Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Tam tạng kinh

24/02/201116:04(Xem: 9410)
8. Tam tạng kinh

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

8. Tam tạng kinh

Trong tất cả 49 năm hành đạo, Đức Phật đã để lại cho Phật giáo 5 bộ kinh. Những kinh pháp của Ngài nói ra là dựa theo khả năng thu nhập của hàng đệ tử. Kinh điển chỉ được viết ra một thời gian dài sau khi Đức Phật nhập diệt. Năm bộ kinh đó là:

v Phật nói Kinh Hoa Nghiêm: Sau khi Ngài thành đạo, Ngài nói trong thiền định bộ kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày để dẫn dắt các vị Bồ-tát lên địa vị Đẳng giác và Diệu giác. Kinh nầy là kinh cao siêu nhất của Phật giáo. Một niệm tâm trong thiền định mà ngài Thiên Thai có thể chứng được 3000 pháp biến dịch.

v Phật nói Kinh A-Hàm: Đây là bộ kinh rất căn bản cho tất cả mọi người để hiểu rõ mà tự tu và tự độ. Ngài đã thuyết giảng gần 12 năm và dùng những thí dụ rất thực tế để chỉ rõ chân lý.

v Phật nói Kinh Phương Đẳng: Đức Phật đã dùng 8 năm để giảng dạy phương pháp tự giác ngộ cho chính bản thân ta đến giác tha là phải cố gắng giác ngộ cho tất cả chúng sinh.

v Phật nói Kinh Bát Nhã: Ngài đã dùng đến 22 năm trong 49 năm hành đạo để thuyết giảng kinh Bát Nhã. Kinh này giảng dạy đạo lý chân không của vũ trụ và thuyết minh cái thật tướng, vô tướng của các pháp.

v Phật nói Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn: Trong 8 năm còn lại trước khi Ngài nhập diệt, Đức Phật đã nêu rõ nguyên nhân tại sao Ngài xuất hiện trên thế gian nầy:”Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến’. Sau đó Ngài phú chúc, thọ ký cho hàng đệ tử tương lai sẽ thành Phật.

Đến đây nhiệm vụ thuyết pháp độ sanh của Ngài đã viên mãn. Sau khi Đức Phật nhập diệt, toàn bộ kinh sách được gom góp lại và được gọi là Tam Tạng kinh (Pitaka). Tam Tạng kinh được chia làm:

Ø Kinh tạng (Sutra-pitaka): bao gồm những giáo lý của Đức Phật để áp dụng tùy theo căn cơ của mỗi chúng sinh.

Ø Luật tạng (Vinaya-pikata): đây là luật thiên trì dùng để giúp trị những điều gây tội ác của chúng sinh.

Ø Luận tạng (Abhidharma): Tất cả những kinh điển thuộc về loại nầy đếu được dùng để bàn luận, và trả lời những lý lẽ cao siêu của Phật giáo.

Trong lịch sử của Phật giáo liên quan đến kinh điển cho hậu thế, thì chúng ta thấy có tất cả 4 lần đại hội:

1. Thời kỳ kết nạp thứ nhất: Bốn tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, Ngài Ca Diếp thay Phật, thống suất tăng chúng, đã triệu tập một đại hội gồm khoảng 55 đại đệ tử ở thành Vương Xá (Raajagrika). Trong kỳ đại hội này, ngài Ca Diếp được suy tôn ngồi ghế chủ tọa và ngài có nhiệm vụ đọc Luận tạng, còn ngài A Nan, là vị đệ tử thường theo Phật nghe nhiều và nhớ lâu, được cử ra đọc Kinh tạng, và sau cùng ngài Ưu Bà Ly là vị đệ tử thông suốt và nghiêm trì giới luật nhất, được cử ra để đọc Luật tạng. Đại hội nầy được mệnh danh là kỳ kết tập thứ nhứt.

2. Thời kỳ kết tập thứ hai: Khoảng 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, vì có sự bất đồng ý kiến về giới điều, nên tăng chúng chia làm 2 nhóm, họp riêng ở hai thành Vaisaly và Vajji.

Nhóm Tăng sĩ ở thành Vaisaly đồng ý là: ”không nên sửa đổi những điều luật của Phật truyền dạy, mặc dầu Đức Thế Tôn đã có di huấn rằng nếu chư Tăng đồng ý cùng nhau là thấy điều luật nào của Như Lai đã chế định là ít quan trọng thì được phép sửa chữa”.
Trong khi đó nhóm tăng ở Vajji sửa đổi mười điều luật của Phật và gọi họ là phái Tiến thủ hay là Đại chúng bộ.
3. Thời kỳ kết tập thứ ba: khoảng 274 năm trước Tây lịch, Hoàng Đế A Dực lại triệu tập hơn 1000 vị Đại trưởng lão tại thành Pataliputra dưới quyền chủ tọa của ngài Mục Kiền Liên Tứ Đế (Mogaliputta Tissa). Sau 9 tháng làm việc, hội nghị đã hoàn thành công tác kết tập kinh điển, ngoài ra lại còn chỉnh đốn Tăng giới, bài trừ những hàng Tu sĩ phạm trai, phá giới, vô kỷ luật.

4. Thời kỳ kết tập lần thứ tư: Khoảng 600 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, vua Cà Ni Sắc Ca (Kaniska) đã triệu tập 500 vị Bồ tát, 500 vị Tỳ kheo, cùng 500 Cư sĩ tại gia họp tại thành Ca Thấp Di La để kết tập Kinh điển dưới quyền chủ tọa của hai ngài Hiệp Tôn Giả và Thế Hựu.

Tóm lại, thì hai kỳ kết tập đầu chưa cần đến sự biên chép, nghĩa là chỉ đọc tụng lại, xem lời lẽ nào là của Đức Phật đã nói ra, hay xét cho những ý nghĩa nào là đúng với chánh pháp. Cho đến kỳ kết tập thứ ba và thứ tư thì mới dùng đến văn tự để biên chép thành sách vở. Trong sự biên chép nầy, chư tăng chia làm hai phái: phái nam thì ghi bằng văn Pali, còn phái bắc thì chép lại bằng văn Phạn.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]