Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 1: Khái Niệm

20/11/201105:19(Xem: 10667)
Chương 1: Khái Niệm

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM

1- Khởi-nguyên Phật-giáo
2- Phật-giáo thành-hình
3- Nhân-sinh-quan
4- Vũ-trụ-quan
5- Phật-giáo và Triết-học
6- Đức Thích-Ca Mâu-Ni
7- Giáo-pháp
8- Tứ Đế
9- Thập nhị nhân-duyên
10- Nhân-quả
11- Luân-hồi
12- Quả phúc báo ứng
13- Nghiệp
14- Kinh Điển
15- Kinh Bát Đại Nhân Giác
16- Thập thiện
17- Kinh Hoa-Nghiêm
18- Kinh A-Hàm
19- Kinh Phương-Đẳng
20- Kinh Bát-Nhã
21- Kinh Pháp-Hoa
22- Kinh Niết-Bàn
23- Duy-Thức
24- Phật-Đản
25- Phật thành đạo
26- Phật nhập diệt và Niết-Bàn
27- Phật giáo và đạo Phật
28- Giải-thoát
29- Thần-thông
30- Xá-Lợi
31- Khổ
32- Phẩm trợ đạo Bồ-Đề
33- Tứ niệm xứ
34- Tứ chánh cần
35- Tứ như ý túc
36- Ngũ căn
37- Ngũ lực
38- Thất Bồ Đề phần
39- Bát chánh đạo
40- A Nậu Đa La

1.- KHỞI NGUYÊN PHẬTGIÁO

Xã hội Ấn-Độlúc bấy giờ (năm 624 trước kỷ nguyên Tây lịch) chia ra thành nhiềugiai cấp khác nhau. Mỗi giai cấp giữ một thế sinh hoạt riêng biệt.Lịch sử còn chứng minh có ít nhất là bốn giai cấp, trong mỗi giaicấp đều có sự bất bình đẳng không thể tưởng tượng đượctrong kiếp người !

Giai cấp đứngđầu là Bà-La-Môn (Blamon) hay giáo sĩ chuyên việc tế tự và có uytín tuyệt đối trong đám quần chúng. Thứ đến là giai cấpSát-Đế-Lợi (Ksatrya) hay dòng dõi vua chúa có uy quyền tối cao, chiphối toàn thể dân tộc Ấn-Độ. Giai cấp thứ ba là Phệ-Xá (Vaisya)hay giới bình dân và cuối cùng là giai cấp Thủ-Đà-La (Sudra) tứclà hạng người suốt đời làm nô lệ cho ba giai cấp trên, còn gọilà bất xúc dân (untouchables). Họ sống một cuộc đời cơ cực lầmthan, không có quyền ăn nói và cũng không được đóng góp nganghàng với mọi người, như một giống dân mọi rợ sống bên lềcủa xã hội.

Với một tìnhtrạng xã hội đầy bất công như thế, Đức Phật Thích-Ca thị hiện rađời tại thành Ca-Tỳ-La-Vệ, thuộc Trung Ấn-Độ vào ngày rằm thángtư âm lịch 624 năm trước kỷ nguyên (năm nay Phật lịch là 2541 - 1997= 544 năm). Sau khi ra đời Đức Phật nhìn thấy cảnh khổ của chúngsanh, Ngài quyết chí xuất gia tầm đạo để giải thoát cảnh khổ chocon người trong xã hội. Ròng rã suốt sáu năm tu khổ hạnh trongrừng sâu và 49 ngày nhập định dưới cây bồ-đề, Đức Phật đãgiác ngộ được đạo quả Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác vàongày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Bánh xe pháp bắt đầu chuyển lần đầutiên tại vườn Lộc-Uyển để độ cho năm người bạn đồng tu vớiNgài lúc trước là các ông Kiền-Trần-Như bằng pháp Tứ-Đế vàchính năm vị tỳ kheo nầy liền sau đó đều chứng quả A-La-Hán.

Lịch trình vàkhởi nguyên của Phật giáo qua nhiều chặng đường lịch sử do sựchứng ngộ mà Phật đã đạt được để dẫn dắt người đờiđồng tu đồng chứng qua câu nói muôn đời bất diệt của Ngài :

"Ta là Phậtđã thành, các ngươi là Phật sẽ thành".

2.-PHẬT GIÁO THÀNH HÌNH TỪ LÚC NÀO ?

Phật giáo chỉthật sự thành hình sau khi đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni ra đời, hànhđạo và chứng quả. Phật giáo, do chữ Phật (Buddha) ghép chung vớichữ Pháp (Dharma) tức là giáo pháp của Ngài mà thành một tôngiáo hay một triết thuyết.

Sự xuất thếcủa đức Phật Thích-Ca trải qua các giao đoạn thực hành phươngpháp tu tập, giác ngộ chân lý và thuyết pháp giáo hóa chúng sanhsuốt trong 49 năm tại thế là một bài học sống động, hùng hồnnhất trong lịch sử xã hội loài người. Phật vì một đại sự nhânduyên là "khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" (chỉ bàycho chúng-sanh giác-ngộ được trí-tuệ sáng-suốt Phật tánh) màhiện thân ra cỏi đời. Ngài không đến với loài người bằng uyquyền, thế lực mà đến với một tâm đại từ-bi, đại hùng-lựcđể dẫn dắt con người tu-tập pháp lành và cầu đạt đượcchân-lý giải-thoát mọi sự khổ ở đời.

Lịch-sửchứng-minh rõ-ràng, sau khi Phật nhập diệt, giáo pháp của Ngàiđược các chúng đệ tử kiết tập lại thành giáo điển qua bốnlần diễn ra tại những địa điểm và thời gian khác nhau. Điều nầycòn chứng tỏ rằng Phật giáo đã thành hình ngay từ khi đức Phậtcòn tại thế và suốt trong 25 thế kỷ trôi qua với biết bao nhiềutriều đại đã sụp đỗ mà giáo pháp của Phật và sự hiện diệncủa Phật giáo trong xã hội loài người khắp nơi trên mặt tráiđất vẫn còn tồn tại mãi mãi với thời gian...

Đạo Phật làđạo như thật, lấy từ bi, trí giác soi sáng lương tâm nhân loại quamọi thời đại để cải tạo con người và xã hội được côngbằng, hợp lý trong tinh thần lợi tha, vô ngã. Vì thế các dân tộcTây-phương ngày nay đang tìm về với triết học Đông-phương màPhật giáo là đề tài hấp dẫn qua môn Thiền-học hay Tư-duy(meditation) để định tỉnh tâm tư mà họ đang quay cuồng trong xã hộivăn minh vật chất nên không tìm ra được một lối thoát thoải máicho đời sống nội tâm.

Sự có mặt củaPhật giáo trong cuộc đời cũng có nghĩa là còn ánh sáng của chânlý soi thấu tận cùng trong tâm thức tối tăm của loài người đangtới hồi kiệt lực vì sự cạnh tranh sanh tồn của cuộc sống phứctạp, đa diện hiện nay.

3.-PHẬT GIÁO QUAN NIỆM THẾ NÀO VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON NGƯỜI ? (NHÂNSINH QUAN)

Con người làmột hợp chất do 4 yếu tố : Đất, nước, gió, lửa hợp lại màthành hình và chỉ tồn tại trong khoảng thời gian hữu hạn chừngtrăm năm, rồi các yếu tố vật chất kia đều tan rã trở về nguyêntrạng thái cũ, còn phần thần thức đi đầu thai làm kiếp khác domột nghiệp lực dẫn dắt đến cảnh giới an vui hay khổ sở.

Như vậy conngười theo quan niệm của Phật giáo có hai phần là tinh thần vàthân xác. Tinh thần không thể tồn tại ngoài thân xác, cũng nhưthân xác không thể thiếu tinh thần là phần trí tuệ hiểu biết, sựphán đoán đúng sai mọi sự mọi vật. Vì thế, sống ở đời conngười cố gắng tu sửa hành vi, ngôn ngữ, tư tưởng ... để khithân xác nầy tan rã được sanh về cảnh giới an lành.

Chư Phật xuấtthế, các vị Bồ-Tát hiện thân ra đời đều mang thân xác nhưngười, nhưng các Ngài giác ngộ được nhờ vận dụng tinh thần vàchuyên tâm tu tập mà thành tựu viên mãn. Cuộc đời nầy đượccoi như là cỏi tạm và con người chỉ hiện diện được theo đúng chukỳ có giới hạn rồi thân xác lại trả về cho 4 trạng thái nhưlúc ban đầu và tinh thần rời khỏi xác để nương vào một lớpkhác mà tồn tại. Do đó, câu nói "sống gởi thác về" đểchỉ cho cỏi thế gian lúc ta sống và sau khi chết sẽ về một cảnhgiới an lành khác là thế giới Cực-Lạc của đức Phật A-Di-Đà.Nơi đó vĩnh viễn không già, không chết mà mọi người đượcsống đời an lạc tự tại. Đó là quan niệm theo pháp môn tuTịnh-Độ, còn người thực hành pháp tu Thiền-Định một khi tỏ ngộđược chân tâm tức kiến tánh thành Phật. Nếu không tận lực tutập đạo hạnh, chúng ta khó mong giải thoát được các nghiệpchướng ràng buộc mà muốn được như vậy con người sống ởđời phải làm tròn bổn phận của mình để xây dựng xã hội nhângian tốt đẹp, đó là một cách cải thiện hay trang nghiêm cõiTịnh-Độ trong tương lai sau khi nhắm mắt lìa đời.

Việc làm đẹpcá nhân và xây dựng tâm thể vững mạnh để tạo được một xãhội có trật tự và hòa bình mà Phật giáo chủ trương, nếu khônggọi là sự tích cực lành mạnh hóa cỏi đời uế trược thànhcảnh Tịnh-Độ nhân gian là gì ?

4.-PHẬT GIÁO QUAN NIỆM THẾ NÀO VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI ? (VŨ TRỤQUAN)

MộtThái-dương-hệ gồm mặt trời, mặt trăng và trái đất gọi là vũtrụ. Phật giáo quan niệm thế nào về thế giới hiện thực màchúng ta đang sống ?

Phật giáo khôngcho rằng chỉ có một thế giới duy nhất mà ngoài vũ trụ nầy còncó vô số cảnh giới khác nhau, như 33 cõi trời thuộc vềSắc-giới và Vô-sắc-giới, còn cõi thế gian nầy thuộc vềDục-giới. Theo như kinh Hoa-Nghiêm luận rằng pháp giới trùng trùngduyên khởi tức là các cảnh giới chồng chất nhau do nhân duyênhình thành. Ngoài ra, Kinh Kim-Cang chủ trương phá ngã chấp, sắc thânđể chứng nhập chân tâm hay bản lai diện mục của con người, trongkhi kinh Bát-Nhã với vạn pháp đều vô tướng, vì tất cả đềukhông tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không dơ, không sạch... để hướng dẫn con người đừng mê chấp vào đó mà bị kẹtkhông thoát ra được ngoài quan niệm thường tình của thế gian vềsự vọng chấp qua tướng mạo, hình dung.

Vũ trụ nầy hìnhthành là do các nhân duyên hợp lại và tồn tại đúng chu kỳ rồicũng bị hoại diệt như con người qua 4 thời kỳ : Thành, trụ, hoại,không. Vì căn thân và thế giới có là do nơi mỗi niệm của chúngsanh mà tồn tại, cũng như vũ trụ chỉ là một tập hợp các tinhthể lại và đây chỉ là một trong những cõi khác nhau, không có gìlớn lao, vĩ đại cả. Hơn nữa, vũ trụ không làm áp đảo đượccon người mà chính loài người ngày nay đã chinh phục được cảvũ trụ như việc thám hiểm cung trăng qua những cuộc bắn hỏa tiểnvà đưa người vào không gian. Điều khoa học khám phá ra đượchiện giờ đủ chứng minh cho thấy rằng những lời dạy của đứcPhật cách đây 25 thế kỷ vẫn là chân lý và sẽ còn được nhânloại triển khai ở các mức độ khác nhau do tầm hiểu biết của conngười.

Vũ trụ đượcquan niệm một cách có khoa học như Phật giáo, điều nầy có nghĩalà ngày nào khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì Phật giáo càngđứng vững vàng trong phạm vi nghiêm cứu về thế giới hữu hìnhvà vô hình.

5.-PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC

Phật giáo làmột tôn giáo hay triết học ? Câu hỏi nầy được nêu ra và mãi chođến trong khoảng thời gian gần đây, khi khoa học tiến bộ, nhất làvề khoa nhân chủng học (khoa học nhân văn), khoa-học xã-hội,tôn-giáo, xã-hội-học ... đã tìm ra được lời giải đáp cho vấnđề trên một cách thỏa đáng.

Phật giáo vớikho tàng kinh điển phong phú gồm Kinh, Luật, Luận gọi là tam tạng màtrong đó chỉ dẫn phương pháp tu tập rõ ràng rành mạch để giúp chocon người vượt ra khỏi cảnh giới tối tăm đau khổ của thế gianvà đạt đến quả vị giải thoát an vui. Đối với muôn loài vạnvật trong các cõi, nếu biết áp dụng đúng cách, chúng sinh cũngđều được quả báo tốt đẹp trong kiếp tương lai. Như thế, chúng tacó thể gọi Phật giáo là một tôn giáo. Nhưng nếu chỉ luận nhưtrên rồi dừng lại và cho rằng Phật giáo là tôn giáo như nhiềutôn giáo khác hẳn không được đúng. Vì sao ? Ngoài sự hiện hữucủa muôn vật trong vũ trụ ra, Phật giáo còn chủ trương có cáccảnh giới khác nhau. Các cảnh giới đó ở trọng 3 cõi :Dục-giới, Sắc-giới và Vô-sắc-giới. Mỗi một cảnh giới đềucó sự cấu tạo theo một chu kỳ qua 4 giai đoạn thành, trụ, hoại,không (diệt) mà ngày nay khoa học đã khám phá ra được sự hìnhthành của những tinh thể quả đúng như chân lý mà đức Phật đãkhám phá ra cách đây 25 thế kỷ. Điều nầy cho chúng ta kết luậnđược rằng Phật giáo là triết học. Đứng về mặt tu chứng vàcác quả vị để nhìn, người ta cho rằng Phật giáo là tôn giáocũng đúng, còn đứng trên lý luận thành lập vũ trụ và cáccảnh giới khác nhau để phân tích, chúng ta có thể kết luận Phậtgiáo là triết học cũng không sai.

Riêng đối vớinhững ai ít có dịp nghiên cứu tới kinh điển của đạo Phật, cóthể ngộ nhận cho rằng lối lập luận như thế nào có tính cách codản quá, nhưng nếu đi sâu vào rừng giáo điển của Phật giáo vàphóng cái nhìn ngay thật, người ta sẽ không còn có điểm nghi ngờvà hiểu thiên lệch sự vật được.

Tóm lại, Phậtgiáo bao hàm cả triết học và tôn giáo. Tùy theo tầm nhìn củachúng ta mà Phật giáo được quan niệm như một tôn giáo hay như môntriết học cũng đều được cả.

6.-ĐỨC GIÁO CHỦ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Đức PhậtThích-Ca Mâu-Ni (Sakya Muni) là thái tử Tất-Đạt-Đa (Shidartha), con vuaTịnh-Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma-Da (Maya), nước Ca-Tỳ-La(Kapilavastu) thuộc miền Trung Ấn-Độ.

Họ của Phật làKiều-Đáp-Ma hay còn gọi là Cù-Đàm. Còn chữ Thích-Ca (Sakya) cónghĩa là "năng nhân", có ý nói người ưa làm việc lợilành trong tinh thần nhân đạo và là tên của một chủng tộc ; chữMâu-Ni (Muni) là tịch mặc, chỉ cho sự yên tỉnh của tâm thức. Danhtừ Phật chỉ có sau khi Ngài chứng được đạo quả và đạtđược 3 yếu tính : Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Sựgiác ngộ ấy do công trình tu tập tự thân mà đạt thành rồi đứcPhật đem điều đã giác ngộ chỉ dạy cho nhiều người tu tập đểđạt tới được sự thanh thảnh của tâm thức, cho đến khi trọnđược hạnh nguyện nên gọi Phật hay Thế-Tôn, là lời tôn sùngtán dương đức Giáo-chủ Thích-Ca Mâu-Ni.

Đức Phật nhờcông tu hành mà đạt được đạo. Ngài không như một vị thầnquyền thế lực, cũng như không do phép thần linh biến hiện ra đời.Từ là một Thái-tử, Ngài vượt ra sự ràng buộc của những lạcthú vật chất để quyết chí xuất gia tìm ra chân lý cứu độ chúngsinh đang trầm luân trong biển khổ. Chính ý chí cương quyết, dứtkhoát ấy, đức Phật đã vượt qua các pháp tu khổ hạnh trong 6 nămvà chứng ngộ được đạo quả vào một buổi bình minh ngày mồng 8tháng 12, sau khi đã trải qua 49 ngày tư duy dưới gốc cây Bồ-Đềvới lời thề nguyền sắt đá : "Nếu không thành đạo chứngquả, dù thịt nát xương tan, ta quyết không rời khỏi chỗ ngồinầy".

Sau khi chứngđược đạo quả, đức Thế-Tôn đi chu du khắp xứ Ấn-Độ thuyếtpháp độ sanh trong 49 năm và cuối cùng Ngài vào Niết-Bàn tạithành Câu-Thi-Na trong rừng cây Ta-La Song-Thọ. Ngài thọ được 80tuổi. Phật nhập diệt rồi, giáo pháp của Ngài được các hàngđệ tử kết tập thành 3 tạng : Kinh, Luật, Luận và truyền lại mãicho đến ngày nay.

Đức PhậtThích-Ca đã đến với nhân loại và mang lại cho loài người mộtbài học quí giá như phương thuốc chữa cơn bịnh trầm kha, nếu thựchành đúng ta sẽ thấy sự ứng nghiệm hoàn toàn, tức đạt đếnchỗ giải thoát, giác ngộ như Phật.

7.-GIÁO PHÁP

Phật giáo gồmmột hệ thống triết lý đa diện, cống hiến cho xã hội loài ngườimặt an sinh và tu chứng.

Mặt an sinh xãhội, Phật giáo chủ trương thế giới đại đồng huynh đệ trong tìnhtương thân tương ái ; còn về mặt tu chứng, với phương pháp tuhành đạt đến giải thoát khỏi luân hồi, sanh tử để chứng nhậpvào cảnh Niết-Bàn (Nirvana) tịch tịnh an vui.

Phật giáo vìthế được quan niệm như là một tôn giáo, một triết lý sốngthực, một siêu hình học hay là một mớ giáo điều mê tín dị đoannhư người duy vật nhận xét thì Phật giáo vẫn giữ được nguyêncương vị của nó trên mọi bình diện khách quan. Vì chân lý không baogiờ thay đổi trước bất cứ một thế lực hay khuynh hướng chánhtrị nào. Điều nầy đủ chứng tỏ cho thấy giáo pháp của ĐứcPhật suốt trên 2500 năm lịch sử vẫn giữ được địa vị độc tônmà không bị sự chi phối bởi không gian và thời gian. Dù chúng tađứng ở khía cạnh nào để nhìn đi nữa, Phật giáo vẫn đúng theotầm nhận xét của con người trong mọi thời đại. Một ví dụ cụthể hơn, trong các nước thuộc Xã-hội Chủ-nghĩa ngày nay, ngườiCộng-sản cho rằng tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, lừabịp một số người nhẹ dạ, dễ tin. Mục đích của họ là cố táchrời số tín đồ đông đảo đang tinh theo tôn giáo bằng những lốituyên truyền độc đáo, nhưng âm mưu chánh trị nầy đã bị phơi bàytrước ánh sáng của chân lý. Chúng ta khẳng định một cách dứtkhoát rằng, không riêng ở Việt-Nam ngày nay mà ở bất cứ mộtquốc gia nào đạo Phật đã thâm nhập vào trong lòng dân tộc đórồi thì cái tinh ba của Phật giáo như một chất keo gắn liền với conngười bản xứ vậy.

Phật giáo luônluôn tồn tại dưới bất cứ một chế độ chánh trị nào, nếu bịtiêu diệt, đó cũng chỉ là một hình thức Phật giáo mà không aicó thể tẩy xóa được đức tin sâu xa của người Phật tử !

8.-TỨ ĐẾ LÀ GÌ ? HÌNH TƯỚNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG RA SAO ?

Tứ-Đế hay còngọi là Tứ-Thánh-Đế là bốn pháp căn bản để làm trợ duyêncho việc tu tập đạt đến chân lý, tức là thấu triệt được cáichân tướng của vạn vật vậy.

Tứ-Đế khôngcó hình tướng, vì cái Khổ không thể hình dung ra được nó lớn,nhỏ, dài, ngắn là thế nào cả nên gọi Khổ đế (đế là điềuchắc thật). Những hạt mầm kết tụ lại từ nhiều đời, tức làsức chứa nhóm trong "Tập-Đế". Khi nào ta trừ được cáikhổ, không cho dây dưa những hạt mầm nẩy nở nữa, đó là"Diệt-Đế". Cuối cùng đạt đến chân lý trong phần"Đạo-Đế" là phần thứ tư trong pháp bốn đế.

Đức PhậtThích-Ca đã thân chứng và giác ngộ được chân lý giải thoátdưới cội Bồ-Đề sau 49 ngày đêm tư duy và lần đầu tiên Ngàichuyển bánh xe pháp độ cho 5 anh em ông Kiều-Trần-Như tại vườnLộc-Giả bằng pháp bốn đế.

Con người do cáikhổ triền miên kết tập từ lâu đời nên phải chịu trong vòngluân hồi, sanh tử. Quan sát cái khổ và nguyên nhân phát sinh ra khổđể tận diệt thì những mầm mống khổ, những ý niệm sai lầm cũngtiêu tan, tức là ta đã tìm cách diệt được nguyên nhân của khổ.Một khi cái khổ không còn thì con đường đạo sẽ rộng mở thênhthang, để chúng ta ung dung tự tại đi tới cứu cánh của đạo giảithoát. Trong pháp bốn đế có thể chia ra hai phạm vi : thế tục vàxuất thế. Khổ và Tập thuộc về tục đế, còn Diệt và Đạo thuộcvề thánh đế. Sống ở đời con người biết là khổ nhưng khônglàm sao tránh cho khỏi được khổ mà chỉ có những người tu hànhngộ đạo mới lìa khổ được vui.

Người nào muốnthực hành cái đạo chân thật phải quan sát kỹ bốn tướng trạngcủa pháp Tứ-Đế nầy.

Pháp bốn đếtóm lược như bảng dưới đây :

TỨ-ĐẾ

KHỒ ĐẾ TẬPĐẾ DIỆT ĐẾ ĐẠO ĐẾ

Thế gian xuấtthế gian

9.-THẬP NHI NHÂN DUYÊN LÀ GÌ ? CÓ SỰ LIÊN HỆ MẬT THIẾT NÀO GIỬACÁC PHÁP ẤY ?

Mười hai nhânduyên là đầu mối của kiếp sống con người. Nó là hạt giống tạora thế giới của muôn loài vạn vật có hình dạng sai khác ở thếgian.

Con người từkhi thọ thai, cho tới khi ra chào đời, được nuôi dưỡng lớn lên,rồi tồn tại cho tới khi chết là cả một trường kỳ phấn đầukhông ngừng nghỉ. Từ chỗ vô minh, con người thọ hình hài nhi do haigiọt máu huyết kết tinh của cha mẹ tạo thành và lớn dần theo nămtháng, cho đến ngày đứa bé ra chào đời là một chuổi xích liênhệ chặc chẻ với nhiều yếu tố khác nhau hợp lại. Mười hai nhânduyên gồm có : Vô-minh, Hành, Thức, Danh-sắc, Lục-nhập, Xúc, Thọ,Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão Tử ; tức là do từ chỗ không sáng suốt,hành vi tạo tác, nhận thức hình sắc của vật thể dài ngắn, rộnghẹp, xấu tốt .., sáu yếu tố tạo thành cơ thể : Mắt, tai, mũi,lưỡi, thân, ý đụng chạm với hoàn cảnh hay khi ra tiếp xúc vớiđời, thọ nhận những thứ tình cảm như yêu, ghét, đau, buồn, khổsở, giữ chặc làm của riêng, sinh ra đời, già và chết. Do 12 nhânduyên nầy dẫn dắt con người tới bất cứ một thế giới nào donghiệp lực đã tạo trong quá khứ cảm thọ nên. Động cơ chínhthúc đẩy là do vô minh mà có căn thân và thế giới hiện thực.

Cái vòng lẩnquẩn nầy, tất cả chúng ta dù giàu nghèo, sang hèn đều không aitránh khỏi được. Kiếp người cứ theo đó tiếp tục trôi lănmãi không ngừng nghỉ như bánh xe lăn.

Muốn phá tanđược vô minh phải tu tập để không thọ thai trong kiếp sau nữa, vìvô minh là đầu mối của dòng sanh tử vô tận.

10.-NHÂN QUẢ TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT HÌNH THỨC PHẢN KHOA HỌCTIẾN BỘ KHÔNG ?

Phật giáo quanniệm lý nhân quả một cách rộng rãi và khoa học. Vậy nhân quảtrong Phật giáo có phải là một hình thức phản khoa học tiến bộkhông ?

Nhân là hộtmầm, quả là sự hình thành do từ cái nhân tức hạt mầm mà ra.Nhân xấu thì quả xấu và nhân tốt thì quả tốt. Đó là một quanniệm rất thực tế, như người gieo hạt hay lúa mạ lúc làm mùa. Khigieo giống ta phải chờ một thời gian ba hoặc bốn tháng mới có kếtquả được. Nhưng có khi chúng ta gieo hạt giống tốt, nhưng gặp phảikhí hậu hay thời tiết xấu và sự thay đổi bất thường như hạnhán, bão lụt, dĩ nhiên cái kết quả sẽ không có được như ý tamong muốn. Câu nói : "Nhân nào quả nấy" chỉ mới đúngđược 70%, còn câu "gieo gió, gặp bão" cũng chưa hoàn toànđúng 100% được. Cái nhân dù lớn hay nhỏ cũng là hạt giống,còn cái quả ra sao lại còn tùy thuộc nơi hoàn cảnh nữa. Phậtgiáo quan niệm lý nhân quả rất thực tế và chia ra làm ba thời kỳ: Hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là nhân và quả đồngthời xuất hiện cùng một lúc như đánh người ta sẽ bị đánh lại,kẻ trộm cướp bị giam tù ... Sanh báo là nhân gây ra xong nhưng chưacó kết quả liền mà phải chờ trong một thời gian 5 năm, 10 nămhoặc 20 năm sau quả báo mới đến, còn hậu báo là nhân và quảcó khoảng cách rất xa như trong đời nầy ta gieo nhân nhưng mãi chờcho đến đời con cháu sau nầy mới hiện thành quả báo.

Nhân quả làmột chân lý đúng trong mọi trường hợp, nhưng khi nào chúng tabiết cởi mở trong việc tìm hiểu thì mới thấy rõ được chângiá trị của vấn đề rốt ráo.

11.-LUÂN HỔI TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ THUYẾT ĐỂ RU NGỦ VÀ DỖ NẠTQUẦN CHÚNG ?

Khoa học mỗingày càng tiến bộ thì thuyết luân hồi trong Phật giáo càng đượcnghiên cứu một cách rộng rãi và cởi mở, không như người duyvật vội vàng lên án thuyết luân hồi chỉ để ru ngủ và có tínhcách dọa nạt những người nhẹ dạ dễ tin.

Luân là xoay vầnvà hồi là trở lại. Như vậy, chữ luân hồi là một cái vòngtròng lẩn quẩn không có chỗ bắt đầu, cũng như không có nơi chấmdứt. Có người đưa ra vấn nạn : nếu quan niệm luân hồi theo Phậtgiáo như thế thì con gà và cái trứng gà, cái nào có trước ?Nếu bảo cái trứng gà có trước con gà là một điều phi lý, vìcon gà chưa có thì con gì đẻ ra được trứng gà ? Còn như cho rằngcon gà có trước trứng gà lại càng phi lý hơn nữa, vì con gàcũng do từ trong cái trứng gà mà ra !

Phật giáo chủtrương chúng sanh vì còn ở trong vòng thất tình, lục dục (xem bàiriêng) nên cứ mãi đắp đổi lên xuống làm cha mẹ, anh em lẫn nhaukhông ngừng nghỉ. Chỉ khi nào con người nói riêng và mọi loài nóichung biết tu thiện để đạt đến được đạo quả giải thoát rồimới rảnh nghiệp đi đầu thai và thoát ra khỏi vòng luân hồi. Luânhồi thường đi kèm theo với nghiệp chướng tức là những sựràng buộc, vướng víu. Vì thế, những nhà tu theo đạo Phật phầnđông không gia đình vợ con là muốn không còn dây dưa tái sanhtrở lại trong vòng lục đạo chúng sanh nữa.

Thuyết luân hồitrong Phật giáo không phản lại khoa học, trái lại khoa học càng tiếnbộ bao nhiêu lại càng cần phải có lý luân hồi để bổ túc chonhững thiếu sót mà khoa học chưa đủ khả năng đạt được.

Quan niệm cho rằngthuyết luân hồi là để làm mê hoặc quần chúng hay là một thứthuốc phiện làm ru ngủ nhiều người nên cần phải xa lánh. Đây làmột lối nhồi sọ phan giáo dục và bóp chết tự do của con ngườimà chỉ có kẽ vô thần (vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc)mới chủ trương một cách độc đáo như thế !

Trong đời sốnghằng ngày, không nhiều thì ít chúng ta đều có nghe qua những việcluân hồi có thật và chính những người sống đồng thời vớichúng ta trong cùng một nơi hay khác nhau về chủng tộc, quốc gia, nhưngviệc đầu thai, thoát kiếp không còn là điều xa lạ hay mới mẽnữa.

12.-QUẢ PHÚC, BÁO ỨNG LÀ GÌ ?

Quả phúc vàbáo ứng là hai vấn đề nói lên khía cạnh nhân và quả thành hìnhliên tục trong Phật giáo.

Quả phúc làkết quả của việc làm phước. Kết quả có được là do nhờnhiều nhân tố hợp thành. Nhân tốt thì quả tốt, còn nhân xấu dĩnhiên kết quả sẽ xấu. Câu ca dao :

"Cây xanh thìlá cũng xanh,

Cha mẹ hiền lànhđể phúc cho con".

Có liên hệđến lý nhân quả liên tục kéo dài từ đời nầy qua đời khác.Còn báo ứng là đền trả hay thù đáp lại cũng giống như quảbáo. Như vậy, quả phúc và báo ứng giống hay khác nhau ? Chữ quảphúc bao hàm cái nghĩa thiện, còn báo ứng có sự trả vay vô hìnhdo luật nhân quả hỗ tương mà thành. Có nhiều trường hợp ta làmthiện trong đời nầy liền được hưởng báo ứng ngay gọi là hiệnbáo. Có người làm nhiều việc lành nhưng hiện tại chưa đượcđền đáp xứng đáng mà phải chờ thời gian 5, 10, 20 hoặc 30 nămsau mới có báo ứng gọi là sanh báo, nhưng đôi khi còn có nhữngtrường hợp ta ra sức làm việc thiện và chờ mãi cho tới lúclìa đời vẫn không thấy được chút phước báo nào tới cả màphải đợi tới đời con cháu mới được hưởng phước gọi làhậu báo. Chữ báo ứng hay quả báo vì thế có ba nghĩa : Hiện báo,sanh báo và hậu báo như đã trình bày trên đây.

Khi biết qua ýnghĩa nầy rồi, chúng ta không còn thắc mắc hay trông chờ cũng nhưkhông chán nản, thối chí đạo tâm trong bất cứ một công việc làmthiện nào, dù nhỏ đến đâu cũng phải cố gắng làm cho đến cùngvà cái kết quả tốt hay xấu đưa lại đều phải vui vẽ chấp nhận,thì mới tỏ ra xứng đáng là người thực hành và hiểu lý nhânquả của đạo Phật một cách đúng mức, không thiên lệch.

Thái độ chánnản, than trách số phận, chờ mong việc tốt đến ... là những việckhông phải của người Phật tử chân chánh đã hiểu sâu về ýnghĩa của nhân và quả liên tục kéo dài.

13.-NGHIỆP, NGHIỆP LỰC, NGHIỆP CHƯỚNG KHÁC HAY GIỐNG NHAU ?

Nghiệp đóng mộtvai trò quan trọng trong kiếp người, cho nên người Phật tử phảicẩn thận tìm hiểu vấn đề cho thật chính xác để biết được việccủa chính mình làm.

Nghiệp là hànhđộng, tức hành vi tạo tác do thân miệng và ý tạo thành. Nghiệpgồm có nghiệp lành và nghiệp ác. Phần lớn nghiệp của chúng tatạo đều do ý chí quyết định cả. Nếu tư tưởng không nghĩ sai,hành động sẽ đúng. Nghiệp hay nghiệp lực chỉ cho hành động của tacó một sức mạnh phi thường không gì sánh nổi. Còn nghiệpchướng là hậu quả của hành động sai quấy đưa lại. Nghiệp gồmcó hai loại là cộng nghiệp và biệt nghiệp, nói một cách khác lànghiệp chung và nghiệp riêng. Nghiệp chung do nhiều người tạo ra ởtrong cùng một hoàn cảnh như trường hợp của một quốc gia lâmcảnh chiến tranh ; còn nghiệp riêng do chính mỗi người tạo. Cũngtrong cùng cảnh binh lửa của chiến trường, chưa hẳn ai nấy đềuchết theo lằn tên mũi đạn. Còn nếu phân chia theo kinh "nhânquả" dựa vào yếu tố thời gian thì nghiệp có bốn loại :

- Hiện nghiệp :Hành động nghĩ ra đều có kết quả.

- Sinh nghiệp :Phải chịu quả báo ở đời sau.

- Hậu nghiệp :Đời nầy tạo và phải chờ sang mấy đời sau mới chịu quả báo.

- Bất địnhnghiệp : Là hậu quả do hành động chúng ta không rõ sẽ xẩy ra lúcnào. Cũng có một lối phân chia khác : Nghiệp do nhiều đời cònlại, nghiệp do thói quen tạo ra, nghiệp cực trọng gồm cả thiện vàác, nghiệp lực lúc gần trút hơi thở lìa đời.

Những hànhđộng của ta chưa hẳn đã mất đi khi chưa đủ yếu tố để hiện rakết quả đó thôi. Người Phật tử biết được điều đó nêntránh gây nghiệp ác bằng cách tạo cho tư tưởng ngay chính trongđời sống để tránh quả báo chẳng lành về sau.

14.-KINH ĐIỂN TRONG PHẬT GIÁO CÓ HỆ THỐNG, THỨ LOẠI NÀO KHÔNG ?

Kinh điển củaPhật giáo nhiều vô số như rừng, biển bao la mà trong thời gian 49năm tại thế, đức Phật Thích-Ca đã giảng thuyết và được hìnhthành trong ba tạng Thánh giáo.

Ba tạng là Kinh,Luật và Luận. Kinh điển để cho người thọ trì, đọc tụng, họchỏi ; Luật là những điều răn cấm không cho môn đệ Ngài làmđiều lầm lỗi ; còn Luận là bàn rộng các vấn đề vũ trụ, nhânsinh mà đức Thích-Ca, chư Tổ, đã tu hành đạt đạo nói ra để dạycho chúng ta con đường tu chứng giải thoát.

Sau khi đức Phậtnhập Niết-Bàn, các môn đệ của Ngài tuần tự nhóm họp tăngchúng lại biên chép những lời của Phật nói thành hệ thống,thứ loại. Trải qua bốn thời kỳ kiết tập kinh điển :

Lần thứ nhất,sau khi Phật nhập diệt, tại thành Vương-Xá, núi Kỳ-Xà-Quật, thuộcnước Ma-Kiệt-Đà, có 500 Đại-Đức, Tỳ-kheo họp lại, do ngàiCa-Diếp làm chủ tịch và ngài A-Nan trình bày mọi diễn tiến, thờigian, nơi chốn Phật nói pháp.

Kỳ kiết tậplần thứ hai sau đức Thế-Tôn diệt độ khoảng 100 năm, chúngTỳ-kheo nhóm họp lại được 700 người tại thành Tỳ-Xá-Ly và đểgiải quyết các nghi vấn trong giới luật, chứ chưa biên chép kinhđiển bằng văn tự.

Lần kiết tậpkinh điển thứ ba, cách Phật diệt độ 200 năm do vua A-Dục triệu tậpđược 1000 tăng sĩ tại thành Hoa-Thị và ngài Mục-Kiền-Liên đượcbầu làm chủ tịch, có tổ chức biên chép kinh điển hẳn hoi.

Lần kiếp tậpkinh điển thứ tư, sau Phật nhập diệt khoảng 500 năm, do vua Ca-NịSắc-Tra triệu tập được 1500 người gồm cả tăng, tín đồ Phậtgiáo tới thành Ca-Thấp-Di-La kiết tập lời dạy của Phật. Lần nầydo ngài Hiếp tôn-giả và ngài Thế-Hữu chủ tọa và kinh điển cũngđược biên chép cẩn thận.

Đó là nhữnggiai đoạn hình thành kho tàng kinh điển của Phật giáo còn đượctruyền bá sâu rộng đến các nước trên khắp thế giới ngày nay.

15.-KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC NÓI VỀ NHỮNG GÌ ?

Bát-Đại-Nhân-Giáclà 8 điều giác ngộ của bậc đại nhân, tức chỉ cho hạng Bồ-Tátvì phát nguyện rộng lớn vào đời cứu độ chúng sanh, lấy đâylàm kim chỉ nam cho việc tu tập hàng ngày.

Tám điều giácngộ là :

- Điều thứnhất, giác ngộ được cuộc đời là vô thường. Tất cả mọi vậtđều bị thay đổi, cho đến các yếu tố cấu tạo nên cơ thể đềukhông bền chắc và còn có tác dụng gây ra đau khổ nữa. Conngười do một tập hợp các yếu tố vật chất, tinh thần mà thành,không có thực ngã, sự sanh và diệt thay đổi không ngừng, giảdối và không có chủ thể.

- Điều thứ hai,giác ngộ rằng càng nhiều ham muốn thì càng nhiều đau khổ, bởi mọisự cực nhọc ở đời đều do lòng ham muốn mà ra. Trái lại,người ít ham muốn thì không bị hoàn cảnh chi phối. Thân và tâmđều được thư thái, nhẹ nhàng.

- Điều thứ ba,giác ngộ rằng, vì tâm ta đuổi theo danh lợi không nhàm chán, tộilỗi theo đó càng ngày càng tăng lên. Riêng đối với các bậcBồ-Tát lại khác. Các Ngài luôn tưởng nghĩ tới điều tri túc(biết đủ), biết an vui để sống trong đạm bạc, lấy việc hành đạovà trí tuệ làm sự nghiệp lâu dài.

- Điều thứ tư,giác ngộ rằng tánh lười biếng đưa tới chỗ buông tha, vì vậy taphải chuyên cần tu tập, phá giặc phiền não để khắc phục mọiràng buộc, vướng mắc trong cỏi trời, người.

- Điều thứnăm, giác ngộ rằng do vô minh che lấp trí sáng suốt nên con ngườiphải bị giam hảm trong sanh tử. Các vị Bồ-Tát nhờ học rộng, biếtnhiều, phát triển trí tuệ và có tài biện luận thông suốt, nêngiáo hóa chúng sanh cùng đạt tới niềm vui trọn vẹn.

- Điều thứsáu, giác ngộ được sự nghèo khó khiến người ta dễ sinh ra oánhận và nuôi lòng căm thù, do đó càng ngày càng tạo thêm nhữngnhân xấu. Các vị Bồ-Tát biết thế nên thực hiện phép tu bố thí.Đối với kẻ ghét, người thương đều coi bình đẳng như nhau, cũngnhư các Ngài bỏ qua điều ác mà người khác đã gây ra, khôngđể tâm ghét bỏ kẻ làm điều ác đối với mình.

- Điều thứbảy, giác ngộ được rằng năm thứ dục vọng (1) gây nên tội lỗivà tai họa. Người xuất gia tuy ở trong thế tục, nhưng không nhiễmtheo cái vui của phàm tục, biết quan niệm được rằng tài sản củamình chỉ có 3 chiếc áo cà-sa và một bình bát. Vì chí nguyện củangười xuất gia là sống thanh bần để tu hành và giữ hạnh thanh cao,cũng như đem lòng từ bi tiếp xử với tất cả mọi người khôngphân biệt giai cấp.

- Điều thứtám, giác ngộ rằng vì lửa sanh tử cháy bùng cho nên mọi loàiđang phải chịu biết bao niềm thống khổ. Do ý thức được điềuđó, ta phải phát tâm Đại-thừa, nguyện cứu độ cho tất cả mọingười và nguyện thay thế cho mọi người chịu khổ. Một lòng cầumong cho tất cả chúng sanh đều đạt tới niềm vui cứu cánh, giảithoát (2).

Với nhữngnguyện lực cao cả như thế, người có tâm hạnh Bồ-Tát mới làmnổi việc khó làm nầy nên gọi là Đại Nhân vậy.

16.-THẬP THIỆN VÀ THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO GIỐNG HAY KHÁC NHAU ?

Thập Thiện là 10điều lành mà người hành trì Phật giáo phải thực hành để nuôilớn ý chí, nghị lực trong việc tu tập hầu đạt đến giải thoátkhỏi mọi nghiệp lực chi phối nên còn gọi là Nghiệp đạo.

Do từ nơi thânthể, miệng và ý chúng ta phát ra mỗi hành vi, tư tưởng và cũngtừ đó mà hình thành thế giới, vạn sự vạn vật trên thế giannầy. Nếu người nào biết cải đổi 10 điều ác sẽ thành 10 điềulành như dưới đây :

- Thân có 3 làkhông sát sanh, không trộm cắp và không tà dâm.

(1) năm thứ dụcvọng là : Của cải, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ (tài,sắc, danh, thực, thùy).

(2) theo kinh Támđiều giác ngộ của bậc Đại Nhân do Nhất-Hạnh dịch và chú giải,xuất bản Lá Bối, Paris - 1979.

- Miệng có 4 làkhông nói dối, không nói lưỡi đòn xóc nhọn hai đầu, không nóilời chải chuốt êm tai và không sử dụng lời nói độc địa đểchửi mắng kẻ khác.

- Ý có 3 làkhông tham lam, không sân hận và không si mê. Nếu mỗi người trongchúng ta đều hoàn thành được 10 điều lành như thế sẽ cóđược một giá trị đạo đức cao và xứng đáng là người tốttrong cộng đồng xã hội.

Trong ba nghiệpthân, miệng và ý đều có những hành động hỗ tương với nhau, tuynhiên ý chí mới là phần quyết định quan trọng. Do động cơ củalòng tham xúi cho thân phạm vào tội sát sanh và trộm cắp. Do mêmờ nên phạm việc tà dâm, rồi do từ nóng giận và ngu si nênbuông ra những lời nói thiếu cân nhắc kỹ lưỡng.

Ngăn chặn 10điều ác do ý thức thiếu sáng suốt tạo nên và thực hành 10việc lành lợi ích cho mình và người là ta sống đúng nhân cáchcủa một người Phật tử chân chánh.

17.-KINH HOA NGHIÊM HÀM CHỨA NHỮNG GÌ ? VỀ BỘ LOẠI VÀ VIỆC PHIÊN DỊCHRA SAO ?

Kinh Hoa-Nghiêmnói cho đủ là Đại-Phương-Quảng-Phật Hoa-Nghiêm Kinh, tức là phápbao hàm cả vũ trụ, theo thứ lớp khó tính đếm được. Chính đứcPhật Thích-Ca là người đã chứng được lý mầu của pháp rốtráo nầy và nói ra kinh vậy.

Hai chữHoa-Nghiêm là ví cho Phật, vì chư Phật mới có đủ được vạn hạnhnhư đóa hoa muôn sắc và lấy cái hoa nầy trang nghiêm quả vị tu đắcnên gọi là Hoa-Nghiêm. Nói một cách khác, Phật có đủ muôn đứctướng sáng rỡ như hoa tươi đua nở, lấy hương sắc mỹ miều củahoa để trang nghiêm cho pháp thân, huệ nghiệp gọi là Hoa-Nghiêm. Chữ"đại" có nghĩa là bao hàm cái thể tánh, còn chữ"Phương Quảng" gồm cả nghiệp và dụng. "Phật" làquả vị viên giác (tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn)."Hoa" là phần tinh túy của cây, vì thế bộ kinh nầy đứcPhật chỉ nói ra trong vòng 21 ngày cho các hàng Bồ-Tát thiện căn,lần đầu tiên tại Long-Cung, sau khi Ngài đắc đạo. Kinh Hoa-Nghiêm có3 nhà dịch thuật : vào đời Đông-Tấn ngài Phật-Đà Bạt-Đà-Ladịch 60 quyển gọi là lục thập Hoa-Nghiêm. Sau có ngài Trí-Nghiễm làmbộ sớ 5 quyển là "Sưu Huyền Ký" và ngài Hiền-Thủ tạo rabộ "Thám Huyền Ký" gồm 20 quyển đều căn cứ vào lý kinhHoa-Nghiêm. Người dịch thứ hai là ngài Thật-Xoa Nan-Đà, gồm 80quyển vào đời Đường nên còn gọi là Đường kinh hay Tân kinh,để đối lại với Cựu kinh của ngài Phật-Đà Bạt-Đà-La. Theođó, ngài Huệ-Uyển tạo tập "San Định Ký" 60 quyển, ngàiThanh-Lương làm ra các bộ sớ 20 quyển và "Diễn Nghĩa Sao" 40quyển. Người dịch thứ ba là ngài Bác-Nhã cũng đời Đường,gồm 40 quyển gọi là tứ thập Hoa-Nghiêm.

Theo truyềnthuyết, kinh Hoa-Nghiêm do ngài Văn-Thù và ngài A-Nan kết tập tạiLong-Cung. Sau có ngài Long-Thọ vào Long-Cung thấy kinh nầy có phân làm3 bổn : Thượng, trung và hạ. Quyển hạ gồm có 38 phẩm và 10 vạnbài kệ, quyển trung có 1.200 phẩm và 49.800 bài kệ, quyển thượngchứa tới 14.000 cõi số vi trần và vô số bài kệ nói về cõi 3000đại thiên thế giới. Ngài Long-Thọ bèn lấy quyển hạ có 10 vạnbài kệ đem về truyền cho cõi thế gian nầy. Do đó, Phật giáoTrung-Quốc gọi là tam bổn Hoa-Nghiêm kinh là dựa vào lý do vừadẫn.

Ngoài ra Phậtgiáo Trung-Quốc còn lập ra tông Hoa-Nghiêm đều căn cứ vào lý kinhnầy làm tông chỉ thành lập. Tông Hoa-Nghiêm được thành lập vàođời nhà Đường do ngài Đỗ-Thuận Hòa-Thượng khai sáng và kếthừa Tổ đạo như sau : Đỗ-Thuận tổ thứ nhất, Trí-Nghiễm Đại-sưtổ thứ hai, Pháp-Tạng Pháp-sư, tổ thứ ba, Thanh-Lương Trừng-QuánPháp-sư, tổ thứ tư. Ngài Quế-Phong Tông-Mật Thiền-sư, tổ thứnăm. Đời Tống ngài Mã-Minh kế thừa làm tổ thứ sáu và ngàiLong-Thọ là tổ thứ bảy.

Kinh Hoa-Nghiêm làvua của các kinh, ngài Long-Thọ đã vận dụng sức thần thông đểmang về truyền bá trong dân gian. Ngài Đỗ-Thuận là Hóa thân củaBồ-Tát Phổ-Hiền và là tổ thứ nhất của tông Hoa- Nghiêm vậy.

18.-KINH A HÀM, THỜI GIAN NÓI KINH, BỘ SỐ VÀ NÉT ĐẶC THÙ GỔM CÓNHỮNG GÌ ?

Kinh A-Hàm làmột bộ kinh thuộc về Tiểu-thừa Phật giáo, có nghĩa là "phápquy", tức là có ý muốn nói vạn pháp đều nằm trong lý củakinh nầy.

A-Hàm còn cómột nghĩa là "Vô Tỷ Pháp : Tức muốn nói không có pháp nàosánh kịp hay là "Thủ Vô", nghĩa là không thể nói hếtđược ý thú cứu cánh của kinh vậy. Trong năm thời nói pháp củađức Phật, bộ kinh A-Hàm được đem giảng lần thứ hai sau kinhHoa-Nghiêm tại vườn Lộc-Uyển cho các thầy Tỳ-kheo và gồm có 4 bộ:

1.-Tăng-Nhất-A-Hàm 51 quyển

2.- Trường-A-Hàm22 quyển

3.- Trung-A-Hàm 60quyển

4.- Tạp-A-Hàm 50quyển.

Tổng cộng là 183quyển. Về ý thú của kinh : Bộ thứ nhất bàn về pháp số của cácpháp, như là phần sưu tập. Bộ thứ hai là phần luận về mọi sựvật ở thế gian qua các đề mục có tính cách lý thú, gây đượchứng khởi sôi nổi người đọc, vì văn mạch dài và bàn rấtsâu rộng mọi vấn đề. Bộ thứ ba gồm các kinh không phân biệtngắn hay dài, với các chủ đề đủ loại nói về nhân duyên, duyênkhởi của vạn vật. Bộ thứ tư là phần tổng hợp các phần trênlại.

A-Hàm là mộtbộ kinh thật lý thú có lập luận rõ ràng cho người mới bắtđầu tu qua các pháp như bốn đế, 12 nhân duyên, 6 độ, 37 phẩm trợđạo bồ-đề ... cùng các quả Thánh-đế tu chứng. Ở các nướcthấm nhuần tư tưởng Phật giáo như Nhật-Bản, Tích-Lan, Ấn-Độ,Thái-Lan, Việt-Nam ... các đại học Phật giáo năm chứng chỉ cửnhân I, các sinh viên phải chọn kinh A-Hàm là môn học tất tu vậy.

Ngoài lẽ sanhtử của kiếp người ra, kinh A-Hàm còn nêu rõ những gương tuchứng của các bậc A-La-Hán, những câu chuyện thần bí ẩn hiện màchỉ có bậc tu hành đắc đạo có đủ thiện căn mới thâm nhậpđược trí tuệ tuyệt vời ấy.

Tóm lại, A-Hàmtuy là bộ kinh thuộc hàng Tiểu-thừa, nhưng hành giả muốn thựchành được hạnh Bồ-Tát phải nghiên cứu kỹ toàn bộ lý kinh nầyđể nhận chân ra được chỗ thâm áo của vạn pháp.

19.-KINH PHƯƠNG ĐẲNG HÀM CHỨA NHỮNG GÌ ?

ChữPhương-Đẳng có 3 lối phỏng dịch theo lý như sau : Phương, là vuôngvức ngay thẳng, Đẳng, là bình đẳng để chỉ cho lý trung đạo.

Kinh Phương-Đẳngthuộc Đại-thừa Phật giáo. Phương-Đẳng hay còn gọi làPhương-Quảng để chỉ cho các hàng Bồ-Tát thực hành tu chứng, đắcđạo đều dựa theo lý của kinh nầy. Nếu căn cứ theo "sự"để dịch, chữ Phương có nghĩa là rộng, còn Đẳng là đều đặn,quân bình. Đức Phật Thích-Ca nói kinh nầy vào thời điểm thứ batrong năm thời thuyết giáo để hướng dẫn hàng Bồ-Tát theo 4 tiêuchuẩn : Tạng-giáo, Thông-giáo, Biệt-giáo, và Viên-giáo (chứanhóm, tánh chung, tánh riêng, tròn đầy rốt ráo) để đưa kẻ đạicăn trí đạt ngộ chân lý giải thoát. Nói một cách khác hơn :

Phương là phươngpháp và chia ra làm 4 như sau : Hữu-môn, Không-môn, Song-diệc-môn vàSong-phi-môn (phàm, thánh, cả phàm và thánh đều nương vào nhau,phàm thánh đều không còn trên danh nghĩa nữa mới đạt đượcchân lý).

Đẳng, là đềunhau, chan hòa đến tất cả muôn loài vạn vật như nhau là căn cứvào sự, còn lý theo như pháp tứ môn hợp với lý tánh bìnhđẳng nên có tên "Phương-Đẳng". Bộ kinh Phương-Đẳng Phậtđã thuyết trong 8 năm, sau thời kinh A-Hàm.

Trong 5 thời kỳnói pháp của Phật chia ra như sau :

1.- Thời thứnhất : Kinh Hoa-Nghiêm trong 21 ngày.

2.- Thời thứ hai: Kinh A-Hàm, 12 năm.

3.- Thời thứ ba: Kinh Phương-Đẳng 8 năm.

4.- Thời thứ tư: Kinh Bát-Nhã 22 năm.

5.- Thời thứnăm : Kinh Pháp-Hoa 8 năm và kinh Niết-Bàn trong 1 ngày 1 đêm.

Có bài tụng baohàm ý nầy như sau :

Hoa-Nghiêm tối sơtam thất nhựt.

A-Hàm thập nhị.

Phương-Đẳng bát

Nhị thập nhịniên Bát-Nhã đàm

Pháp-HoaNiết-Bàn cộng bát niên.

Đó là cáchphân biệt theo tông Thiên-Thai, chọn kinh Hoa-Nghiêm làm tông chỉ choviệc thành lập tông. Còn tông Niết-Bàn lại chia 5 thời thuyếtpháp của Phật có khác.

1.- Thời thứnhất : Kinh Hoa-Nghiêm.

2.- Thời thứ hai: Kinh A-Hàm.

3.- Thời thứ ba: Kinh Phương-Đẳng.

4.- Thời thứ tư: Kinh Pháp-Hoa

5.- Thời thứnăm : Kinh Niết-Bàn.

Theo như cáchphân 5 thời trên, ta thấy không có kinh Bát-Nhã, vì chỗ rốt ráođạt đến chân lý của mỗi tông đều chủ trương khác nhau. Cáchchia ra 5 thời nói kinh dù khác nhau nhưng lý kinh đều không khác màtất cả đều nhắm tới lý thâm sâu để cho hàng Bồ-Tát tu tậpđạt đến giải thoát, rốt ráo.

20.-KINH BÁT NHÃ : TRỌNG TÂM PHẬT MUỐN GIẢNG THUYẾT LÀ GÌ VÀ THỜIĐIỂM NÀO TRONG CÁC THỜI NÓI PHÁP ?

Kinh Bát-Nhã cóhai tên gọi khác nhau là Bát-Nhã Ba-La-Mật kinh (gọi theo cổ) và Ma-HaBát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm kinh (theo danh từ ngày nay). Tất cả gồm có10 bộ, do ngài Huyền-Trang (thế kỷ thứ 7 T.L.) dịch từ chữ Sanskritsang tiếng Trung-Hoa gọi là Đại Bát-Nhã Ba-La-Mật kinh và 600 quyển.

Ngài La-Thậptrước đó cũng có dịch kinh nầy và chia thành 5 bộ là : Ma-HaBát-Nhã Ba-La-Mật kinh, Kim-Cương Bát-Nhã, Thiên-Vương Vấn Bát-Nhã,Năng-Đoạn Kim-Cương Bát-Nhã và Quy-Tán Bát-Nhã. Riêng bộ sau nầycòn nằm trong văn tiếng Phạn chưa được phiên dịch.

Trong suốt 49 nămtại thế đức Phật nói kinh chia ra làm 5 thời kỳ mà bộ kinhBát-Nhã ở vào thời điểm thứ tư theo thứ tự. Kinh nầy trìnhbày lý tánh tuyệt đối của sự vật, do đó thời gian giảng thuyếtkéo dài trong 22 năm, Phật muốn các hàng đệ tử thấy tỏ đượcchân lý rốt ráo. Điểm căn bản của kinh luận rằng : Sắc tức thịkhông, không tức thị sắc, thọ-tưởng-hành-thức diệc phục nhưthị. Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bấttịnh, bất tăng, bất giảm, nãi chí nhãn, nhỉ, tỹ, thiệt, thân, ý,sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp diệc phục như thị (sắc tức làkhông, không ấy là sắc cho đến việc thọ nhận - tưởng nghĩ hànhđộng - sự phân biệt đúng sai cũng đều không. Đó là cái khôngtướng của các pháp như không sanh, không diệt, không dơ, khôngsạch, không tăng, không giảm, cho đến cả mắt, tai, mũi, lưỡi,thân, ý để tiếp xúc với sáu cảnh sắc bên ngoài như : Màu sắc,âm thanh, mùi vị, đụng chạm với sự vật cũng đều không có hìnhtướng như vậy).

Bộ kinh nầyđược tóm lược trong bài kinh Bát-Nhã ngắn gọn chỉ có 272 chữmà các chùa thường tụng, đủ để nói lên thật tướng các pháptrong vũ trụ.

21.-KINH PHÁP HOA : BỘ SỐ, DỊCH GIẢ VÀ VIỆC TRUYỀN THỪA RA SAO ?

Kinh Pháp-Hoa nóicho đủ là kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa. Luận về lý viên dung (trònđầy), phân biệt rõ ràng sự ứng hóa thân của chư Phật, Bồ-Tátthị hiện ra đời độ thoát chúng sanh khỏi sanh tử luân hồi.

Bộ kinh Pháp-Hoagồm có 7 quyển và 27 phẩm, trong đó phẩm thứ 25, tức kinh Phổ-Mônmà các hàng Phật tử thường hay tụng niệm để cầu an.

Phật giáoNhật-Bản thuộc các tông như Tào-Động, Lâm-Tế, Chân-Ngôn,Nhựt-Liên, Sáng-Giá Học-Hội, Lập-Chánh-Giảo Thành-Hội ... đềulấy phẩm Phổ-Môn trong kinh Pháp-Hoa hay toàn bộ làm kinh tụng chínhthức trong các khóa lễ. Sáng giá học hội dùng đề kinh 7 chữ :"Nam-mô Diệu-Pháp Liên-Hoa Kinh" (NAMYO HO RENGEI KYO) Tượng trưngcho tôn chỉ trong việc tu hành. Tại Việt-Nam, kinh Pháp-Hoa cũng đượcchọn như là bộ kinh cốt yếu trong các khóa lễ cầu an. Trong khi đó,Trung-Quốc cũng có một tông Pháp-Hoa cũng lấy từ lý kinh nầy làmkim chỉ nam.

Kinh Pháp-Hoa hiệnđang lưu hành do ngài Cưu-Ma-La-Thập dịch từ chữ Phạn (Sanskrit) sangchữ Hán vào đời Diêu-Tần (đầu thế kỷ thứ 5 T.L). Bộ kinhPháp-Hoa bằng chữ Hán đã được dịch sang tiếng Việt doHòa-Thượng Thích-Trí-Tịnh, vào khoảng năm 1950. Vào những năm sau,còn có Thượng-Tọa Tuệ-Hải cũng dịch kinh nầy, đã ấn hành vàonăm 1963.

Kinh Pháp-Hoa chỉrõ 3 yếu tố cấu tạo nên sự vật là thể - tướng - dụng đểđộc giả quan sát được chân tướng của vạn sự vạn vật mộtcách có phương pháp như khoa học, để thấu đạt được tới chânlý rốt ráo. Trong phẩm "Phương Tiện" thứ hai có trình bày"thập như thị", tức là mười chân tướng của các phápnhư là : Như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, nhưthị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, nhưthị bổn mạt cứu cánh đẳng (thật tướng của các pháp làtướng, tánh, thể, lực, tạo tác, gây nhân, các yếu tố, hòahợp, kết quả, từ gốc gác ngọn ngành đều như vậy cả) để chỉchung cho sự hình thành muôn loài vạn vật trong vũ trụ đều có sựcấu tạo giống nhau từ vật nhỏ đến vật lớn.

Kinh Pháp-Hoa doPhật Thích-Ca nói sau cùng, đồng thời với kinh Niết-Bàn, trước khivào Niết-Bàn. Việc nghiên cứu, đọc tụng để hiểu được tinhthần của bộ kinh Pháp-Hoa là ý hướng căn bản mà phần đôngPhật tử chúng ta đều mong đạt thành.

22.-ĐỨC PHẬT NÓI KINH NIẾT-BÀN LÚC NÀO, TẠI ĐÂU, VỚI MỤC ĐÍCH GÌ?

Kinh Niết-Bàngồm chung cả Tiểu-thừa và Đại-thừa do đức Phật giảng thuyết chocác hàng đệ tử tại thành Câu-Thi-La trước khi vào Niết-Bàn vàsau thời nói kinh Pháp-Hoa.

Kinh Niết-Bàn cónhiều người dịch thuật. Đời Tây-Tấn, ngài Bạch-Pháp dịch làPhật-Bát-Nê-Hoàn kinh gồm 2 quyển. Đời Đông-Tấn ngài Pháp-Hiểndịch là Đại-Bát Niết-Bàn kinh gồm 6 quyển. Kinh Niết-Bàn nói vềviệc tu hành, chứng quả và hóa thân của đức Phật Thích-Ca. Trongkinh Trung A-Hàm cũng có đề cập tới kinh Niết-Bàn. Đời Tây-Tấncòn có ngài Trúc-Pháp-Hộ dịch là Phật Thuyết Phương-ĐẳngBát-Nê-Hoàn kinh, gồm 2 quyển. Đời Tùy, ngài Xà-Na Quật-Đa dịchlà Tứ-Đồng-Tử Tam-Muội kinh, 3 quyển và ngoài ra còn có ngàiĐàm-Vô-Sấm (đời Bắc-Lương) dịch là Đại-Bát Niết-Bàn, gồm 10quyển. Đến đời Đường ngài Nhược-Na Bạt-Đà-La cũng có dịchkinh nầy, sau có ngài Huệ-Quán đời Tống cũng dịch kinh Niết-Bàngồm có 36 quyển.

Kinh Niết-Bànnói : Phật tuy diệt độ, nhưng pháp thân Ngài thường còn khôngdiệt. Phật cũng có nói về việc thiêu xác và phân phối Xá-lợiđể phụng thờ sau khi Ngài vào Niết-bàn. Đây là một cách giáohóa thực tiển để cho các hàng đệ tử nào chưa có dịp gần gũiđức Phật, cũng có được cơ duyên phụng sự Phật một cách cóhiệu quả.

Kinh Niết-Bànđược xem như là những lời di chúc sau cùng của đức Phật đểdẫn dắt hàng đệ tử con đường tu tập và cũng là những lờitrấn an những đệ tử nào quá bi ai khổ não về việc Phật khôngcòn tại thế.

Phật dạy rằngcác ngươi nên tin tưởng nơi tự thân, cho dù không có Phật cũngcó thể tự tu tự độ được, nếu mỗi người không tự cốgắng, Phật dù ở gần bên cạnh, chúng ta cũng không thể nào giảithoát được mọi khổ não.

23.-DUY THỨC, CÁCH THÀNH LẬP VÀ PHÂN LOẠI RA SAO ?

Duy-Thức tiếngPhạn là Ma-Hằng Thích-Đa, dịch là Duy và Tỳ-nhược-đế dịch làThức. Đây là một lối dịch đảo ngữ từ thành Duy-Thức.

Thức còn cónghĩa là liễu-biệt (phân biệt rõ ràng chi li), thông đạt cả nhânvà quả và được chia ra làm 3 loại : Thức thứ 8 hayA-lại-da-thức, thức thứ 7 hay còn gọi là Mạt-na-thức và 5 thứclà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Nói cách khác, con người gồm có 8thức : 5 thức, thức thứ 6 hay ý thức, thức thứ 7 hayMạt-na-thức và thức thứ 8 hay Alaya thức. Thức chính là nơi chứanhóm các chủng tử để phát khởi ra hiện hành (phát ra sự hiểubiết sự vật) nên gọi là duy tâm và do phân biệt để thấu suốtmọi vật tức là duy thức. Theo bộ "Duy Thức Thuật Ký" thìDuy-thức có hai nghĩa chỉ sự hiển bày "giản - biệt" tức dovọng chấp mà có thức, không có tâm ngoài cảnh mà do tâm tạo ratất cả. Trong Duy-thức Tam Thập Tụng có bài kệ nói về ý nầy nhưsau : "Tâm dẫn đầu vạn pháp, tâm chủ, tâm tạo tác và theonghĩa thứ hai là "quyết-định" tức xa lìa mọi sự tăng haygiảm mà trong đó có 8 thức vậy. Có các loại Duy-thức : Tam Thậptụng (30 bài tụng), Nhị Thập tụng (20 bài tụng), thành Duy-Thức,Bát-Thức Qui-Củ, Đại-Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận ... Theo quanđiểm của lý Duy-thức có 3 tánh : Biến kế sở chấp, tức chấpcác Pháp ở ngoài tâm, y tha khởi tánh cho rằng nhân duyên củacác pháp sanh ra chủng tử (hạt mầm) và tánh viên thành thật, nhờnương vào tánh y tha cho là thật thể, chân như ... Có một tông pháiDuy-thức gọi là Pháp-tướng-tông do ngài Long-Thọ và Vô-Trước(thế kỷ 9 T.L.) khởi xướng. Duy-thức dùng lối lý luận để chứngminh vạn vật đều do thức biến. Do đó, chúng ta biện giải thôngsuốt lẽ sinh tồn trong vạn vật muôn loài.

Muốn hiểu rõđược lý Duy-thức, hành giả phải thực hành và gia công nghiêncứu kinh điển Phật giáo trong nhiều năm tháng qua các bộ kinhĐại-thừa mới thấu đạt lý mầu của môn học nầy.

24.-PHẬT ĐẢN VÀ PHẬT LỊCH KHÁC HAY GIỐNG NHAU ?(^)

Một ngườithường ra chào đời gọi là sinh và ngày đó là ngày sinh nhật.Các bậc Thánh ra đời thì gọi là Đản-sanh, Giáng-sanh hayKhánh-đản hoặc Phật-đản.

Đức PhậtThích-Ca là giáo chủ của đạo Phật, ra đời vào năm 624 trướcTây lịch. Do công phu tu hành, Phật đã giác ngộ, chứng quả giảithoát rồi truyền bá pháp tu ấy cho nhân loại. Cứ mỗi năm đếnngày Đản-sanh Ngài, người Phật tử ở khắp năm châu đều tổchức lễ kỷ niệm một cách thật trọng thể để tưởng niệm đấngchí Tôn Vô-thượng Chánh-giác.

Theo truyền thốngcủa dân tộc Việt, lễ Phật-đản mỗi năm đều vào ngày mồng 8tháng 4 âm lịch. Từ năm 1951 trở đi, nhân kỳ đại hội Phật giáothế giới lần thứ nhất tại Colombo (Tích-Lan) quy định trở lại ngàygiáng sinh của đức Phật vào ngày Rằm trăng tròn tháng tư theo lịchẤn-Độ để phù hợp với đại đa số các nước theo Phật giáoĐại-thừa.

Phật-đản vàPhật-lịch khác hay giống nhau ? Như đã trình bày, Phật-đản đểđánh dấu một ngày quan trọng mà bậc Thánh nhân là đức Thích-Cara đời. Trong khi đó Phật-lịch tính sau khi Phật nhập Niết-bàn tớinay là 2541 (1997) năm. Chữ Lịch có nghĩa là trải qua, để đánh dấuchuỗi thời gian mà Phật giáo tồn tại trong nhân loại qua thời giantính theo năm tháng Phật diệt độ. Có một vài cuốn sách chọn Phậtlịch không được thống nhất, vì có thể lấy ngày Phật-thành-đạolàm Phật-lịch, hoặc ngày Phật nhập Niết-Bàn làm Phật-lịch màniên đại có khác nhau trồi sụt khoảng 100 năm. Dù chọn ngàyvào trong đời của Phật làm Phật-lịch thì ý nghĩa việc thị hiệnđộ sanh của Ngài nơi cõi đời nầy vẫn không thay đổi.

25.-VỀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY PHẬT-THÀNH-ĐẠO VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA NÓ.

Sau khi đã thựchành và nhận chân ra được phương pháp tu ép xác theo lối khổhạnh như các đạo sĩ thuộc nhóm ông Kiều-Trần-Như không thể đạtđến giải thoát rốt ráo, đức Phật bèn rời khỏi họ để tìm ramột lối thoát do chính mình bằng con đường thực nghiệm tu chứng.

Nhờ áp dụngpháp tu tĩnh tọa tham thiền, Phật Thích-Ca đã giác ngộ được sau 49ngày tư duy dưới cây Bồ-Đề, và chứng được sáu phép thầnthông : 1- Thiên-nhãn-thông, 2- Thiên-nhĩ-thông, 3- Lậu-tận-thông, 4-Tha-tâm-thông, 5- Thần-túc-thông, 6- Túc-mạng-thông (1- Mắt tinhthông, thấy suốt được tất cả các cõi, 2- Tai nghe rõ thấu đượctất cả tiếng kêu than của mọi loài, 3- Các phiền não mê mờ đãđược đãi lọc sạch không còn thấm lọt được tâm thanh tịnh, 4-Thấu rõ được tâm địa của kẻ khác một cách dễ dàng, 5- Thayhình đổi dạng tùy theo nhu cầu mà biến hiện cho thích hợp, 6- Biếtrõ được kiếp trước của mình đã tạo ra nhân gì và thọ quảbáo ra sao). Sáu phép thần thông hay còn gọi tắt là lục thông cũngcùng một ý nghĩa. Trong lúc tu hành quan sát lý vô thường, khổ,không và vô ngã (không có cái ta) trong Tứ-niệm-xứ (4 ý niệmcăn bản phải luông ghi nhớ về kiếp nhân sinh) mà đức Phật đãnghĩ về kiếp nhân sinh chỉ giả tạm chứ không có gì thực thể,không bền chắc, vì con người sống ở đời bị mọi thứ ràng buộcchi phối. Do tham thiền nhập định, Đức Phật đã đạt được giácngộ (Englightenment)lúc sao mai vừa mọc vào ngày mùng 8 tháng 12âm-lịch. Lúc Phật chứng quả, chư Thiên cùng nhau hoan hỷ rải hoacúng dường và xưng tán đức Phật là bậc thầy của cả Trời vàngười.

Nhớ lại nămthầy đạo sĩ cùng tu khổ hạnh ép xác lúc đầu, đức Phật lầnđầu tiên đến vườn Lộc-Uyển thuyết về nguyên nhân của sự khổvà tìm cách diệt khổ mới đạt được chân lý (4 chân lý) đểhướng dẫn họ tu tập theo chánh pháp.

Ngày Đản-sanhcủa đức Phật đánh dấu trang sử vàng son của Phật giáo, nhưngngày Thành-Đạo mới chính là thời điểm lịch sử huy hoàng chóilọi nhất còn vang vọng trong lòng nhân loại qua mọi thời đại.

26.-GIỮA NHẬP-DIỆT VÀ NIẾT-BÀN KHÁC HAY GIỐNG NHAU ?

Người thườngchúng ta sau khi tắt hơi thở lìa khỏi cõi đời nầy gọi là chết,còn người theo đạo Lão khi chết gọi là quy tiên. Trong khi đó đốivới người lớn tuổi có đạo đức lúc qua đời gọi là"Hóa" hay "Vãng" và Phật giáo còn có một vài danhtừ để chỉ cho trạng thái nầy.

Nhập-diệt hayNiết-bàn đều có nghĩa giống nhau để chỉ cho trạng thái vắng lặngmà chỉ có Phật mới đạt được, khi lìa bỏ xác thân ở đời.Nhập-diệt là vào nơi yên tỉnh không bị phiền não câu thúc bóbuộc hay lôi kéo. Còn Niết-bàn là không còn sanh diệt nữa, đãđược tự tại và đạt tới an lạc hoàn toàn. Tiếng Phạn gọiNiết-bàn là Nirvana cũng đều có ý nghĩa là không bị sanh tử chiphối nữa, vì thế còn gọi là "viên tịch".

Người tăng sĩPhật giáo khi nhắm mắt, tắt thở gọi là viên tịch, tịch diệt, haythị tịch để nói lên cái ý nghĩa rằng không còn bị ràng buộcbởi cái nghiệp lực chi phối. Do kinh nghiệm hay do một vài ngườikể lại, có nhiều nhà sư biết trước được giờ chết, lo tắmrữa sạch sẽ, thay quần áo gọn gàng và dặn dò đệ tử nhữngđiều cần thiết trước khi lìa đời. Nhờ công đức tu hành nênlúc bỏ thân xác nầy, các tăng sĩ đều được an nhiên mà hóa,nghĩa là con người của họ đã làm chủ được thần thức, khôngbị các ý niệm xấu tới lôi kéo đi thọ sanh vào một kiếp khác.Thông thường, chỉ có Phật mới gọi là nhập Niết-bàn, nhưng trongmột ít trường hợp các Hòa-Thượng lớn tuổi có nhiều thànhtích hoạt động, lúc chết cũng được gọi là nhập Niết-bàn haynhập-diệt vậy. Tưởng cần nói thêm là nghĩa của chữ vắng lặngtrong chữ Tịch-diệt không có nghĩa là trống không như hư không vàđã có người cho rằng Phật giáo chủ trương phá chấp để cuốicùng chọn lấy một chữ "KHÔNG" như là con số zero. Nếu chủtrương một cách thuần vật lý như nhận xét vừa nêu, hẳn Phậtgiáo đã bị đào thải bởi các ngành khoa học thực nghiệm ngàynay.

Đi từ kháiniệm vật chất để đạt tới lý tưởng do công phu tu tập màthành, chỉ có con đường thực nghiệm tâm thức do Phật giáo chủtrương là được tồn tại lâu dài.

27.-HÃY PHÂN BIỆT PHẬT GIÁO VỚI ĐẠO PHẬT KHÁC NHAU THẾ NÀO ?

Phật giáo vàđạo Phật là hai danh từ đã dùng quen thuộc, hầu mhư ít có ai đểý phân biệt được chỗ giống và khác nhau thế nào để làm gì,có lẽ việc tìm hiểu như thế không cần thiết chăng ?

Thật ra, chữPhật giáo và đạo Phật có khác nghĩa nhau đôi chút. Phật giáo làtiếng gọi tổng quát rất phổ thông để chỉ cho một tôn giáo nhưPhật-giáo, Thiên-chúa-giáo, Cao-đài-giáo v.v... tức là gồm cảmột hệ thống của một tôn giáo có một giáo chủ, giáo lý vàgiáo đoàn thuộc phạm vi khách quan. Trong khi đó, danh từ đạo Phậtđược thu hẹp nghĩa hơn và chỉ lưu hành trong phạm vi của một quốcgia hay nhìn xa hơn thuộc về phạm vi chủ quan của từng cá nhân. Vídụ: Tôi theo đạo Phật hay đạo Phật của tôi, hoặc đạo Phật, đạoHòa-hảo, đạo Islam...

Ngoài ra Phậtgiáo còn bao hàm được cái nghĩa nguyên thủy của nó, còn đạoPhật theo dòng thời gian, đã biến thái và đi vào dân gian như mộttôn giáo qua sự đãi lọc và truyền thừa bởi các nhà truyềngiáo, các vị tổ khai sáng tông phái, các bậc thiện-tri-thức ...để đem đạo Phật gần gũi và hòa nhập vào các sinh hoạt dân gian.

Do đó, chúng tacó thể nói rằng Phật giáo là chỉ cho cái chung của một tôn giáovề chiều rộng, còn đạo Phật phải đòi hỏi ở sự thực hànhthuộc về chiều sâu hơn. Từ trước tới nay hai danh từ nầy cósự dùng lẫn lộn và cho tới bây giờ cũng chưa ai phải bận tâmđem tách rời nhau ra làm hai phạm vi cả, vì trên danh nghĩa hình nhưhai, nhưng ý nghĩa đều chỉ có một, là một tôn giáo thuần túy màthôi. Biết được sự khác nhau của cách dùng như thế để khỏicó sự lầm lẫn mỗi khi gặp kẻ khác hỏi để tìm hiểu hay chấtvấn về Phật giáo.

Vấn đề danh từđơn giản ta chưa giải quyết được thì đừng nói chi tới phầngiáo nghĩa sâu xa của Niết-Bàn, Cực-Lạc, Chơn-Tâm ... còn xa lạkhó hiểu đến chừng nào !

28.-GIẢI THOÁT LÀ THẾ NÀO ? NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GÌ ĐỂ TU CHO ĐẠTĐƯỢC ?

Như những tộinhân được cứu ra khỏi lao tù, như người sắp chết đói đượcthức ăn, cũng như chúng ta sống trong đời nầy gặp nhiều oan tráivây ngặt nên phải tìm cách vượt ra mà chỉ có giáo lý đạo Phậtmới đủ công năng giải thoát được sự ràng buộc ấy.

Đức Phật từbỏ ngai vàng, bệ ngọc, vợ con vào núi tu hành cho đến khi đạtđược chân lý là một sự giải thoát vô tiền khoáng hậu. VìPhật không những tu để tự cứu mình mà khi giải thoát đượctất cả khổ não rồi còn giải thoát cho tất cả chúng sanh đang trầmluân trong biển khổ sanh tử nữa. Người tu hành sống đời đạohạnh, không vướng bận cảnh vợ con là một hình thức giải thoát.Chúng ta tự chủ được mình trong những dục vọng thấp hèn cũnglà một hình thức giải thoát nhưng chính ta không tự thấy được.Muốn được giải thoát, trước hết chính ta phải tự ý thức đểcứu lấy mình ra khỏi cảnh ràng buộc. Ngoài ra, do nhờ tha lực trongnhững trường hợp như bị áp bức, ép ngặt ... để được tự do,tự tại. Nhưng trong đời phần nhiều do ta tự giải thoát lấy mình.Có phương pháp để đạt đến giải thoát là dứt bỏ lòng thammuốn bất chánh và khi đã bắt tay vào làm một công việc gì phảitrung thành với việc đó cho đến khi hoàn thành mới thôi (quan niệmgiải thoát theo thế gian), thứ hai là hy sinh thì giờ để nghiêncứu, học hỏi, thực hành những việc thiện hay từ bỏ gia đìnhđể tu theo Phật cho đến khi tìm ra được chân lý (quan niệm) giảithoát hướng thượng vượt ngoài phạm vi thế gian).

Đức PhậtThích-Ca nhờ thực hành đúng và rất táo bạo về cuộc cách mạngđể giải phóng cho nhân sinh thoát khỏi vòng sanh tử và chính Ngàiđược xưng tụng là bậc Thiên Nhơn chi Đạo-Sư (Thầy của Trời vàNgười).

Nói cách khác,việc giải thoát không khó, nhưng khó ở thái độ trù trừ củachúng ta không chịu bắt tay vào việc tu tập thì khó mong đạt đượcmục đích.

29.-THẦN THÔNG LÀ GÌ ? NHỮNG AI ĐẠT ĐƯỢC ?

Ngày nay chúng tathường nghe danh từ thôi miên thuật cũng đã là một hình thứcnhờ luyện tập công phu mà đạt được. Phật giáo có thần thôngđể nói phép tùy cơ ứng biến mà chư Phật thị hiện ra đời vàbiết rõ suốt được tất cả việc quá-khứ, hiện-tại và tương-laimột cách rõ ràng.

Thần thông gồmcó 6 loại, sáu phép hay lục thông như :

1-Thiên-nhãn-thông : Con mắt nhờ luyện thần nên trông thấy suốtđược mọi thời, mọi cảnh giới.

2-Thiên-nhĩ-thông : Lỗ tai nghe thấu suốt được tất cả âm thanh củathời đại và ngày cả âm thanh trên các cõi trời.

3- Lậu-tận-thông: Các mê lầm của vô minh đã diệt không sót lại, trong tâm thứchoàn toàn tĩnh lặng.

4- Tha-tâm-thông :Biết rõ được tha nhân một cách tự nhiên.

5-Thần-túc-thông : Bay đi tự tại qua mọi nơi, mọi lúc nhanh chóng nhưtrở bàn tay.

6-Túc-mạng-thông : Biết rõ được mạng sống kiếp trước của mìnhmột cách thấu suốt trong mỗi một hành động tạo nghiệp và cũngnhờ đó phối kiểm lại những việc đã qua.

Đạt được sáuphép thần thông nầy, chỉ có Phật, còn các bậc Bồ-Tát chỉ đạtđược lậu tận thông và một phần của tha-tâm-thông.

Muốn đạtđược thần thông, cần phải tập trung định lực bền chắc như chấtkim cương mới không bị bất cứ ma lực nào chi phối được. Cònnhững người tu hành bình thường, lúc ngồi thiền tự nhiên cũngthấy mình phi thân tới chỗ nầy chỗ nọ. Điều đó không phải làtrạng thái chứng ngộ, giải thoát mà chỉ là ma chướng thườnghiện ra để thử thách mà thôi.

Tu tập để đạtđược thần thông không phải chỉ một sớm một chiều mà thànhcông, chúng ta cần phải tích lũy công phu lâu dài, liên tục nhưđức Phật Thích-Ca đã thực hành.

30.-XÁ-LỢI LÀ GÌ ? AI CÓ ĐƯỢC NGỌC XÁ-LỢI ?

Chư Phật,Bồ-Tát, các vị Tổ sư khi viên tịch (nhắm mắt lìa đời), xác thânđược đem thiêu và còn lại phần tinh ba gọi là Xá-lợi.

Như thế,Xá-lợi có khác với xương cốt mà người thường chúng ta khichết cũng đốt và thu lại trong một cái bình để thờ không ? Nóimột cách khác dễ hiểu hơn, Xá-lợi là do cái tinh túy của conngười dồn lại. Người tu do sức thiền định, cũng như tinh tủykhông dùng vào việc ân ái nên tích tụ lại và kết thành mộtchất sáng long lanh như kim cương sau khi xác thân đã được thiêuđốt. Chất sáng ấy chính là ngọc Xá-lợi. Chư Phật, các vị Tổ sưđã tu chứng đắc đạo, lúc nhập Niết-bàn mới có được ngọcXá-lợi. Đức Phật Thích-Ca lúc nhập diệt, Xá-lợi của Ngàiđược chia thành 8 phần để cho các hàng đệ tử phụng thờ. Hiệnnay, Xá-lợi Phật vẫn còn tại một vài nơi như Népal, Tích-Lan vàđược dân chúng hết sức kính ngưỡng. Việt-Nam có chùa Xá-LợiSàigòn, thành lập vào năm 1952 cũng có rước được một phầnXá-lợi Phật từ Tích-Lan về thờ. Ngọc Xá-lợi nguyên thủy cólẽ đã bị biến dạng và hiện nay có còn lại chăng một phần (củangọc Xá-lợi) đều do sáng tạo của hàng Phật tử sùng kính muốnghi ơn đức Phật nên tìm cách duy trì. Tại Pháp vào năm 1979, chùaViệt-Nam tại Nice có tổ chức một cuộc rước đất thiêng do pháiđoàn hành hương đến Ấn-Độ chiêm bái các nơi Phật tích mang về.

Đức tin của conngười rất quan trọng, những gì đã được tôn thờ đều có mộtgiá trị tinh thần rất cao !

Ngày nay,Xá-lợi Phật vẫn còn sáng ngời trong lòng mỗi chúng ta qua mọithời đại, nếu biết tùy hoàn cảnh của mỗi quốc độ mà duy trìchánh pháp để tạo cho người đời một lòng tin tưởng mãnh liệtvào ánh sáng của đạo mầu giải thoát là chúng ta đã cúngdường Xá- lợi Phật một cách đúng nghĩa vậy.

31.-KHỒ TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT HÌNH THỨC THAN THÂN TRÁCH PHẬNĐỂ CHÁN ĐỜI ?

Cái khổ của conngười có muôn mặt thuộc về tâm sinh lý, là một sự thực hiểnnhiên ta không thể chối cải được. Phật chỉ nói khổ, vì thấy rõđược chân tướng của nó và chỉ bày phương pháp để diệt khổ.

Trong mỗi sinhhoạt hàng ngày, chúng ta chưa thấy có ai hài lòng với chính mình.Chẳng hạn người buôn bán hơi bận rộn một chút đã than bận quá,còn như lúc rãnh lại than ế ẩm. Học trò tới kỳ thi vùi đầuvào sách vở thì than bận đã đành, nhưng khi đã thi xong thì cũngcòn bao nhiêu mối bận rộn khác như nghỉ hè ở đâu, tiệc vui bèbạn... Như thế con người từ khi sinh ra đời, lớn lên, già rồichết, chúng ta gặp biết bao nhiêu cảnh khổ, không được toại ý.Khổ về tinh thần và khổ về vật chất mà Phật giáo chia làm 8 loạikhổ khác nhau là : Khổ về sanh, già, bịnh, chết, yêu nhau phải xa lìa,mong cầu không được toại nguyện, thù ghét nhau nhưng phải sống chungđụng và các phần thuộc sắc, thọ, tưởng, hành, thức (5 uẩn) cósự bất bình thường cũng gây ra sự khổ.

Nêu ra cái khổkhông phải để chán nản, bi quan mà là để tìm cách thoát ra nó,đạo Phật không chủ trương khổ để đưa người vào chỗ mê lộkhông lối thoát, như có người cho rằng đó là tư tưởng chánđời, yếm thế ... Chữ khổ có nghĩa là DUKKHA (suffering), tức làchồng chất lẫn lộn những điều bất như ý vào trong các sinh hoạtthường ngày của chúng ta. Muốn diệt khổ, chúng ta phải biết kiênnhẫn (perseverance) và trì chí hay nhẫn nại (patience), tận tâm(thoroughness) và chăm chỉ (industry) làm hết bổn phận của mình mỗingày, tâm hồn sẽ an vui, thư thái. Kinh 42 Chương, phẩm "Thiểu dụcvà tri túc" nói :

"Người biếtđủ dù ở bất cứ chỗ nào trên mặt đất, tâm trí cũng đượcthỏa mãn, còn người không biết đủ dù cho có ở trên thiênđường cũng không vừa ý".

Chúng ta biếtđược khổ để tìm cách tiêu diệt, vì không thể chạy trốnđược. Người chạy trốn cái khổ mới chính là kẻ bi quan, yếmthế vậy.

32.-37 PHẨM TRỢ ĐẠO BỔ ĐỀ

Có nhiều ngườinghĩ và giải thích khác nhau về 37 Phẩm-trợ-đạo Bồ-Đề, bởi dosự hiểu lầm hoặc vì thiếu sự nghiên cứu đúng đắn gây ra. Đểbổ túc cho được đúng, ở đây bút giả cố gắng trình bàynhững chi tiết sau đây để quý vị hằng lưu tâm tới Phật giáo dễdàng trong việc đối chiếu với các kinh điển.

37Phẩm-trợ-đạo Bồ-Đề là một trong các phương pháp tu hành đểgiúp cho hành giả tấn tu trong khi thực hành Phật giáo và đượcchia ra làm 3 lãnh vực là chuyên tâm, chánh niệm và chọn lọc. Trongphần chuyên tâm có 4 Niệm-Xứ, 4 pháp Chánh-Cần và 4 điều Như-Ý.Phần Chánh niệm gồm có 5 căn và 5 lực và phần chọn lọc cóThất-Bồ-Đề-Phần và 8 Chánh-Đạo (những danh từ vừa nêu trênxin xem bài riêng).

Thất-Bồ-Đề-Phầnhay Thất-Giác-Chi mà trong đó việc lựa chọn các pháp tu trướctiên để được thích hợp cho việc tu hành, chứng tỏ rằng giaiđoạn chọn lọc tức là đãi lọc những cáu bợn phiền não rakhỏi tâm thức rất quan trọng.

Trong 3 giai đoạnchuyên tâm, chánh niệm và chọn lọc, nếu hành giả thực hànhđược trong một hoàn cảnh thuận lợi và tâm trí không bị chi phốibởi các tạp niệm (nhớ nghĩ vẫn vơ vô ích) bên ngoài xen vào thìthật là điều lợi ích thiết thực cho việc tu tập.

Tóm lại, 4Niệm-Xứ, 4 Chánh-Cần, 4 điều biết đủ Như-Ý, 5 căn, 5 lực, 7Bồ-Đề-Phần, 8 Chánh-Đạo là 37 phương pháp trợ giúp hành giảtấn tu huệ nghiệp.

33.- HÃY CHO BIẾT "TỨ NIỆM XỨ" VÀ CÔNG DỤNG RA SAO ?

Hành giả trênbước đường tu tập, đầu tiên là những phương pháp thực hànhđể đạt đến tỏ ngộ chân tâm. Đây là 4 pháp môn mở đầu trong37 Phẩm Trợ-Đạo Bồ-Đề.

Bất cứ lúcnào và ở đâu, nếu thấy thuận tiện, người thực hành Phậtgiáo cũng có thể tưởng nghĩ tớ 4 điều căn bản nầy để quansát rõ về hình tướng thật của thân mạng nầy thay đổi theo từngkhoảnh khắc. Có quan sát được như thế chúng ta mới biết đượcchân giá trị của kiếp sống con người để bồi dưỡng cho đờisống đạo đức cho được hoàn hão hơn.

Bốn điều nhớnghĩ của người hành trì Phật giáo có thể được chia ra như sau :

* Về thân thể :Quan sát thân nầy dơ nhớp, do các yếu tố đất, nước, gió, lửatạo nên và nó chỉ tồn tại được trong một thời gian hữu hạnrồi cũng tiêu hủy theo năm tháng. Nếu ta không chú ý săn sóc, nhưtắm rửa hay trang điểm thì xác thân nầy sẽ bẩn thỉu khó chịu,nhất là khi ta phải tiếp xúc với mọi người chung quanh.

* Về nhu cầu vậtchất : Có thân xác dĩ nhiên phải có những nhu cầu vật chất đểnuôi dưỡng nó và đây là điều cần nên suy nghĩ kỹ tới việcthọ nhận là khổ. Nói như thế không có nghĩa là từ chối tất cảđể cho thân thể héo gầy, bịnh hoạn. Khi thọ nhận những nhu cầuvật chất không nên quá độ, vì ngoài thân thể ra, tinh thần mớiđáng quý.

* Về tâm lýđổi thay : Tâm con người luôn luôn thay đổi như con vượn leo cây(tâm viên), như ngựa chạy rông (ý mã), không một giây phút nàongừng nghỉ cả. Việc cần thiết là chúng ta nên suy nghĩ hay quan sátkỹ tâm ta vốn không cố định, từ đó mới bắt đầu tìm cách chếngự nó định tĩnh lại theo sự điều khiển của chủ nhân chính làta.

* Các pháp đềukhông có thật tướng, tức là tất cả các pháp đều vô ngã.Thật vậy, tự nơi bản chất của các pháp đều không có gì gọilà cái "NGÃ" được cả. Ví dụ : Thân thể cũng không phảilà ta, vì khi xác thân nầy rã rời, thì các phần đất, nước,sức ấm và hơi thở đều hoàn nguyên cho các trạng thái lúc banđầu.

Khi chúng ta quansát kỹ 4 ý niệm căn bản nầy để tấn tu, vì thân thể bất tịnh,thọ nhận là khổ, tâm vô thường và pháp không có thật ngã thìviệc tu hành mới tấn bộ ngỏ hầu đạt đến giải thoát an vui.

34.-TỨ-CHÁNH-CẦN LÀ GÌ ? HÌNH TƯỚNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC PHÁP ẤYRA SAO ?

Trong 37 pháp giúpcho việc thực hành Phật giáo được hoàn bị mà 4 pháp môn quantrọng chánh đáng rất cần thiết nên gọi là Chánh-Cần.

Bốn phápChánh-Cần là : Điều thiện chưa sanh cần làm cho phát sanh, việcthiện đã sanh phải làm cho nó tăng trưởng mãi, điều ác chưa sanhphải cố ngăn chặn không cho phát sanh và việc ác đã sanh phải tìmcách diệt trừ. Đó là 4 pháp tu chánh đáng mà bất cứ hành giảnào muốn đạt được đạo không thể không thực hành.

Đã gọi làpháp Chánh-Cần thì bất cứ lúc nào người tu hành cũng có thểnhớ nghĩ và thực hành được cả. Tuy nhiên, để cho công việc tutập đạt tới kết quả tốt, thì giờ thích hợp và thuận tiệnnhất để nghĩ tới 4 pháp Chánh-Cần là lúc ngồi thiền, quan sátvà tập trung tư tưởng hoặc lúc nào ta cảm thấy tâm trí nhẹnhàng, không bị chi phối bởi hoàn cảnh phức tạp chung quanh.

Điều ác vàviệc thiện vốn không có hình tướng nên khó có thể diễn tả chođúng hoàn toàn được. Ở đây có thể lấy một vài ví dụ đểlàm cho vấn đề được sáng tỏ hơn như : Tánh tỵ hiềm, lòng thammuốn, ý ganh ghét v.v... là những việc xấu, điều ác cần nêntránh, còn việc thiện là những điều mà ai cũng thích như lòng thathứ, yêu thương rộng khắp, tánh rộng rãi v.v... Nhưng, còn nhữngviệc xấu ác chưa sanh thì làm sao mà biết được để ngăn chặn chonó đừng sanh ? Việc ác dù nhỏ nhoi đi nữa cũng là hạt mầm củabao nhiêu sự sai lầm tai hại, cho nên dù một sự móng tâm nào cótính cách bất chính và có phương hại tới mọi người và mọi vậtchung quanh cũng đều phải tức thời tìm cách dập tắt ngay từ lúcnó mới nhen nhúm phát khởi.

Tập trung đượcmọi ý tưởng tốt cho tới khi nào ta nghĩ tới điều thiện thắngđược điều ác như người đãi lọc vàng trong đất cát thì việctu tập mới gọi là thuần thục vậy.

35.- TỨ-NHƯ-Ý-TỨC LÀ GÌ ?

Tứ-như-ý-túclà bốn điều biết đủ như ý hay là bốn pháp môn tùy thuộc vàoviệc suy nghĩ và là phần cốt tủy trong việc thực hành các pháplành vậy.

Bốn điều biếtđủ như ý là : Lòng ham muốn vừa đủ, ý niệm, tinh tấn và địnhhay nói một cách khác việc mong cầu, việc suy nghĩ, về hành độngvà tư tưởng phải đúng. Mong muốn, suy nghĩ, hành động và tưtưởng là 4 khía cạnh của một vấn đề để từ đó con người cóthể làm được thiên thần hay quỉ vật. Tại sao ? Vì một khi mà lòngham muốn hay dục vọng của ta quá độ dễ đưa tới chỗ sa ngã, mùquáng và gây ra nhiều tội ác. Đối với người tu, mọi việc đềuphải biết đủ (tri túc) nên chữ "túc" ở đây còn cónghĩa là tri túc. Trong khi đó việc suy nghĩ và hành động là nhữngyếu tố quan trọng hơn cả. Nếu ta chỉ nghĩ và hành động một chiều,tức là thiếu sự cân nhắc kỹ càng để đưa tới việc làm thôbạo có phương hại kẻ khác. Sau cùng là phần tư tưởng mới quyếtđịnh được mọi việc đúng hay sai ở đời. Tư tưởng đúng, hànhđộng đúng ; tư tưởng sai, dĩ nhiên hành động không thể nàođúng được. Một người có tư tưởng hướng thượng, tức làbiết hướng đời sống tới một lý tưởng và sẽ đi đúng theo conđường đã chọn. Nếu tư tưởng lệch lạc, sai lầm sẽ kéo theocuộc đời khổ não, đau đớn không thể lường được.

Nguyễn-Công-Trứtrong bài "chữ nhàn" có câu : Tri túc, tiện túc, đãi túc,hà thời túc ; tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn, nghĩalà biết đủ cứ cho là đủ, chờ đợi cho đủ thì chừng nàomới đủ được ; cũng như biết nhàn cứ tự nhiên hưởng cáinhàn, chờ đợi tới lúc thực sự nhàn nhã thì làm gì cóđược cảnh ấy ?

Trong kinh "TứThập Nhị Chương" cũng có đoạn nói về thiểu dục và tri túc,đức Phật dạy các thầy Tỳ-kheo : Người biết đủ dù có ở đâutrên mặt đất, tâm hồn vẫn cảm thấy được thư thái nhẹ nhàng ;còn người không biết đủ cho dù ở trên cảnh thiên đường cũngkhông được vừa ý.

Tri túc làphương thuốc cần cấp cho người tu hành, cũng như biết đủ như ýrất quan trọng trong bất cứ mọi trường hợp ta muốn thực hiệnmột công việc gì dù lớn hay nhỏ.

36.-NGŨ CĂN CÓ PHẢI LÀ 5 PHẦN THUỘC VỀ CƠ THỂ ?

Ngũ căn là 5pháp môn căn bản thuộc về khía cạnh tinh thần mà người tu muốnhoàn thiện tư cách, không thể không suy nghĩ để thực hành chođúng cách.

Ngũ-căn là tín,tấn, niệm, định và huệ hay nói cách khác là lòng tin tưởng, sựchuyên cần, điều suy nghĩ, tập trung tư tưởng và trí hiểu biếtphán đoán. Ở đây, vấn đề có thể triển khai theo nhiều khía cạnhtrong môi trường xã hội. Chữ Tín đứng đầu trong mọi việc giaotế, do đó trong kinh Qui-Nguyên Trực-Chỉ có câu "Tín vi đạonguyên công đức mẫu" (lòng tin là nguồn mạch của bao nhiêumẫu ruộng công đức). Mọi việc từ nhỏ đến lớn ở đời, nếuthiếu lòng tin cậy lẫn nhau, người ta khó có thể cộng tác vớinhau được. Sự chuyên cần cũng là yếu tố quyết định cho tư cáchđàng hoàng và đúng đắn của một người. Ví dụ làm việc đúnggiờ ; khi đã hứa việc gì ta phải giữ lời ; việc nào chưa biếtphải tìm tra cứu đến tận gốc rễ mới thôi, có như vậy mới đủuy tín để cho người khác đặt được lòng tin tưởng nơi ta. Ngoàira, việc suy nghĩ cũng giữ một phần quyết định quan trọng trong đờisống. Nghĩ đúng, hành động đúng. Việc định tĩnh tâm thần và tríhiểu biết sáng suốt là điều không thể thiếu được trong đờisống. Trí tuệ sáng suốt sẽ đẩy mạnh công việc của ta đến chỗthành công tốt đẹp như ý. Muốn có được trí hiểu biết lẹlàng, thông minh, một phần do bẩm sinh mà có còn một phần do ta tậpluyện và tu tập nơi kinh nghiệm mới thành tựu được.

Ngũ-căn làphần trợ duyên cho tư tưởng như phân bón, hóa chất thêm vào chocây cối được xanh tốt. Đây là những chất liệu cần thiết đểlàm phong phú cho đời sống tinh thần ngày càng bén nhậy, tinh vi.

Người tu hànhbiết áp dụng trong việc thực hành đúng mức pháp môn nầy sẽthành tựu được đạo nghiệp lâu dài vậy.

37.-NGŨ-LỰC LÀ GÌ ?

Như trên đãluận về ngũ-căn rồi, phần ngũ-lực chỉ là cái tác dụng củangũ căn mà thôi. Ngũ-lực là 5 sức mạnh tinh thần làm động cơthúc đẩy tư tưởng suy nghĩ đúng.

Như vậy,ngũ-lực là tín, tấn, niệm, định và huệ lực. Tại sao 5 căn và 5lực có cùng một hình tướng và tên gọi giống nhau lại chia ra làmhai lãnh vực cho thêm phức tạp ? Hình tướng của 5 căn và 5 lựctuy giống nhau, nhưng cái tác dụng của chúng hoàn toàn khác biệt.Chữ Lực là sức mạnh mà trong Phật giáo mỗi hành vi tạo tác ranghiệp lành, nghiệp dữ của chúng sanh đều do cái "Lực"nầy thúc đẩy mà ra cả. Giả sử ta tin một điều gì cũng giống nhưbao nhiêu kẻ khác tin, còn cái hấp dẫn để tin lại là việc khác,cho nên cái sức mạnh để tin đó mới là điều quan trọng. Chuyêncần là một đức tính tốt mà ai cũng có thể nghĩ được, nhưngcái động cơ thúc đẩy việc chuyên cần kia mới là điều đángnói hơn cả. Trí tuệ phán đoán mọi việc đúng, sai đều phải cómột sức mạnh tiềm tàng bên trong làm trợ duyên. Lực hay độnglực, nếu chỉ dùng chỉ thuần vật chất nó là cái đầu máy (moteur)của toàn bộ máy vậy. Lực trong phạm vi tinh thần là đầu dây mốinhợ sai sử con người quyết định, lựa chọn hay từ chối, tánđồng hay phản đối ... mọi việc đúng hoặc sai.

Vì vậy, ngườithực hành Phật giáo cần phải đặc biệc chú trọng tới cái sứcmạnh lôi kéo nầy của tư tưởng để kiểm soát mọi hành vi củamình, nếu không, sẽ bị cái sức chi phối nầy dắt dẫn tới nhữngviệc làm tai hại, lỗi lầm và cuối cùng ta không còn cách nào đểsửa đổi được nữa.

Hành động, tưtưởng, trí phán xét của ta phải do ta làm chủ để giữ đượcthế quân bình trong mọi khía cạnh sinh hoạt là vai trò của năm sứcmạnh tinh thần nầy chi phối.

38.-THẤT-BỔ-ĐỀ-PHẦN VÀ THẤT-GIÁC-CHI GIỐNG HAY KHÁC NHAU ?

Thất Bồ ĐềPhần là 7 yếu tố quan trọng trong việc phát tâm tu tập đạo quảBồ-Đề tức là giải thoát hay đạt đến giác ngộ.

Bảy phần trợgiúp cho công việc tu học đạt thành viên mãn, là một trong cácpháp của 37 phẩm trợ duyên cho hành giả tấn tu đạo nghiệp. Bảyyếu tố đó là những gì ?

Đó là :Trạch-pháp, tinh-tấn, hỷ, khinh-an, niệm, định, xã ; về ý nghĩa củamỗi pháp và việc thực hành như thế nào ?

- Trạch-pháp làchọn lực phương pháp hay các pháp môn thích hợp để tu, tức làcác pháp lành, đúng với trình độ căn cơ của ta. Ngoài ra, phươngpháp nào không thích hợp thì loại bỏ như người thích tu thiền thìnên chọn thiền, kẻ thích tu quán tưởng niệm Phật thì nên chọnpháp môn tu Tịnh-độ.

- Tinh-tấn làtiến tới không ngừng nghỉ. Khi làm bất cứ một công việc gì,muốn đạt đến chỗ thành công cần phải có ý chí cương quyết,dứt khoát.

- Hỷ là niềmphấn khởi vui tươi trong mọi việc hoặc hỷ xã, tức là vui vẽ chấpnhận các pháp lành để tu tập, trong tinh thần phấn chấn tự nhiênlúc thực hành điều kiện ấy giúp ta dễ thành tựu mọi việc.

- Khinh-an là nhẹnhàng, thư thái, hòa hoản, không gấp rút vội vàng, nhờ đó ta cóđủ sự sáng suốt để công việc tu học không bị thối chí nảnlòng.

- Niệm là suynghĩ những việc cần thực hành, tức là chú tâm vào một côngviệc không có ý chểnh mảng lơ là.

- Định là tậptrung tư tưởng. Trong trường đời, ta phải sống vật lộn với baonhiêu khó khăn, thử thách nên tâm bị giao động và cần phải cóthì giờ định tĩnh lại để tìm lấy những giây phút bình an.

- Xả là bỏ, xalánh những pháp bất thiện để tìm về chân tướng thật của conngười, hầu tạo dựng một đời sống tốt đẹp hơn.

Như thế, giữachữ Bồ-Đề và Giác-Chi (giác là sự hiểu biết, chi là nhánh hayngọn tức là từng bộ phận) đều có nghĩa là các pháp cơ bảnđưa tới giác ngộ.

Tóm lại, nếuhành giả biết thực hành đúng pháp tu, tức là chọn lựa phươngpháp để chấp nhận hay từ bỏ các pháp không thích hợp thì kếtquả sẽ tốt đẹp.

39.-BÁT-CHÁNH-ĐẠO LÀ GÌ ? XIN KỂ RÕ THỨ LOẠI RA SAO ?

Bát-Chánh-Đạolà 8 con đường chơn chánh hay 8 phương cách thực tiển để giúp choviệc tu hành đạt đến thành tựu viên mãn.

Bát-Chánh-Đạonằm trong các phương pháp tu tập của 37 Phẩm-Trợ-Đạo Bồ-Đề. Támpháp môn chính đáng nầy là động cơ của mắt, miệng, hành vi, tưtưởng và ngay cả thân thể nữa cũng ảnh hưởng dây chuyền hợpthành. Thấy biết đúng để nhận ra được sự vật không lầm thuộcvề chánh kiến, suy nghĩ ngay thật (Chánh-tư-duy) không mang tâm niệmxấu có hại cho kẻ khác. Miệng luôn luôn nói lời chân thật, hòanhã, không cố ý thêm bớt, đặt điều vô ích (Chánh-ngữ). Hànhđộng, việc làm chân chính (Chánh-nghiệp) luôn luôn chuyên cần đểđẩy mạnh công việc làm đạt tới kết quả tốt (Chánh-tinh-tấn),lúc nào cũng nhớ nghĩ tới điều hay lẽ thật (Chánh-niệm), chọnlựa những công việc nào thích hợp với khả năng và trình độcủa mình không làm phương hại tới kẻ khác trong việc mưu sinh(Chánh-mạng). Lòng lúc nào cũng hướng tới những tư tưởng hay,những điều bổ ích thiết thực cho đời sống của mình là ta đãtheo đúng chánh định. Nếu hiểu biết suy nghĩ chân chánh theo như támphương pháp nầy, chúng ta có thể rút tỉa ra được từ đó mộtbài học thực tiển thật hữu ích để ứng dụng vào đời sốnghầu cải tạo cho riêng cá nhân mình và tư tưởng theo đúng conđường chánh đáng, là con đường duy nhất chân thật làm kim chỉnam cho cuộc sống đúng nghĩa, hữu ích và an lạc.

Sống là mộtnghệ thuật mà mỗi người phải tự tạo ra cho cuộc đời mình tốtđẹp hay xấu xa. Người Phật tử biết sống đúng theo chánh pháp sẽtạo được hạnh phúc an vui trong chánh đạo.

40.-A-NẬU ĐA-LA TAM-MIỆU-TAM BỔ-ĐỀ LÀ GÌ ?

A-Nậu Đa-LaTam-Miệu-Tam Bồ-Đề là trí tuệ sáng suốt của Phật, dịch là tríhiểu biết rộng lớn. Do con đường tu chứng đã đạt được, làtrí tuệ vô thượng, là chân lý của sự an lạc.

Chữ A nghĩa là"vô", Nậu-Đa-La nghĩa là "thượng", Tam-Miệu là"chánh", Tam-Bồ-Đề là "biến" hay "đạo". Dịchtổng quát có nghĩa là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác hayVô-thượng Chánh-biến-đạo và gọi tắt là A-Nậu Bồ-Đề.

Chỉ có chư Phậtlà bậc Đại giác ngộ hoàn toàn mới được tôn hiệu nầy. Cácvị Bồ-Tát, La-hán, Thanh-văn ... chưa đủ tư cách để được tônxưng. Con người từ khi phát tâm tu hành cho tới khi đạt đượcquả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác phải trải qua vô số kiếptinh tấn không ngừng mới phá dẹp được hai trận tuyến của quângiặc đang bủa vây từ trong nội tâm là sự phiền não quấy phá,cho đến giặc ngoại cảnh như ma chướng và các thứ sắc dục kháctheo cám dỗ. Nếu người tu bẻ dẹp được 2 thứ giặc hùng hậu kiarồi cứ tiến thẳng tới quả vị Bồ-Đề là con đường rộng mởđể vào ngôi nhà chánh pháp tức là giác ngộ giải thoát vậy.

Người Phật tửtrong lúc sơ cơ học đạo, vì còn nặng gánh gia đình, chúng ta nênthực hành từng bước một những điều Phật dạy để tạo dựngmột nếp sống gia đình thoải mái, lành mạnh, an vui, hạnh phúc, nhờđó làm thềm thang đưa tới quả vị Bồ-Đề. Nếu luận rằng quảPhật khó đạt và việc Phật sự khó thực hành, chúng ta khôngbiết đến đời nào mới chứng quả ? Sự giác ngộ và giải thoátkhông gì khác là ngay trong mỗi hành động, lời nói của ta trongsạch và lợi lành cho kẻ khác.

Phật đã dạy"Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành" thìquả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác không xa đối với ngườiPhật tử chân chánh, biết quyết tâm thực hành Phật giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2013(Xem: 6680)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
27/03/2013(Xem: 4088)
Một vị vua là một người cai trị thuộc dòng dõi hoàng gia. Đức Phật xác định, một vị vua là “vị thủ lĩnh của những người đàn ông”. Các tôn giáo khác nhau có những lý luận khác nhau về nguồn gốc và bản chất của một vị đế vương.
27/03/2013(Xem: 5885)
Phật giáo, giống như những tôn giáo khác, nhấn mạnh vào những giá trị tinh thần hơn là vào những giá trị vật chất; vào việc buông xả những tài vật của thế gian hơn là chấp chặt vào chúng; và vào khía cạnh tâm linh của đời sống hơn là vào khía cạnh trần tục của nó. Tuy nhiên, Phật giáo không hoàn toàn không quan tâm đến phương diện đời sống vật chất và thế tục.
26/03/2013(Xem: 4433)
Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
07/03/2013(Xem: 4882)
Luận Phật Thừa Tông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp. Thế nên bộ luận này cũng có tên là Khái Luận Về Phật Pháp Hiện Đại.
16/02/2013(Xem: 5527)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến: Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này. Hán dịch Pratīya là Duyên và Anh dịch là Condition. Trong Māhyamika, Ngài Nāgārjuna giải thích chữ Pratīya như sau: Utpadyate pratītyemān itīme pratyayaḥ kīla (1). Nghĩa là, do làm điều kiện cho cái kia sinh khởi, những cái này người ta gọi là Duyên. Samutpāda có nghĩa là tập khởi, đồng khởi, sinh khởi, tương khởi, cộng khởi… Do những ý nghĩa trên, mà Pratīya-samutpāda được các nhà Hán dịch là Duyên khởi hay Duyên sinh, tức là sự khởi sinh của vạn pháp cần phải có điều kiện (pratīya), nếu không có điều kiện, thì các pháp không thể sinh khởi.
31/12/2012(Xem: 5492)
Theo nghĩa hẹp, nhẫn nhục là nhịn chịu mọi nhục nhã và mọi khó khăn trở ngại, và vượt qua chúng một cách bình ổn. Nhà Phật gọi những chướng duyên làm ngăn trơ ûsự tiến tu là ma chướng, gồm ngoại ma (trở ngại do người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài gây ra)và nội ma (trở ngại từ chính thân tâm mình)
28/12/2012(Xem: 26639)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng. Mặc dù đạo Phật có bề dày lịch sử phong phú, đầy những giá trị, điều cần thiết đối với người học Phật ngày nay vẫn là làm thế nào để ứng dụng lời đức Phật dạy vào đời sống hàng ngày. Quyển 100 điều đạo đức tại gia này giúp tôi hiểu tầm ảnh hưởng của đạo Phật đối với cuộc sống thường nhật của con người. Nó có thể được xem như quyển sổ tay hướng dẫn chúng ta sống cuộc đời theo chánh pháp.
09/12/2012(Xem: 16487)
Người ta thường nói rằng tác giả 14 điều Phật dạy là Hòa thượng Kim Cang Tử. Thực tế không phải như vậy. Hòa thượng Kim Cang Tử chỉ có công phiên dịch 14 điều này ra từ chữ Hán. Vào những năm 1998-1999, ta mới thấy 14 câu này được lưu hành. Gần đây, chúng tôi có đọc được bản nguyên tác chữ Hán có ghi rõ xuất xứ là chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc tặng cho các phái đoàn Việt Nam.
08/11/2012(Xem: 9701)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]