Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vua Thần Bà La La

27/05/201309:42(Xem: 6914)
Vua Thần Bà La La

VUA THẦN BÀ LA LA
Toàn Không

(Trung A Hàm, quyển 1, trang 443)

Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ,Bệ Lan Nhã, bấy giờ Vua Thần (Vua A Tu La) có tên là Bà La La và Thái Tử Thần tên Mâu Lê Già có tướng sắc uy nghi, ánh sáng chói lọi, vào lúc quá nửa đêm đến chỗ đức Phật đảnh lễ rồi đứng một bên. Khi ấy, đức Phật hỏi:

-Này Bà La La, có phải mọi Thần đều không bị suy thoái về tuổi thọ, hình sắc,vui vẻ, sức mạnh, cho nên các Thần thích sống trong biển lớn chăng?

Vua Thần trả lời:

-Bạch Thế Tôn, các Thần chúng con ở trong biển lớn không có sự bất tiện nào vềtuổi thọ, hình sắc, vui vẻ, sức mạnh, cho nên chúng con thích sống trong biểnlớn.

Đức Phật lại hỏi:

-Này Ba La La, trong biển lớn có những điều gì tốt đẹp đáng quý (vị tằng hữu),khiến các Thần thích sống ở trong ấy?

Vua Thần trả lời:

-Trong biển lón của chúng con có 8 điều đặc biệt khiến chúng Thần thấy vậy nênthích sống trong ấy, những gì là tám? Bạch Thế Tôn, đó là:

Thứ nhất: Biển lớn của con từ đáy lên trên, chu vi dần dần lớnrộng ra, nghiêng nghiêng chênh chếch dần dần cho tới bờ biển. Lại nữa, nướcluôn luôn đầy, do sự đặc biệt này, nên chúng con thích ở trong ấy.

Thứ Hai: Thủy triều trong ấy chưa từng sai thời, khiến chúngcon thích ở trong ấy.

Thứ ba: Nước trong biển lớn của con rất sâu, rất rộng, nênchúng Thần thích ở.

Thứ tư: Nước trong biển lớn của con đều có một vị mặn, do đóchúng con thích ở trong ấy.

Thứ năm: Trong biển lớn của con có rất nhiều trân bảo, vôlượng thứ quý báu lạ chứa đầy trong ấy, gồm vàng bạc, thủy tinh, lưu ly, mani,trân châu, bích ngọc, bạch kha, san hô, hổ phách, mã não, độc mao, xích thạchv.v... Đó là lý do các Thần chúng con thích ở trong biển lớn.

Thứ sáu:Có nhiều vị Thần cư ngụ trong biển lớn của con. Đó làĐại Thần Kiền Thấp Bà, La Sát, Ngư Ma Kiệt, Quy Đà, Bà Ưu Nê, Đế Nghê Gia NaĐề, Đế Nghê Gia La.

Lại nữa, trong biển lớn của con rất kỳ lạđặc biệt là có những chúng sanh thân thể rất lớn sống ở trong nên chúng conthích ở biển lớn.

Thứ bảy:Trong biển lớn của con rất trong sạch không dung chứatử thi, khi có người chết trong biển thì sóng gió đưa tử thi vào bờ. Khiến cácThần chúng con thích ở trong đó.

Thứ tám:Trong biển lớn của con có 5 sông lớn chảy vào, đó làsông Hằng Hà, sông Diêu Vưu Na, sông Xá Lao Phủ, sông A Di La Bà Đề, và sông MaXí biển lớn của con thâu nhận tất cả nước của 5 dòng sông chảy vào, khiến chúngcon thích sống trong biển lớn ấy.

Sau khi trình bày tám đặc thù đặc biệt củaBiển lớn khiến các vị Thần thích ở trong ấy, Vua Thần hỏi đức Phật:

-Bạch Thế Tôn, trong pháp luật của Ngài có những pháp gì đặc biệt khiến cho cácTỳ Kheo thích ở trong đó?

Đức Phật trả lời:

-Này Bà La La, trong chính pháp luật của Ta cũng có 8 pháp đặc biệt khiến các đệtử thấy được liền hân hoan thích ở trong đó, đó là:

Thứ nhất:Cũng giống như biển lớn chênh chếch lên khiến chu virộng lớn ra dần dần tới bờ và luôn luôn đầy nước. Trong chính pháp của Ta có sựgiáo hóa dần dần, học dần, thực hành dần, đoạn trừ dần dần, ngày càng tiến bộhơn; đây là cái đặc điểm thứ nhất trong chánh pháp của Ta khiến các đệ tử thấyrồi thích an trú ở trong đó tu hành.

Thứ hai:Cũng giống như thủy triều trong biển lớn chưa hề saithời, trong pháp luật của Ta có những cấm giới cho Tỳ Kheo (Tăng), Tỳ Kheo Ni(Ni), Ưu Bà Tắc (Cư sĩ Nam), Ưu Bà Di (Cư sĩ Nữ). Dù cho đến khi qua đời, cácthiện nam tử, thiện nữ nhân ấy vẫn giữ giới, đó là điểm đặc biệt thứ hai trongchính pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong ấy.

Thứ ba:Cũng giống như biển lớn rất sâu rộng, giáo pháp củaTa rất sâu rộng, khó lường. Đó là pháp vị đặc biệt thứ ba khiến cho các đệ tửthấy rồi rất thích an trú ở trong ấy tu hành.

Thứ tư:Cũng như biển lớn chỉ có một vị măn, chính pháp luậtcủa Ta chỉ có một vị giải thoát, nó vô dục, tịch tĩnh, đó là pháp vị thứ tưtrong chánh pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích thú ở trong ấy.

Thứ năm:Cũng như biển lớn có nhiều trân bảo, có vô lượng thứquý báu chứa trong ấy. Trong giáo pháp của Ta có Bốn Chính Cần, Bốn Như Ý Túc,Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi, Tứ Niệm Xứ, Bát Chính Đạo v.v... Đó là nhữngpháp vị đặc biệt thứ năm trong giáo pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thíchan trú ở trong đó tu hành.

Thứ sáu:Cũng giống như trong biển lớn có các Đại Thần cư trúvà các chúng sanh lớn ở trong ấy, trong chính pháp luật của Ta có Thánh chúngtrú ở trong, đó là các bậc Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, và A La Hán. Đó làpháp vị quý báu thứ sáu trong giáo pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thíchan trú ở trong.

Thứ bảy:Cũng giống như biển lớn trong sạch không chứa tử thi,trong chánh pháp luật của Ta, tất cả các đệ tử đều thực hành phạm hạnh (khuônphép), các Thánh chúng đều thanh tịnh. Nếu có đệ tử nào không tinh tấn sinh rađiều ác không phạm hạnh mà xưng là phạm hạnh, người ấy dù giống như người tu,dù người ấy ở trong Thánh chúng, nhưng cách Thánh chúng rất xa. Đó là pháp vịđặc biệt quý giá thứ bảy khiến cho các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó.

Thứ tám:Cũng giống biển lớn dung chưa nước của năm dòng sônglớn chảy vào, chính pháp luật của Ta tiếp nhận thiện nam thiện nữ của năm giaicấp trong xã hội. Đó là dòng Sát đế lợi, dòng Phạm chí Bà La Môn, dòng Dân giả,dòng Thợ thuyền, dòng thấp kém nhất trong xã hội. Tất cả đều cạo bỏ râu tóc,khoác áo Cà Sa, chí tín, rời bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo,bỏ tên cũ có tên là Sa Môn. Đó là pháp vị đặc biệt thứ tám trong chính pháp củaTa khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó tu hành.

Này Bà La La, ý ông nghĩ thế nào? Trongchính pháp của Ta có 8 pháp vị như thế, trong biển lớn của Ông có 8 điều đặcbiệt như thế, hai loại ấy, loại nào hơn, loại nào tối thắng, loại nào vi diệu,tối thượng?

Vua Thần thưa:

-Bạch Thế Tôn, tám pháp vị trong biển lớn của con không thể so sánh với tám phápvị quý báu của Thế Tôn, không bằng một phần nghìn, không bằng một phần vạn,không thể so sánh, không thể ví dụ, không thể tính kể; chỉ có tám chánh phápluật của Thế Tôn là tối thắng, tối vi diệu, tối thượng.

Vua Thần Ba La La nói tiếp:

-Hôm nay, con đem thân đến xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp của Như Lai, quy y đạichúng Tỳ Kheo. Cúi xin Thế tôn chấp nhận cho con làm Ưu Bà Tắc từ nay đến trọnđời.

LỜI BÀN:

Bài Kinh trên cho chúng ta biết Vua A TuLa trong biển Ấn Độ nối liền với Nam Băng Dương rộng lớn, điều này nói lên cõiThần không chỉ ở lưng chừng núi Tu Di và lưng chừng hư không, mà còn ở cả trongcác biển lớn như Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương nữa; và nhưvậy có nhiều Vua Thần, chứ không phải chỉ có một Vua Thần Bà La La.

Bài Kinh trên đức Phật giảng cho Vua ThầnBà La La và Thái Tử Mâu Lê Già nghe về tám điều đặc biệt trong giáo pháp củaNgài để so sánh với tám điểm của Vua Thần, nhưng cũng là bài giảng cho chúngsinh đời sau như chúng ta để học hỏi; chúng ta phân tích sơ qua những điểm đứcPhật đã nêu ở trên để tìm hiểu cùng học hỏi.

1) – Trước hết, đức Phật nói: “Trongchính pháp của Ta có sự giáo hóa dần dần, học dần dần, thực hành dần dần, đoạntrừ dần dần, ngày càng tiến bộ hơn. Đây là cái đặc điểm thứ nhất trong chánhpháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó tu hành.”

Điều này nói rằng đức Phật dạy từ dễ dầndần đến khó, dần dần học hỏi thực hành, làm cho các đệ tử không nản lòng màthích theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng.

2) – Thứ hai, đức Phật nói: “Trongpháp luật của Ta có những cấm giới cho Tỳ Kheo (Tăng), Tỳ Kheo Ni (Ni), Ưu BàTắc (Cư sĩ Nam), Ưu Bà Di (Cư sĩ Nữ). Dù cho đến khi qua đời, các thiện nam tử,thiện nữ nhân ấy vẫn giữ giới. Đó là điểm đặc biệt thứ hai trong chính pháp củaTa khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong ấy tu hành.”

Đức Phật đã tùy theo mỗi loại người đểthiết lập ra giới luật thích nghi, vì sự thích hợp ấy, cho nên tất cả bốn loạiđệ tử của Phật đều cảm thấy có thể thực hành được, nên đều hoan hỷ thi hành chotới khi chết cũng không bỏ.

3) – Thứ ba, đức Phật nói: “Giáopháp của Ta rất sâu rộng, không có đáy, không có bờ, khó lường. Đó là pháp vịđặc biệt thứ ba khiến cho các đệ tử thấy rồi rất thích an trú ở trong ấy tuhành.”

Quả thật giáo pháp của đức Phật vô cùngsâu rộng, chúng ta dù có học hết cả đời cũng chưa hết được, nhất là phần thựchành để đạt bậc Thánh lại càng khó khăn, nên các đệ tử đều cố gắng kiên trì họchỏi, hành trì để mong đạt mục đích tốt đẹp.

4) – Thứ tư, đức Phật nói: “Chínhpháp luật của Ta chỉ có một vị giải thoát, nó vô dục, tịch tĩnh; Đó là pháp vịthứ tư trong chánh pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích thú ở trong ấy.”

Nói đến giải thoát, giác ngộ, ra khỏi sinhtử khổ đau, được Niết Bàn, thì đệ tử nào của Phật mà không cầu mong, nên nhữngngười đã hiểu giáo lý rồi, không ai là không thích thú theo đuổi tới cùng.

5) – Thứ năm, đức Phật nói: “Tronggiáo pháp của Ta có Bốn Chính Cần, Bốn Như Ý Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy GiácChi, Tứ Niệm Xứ, Bát Chính Đạo v.v... Đó là những pháp vị đặc biệt thứ năm tronggiáo pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó tu hành.”

Đây là 37 Đạo Phẩm giúp cho người tu đạtgiác ngộ giải thoát, những thứ nêu trên còn quý hơn trân bảo quý kim, tại sao?Vì trân bảo quý kim không thể làm cho chúng ta thành bậc Thánh được, những thứnêu trên giúp chúng ta trở thành bậc Thánh được. Chỉ cần thực hành đúng đắn,kiên cố bền bỉ là chúng ta có thể đạt mục đích, chúng ta phân tích sơ qua về 37Đạo Phẩm:

1 – Thế nào là Bốn Chính Cần?

Bốn chính cần là bốn việc chính, cần siêngnăng cần cù làm cho được kết qủa tốt đẹp, làm cho tăng tiến mỹ mãn hơn lên, bốnchính cần còn được gọi là Bốn chính đoạn;bốn chính cần ngầm ý có sự quyết tâm, nhẫn nại, chịu đựng, dẻo dai, cố gắng,bền bỉ làm cho sự việc đang có xấu giảm đi dứt luôn, sự xấu chưa có không đểsinh ra, sự tốt đẹp đang có tiếp tục phát triển hơn lên, sự tốt chưa có làm chophát sinh ra.

2 – Thế nào là Bốn Như Ý Túc?

Là bốn điều được như ý muốn, bốn cách làmcho thiền định được kết qủa mỹ mãn đầy đủ, đó là ý chí quyết tâm, tinh tấn,nhất tâm nhất ý, và quán sát; đó là bốn nẻo đường dẫn tới thần thông, nên cònđược gọi là “Bốn Thần Túc”. Để giúp cho người tu hành tiến tới đạo qủa, Phật đãchế ra “Bốn Như Ý Túc”, mà người tu hành cần phải học và hành khi thiền định đểđi đến giải thoát; khi đạt được tới đích, sự thù thắng sẽ thành tựu.

3 – Thế nào là Năm Căn?

NămCăn là năm vấn đề căn bản, năm cội gốc, năm nguồn căn bản cho việc tu hành, đólà Tín Căn, Tinh Tấn Căn, Niệm Căn (nhớ nghĩ), Định Căn, và Huệ Căn.

4 – Thế nào là Năm Lực?

NămLực là năm sức mạnh mẽ, là năm năng lực, năm sức lực, Năm Căn ví như năm ngóncủa bàn tay, còn Năm Lực ví như sức co ruỗi của các ngón tay để cầm, nắm, cấuvéo, bóp, xoa. Năm Lực gồm có: Tín Lực, Tinh Tấn Lực, Niệm Lực, Định Lực, vàHuệ Lực.

5 – Thế nào là Bảy Giác Chi?

Giác chữ Phạn là Boddhi (Bồ Đề) là giácngộ, Chi là nhánh, loại, phần, Bảy Giác Chi là bảy loại tu tuần tự sẽ đạt đếnđạo qủa; Bảy Giác Chi còn gọi là “Bảy Giác Phần”, hay còn gọi là “Thất Bồ Đề”,bảy phương tiện thực hành sẽ đi đến giải thoát. Bảy giác chi gồm có: Niệm GiácChi, Trạch Pháp Giác Chi (lựa chọn), Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Khinh AnGiác Chi, Định Giác Chi, và Xả Giác Chi.

6 – Thế nào là Tứ Niệm Xứ?

Niệmlà nhớ, nghĩ, để ý, biết, chú ý, tỉnh táo, ý thức, chú tâm, tỉnh thức,quán sát.

Xứlà: nơi, chỗ, lĩnh vực, thứ, loại, hạng, phần.

Tứ Niệm Xứlà bốn lĩnh vực, bốn loại cần để ý chú tâm tỉnh táoquán sát tỉ mỉ.

ĐứcPhật nói Kinh “Tứ Niệm Xứ” trong đó có bốn phần cần biết ghi nhớ thực hành, đólà “Niệm Thân, Niệm Thụ, Niệm Tâm, Niệm Pháp”. Đây là một Kinh căn bản quantrọng để tiêu diệt buồn khổ, phá chấp ngã, xa lià chấp pháp, và đạt tới cứucánh giải thoát.

7 – Thế nào là Bát Chính Đạo?

Tám Chính Đạo còn được gọi là Tám Thánh Đạolà con đường giải thoát, gồm có tám nhánh là Chính kiến (nhìn biết như thật),Chính tư duy (suy nghĩ đúng như thật), Chính ngữ (nói năng đúng sự thật), Chínhnghiệp (hành động phải đạo), Chính mệnh (nghề nghiệp chân chính), Chính tinhtấn (siêng năng cần mẫn), Chính niệm (nhớ nghĩ không quên), Chính định (thanhtịnh sáng suốt), thiếu một trong tám nhánh không thành Bát chính đạo.

Bátchính đạo là con đường dẫn đến Niết Bàn, nhưng cũng có ý nghĩa rằng Bát chínhđạo là để giải thoát khỏi vô minh, để giác ngộ tính “không”.

6) – Thứ sáu, đức Phật nói: “Trongchính pháp luật của Ta có Thánh chúng trú ở trong, đó là các bậc Tu Đà Hoàn, TưĐà Hàm, A Na Hàm, và A La Hán. Đó là pháp vị quý báu thứ sáu trong giáo phápcủa Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong.

Đây là bốn quả vị do tu hành đạt được theogiáo pháp của Phật, từ quả vị thấp nhất đến quả vị cao nhất của Tứ Thiền nhưsau:

1- Người chứng quả vị thứ nhất gọi là Tu Đà Hoàn. Nếu chưa đạt được qủa vị thứhai, sẽ còn phải tái sinh lại cõi người bảy lần nữa mới đạt tới quả Niết Bàn, nhưngcác vị này đã tạo được tâm tin Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) vững chắc, nên khôngcòn bị tái sinh vào các cõi dữ nữa.

2- Người đạt qủa vị thứ hai gọi là Tư Đà Hàm, chứng bậc thứ hai, các vị này nếuchưa chứng bậc thứ ba, sẽ tái sinh cõi người một lần rồi tu tiếp cho tới đạtNiết Bàn.

3- Người đạt qủa vị thứ ba gọi là A Na Hàm. Nếu chưa đạt quả A La Hán trong đờihiện tại, các vị này sau khi mạng chung sẽ không còn tái sinh lại cõi người,cũng không tái sinh lên cõi trời Dục giới, mà sẽ tái sinh lên cõi trời Vô phiềnở Sắc giới; vị ấy sẽ tiếp tục tu ở đấy, và đắc qủa A La Hán rồi nhập Niết Bànkhi hết tuổi thọ.

4- Người đạt quả vị thứ tư gọi là A La Hán. Vị A La Hán biết rõ ái dục đã sạch,vô minh đã tiêu diệt hoàn toàn, mọi ô nhiễm đều sạch hết, hành giả biết nhưthế, thấy như thế, tâm giải thoát dục lậu (ô uế), tâm giải thoát hữu lậu, tâmgiải thoát vô minh lậu, giải thoát tri kiến. Vị ấy tự thấy rõ rằng: “Sự sinhcủa ta đã chấm dứt, phạm hạnh đã lập, các điều cần làm đã làm xong, tự biếtchẳng còn thọ thân sau nữa”; bấy giờ, vị ấy chứng nghiệm hạnh phúc tối thượng.

7) – Thứ bảy, đức Phật nói: “Trongchánh pháp luật của Ta, tất cả các đệ tử đều thực hành phạm hạnh (khuôn phép),các Thánh chúng đều thanh tịnh. Nếu có đệ tử nào không tinh tấn sinh ra điều áckhông phạm hạnh mà xưng là phạm hạnh, người ấy dù giống như người tu, dù ngườiấy ở trong Thánh chúng, nhưng cách Thánh chúng rất xa. Đó là pháp vị đặc biệtquý giá thứ bảy khiến cho các đệ tử thấy rồi thích an trú ở trong đó.”

Ý đức Phật nói là một số người mặc áo tunhưng không giữ giới nghiêm chỉnh, phạm giới, không tu hành đàng hoàng, ngườiấy chẳng thể hưởng quả vị nào cả, mà khi chết phải đọa địa ngục lâu dài, taisao? Vì người ấy ăn của tín thí mà không tu, nên mắc nợ, xuống địa ngục phảiđền trả là lẽ công bằng của luật nhân quả; người ấy, cho dù đời này mặc áo nhàtu, cho rằng là người tu hành, nhưng sự thực cách xa với người tu như trời vớiđất.

8) – Thứ tám,đức Phật nói: “Trongchính pháp luật của Ta tiếp nhận thiện nam thiện nữ của năm giai cấp trong xãhội, đó là dòng Sát đế lợi, dòng Phạm chí Bà La Môn, dòng Dân giả, dòng Thợthuyền. Tất cả đều cạo bỏ râu tóc, khoác áo Cà Sa, chí tín, rời bỏ gia đình,sống không gia đình, xuất gia học đạo, bỏ tên cũ có tên là Sa Môn. Đó là phápvị đặc biệt thứ tám trong chính pháp của Ta khiến các đệ tử thấy rồi thích antrú ở trong đó tu hành.”

Thật vậy, trong Tăng đoàn của đức Phật cóđủ các thành phần khác nhau trong các đẳng cấp của Ân Độ. Có đệ tử từ hàngvương giả đến, có đệ tử từ hàng quan đại thần vào, có đệ tử từ hàng Bà la mônnhập. Lại có đệ tử đã từng là người làm mướn, người hớt tóc, người hốt rác, gáigiang hồ, con nông gia, con thợ lò rèn v.v… Lại có đệ tử là người hiền lươngđạo đức, nhưng cũng có đệ tử là kẻ trộm cắp, kẻ giết người v.v…, nghĩa là trongTăng đoàn của đức Phật có đủ các thành phần của xã hộị tốt xấu đủ cả. Thếnhưng, đẹp đẽ thay! Qúy hóa thay! Những người vừa kể trên đều nghiêm trì giớiluật, vâng theo lời dạy bảo của đức Phật, tinh tấn hành trì thiền định, và tấtcả đều đã đắc qủa Thánh.

Bởi vậy, Vua Thần đã ca ngợi giáo pháp củaPhật là tối thắng, tối vi diệu, tối thượng, nghĩa là không có gì có thể sosánh, chẳng có gi bằng được, và cuối cùng Vua Thần xin quy y Tam Bảo cũng nhưchúng ta. Do đó, chúng ta nên biết rằng Phật pháp có ở cõi Người và cõi Trời,còn ở cõi Thần cũng biết Phật, cũng có vị Thần quy y Phật Pháp Tăng, cũng có vịhọc Phật pháp vậy.

ToànKhông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2025(Xem: 156)
Thiền Tông dạy rằng người nào sống với Vô tâm là giải thoát. Trần Nhân Tông, vị Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 13, từng viết rằng khi gặp cảnh, giữ được vô tâm, thì không cần hỏi tới Thiền nữa. Đức Phật trước đó đã dạy pháp Vô tâm trong Kinh Phật Tự Thuyết Ud 1.10. Bài này sẽ viết theo nhiều bản Anh dịch trên Sutta Central. Một đạo sĩ tên là Bahiya cư trú ở thị trấn Supparaka. Bahiya được cư dân tôn kính, cúng dường y phụ, nhà ở và nhiều thứ. Bahiya tự tin rằng đã chứng quả A la hán, hoặc sắp thành A la hán. Một vị cõi trời, kiếp trước từng là người thân của Bahiya, muốn điều tốt lành cho Bahiya, nên hiện ra, nói với Bahiya rằng Bahiya chưa phải là A la hán, và cũng chưa tu đúng con đường để trở thành A la hán.
15/01/2025(Xem: 151)
Trong rất nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam, cũng như truyện cổ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, có một niềm tin vững chắc rằng mỗi người chúng ta đều có một kiếp sau ở tương lai. Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau. Chuyện kiếp sau này cần được phân tích minh bạch, để không rơi vào một niềm tin nhầm lẫn.
15/01/2025(Xem: 144)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông. Để nói lên một phương pháp của Thiền rằng, trong khi thiền tập, hễ tin Phật hay nghi Phật đều sẽ hỏng, đều rơi vào bất thiện pháp, sẽ không thấy được pháp Vô Vi. Muốn vào đạo Phật, trước tiên phải tin và phải quy y Phật, Pháp, và Tăng. Người tu theo lời Phật dạy phải tin vào Tứ Thánh Đế, tức là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong khi tu tập, người tu phải thành tựu tín, giới, văn, thí, huệ mới có thể đoạn trừ bất thiện pháp. Như vậy, người không có lòng tin chắc thật vào Đức Phật sẽ không đi được con đường dài như thế để thành tựu giải thoát.
15/01/2025(Xem: 129)
Bài này sẽ nói về vai trò của người cư sĩ với nhiệm vụ nên học nhiều về Kinh điển, nên hiểu Phật pháp cho thâm sâu, nên tu tinh tấn để làm gương cho người đời thường, và nên sống đơn giản nhằm thích nghi với mọi hoàn cảnh cần để hoằng pháp. Không phải ai cũng có cơ duyên để học nhiều về Kinh điển. May mắn, thời nay chúng ta đã có kinh điển dịch ra tiếng Việt rất nhiều. Các Kinh điển, Bộ Nikaya và Bộ A Hàm đều đã dịch ra tiếng Việt. Trong khi đó, các buổi giảng Kinh do nhiều vị tăng ni thực hiện đã phổ biến nhiều trên YouTube và các trang web về Phật học. Những gì thắc mắc, có thể hỏi trên mạng Google hay các mạng trí tuệ nhân tạo, như ChatGPT hay Gemini, đều có thể được giải thích ở mức độ tổng quát. Tuy nhiên các giải thích này đều khả vấn, có khi là trích dẫn theo sự giải thích của các học giả Ky Tô Giáo hay không phải Phật tử, cần kiểm chứng.
15/01/2025(Xem: 120)
Trong khi học Phật, chúng ta thường đọc thấy ba pháp ấn là vô thường, khổ, và vô ngã. Đôi khi, chúng ta đọc thấy trong kinh nói về bốn pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết Bàn. Tùy theo dị biệt bộ phái, mỗi vị thầy ưa nói cách này hay cách kia. Thực tế, nói cách nào cũng đúng, cũng phù hợp kinh điển. Trong khi đó, theo cách nhìn của Thiền tông Việt Nam, tất cả các pháp tự thân đã là tịch diệt, bời vì lìa phiền não thì không có bồ đề, lìa sanh tử thì không có Niết bàn. Cũng như sóng không lìa nước, và ảnh không lìa gương. Do vậy, Thiền tông nêu lên ý chỉ là phải nhìn thấy để sống với pháp tánh, với Niết bàn tự tâm.
15/01/2025(Xem: 146)
Trong nhiều kinh, Đức Phật khi giải thích về vô thường đã hỏi rằng có phải mắt và cái được thấy là vô thường hay không, rồi hỏi có phải tai và cái được nghe là vô thường hay không, và rồi vân vân. Như thế, đối với nhiều người tu, quán sát nơi con mắt sẽ là bước đầu để học đạo giải thoát. Tuy nhiên, đối với Thiền Tông Việt Nam, có một số vị thầy dạy rằng hãy nhìn như một người mù nhìn, và hãy nghe như một người điếc nghe. Lời dạy về con đường giải thoát này là như thế nào?
15/01/2025(Xem: 143)
Khi chúng ta nói rằng nhiều người Việt Nam đã học đạo từ khi nằm nôi, chỉ là một hình ảnh cho thấy Phật giáo đã gắn bó với lịch sử dân tộc Việt Nam từ nhiểu ngàn năm. Nhiều lời dạy trong Kinh Phật đã ăn sâu vào trong chính sử, và cả huyền sử của dân tộc Việt.
15/01/2025(Xem: 132)
Khi đọc Thiền sử Trung Hoa và Việt Nam, chúng ta thường gặp một số vị sư truyền dạy, hay trả lời bằng những cách không dùng lời nói. Người ta thường gọi đó là vô ngôn, là không sử dụng ngôn ngữ. Chữ này có lẽ không thích nghi, vì chữ vô ngôn có khi chỉ là sự im lặng, khi không muốn nói. Có lẽ, chữ thích hợp nên là cái biết xa lìa khái niệm không thể mô tả bằng ngôn ngữ được.
19/10/2024(Xem: 840)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]