Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Sơ Lược Về Lý Duyên Khởi

01/02/201111:44(Xem: 8289)
6. Sơ Lược Về Lý Duyên Khởi

CĂN BẢNPHẬT GIÁO
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TL. 2005 - PL. 2549

SơLược Về Lý Duyên Khởi

BìnhAnson

---*---

TiếngPàlicủa lý Duyên khởi hay Duyên sinh là "Paticcasamuppàda",còn được dịch là "Tùy thuộc Phát sinh", tiếng Anh là "DependentOrigination". Thuyết nầy bao gồm 12 thành tố, nên cũng đượcgọi là Thập Nhị Nhân Duyên.

TrongTăng Chi Bộ, chương Mười Pháp, kinh số 92, Đức Phật giảngcho ông Cấp Cô Độc:

"Ởđây, này Gia chủ Cấp Cô Độc, vị Thánh đệ tử quán sátnhư sau:

Docái này có, cái kia có.
Docái này sinh, cái kia sinh.

Docái này không có, cái kia không có.

Docái này diệt, cái kia diệt."
Đó làtóm lược lý Duyên khởi. Rồi Ngài giảng rộng ra:"Tứclà do duyên vô minh, có các hành.
Doduyên các hành, có thức.

Doduyên thức, có danh sắc.

Doduyên danh sắc, có sáu nhập.

Doduyên sáu nhập, có xúc.

Doduyên xúc, có thọ.

Doduyên thọ, có ái.

Doduyên ái, có thủ.

Doduyên thủ, có hữu.

Doduyên hữu, có sinh.

Doduyên sinh, có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
Nhưvậy,là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này."

Tiếptheo,Đức Phật giảng về sự đoạn diệt các khổ uẩn:

"Dovô minh diệt, không có dư tàn, nên các hành diệt.
Docác hành diệt, nên thức diệt.

Dothức diệt, nên danh sắc diệt.

Dodanh sắc diệt, nên sáu nhập diệt.

Dosáu nhập diệt, nên xúc diệt.

Doxúc diệt, nên thọ diệt.

Dothọ diệt, nên ái diệt.

Doái diệt, nên thủ diệt.

Dothủ diệt, nên hữu diệt.

Dohữu diệt, nên sinh diệt.

Dosinh diệt, nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt.
Nhưvậylà toàn bộ khổ uẩn này diệt. Ðây là Thánh lý đượckhéo thấy và khéo thể nhập với trí tuệ."

Nhưthế,khi thuyết giảng lý Duyên khởi, Đức Phật dạy chochúng ta thấy rằng vì vô minh và bị mê si mà sự hiện hữuvà khổ đau hiện tại đã phát sinh; do sự diệt tận củavô minh, và từ đó ái diệt và thủ diệt, mà không còn sựtái sinh nào tiếp theo; và như vậy, tiến trình hiện hữuđược dừng lại, và cùng với sự dừng lại ấy, là sựchấm dứt mọi đau khổ.

*

Ởđây, xin trình bày sơ lược tóm tắt về các liên hệ giữa12 thành tố của lý Duyên khởi như sau:

"Vôminh duyên hành": Do vô minh (avijjà), các hành (sankhara)có điều kiện để sinh ra. Hành là những tư tâm sở (cetanà)hay ý chí, đưa đến tái sinh, còn gọi là hành nghiệp. Vôminh ở đây chủ yếu là vô minh về Tứ Diệu Ðế, vô minhvề lý nhân duyên, vô minh về quá khứ và hiện tại củachúng ta.

Dovô minh, đôi khi chúng ta làm những hành động thiện, nhưngphần lớn chúng ta làm những hành động bất thiện, vì đaphần những điều chúng ta làm đều bắt nguồn từ tham vàsân. Dưới ảnh hưởng của vô minh chúng ta làm đủ mọiloại hành động. Thật ra, vì chúng ta không biết đâu làđúng, đâu là sai, hoặc chúng ta chỉ hiểu chung chung rằngnhững hành động thế này là thiện, những hành thế kia làbất thiện. Vì mù quáng bởi vô minh mà chúng ta thường làmnhữngđiều lầm lạc, dù rằng đôi khi chúng ta cũng làmđược những việc tốt.

Haichi phần này, Vô Minh và Hành, thuộc thời quá khứ, và đâylà hai yếu tố đã đem chúng ta đến thế gian này. Nhữnghành động thiện trong quá khứ của chúng ta như bố thí,trì giới, có những ý nghĩ tốt đẹp, v.v. là những thiệnnghiệp (kusala-kamma),đã giúp chúng ta sinh ra làmngười, có mặt trong thế gian này.

"Hànhduyên thức": Tùy thuộc nơi hành nghiệp, thiện vàbất thiện,chi phần thứ ba khởi sinh, đó là Thức(vinnàna), tức tái sinh trong thế gian này. Thứclàthời hiện tại và thuộc nhóm quả dị thục. Thức sinh khởinhư kết quả của Vô Minh và Hành trong quá khứ. Ở đây,Thức không có nghĩa là tất cả các loại tâm mà chỉ làtâm tục sinh sau khi chết. Như vậy, khởi đầu của kiếpsống hiện tại này, chúng ta có Kiết Sinh Thức - Thức nốiliền - nghĩa là Thức nối liền kiếp sống hiện tại vớiquá khứ. Thức tái sinh phát khởi, chúng ta được tái sinh,đó là lý do tại sao ta dùng chữ "tái sinh", mà không dùngchữ "đầu thai" với ý nghĩa một linh hồn đi tái sinh. Bởivì không có một linh hồn bất tử trong quan niệm của đạoPhật.

"Thứcduyên danh sắc": Tâm không thể làm việc một mình, nócó một số tâm sở (cetasika) phối hợp làm việc chungvới nó, và vì là tâm nên nó không thể tồn tại đơn độc,nó cần một cái thân vốn là kết quả của những hành độngtrong quá khứ. Do vậy, tùy thuộc nơi Kiết sinh thức - thứcnối liền, chúng ta có tâm và thân, tức là Danh (nàma) vàSắc (rùpa). Danhlà phần tinh thần, còn Sắc làphần vật chất.

"Danhsắc duyên lục nhập": Do có thân và tâm, hay danh và sắc,ta có 6 Căn hay 6 Nhập (àyatana). Chúng ta có năm căn bênngoài: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân. Còn gọi là "ngũ môn"hay năm cửa. Chẳng hạn qua nhãn môn, chúng ta tiếp nhận mộtđối tượng của sự thấy, và qua nhãn môn, chúng ta buôngbỏ đối tượng đó; vì thế, con mắt có hai chức năng: thunhậnvà buông bỏ. Chữ "căn" được dùng ở đây vớiý nghĩa của một "căn cứ", dựa vào đó mà tâm có thể thựchiện. Căn thứ 6 là ý căn. Đây là một căn thuộc bêntrong, hay nội môn. Nó không những chỉ là một căn hay môn,mà nó cũng còn là dòng tiến sinh của chúng ta - trong Pàligọi là Bhavangahay "hữu phần". Chính dòng tiến sinhnày dẫn chúng ta đi hết kiếp sống này đến kiếp sốngkhác trong vòng sinh tử luân hồi.

"Lụcnhập duyên xúc": Tùy thuộc vào 6 căn, ta có Xúc(phassa).Xúclà sự va chạm hay tiếp xúc giữa một đối tượnggiác quan bên ngoài với bề mặt của bộ máy cảm giác tươngxứng, hay giữa căn và cảnh (trần). Tùy thuộc nơi năm cửagiác quan (ngũ môn)và ý căn (ý môn), ta có Xúc. Chẳnghạn, khi một cảnh sắc và phần nhạy cảm của con mắt (tứcnhãn căn) nằm trong một khoảng cách thích hợp và có ánhsáng thích hợp, lúc đó, sự tiếp xúc giữa căn và cảnhkhởi sinh, hình sắc đó tiếp chạm với phần nhạy cảm củacon mắt. Tương tự như vậy với âm thanh và nhĩ căn, v.v.

"Xúcduyên thọ": Vì có xúc nên ta có cảm giác, như vậy, Thọ(vedanà)phát sinh. Khi có sự tiếp chạmvới mộtđối tượng qua căn, ta có cảm thọ. Nếu sự tiếp xúc làmềm mại, ta có thể cảm nghe một cảm giác dễ chịu; nếusự tiếp xúc là thô nhám, ta cảm thấy một cảm giác khóchịu; hoặc đôi khi, ta có một cảm thọ trung tính, khôngkhổ không lạc, v.v.

"Thọduyên ái": Vì có thọ mà Ái (tanhà)khởi sinh, khôngcó thọ thì tham ái không sinh khởi. Khi có cảm thọ dễ chịu- qua thấy, nghe, ngữi, nếm, v.v., tham ái, thích thú sinh khởi.Còn đối với các cảm thọ khó chịu thì sao? Trong bộ luậnThanh Tịnh Ðạo, có giải thích: "Một bệnh nhân đang cómột cơn đau kinh khủng, có một cảm thọ khó chịu. Lúc đó,tham vẫn khởi lên, bởi vì người ấy có một ước muốnthoát ra khỏi cơn đau đó, muốn thoát ra khỏi cái cảm thọkhó chịu đó. Như vậy tham khởi lên bằng hai cách: theo cảmthọ dễ chịu và theo cảm thọ khó chịu".

"Áiduyên thủ": Một khi áiđã sinh thì Chấp Thủ (upàdàna)liền theo sau. Sự khác biệt giữa Ái và Thủ rất rõ ràng:Ái là tham muốn nhẹ nhàng, trong khi Thủ lại là ăn rễ thâmsâu, buộc chặt chúng ta vào một cái gì đó. Tham tự nó thìkhông dính mắc, không tiến đến trạng thái chấp thủ, nóchỉ là sự ước muốn hay mong muốn bình thường. Tuy nhiên,với một phàm nhân không giác niệm, tham ái liền dẫn theolòng chấp thủ.

"Thủduyên hữu": Vì có chấp thủ, nên tạo duyên để tạohiện hữu. Hữu (bhava)nghĩa là ta đang khởi sự trởthành, thu thập nghiệp lực mới cho đời sống tương lai.Hữu có hai mặt: nghiệp hữu (kamma-bhava)là hành độngtích lũy của quả dị thục, và sinh hữu (upapatti-bhava)là quả dị thục hướng đến tái sinh. Nói một cách khác,do duyên Ái và Thủ, chúng ta hành động tạo nghiệp, bây giờlà những hành động hiện tại (là nghiệp hữu), và đồngthời, chúng ta đang chuẩn bị cho cuộc tái sinh trong tươnglai (là sinh hữu).

"Hữuduyên sinh": Do bởi những hành động hay nghiệp hiện tại,chúng ta đang chuẩn bị cho lần tái sinh sắp tới, đó làtái sinh hay Sinh (jàti), mang ý nghĩa của sự khởi đầucủa kiếp sống tương lai.

"Sinhduyên già chết": Do tái sinh trong thế gian nên ắt sẽ đưađến Già Chết (jarà-marana). Jaràlà tuổi già,già một cách dần dần, và rồi, Maranalà chết. Tấtcả mọi hiện tượng xảy ra như một hệ quả tất nhiên.Chúng ta đã sinh ra nên phải chịu buồn rầu, bi, khổ, ưu,não, tuyệt vọng, v.v. vì chúng sẽ hiện khởi như kết quảcủa việc sinh.

*

Chúngtathấy ở đây có cả thảy 12 chi phần, thường được phânthành 3 thời: quá khứ, hiện tại, và vị lai. Hai chi Vô Minhvà Hành thuộc về quá khứ; năm chi: Thức, Danh Sắc, LụcNhập, Xúc, Thọ thuộc hiện tại, xem như là quả dị thụccủa quá khứ. Ái, Thủ, Hữu cũng thuộc hiện tại và làmnhân cho tương lai. Sinh và Già chết thuộc về tương lai, kếtquả của những nhân đã gieo trong hiện tại. Từ SinhđếnGià chết, chỉ có hai chi được đề cập ở thời tươnglai; tuy nhiên, chúng bao hàm cả năm chi phần trong nhóm quảdị thục hiện tại - từ Thức đến Thọ. Sự kết hợp củanăm chi phần này tạo ra cái gọi là đàn ông hay đàn bà,và chính năm chi phần này là cái được sinh ra, già chếtvà rồi lại tái sinh, cứ tiếp tục mãi mãi không ngừng,do những hành nghiệp từ quá khứ cũng như trong hiện tại.

Trongquyển sách "Cây Giác Ngộ" (The Tree of Enlightenment), Giáo sưPeter Santina phân chia 12 chi phần thành 3 nhóm: 1) nhóm tai ách(ô trược): vô minh, ái và thủ; 2) nhóm hành động (nghiệp):hành và hữu; và 3) nhóm khổ đau: thức, danh sắc, lục nhập,xúc, thọ, sinh, và già chết.

Trongnhóm thứ nhất, vô minh là căn bản. Do vô minh mà chúng tatham đắm vào các dục lạc giác quan, vào hưởng thụ, vàonhững ý tưởng sai lầm, nhất là ý tưởng về cái Ta độclập và thường còn. Do vậy, vô minh, ái và thủ là nguyênnhân của nghiệp (hành động).

Nhómthứ hai là nghiệp (hành động), gồm có hành và hữu. Hànhbao hàm những dấu ấn, hay thói quen hình thành trong dòng tâmthức, hay sự tiếp diễn không ngừng của thức. Những dấuấn ấy được tạo thành bởi những hành động lập đi lậplại từ nhiều kiếp trước, trở thành thói quen. Những thóiquen đó dẫn dắt nhiều hành động của ta trong hiện tại.Ngoài ra, còn có những hành động tạo tác trong kiếp sốngnày, và được gọi là hữu. Những thói quen vốn phát triểntừ nhiều kiếp trước cùng với những hành động tạo táctrong kiếp này dẫn đến tái sinh với thân ngũ uẩn, rồigià chết, khổ đau, v.v. Đó là nhóm thứ ba.

Khihiểu được sự vận hành của lý Duyên khởi, ta có thểphá vỡ vòng luân hồi sinh tử đó, bằng cách gột bỏ nhữngbất tịnh của tâm - là vô minh, ái và thủ. Một khi các bấttịnh này bị loại bỏ, sẽ không còn hành nghiệp, và nguồnthói quen cũng không sanh khởi. Khi những hành nghiệp ngưngthì tái sinh và khổ đau cũng ngưng.

*

TrongTrườngBộ, kinh số 15, Ðức Phật có dạy ngài Anandà rằng:

- "NầyAnandà, giáo pháp Duyên Khởi rất thâm sâu, thật sự thâmsâu. Chính vì không thông hiểu giáo pháp này mà thế gian giốngnhư một cuộn chỉ rối ren, một tổ chim, một bụi rậm laulách, và không thể thoát khỏi các đọa xứ, cõi dữ, phảichịu khổ đau trong vòng luân hồi sinh tử."

Trongmột đoạn kinh khác, thuộc Trung Bộ 28, Ngài dạy rằng:

- "Aihiểu được lý Duyên khởi, người ấy hiểu Pháp; và ai hiểuđược Pháp, người ấy hiểu lý Duyên khởi".

Chonên, giáo lý Duyên khởi là một giáo lý tinh yếu, thâm sâu,quan trọng, không phải dễ dàng thực chứng và thông hiểu.Là một phàm nhân cư sĩ còn đang tu học, ở đây, chúng tôichỉ có thể trình bày tóm tắt sơ lược theo kiến giải thôthiển của mình.

Perth,Tây Úc, tháng 8-2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2011(Xem: 19756)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
12/10/2011(Xem: 4013)
ó bốn cách nghiệp sẽ chín trong những kiếp tương lai: Nghiệp Chín Hoàn Toàn: là loại tái sanh mà tâm thức ta sẽ nhận lãnh khi nó tách rời thân thể ta trong giờ phút lâm chung. Hành Động Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những lời nói, ý nghĩ và hành động ta tạo ra trong bất cứ kiếp sống nào là do những thói quen trong quá khứ. Kinh Nghiệm Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những gì người khác hay các chúng sanh khác đối xử với ta, hay những gì xảy ra cho ta. Nghiệp Quả Qua Môi Trường (Y báo): thế giới xung quanh ta ra sao: ô nhiễm, tươi đẹp, bị động đất v.v..., đều do cộng nghiệp của tất cả chúng sanh sống trong môi trường đó.
28/09/2011(Xem: 3849)
Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “ Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu. Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩalà nhờ dựa vào bốn phương pháp này, mà Đức Phật thuyết pháp và thành tựu được sự nghiệp hoằng hóa, giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giácngộ, từ sinh tử đến Niết Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng.
25/06/2011(Xem: 3950)
Người tại gia tu theo đạo Phật, thông thường được gọi là Cư Sĩ. Như thế nào là một vị Cư Sĩ ? có điều gì khác với người tại gia bình thường ? Phật giáo Trung Quốc, có rất nhiều người tín ngưỡng Phật giáo, nhưng cũng có nhiều người hiểu sai về giáo lý đức Phật, họ cho rằng: “ Các Tự Viện thờ cúng tượng Phật, Tăng Ni tụng kinh cho người chết, đánh chuông, gõ mõ, vv… chính là đại diện cho Phật giáo”. Vì thế, nhiều người đã nhận định Phật giáo là tiêu cực, là trốn tránh hiện thực. Kỳ thật, những điều này chỉ là nghi thức Phật giáo của người xuất gia và truyền thống Phật giáo đã bị biến chất theo phong tục tập quán. Tín đồ Phật giáo chia làm hai hạng người: Xuất Gia và Tại Gia. Bổn phận của người Xuất Gia là tu đạo, truyền đạo và duy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
12/06/2011(Xem: 2989)
Tám loại khổ (i) Sinh: * Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ. * Không những chỉ có sự đau đớn lúc chào đời mà thôi, ta còn trải qua những đau khổ của lão, bệnh và tử.
07/06/2011(Xem: 4142)
Vào ngày 2 tháng Tư, Lama Zopa Rinpoche đã ban bài giảng để khai mạc khóa tu kéo dài một tháng được tổ chức tại Bendigo, Úc châu trong Đại Bảo Tháp Bi mẫn Phổ quát. Lời khuyên dạy vô cùng phổ biến này được trích dẫn vì sự lợi lạc của tất cả những người không thể tham dự khóa tu:
30/05/2011(Xem: 9143)
Chương 183: Thời Kỳ Tiền Phật Giáo trên Thế Giới Pre-Buddhism Period in the World Chương 184:Lịch Sử Các Bộ Phái Phật Giáo Cổ History of Ancient Buddhist Sects Chương 185: Tông Phái Phật Giáo—Buddhist Schools Chương 186: Lục Sư Ngoại Đạo—The Six Heretical Masters Chương 187: Phật Giáo Thế Giới—Buddhism in the World Chương 188: Phật Giáo Việt Nam—Buddhism in Vietnam Chương 189: Những vị Cao Tăng Nổi Tiếng của Việt Nam Vietnamese Famous Buddhist Monks Chương 190: Những vị Cao Tăng Nổi Tiếng của Trung Hoa Chinese Famous Buddhist Monks
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567