhẫn này dễ làm hay khó?. Nếu là chúng ta chắc không ai chịu nổi.

Nhưng tới lần thứ ba thì tuyệt đỉnh. Sau khi bị đánh đập, tai tiếng không tốt. Thị Kính đã bị nhà chùa nghi, không cho ở trong chùa mà cho ở ngoài hiên. Bây giờ Thị Mầu sanh con ra bỏ trước hiên chùa. Nếu không quan hệ tình ruột thịt, thì đứa bé khóc mặc nó, hà tất gì mình phải quan tâm đến! Nhưng khi thấy đứa bé vô tội bị bỏ hoang Thị Kính liền ôm vào nuôi dưỡng. Bây giờ muốn trắng án, chỉ cần không nhận không nhìn đứa bé là được giải oan rồi. Nhưng khi thấy đứa bé bị bỏ hoang, nóng ruột ôm nuôi, như vậy ai tin Thị Kính trong sạch? Chính Hoà Thượng cũng sinh ra nghi ngờ. Tại sao Thị Kính làm như thế? Vì lòng từ bi! Thà cứu một mạng sống mà mình bị khổ, hơn là ngồi yên để mặc cho người đau khổ.

Nuôi đứa bé không dễ dàng. Đã bị dư luận không tốt, lại còn không phương tiện nuôi dưỡng, không tiền, không sữa, không thức ăn... phải vào xóm làng để xin, đi tới đâu cũng bị khinh thường, phỉ báng. Thế mà Thị Kính mặc nhiên, ai chửi thì chửi, ai khinh thì khinh, việc nên làm vẫn cứ làm. Công đức ấy to biết chừng nào, lòng từ bi bao lớn, đức nhẫn nhục có thiếu không? Do đức nhẫn nhục cao tuyệt vời ấy, nên lòng từ bi mới viên mãn. Nhẫn nhục và Từ Bi viên mãn thì quả Phật hiện kề. Bây giờ Thị Kính được tôn xưng là “Bồ Tát Quan Thế Âm”.

Vậy tất cả những người phát tâm tu, đều phải học hạnh nhẫn nhục, người ta nói một câu nặng một, đáp lại một câu nặng gấp hai thì chưa phải là người có tâm tu. Nhẫn không có nghĩa là gồng mình chịu, mà dùng trí tuệ thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người khác, không cố chấp phiền hận, người chửi mình, mình không nhận đó là xả bỏ. Nếu mà bị chửi một câu mà nhớ hoài không quên, rồi sanh sân si, phiền não, thù hằn, tự mình chuốc khổ và làm người khác khổ lây, đó là không nhẫn, không tu. Vậy tôi mong mỏi và cầu xin cho tất cả mọi người dù xuất gia hay tại gia, cư sĩ hay Phật tử, nếu những ai đã biết đi chùa lễ Phật hoặc có một niềm tin nơi Đức Thế Tôn thì hãy tâm niệm và noi gương nhẫn nhục mà tôi đã dẫn chứng ở trên.

Mong lắm thay! 

Đọc Thêm:
Oan Ức Không Cần Biện Bạch, Tịnh Thuỷ

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Phụ Nữ, Như Hạnh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2023(Xem: 9484)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
20/08/2023(Xem: 4367)
CHÙA PHẬT LINH 248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254 – 3891583 Email: [email protected] Website: WWW.chuaphatlinh.com Facebook: facebook.com/Chùa Phật Linh Youtube: Thích Hạnh Định Đường nối kết trang youtube https://www.youtube.com/channel/UCXkVoGAVPcN6tvFJyH2LnKg/videos Biên soạn Tỳ kheo Thích Hạnh Định
19/05/2023(Xem: 6799)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 6686)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
20/04/2023(Xem: 14266)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 9457)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5592)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
15/03/2023(Xem: 5258)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
31/01/2023(Xem: 9640)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
23/12/2022(Xem: 21948)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]