Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

NGHIỆP VÀ THẤY BIẾT SAI LẦM

28/03/201309:02(Xem: 6615)
NGHIỆP VÀ THẤY BIẾT SAI LẦM

NGHIỆP VÀ THẤY BIẾT SAI LẦM
Thích Đạt Ma Phổ Giác

LỜI GIỚI THIỆU CỦA HT. THÍCH NHẬT QUANG

Buddha_1Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.

Người xưa thường hay nhắc nhở chúng ta khi đối duyên tiếp cảnh đừng để tâm dính mắc. Trí tuệ chân thành thay! Chỗ này, mọi sự phô diễn đều trở thành vô vị, thô thiển. Ở đây, chiêu thuật của nhà Thiền chỉ là “tâm cảnh như như”, vào được thì sống, không vào được thì chết. Tuy nhiên cũng phải mất mấy mươi năm tương chao mới có thể thốt ra được lời “à, thì ra là vậy” trước muôn ngàn ngỗn ngang của cuộc tồn sinh nhiễu nhương này.

Thầy Phổ Giác trong quá trình đi hoang theo dòng đời, bao lần ngã xuống rồi lại đứng lên, từng bước mãnh tỉnh, cũng chỉ để mong có một ngày thốt lên được hai chữ “thì ra”. Hy vọng những khám phá này của thầy, tuy không mới với các bậc thức giả đi trước, nhưng luôn là nguồn động viên và chia sẻ với bạn lứa anh em. Tôi xin chúc mừng và ghi lại đôi dòng.

Kính ghi
Thường Chiếu, ngày 11 tháng 6 năm 2008
HT. Thích Nhật Quang
(Trụ trì tổ đình Thiền viện Thường Chiếu, viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức, trưởng ban quản trị Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam)

 

LỜI GIỚI THIỆU CỦA TT. THÍCH NHẬT TỪ

“Thấy biết sai lầm” là tuyển tập các bài giảng của ĐĐ. Thích Đạt Ma Phổ Giác trong những chuyến đi sinh hoạt tại các chùa vùng sâu, vùng xa, như một nhịp cầu chia sẻ đối với những người hữu duyên. Tập sách nhỏ này chỉ gồm 2 chương:

+ Chương 1: Tác giả giới thiệu nghiệp và sự sống để chia sẻ các kinh nghiệm, nhận diện mặt mũi của các hành vi, từ đó dấn thân trên con đường chuyển hóa. Tu là chuyển nghiệp. Chuyển nghiệp là quá trình nỗ lực làm cho phàm tính trong con người trở thành Thánh tính của bậc hiền. Chiếc chìa khóa vạn năng của việc này không gì khác hơn là sự quyết tâm đổi đời, làm mới lại chính mình với những chất liệu của bình yên, hạnh phúc, thịnh vượng và phát triển. Mấu chốt của việc này nằm ở chỗ khởi phát lòng tự tin chính mình, quyết tâm nỗ lực làm mới để chuyển hóa những thói quen làm tổn hại cho người vật mà sống đời an vui, hạnh phúc.

+ Chương 2: Tác giả giới thiệu một cách bao quát về tiến trình sự thấy biết sai lầm và quá trình nhận diện về thấy biết sai lầm như là gốc rễ của mọi trở ngại cuộc đời.

Khi tâm thức chúng ta bị nghiệp chi phối, con người thường có thói quen ứng xử với bản năng, làm cho khối tri thức trong ta bị phủ mờ. Từ đó, tình trạng biết mà cố phạm trở thành nỗi ám ảnh lương tri.

Triết lý nhà Phật với những phương pháp an tâm như một nghệ thuật thiết lập chánh niệm tỉnh giác của Thiền, niệm Phật nhất tâm của Tịnh độ, tam nghiệp tương ưng của Mật tông, trì tụng kinh Vô lượng bộ, sám hối cúng dường để chuyển nghiệp v.v…, có khả năng giúp cho đương sự rủ bỏ mọi phiền muộn, khổ đau.

Thấy biết sai lầm là đã sửa được sai lầm một nửa, phần còn lại liên hệ đến phương pháp tu tập để chuyển hóa. Tác giả đã khẳng định rằng, nhờ nương vào nhân duyên lành của Phật pháp, người sai lầm sẽ biết cách làm chủ bản thân để vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

Tác phẩm với ý tưởng bình dị, câu chữ mộc mạc, nhưng lại có sức truyền cảm đến người đọc, vì nó phát xuất từ những trải nghiệm thực tế của tác giả.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu và kính mời quý đọc giả hãy tự mình trải nghiệm những dòng trải nghiệm này.

Trân trọng kính ghi
Tỳ Kheo Thích Nhật Từ

ĐÔI LỜI TÂM SỰ

Dòng đời nghiệt ngã luôn cuốn trôi và nhấn chìm tất cả, dù đó là nhân nghĩa của một con người. Trong cuộc mưu sinh nhiều gian nan, chướng ngại đã làm ngã quỵ không biết bao con người tài hoa, “khôn cũng chết, dại cũng chết”, chỉ đến sớm hay muộn mà thôi, và chỉ có người biết mới tồn tại được. Tôi được phúc duyên lớn, nhờ người mẹ đã giúp tôi làm lại cuộc đời, làm mới lại chính mình với một tình thương bao la và cao cả.

Con người, gia đình, xã hội, muôn loài và sự vật luôn có cùng nhịp sống tương quan mật thiết lẫn nhau, ai dù có tài giỏi đến đâu cũng không thể tách riêng sự cộng sinh này mà bảo tồn được mạng sống cho riêng mình.

Đường đời nhiều nỗi chông gai và hiểm trở. Tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, ăn ngon, mặc ấm đã làm cho nhiều người yếu đuối, bạc nhược, lười biếng, không tin chính mình mà bị gục ngã trước những cơn giông tố của cuộc đời.

Chính bản thân chúng tôi là người đã từng vấp ngã, và sau nhiều lần cố đứng lên nhưng không thể nào tự đứng một cách vững vàng cho được, cứ chông chênh, chồng chành, nghiêng ngã mãi. Sau đó, chúng tôi may mắn gặp được Phật pháp, đời tôi mới thật sự chuyển hóa được những khổ đau, mê lầm chấp trước tưởng chừng như không cách nào thoát khỏi.

Phật pháp chính là chiếc thuyền cứu vớt những người đang còn đắm chìm trong những dòng sông tội lỗi. Cái hay của Phật pháp là giúp chúng ta tạo nên niềm tin nơi chính mình. Từ đó, chúng ta có thể tự mình đứng lên một cách vững chắc mỗi khi vấp ngã. Người trí thì không cần nương tựa vào ai, mà tự mình phán xét tìm ra lẽ thật cuộc đời; còn người mê lầm, chưa đủ sáng suốt, chưa có niềm tin thì phải nương vào thầy lành, bạn tốt, tránh xa kẻ xấu ác thì mới có thể làm lại cuộc đời, làm mới lại chính mình.

Chúng tôi không phải là người hay ho tài giỏi gì, nhưng nhờ có chút phước duyên lành đã gieo tạo từ bao kiếp trước còn sót lại, nên nay tôi mới gặp được thầy lành, bạn tốt, dù trong đời này tôi đã từng gieo nhiều tội lỗi trong suốt thời gian dài mấy chục năm trước lúc đi tu. Vì vậy, nhà Phật đặt nặng vấn đề gieo trồng hạt giống. Khi ta gieo trồng được hạt giống thiện lành rồi thì dù trải qua trăm kiếp, ngàn đời, nó vẫn không bao giờ bị mai một và biến hoại, quả tốt sẽ trổ khi hội đủ nhân duyên, nẩy mầm và phát triển.

Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình. Cho nên, chúng ta thấy cũng đồng là cha mẹ sinh ra nhưng không ai giống ai, có người thông minh, có người đần độn, có người lành mạnh, có người khuyết tật, kẻ giàu sang, người nghèo hèn v.v… Tất cả đều có nguyên nhân sâu xa của nó.

Trong cuộc sống này, ít có người được hoàn hảo về mọi mặt, tốt xấu, hơn thua, được mất, thường lẫn lộn với nhau, rồi tùy theo nhận thức của mỗi người mà tạo ra lời nói, hành động để dẫn đến kết quả trong hiện tại. “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”, bởi trí tuệ Bồ Tát thấy được sự tai hại của việc hưởng thụ ngũ dục quá đáng dẫn đến cố chấp, dính mắc, tạo ra oan gia trái chủ, hiềm hận, thù địch, triệt tiêu, hủy diệt lẫn nhau, làm khổ mình, khổ người.

Vì vậy mà Bồ Tát biết cách ngăn ngừa từ nhân, còn phàm phu tục tử chúng ta do vô minh che lấp không thấy được điều ấy, nên không biết ngăn ngừa, đến khi quả xấu trổ ra thì khổ lụy, buồn đau, than trời trách đất, đổ thừa cho số phận mình không tốt, hận đời đen bạc phủ phàng v.v… , rồi không tin vào nhân quả, phước báo, sẵn sàng làm điều xằng bậy, vô tình tạo thêm nhiều tội lỗi. Đến khi tan nhà nát cửa, vợ chồng ly tán, khổ đau tột cùng, muốn làm lại cuộc đời nhưng không có cơ hội tốt nữa.

Bản thân chúng tôi cũng đã từng thấy biết sai lầm như thế, chỉ biết hưởng thụ dục lạc giác quan, nên đã sẵn sàng làm tất cả những điều xấu ác để thỏa mãn những dục vọng thấp hèn. Do quan niệm sai lầm “chết là hết”, không có đời sau, không có tội phước, nên một thời tôi hành động một cách tán tận lương tâm, không chỉ đối với người ngoài, mà ngay cả với những người thân như cha mẹ, vợ con, anh chị em ruột thịt trong gia đình.

May thay, tôi có được một người mẹ giàu lòng nhân ái, tuy tôi là người con bất hiếu đã từng gây khổ đau cho bà, thế mà khi tôi gặp điều bất hạnh, khổ đau thì bà liền có mặt để an ủi, vỗ về, giúp đỡ. Bà không khác nào Bồ Tát Quán Thế Âm hiện thân trong đời. Nơi nào bất hạnh thì nơi đó có Bồ Tát Quán Thế Âm đến cứu khổ.

Nhớ lại những năm tháng khi mới xuất gia, tu học tại Thiền viện Thường Chiếu, mẹ tôi đã không quản ngại khó khăn, xa xôi cách trở, tháng nào bà cũng đến thăm tôi, chủ đích của bà là động viên, nhắc nhở tôi tu hành, bà sợ tôi không chịu tu, không nhất quyết với cuộc hành trình quay về đất Phật. Đầu năm Nhâm Thìn, bà đã ra đi theo quy luật già-bệnh-chết, để lại cho tôi chút ngậm ngùi thương xót. Nhớ lại,

Mẹ tôi khi tuổi đã già
Vẫn còn bán cháo để nuôi gia đình
Nhờ mẹ tôi biết đường tu
Nếu không có mẹ tôi giờ ra sao?
Cũng nhờ ân đức mẹ hiền
Tôi vào cửa Phật tu hành đến nay.
Chỉ vì chấp trước sai lầm
Nên tôi phải chịu khổ đau nửa đời
May nhờ có được mẹ hiền
Mà tôi nay đã khác xưa rất nhiều.

Tôi thầm cảm ơn tất cả những gì đang hiện hữu trên cuộc đời này, từ con người cho đến muôn loài, muôn vật đã cho tôi cơ hội làm mới lại cuộc đời, làm mới lại chính mình. Cho nên, chúng tôi mạnh dạn, can đảm phát nguyện tu hành cho đến khi nào thành Phật mới thôi, để đền đáp công ơn của mẹ. Đó là những lời nguyện khó thực hiện, nhưng tôi quyết không để nó trở thành những lời nguyện suông vô ích. Tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta không phát những lời nguyện chân chánh và mãnh liệt như thế thì người tu hành cũng khó có thể thực hiện được những ước mơ, hoài bão lớn lao của mình.

Cũng vậy, tác phẩm “Nghiệp & Thấy Biết Sai Lầm” lần này ra đời, có chỉnh sửa và bổ sung đầy đủ, hoàn chỉnh nhiều hơn trước, nhằm để tự răn nhắc chính mình nhiều hơn và để an ủi, sẻ chia với những ai còn đang chìm đắm trong biển khổ sông mê, giúp họ đủ niềm tin để vươn lên vượt qua số phận tối tăm. Cuộc đời này không có gì là cố định, ta có thể thay đổi, làm mới lại chính mình, nếu ta có đầy đủ ý chí, nghị lực và quyết tâm, dù cho ta đã lỡ tạo tội ác tày trời.

Nếu ta nói, cái gì cũng cố định trước sau như một không thể đổi thay thì chúng ta có tu cũng chẳng có kết quả gì. Nhiều người vì không hiểu rõ chỗ này, nên đành chấp nhận cuộc đời như “bèo dạt mây trôi”, hay cho rằng có một đấng quyền năng ban phước, giáng hoạ, nên chấp nhận một cuộc đời đen tối, thân phận hẳm hiu với vô vàn mặc cảm tội lỗi trong quá khứ.

Người xưa cũng có quan niệm cho rằng, con người sinh ra là đã có sự an bài bởi một vận mệnh, số mệnh, định mệnh, số phận… Tất cả đều cùng một ý nghĩa là diễn tả sự định sẵn từ trước cho đời sống của mỗi con người, không thể nào thay đổi được. Cái quan niệm đó không sai đối với những người thiếu trí tuệ, chấp nhận lệ thuộc vào các đấng quyền năng như thượng đế, thần linh…, cam chịu thân phận hẳm hiu, đau khổ mà không chịu phấn đấu, cố gắng vươn lên để làm lại cuộc đời. Bởi họ nghĩ rằng, số trời đã định không thể nào thay đổi được.

Trên thực tế có đúng như vậy không? Tại sao có người được sanh ra trong một gia đình giàu có, đầy đủ tiện nghi, được ăn học đàng hoàng, đến nơi, đến chốn, có địa vị cao trong xã hội. Rồi họ cứ nghĩ rằng, số tôi đã như vậy, nên họ mặc tình gây tạo tội lỗi, không biết nhân quả là gì. Đến khi phước hết họa đến, may mắn không còn nữa, “họa vô đơn chí” nên vướng vào vòng tù tội; lúc đó, dù có ăn năn, hối hận cũng chẳng cứu kịp, mọi thứ đã có từ trước đến nay cũng từ từ đội nón ra đi. Nếu ta không biết tu thì đau khổ càng thêm chất chồng, tăng thêm oán giận, thù hằn không có ngày thôi dứt.

Vậy làm người trong trời đất, nếu ai cũng tin theo số mệnh đã định sẵn, tất dễ sinh tâm ỷ lại, chẳng cần phấn đấu vươn lên làm mới lại chính mình, dẫn đến việc người nghèo thì ngày càng nghèo thêm, người giàu ngồi không hưởng thụ không biết làm lành, lánh dữ, mặc tình gieo tạo tội lỗi, sanh tâm tiêu cực, không làm lợi ích hay giúp đỡ sẻ chia cho một ai, mà còn tìm cách bòn rút, gạt gẫm, bóc lột của thiên hạ.

Trong cuộc hành trình trở về đất Phật, không phải ai cũng có khả năng để đi hết đoạn đường nhiều hầm hố, chông gai. Những ai không có ý chí cao, không có đủ niềm tin về nhân quả, không có lòng dũng cảm thì cũng giống như người vượt sông “tấn thối lưỡng nan”, bước tới thì sợ nước cuốn trôi, đứng lại thì sợ bị nước nhấn chìm.

Phật dạy: “Không bước tới, không đứng lại, ta sẽ vượt qua tất cả”.

Không thể nhờ trời Phật
Hay thần linh thượng đế
Nếu tự mình vấp ngã
Thì chính mình đứng lên
Khi mê thì Phật độ
Khi ngộ thì tự độ
Đó là lý nhiệm mầu
Của tất cả chư Phật.

Đôi lời tâm sự chân thành xin gửi đến chư huynh đệ pháp lữ gần xa, một chút trải nghiệm bản thân, mong được kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống, để tất cả chúng ta luôn luôn vững bước trong cuộc hành trình trở về đất Phật với lòng tôn kính vô biên.

Kính ghi
Phong Trần Cuồng Nhân

NGHIỆP VÀ SỰ SỐNG

Nói đến nghiệp là nói đến sự sống của ta hằng ngày, được huân tập bằng thân- miệng-ý, lâu ngày trở thành thói quen, nên nghiệp có nghiệp lành, nghiệp dữ, nghiệp tốt, nghiệp xấu hoặc định nghiệp hay bất định nghiệp, chứ không một chiều như nhiều người chúng ta thường lầm tưởng.

Nghiệp thiện lành là hành động tốt đẹp đem lại an vui, hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Nghiệp xấu ác là hành động dữ làm cho chúng sinh đau khổ. Định nghiệp là hành động tốt xấu, hay lành dữ có chủ mưu bằng ý thức, có sự tính toán cân nhắc rõ ràng tạo thành nghiệp quyết định. Bất định nghiệp là thái độ hành động tốt hay xấu, không có chủ tâm, ý thức tính toán nên thành nghiệp vô tình.

Cho nên, Phật dạy tùy theo bệnh của chúng sinh mà cho thuốc phù hợp với căn cơ trình độ của mọi người. Chúng ta thích làm người hiền lành, Phật chỉ dạy giữ năm điều đạo đức, ai thích làm chư thiên, Phật dạy tu thập thiện và các tầng bậc thiền định. Ai thích giác ngộ giải thoát, Phật chỉ dạy pháp tứ đế, nhân duyên, ai thích thành Phật, Phật dạy chuyên tu hạnh Bồ tát, tùy theo khả năng tu cao hay thấp mà giải thoát cũng có nhiều từng bậc khác nhau. Đại lược, chúng ta có thể chia làm hai bậc là: Từng phần giải thoát và toàn phần giải thoát.

Từng phần giải thoát là bậc thứ nhứt, tu mà còn trong luân hồi sinh tử, như chúng ta mong muốn được trở lại làm người hiền lành, đạo đức, hoặc chư thiên các cõi trời, nhưng biết chọn lựa nghiệp lành để đi trong đường tốt, hưởng phước báo an vui, hạnh phúc. Như có người biết chọn nghiệp thiện lành tốt đẹp, nhưng lại cũng có người không biết chọn nên tạo lắm nghiệp xấu ác, vì vậy mà chịu nhiều phiền muộn, khổ đau. Những loại chúng sinh vì ngu si, mê muội nên đi trong các đường địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, A Tu La đều không biết chọn nghiệp lành, nên đi vào con đường xấu ác, chịu quả báo sa đọa, khổ đau.

Thế nên, chúng ta phải biết khi còn ở trong sáu đường luân hồi, sau khi bỏ thân này, ta muốn cho đời sống của thân sau được an lạc, hạnh phúc thì ta phải biết chọn lựa nghiệp thiện lành, tốt đẹp để làm và tránh không làm ba nghiệp ác, đó là gốc của sự tu hành cho người cư sĩ tại gia.

Thân không giết hại, trộm cướp, tà dâm, miệng không nói dối, nói lời mắng chửi độc ác, nói lời đòn xóc hai đầu, nói lời mê hoặc để dụ dỗ, ý bớt tham lam, sân giận và si mê.

Phật dạy cách giữ tâm trong sạch như một tấm vải nhơ bẩn, nhiễm bụi. Nếu ta đem tấm vải ấy nhuộm lại thì vải ấy sẽ được màu nhuộm không tốt đẹp, sạch sẽ. Ngược lại, như tấm vải mới trong sạch, đem nhuộm xanh, đỏ, vàng, trắng thì tấm vải ấy sẽ được màu nhuộm tốt đẹp, sạch sẽ. Ai muốn được hiện tại và mai sau sinh cõi an lành phải như tấm vải sạch được nhuộm, và tâm chúng ta phải giữ được như vậy.

Nghiệp là nguyên nhân, là động lực thúc đẩy, dẫn chúng ta đi trong luân hồi sinh tử, nên rất quan trọng đối với người tu chúng ta. Vậy nghiệp là gì? Nghiệp nghĩa là hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần qua thân, miệng, ý lâu ngày trở thành thói quen. Thói quen đó có sức mạnh chi phối và sai sử lại chúng ta, cho nên gọi là nghiệp.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, tâm ý ta giống như tấm vải sạch hoặc dơ, nên trong việc tu tập càng quan trọng hơn là biết giữ tâm trong sạch, nhà Thiền gọi là chăn con khỉ ý thức, kinh Pháp Cú dạy ý làm chủ các pháp, ý dẫn đầu, ý làm chủ tạo nghiệp hoặc tốt hay xấu.

Chính ta là thợ nhuộm làm chủ cuộc đời mình, ta muốn trong sạch hay nhơ bẩn là do ta, ta muốn hạnh phúc hay khổ đau đều do ta chọn lựa và quyết định, chỗ này không ai thế vào được. Ai muốn tâm mình như tấm vải trắng thì phải biết gìn giữ ý nghĩ của mình không bị hoen ố, dính đầy phiền não tham sân si.

Tấm vải ban đầu vốn trong sạch, vì ta không biết nên để nó nhuốm bụi trần dơ bẩn, nhưng ta có quyết tâm để tẩy sạch tấm vải đó không? Chính sự kiên trì, bền bỉ chuyển hóa tâm ô uế của ta theo sự hướng thiện và tu tập, khiến tâm lâu ngày trở nên thanh tịnh và trong sạch.

Như thầy cô giáo dạy học, dạy từ tháng này qua năm nọ được gọi là nghề giáo, và những người làm cùng nghề thì gọi là bạn đồng nghiệp. Nghiệp là việc làm hằng ngày của chính mình, ta làm chủ tạo tác lâu ngày thành thói quen, rồi cũng chính ta gánh chịu lấy hậu quả do nó đưa tới.

Khi tâm ta thanh tịnh, lặng lẽ, sáng trong giống như tấm vải sạch, ta tùy ý chọn màu để nhuộm theo ý muốn của mình. Ta tu tập là nhằm mục đích thay đổi, chuyển hóa, tẩy xóa và gội rửa thân tâm phiền não, tham lam, sân giận, si mê thành vô lượng an lạc, hạnh phúc và trí tuệ từ bi.

Chúng ta từ thuở sơ sinh cho đến khi khôn lớn trưởng thành, đâu có ai mắc bệnh ghiền cà phê, ghiền rượu, hay thuốc lá gì đâu, vậy mà từ khi ta biết ăn, biết học, cho tới khi già cả, đều do ta huân tập lâu ngày trở thành thói quen, nên người thì ghiền cờ bạc, người thì rượu chè be bét, người thì ghiền thuốc, kẻ thì ghiền game bạo động, người thì đam mê sắc đẹp, kẻ thì ghiền xì ke ma túy …

Vậy, nghiệp là cái chúng ta tự tạo lấy từ thân-miệng-ý, chính chúng ta làm chủ tạo thành thói quen đó, nên khi thói quen đã thuần thục rồi thì nó sẽ quay trở lại chi phối, dẫn dắt, sai sử chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta hay thường xuyên mỗi chiều đi chùa, tụng kinh, sám hối lâu ngày trở thành thói quen, lỡ hôm nào tới giờ tụng kinh mà mắc bận công việc khác không đi được, ta cảm thấy như thiếu một cái gì, làm cho ta cảm thấy ray rứt, khó chịu trong lòng, giống như có một sức mạnh thôi thúc bắt ta phải đi chùa tụng kinh.

Như chúng tôi tháng nào cũng đi từ thiện để giúp đỡ, sẻ chia cho những người bất hạnh tại trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa - tỉnh Bình Dương, thấy mọi người vui vẻ, hạnh phúc, chúng tôi cũng vui theo, cảm thấy an ổn, nhẹ nhàng. Và chúng tôi đã làm việc này trong nhiều năm qua với chút lòng thành, bằng tất cả tấm lòng “một miếng khi đói, bằng một gói khi no”.

Nhiều chú thiếu niên thấy người lớn cầm thuốc hút, nhả khói phì phà trông có vẻ oai phong lắm, nên bắt chước hút theo, thành thói quen rồi cuối cùng ghiền thuốc. Lúc ta mới tập hút thì mình làm chủ, muốn hút thì hút, không thích hút thì thôi, nhưng sau khi hút nhiều lần, lâu ngày trở thành thói quen, khi thiếu thuốc thì thấy khó chịu, ngáp, buồn, phải đi tìm mua về hút cho bằng được.

Nhớ tới vấn đề này những năm 76 đến thập niên 80, chúng tôi khi ghiền thuốc quá mà không có hút, đành phải nửa đêm đốt đèn đi kiếm dế nhũi hút cho đỡ cơn ghiền. Dế nhũi là thuốc còn dư lại lúc gần hết điếu thuốc, nó đâu còn mùi vị, có những lúc ghiền quá, chúng tôi phải uống luôn cả nước thuốc lào.

Giờ thì có điều kiện đi tu và buông xả những thứ đó, ngồi ngẫm lại thấy mình ngày xưa ngu si, mê muội quá chừng. Đây chỉ là thói quen đơn giản nhất của các đấng mày râu, còn nhiều thói quen khác hao tiền tốn của và tệ hại vô cùng, chúng tôi không tiện việc kể ra đây, tùy mọi người có cảm nhận riêng mà biết cách để vượt qua chúng, không thì chúng ta chấp nhận bị nó trói buộc trong vòng mờ mịt, tối tăm, để rồi suốt cuộc đời sống trong đau khổ, lầm mê không có ngày thôi dứt.

Nếu ta tập thói quen làm việc thiện lành tốt đẹp, Phật ví như người lăn trái banh lên núi, nếu lơ là một chút thì nó lăn xuống trở lại. Còn chúng ta tập thói quen làm việc xấu ác thì ta dễ dàng bị nó dẫn đi làm việc bất thiện, như người để trái banh lăn từ trên núi xuống.

Thói quen làm việc thiện rất khó gìn giữ lâu dài, nhưng thói quen làm xấu ác rất dễ làm, vì đó là bản chất của con người huân tập từ vô thủy kiếp đến nay.

Có nhiều người cứ mỗi chiều đi quán uống rượu, nên lâu ngày trở thành thói quen mà bị ghiền, tới cữ phải đi uống rượu, không đi thì cảm thấy bức rức, khó chịu, ngáp dài, ngáp dắn, như có một ma lực thôi thúc, sai khiến đi tìm bạn rượu để uống rượu, nếu không thì lờ mờ như kẻ mất hồn.

Người đi chùa sám hối tụng kinh lâu ngày tập thành thói quen tốt, gọi đó là nghiệp thiện, giúp ta ngăn ngừa tội lỗi, hiểu lời Phật dạy để tu tập, nhằm chuyển hóa những lỗi lầm mà sống an vui, hạnh phúc. Người hay đi quán uống rượu để tập thành thói quen, đó là nghiệp ác, nên đưa tới nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn, bệnh hoạn và say sưa, cho nên không bao giờ thông minh, sáng suốt, làm việc có ích để giúp đỡ mọi người.

Vậy, nghiệp phát xuất từ đâu? Từ thân-miệng-ý của chúng ta. Ý suy nghĩ, miệng nói năng, thân hành động tốt hay xấu là tùy theo thói quen của mọi người. Ý suy nghĩ điều thiện lành tốt đẹp là nghiệp thiện của ý, ý suy nghĩ điều xấu xa, tội lỗi là nghiệp ác của ý. Ta hay nói lời yêu thương, an ủi, giúp đỡ, sẻ chia là nghiệp thiện của miệng. Ngược lại, miệng nói lời hung dữ làm khổ người là nghiệp ác của miệng. Nếu thân biết hành động lợi ích giúp người, cứu vật, đó là nghiệp thiện của thân. Ngược lại, thân làm điều ác thì tổn hại, ảnh hưởng cho người và vật, đó là nghiệp ác của thân.

Như vậy, chính ta là chủ nhân ông của bao điều họa phúc. Nếu ta muốn đời sau được tái sinh chỗ tốt đẹp để sống đời an vui, hạnh phúc, thì ta phải biết gieo trồng phước đức, biết tạo nghiệp thiện lành thuần thục. Ngược lại, nếu ta gieo tạo nghiệp ác, làm tổn hại người vật thì sẽ bị luân hồi đến chỗ xấu, đọa ba đường dữ: địa ngục, quỷ đói, súc sinh, thọ thân thể xấu xí, chịu nhiều bất hạnh, đau khổ.

Do đó, ta phải biết khôn ngoan, sáng suốt chọn lựa nghiệp thiện lành, tốt đẹp để làm lợi ích cho chính mình, gia đình, người thân và phục vụ tốt cho xã hội. Bổn phận và trách nhiệm làm con đối với cha mẹ phải biết thương yêu, kính trọng, hiếu thảo, chăm sóc, lo lắng chu đáo việc ăn, uống, ngủ, nghỉ đàng hoàng. Mỗi khi cha mẹ có bệnh, ta phải lo thuốc thang đầy đủ, đừng để cha mẹ cô đơn, buồn tủi lúc tuổi già là mang tội bất hiếu.

Nếu chúng ta cho rằng, đi chùa để sám hối tụng kinh, niệm Phật, ngồi Thiền mới là tu, nếu ta chỉ tu như vậy là quá ít, vì một tháng ta chỉ đến chùa một hai ngày, còn hai mấy ngày kia ta thả trôi theo dòng đời hay sao? Ta phải biết áp dụng tu trong mọi hoàn cảnh, tu ở nhà hay nơi ta làm việc và bất cứ nơi đâu, tu như vậy mới lần hồi dứt sạch phiền não.

Ngày xưa, có một ông quan nổi tiếng là liêm chính, trong sạch, nghe đồn Thiền Sư Ô Sào là một vị cao tăng đắc đạo nên mới tìm đến thưa hỏi đạo lý. Khi tới nơi, ông ta thấy chỗ tu của Thiền Sư Ô Sào ở tuốt trên cháng ba của một cây cổ thụ. Chỗ ngài ở giống như ổ quạ, nên người đời thường gọi Ngài là Thiền Sư Ô Sào, tức Thiền sư ổ quạ. Thấy chỗ ở của Thiền sư nguy hiểm quá, ông ta mới la lên. Khi nghe vậy, Thiền sư bảo, “chính chỗ ở của quan mới thật là nguy hiểm”.

Thiền sư tuy ngồi trên cây cao thấy dường như nguy hiểm, nhưng ngài đang chuyển hóa từng tâm niệm tham, sân, si của mình trở thành vô lượng trí tuệ, từ bi, nên cuộc sống lúc nào cũng an ổn, nhẹ nhàng.

Còn làm quan đứng trước bàn dân thiên hạ, trên phải phục tùng đức vua, dưới thì phải có trách nhiệm lo cho dân chúng, nếu sơ sẫy một chút thì bị vua truất phế, nếu không giúp ích gì được cho mọi người thì bị dân tình trách móc, than oán, kêu ca. Làm quan thì bị trên đe, dưới búa, nên khó lòng làm tốt đẹp cả hai bên, được lòng vua thì mất lòng dân chứ hiếm khi nào được cả hai, vì lòng tham lam của con người như giếng sâu không đáy. Cho nên, Thiền sư mới nói chỗ của quan đang làm việc mới thật là nguy hiểm. Nghe xong, Bạch Cư Dị chợt tỉnh, nên đê đầu tạ lễ sám hối, rồi ông đứng dưới đất nhìn lên hỏi:

“Kính bạch Hòa thượng, nghe danh Ngài đã lâu, hôm nay mới được gặp mặt, xin Hòa thượng từ bi thương xót chỉ dạy cho tôi phương pháp tu hành ngắn gọn, dễ hiểu để tôi có thể y theo đó mà hành trì.

Thiền Sư Ô Sào ở trên nói xuống:

“Không làm các việc ác

Hay làm các việc lành

Giữ tâm ý trong sạch

Đó là lời Phật dạy”.

Bạch Cư Dị nghe qua, liền cười và nói:

“Hòa Thượng dạy tôi bài kệ ấy để làm gì, vì con nít tám tuổi cũng thuộc”.

Thiền Sư Ô Sào nói:

“Phải, ông nói không sai, con nít tám tuổi cũng thuộc, nhưng mà ông già tám mươi tuổi làm suốt đời cũng chưa xong”.

Chúng ta tu là cốt để chuyển ba nghiệp ác của thân, miệng, ý trở thành ba nghiệp thiện lành, tốt đẹp.

Bài kệ trên ai vừa nghe qua tưởng là dễ nhớ và rất dễ thực hành, nhưng trên thực tế, khi đi vào kinh nghiệm tu hành thì không đơn giản và dễ dàng như vậy, vì chúng ta tình thức mênh mang, chủng tử tập khí sâu dày.

Từ vô thủy kiếp, chúng ta đã huân tập không biết bao nhiêu là thói quen tốt xấu lẫn lộn, vừa bỏ được thói xấu này để phát huy điều tốt nọ, thì lại có dư tập khí xấu khác đang ngủ ngầm trong ta, và vì thế ta cứ sai lầm mãi có khi đi suốt cuộc đời cũng chưa xong, tâm ta vẫn còn lăng xăng, lộn xộn, bất an hoài, hết theo cái này lại bám cái kia, nào là tiền tài, sắc đẹp, lợi danh, nhà cao cửa rộng, ăn sung mặc ấm, ngủ nhiều, nghĩ chuyện này chưa hết lại đến chuyện kia, cứ thế mà không có phút giây nào dứt suy tính nghĩ bàn.

Cho nên, người biết tu là luôn khôn ngoan, sáng suốt, quay nhìn lại chính mình, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, rỗi rảnh hay bận rộn, giàu sang hay nghèo hèn, nếu ta biết cách vẫn cũng có thể tu được. Trước tiên, ta phải quyết chí dừng nghiệp xấu ác, rồi ta tùy theo hoàn cảnh mà ra công giúp đỡ người nghèo khổ, người không có tiền thì giúp bằng tấm lòng, an ủi sẻ chia, kẻ giàu có thì giúp người bằng tiền của, vật chất. Tu chính là nền tảng vững chắc để ta xây dựng cuộc đời hiện tại được vui tươi, đẹp đẽ hơn, và tạo cơ hội cho đời sau càng được vuông tròn, tốt đẹp, hoàn chỉnh về mọi mặt.

Muốn vậy, ta phải biết tu từ tâm ý của mình và trọn đời cố gắng tránh tất cả các điều ác, hay làm tất cả các việc lành. Đạo Phật được coi là đạo cứu khổ ban vui, là chỉ cho mọi người con đường hướng thiện để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Điều quan trọng hơn hết là khi ta hiểu được Phật pháp, biết rõ con đường đưa tới an lạc dài lâu thì ta phải cố gắng bền bỉ duy trì, thực hiện cho đến khi nào được mới thôi. Còn nếu chúng ta biết rõ con đường thiện lành đưa tới an lạc, hạnh phúc mà ta chẳng chịu tu, cứ một bề cầu khẩn, van xin thì biết đến khi nào mới hết phiền não, khổ đau.

Người khôn ngoan, sáng suốt sẽ chọn cho mình con đường lành để sống đời an vui, hạnh phúc trong hiện tại và mai sau. Đó là then chốt của việc tu hành ngay từ ý nghĩ của mình, rồi phát ra lời nói và dẫn đến hành động mà chúng ta cần phải biết rõ ràng để tu hành cho được lợi lạc ngay trong giờ phút hiện tại. Khi thấy ai nghèo khó ta biết khởi nghĩ lòng thương kính, quý trọng bậc hiền đức, tìm cách giúp đỡ người khốn khổ, bất hạnh qua cơn thiếu thốn, khó khăn.

Về ý nghiệp có phần vi tế hơn, với người khéo tu sẽ nhìn thấy rõ ràng từng vọng niệm của mình, nó như thế nào ta biết rõ như thế đó, thì vọng niệm tự tan, đây là cách tu của người đã nhận ra chân tâm trong sạch và sáng suốt. Như khi đang ngồi chơi hay đi, hoặc làm việc, khởi nghĩ buồn, ghét, giận người, biết đó là ý xấu, làm tổn hại tâm ta nên liền dừng lại, không cho nó chạy theo.

Đó là ta biết chuyển nghiệp ý ác thành nghiệp ý thiện, giúp người, cứu vật. Khi đi đường, gặp người già yếu đi đứng khó khăn, ta đến an ủi, động viên, chia sẻ, nhường lối đi, nhường chỗ ngồi, đưa qua đưòng, bưng xách nặng dùm người. Đó là ta biết tu thân, miệng thiện, tu trong công ăn việc làm, tu ngoài đường, tu ngoài chợ và tu trong mọi hoàn cảnh.

Còn nghiệp lành cũng vậy, giả sử chúng ta đi đường gặp người bệnh tật đang nằm rên rỉ bên đường, chúng ta khởi lòng thương đem họ vô lề đường rồi kêu xe chở tới bệnh viện để chữa trị. Tuy nhiên, Phật dạy nghiệp là cái không thật, vì nó không cố định có thể thay đổi được.

Như vậy, ý nghĩ tuy không hình dáng, tướng mạo cụ thể. Nhưng khi theo nó thì ta tạo nghiệp lành, thân-miệng-ý nói, làm lợi ích cho người. Cái gốc tạo nghiệp ác hay nghiệp lành bản chất của nó tuy không có thật, nhưng khi ta theo nó thì sẽ tạo thành nghiệp lành hay nghiệp dữ. Nhưng khi tạo nghiệp thì mắt thấy, tai nghe, thân cảm thọ, chủng tử nghiệp đã chứa vào tàng thức rồi, khi hội đủ nhân duyên thì sẽ cho ra kết quả.

Qua câu chuyện trên, ta biết ông quan này là một nhà thơ, nên có học lóm đôi chút Thiền ngữ. Ông ta cứ ngỡ rằng Thiền sư là phải dùng ngôn ngữ sống để khai thị, nào ngờ chỉ là bài kệ thông thường, nên ông ta khinh khỉnh nói rằng, “hòa thượng dạy con bài kệ con nít tám tuổi cũng thuộc”.

Ông quan này mới học hiểu đôi chút liền tự hào hãnh diện, cho rằng Thiền sư thứ thiệt thì phải nói Thiền ngữ để chỉ dạy. Thiền sư biết ông quan này tình thức mênh mông, chủng tử tập khí sâu dày, nên chỉ cho ông bài kệ tóm lược lời Phật dạy, “không làm việc ác, lại làm việc lành, giữ tâm ý trong sạch”, thì ngay nơi đó là Niết Bàn, vô sanh.

Nhưng muốn làm được như bài kệ trên thì cả một đời người cũng chưa chắc đã xong. Như chúng tôi là người đã từng tu học ở trong Thiền viện nhiều năm, không phải bận bịu, lo lắng việc đời mà việc tu còn trầy da, tróc vẩy, huống gì người thế gian bận bịu, với bộn bề công việc. Còn ông quan này, trên bị đe dưới bị búa, làm sai một chút liền bị vua truất phế, được lòng dân mà trúng ông vua mê muội thì cũng tiêu đời nhà ma luôn.

Thiền ngữ thường dùng để đối chất các vị đã có quá trình công phu miên mật, đang kề cận bên bờ giải thoát, nên Thiền sư dùng để phá chấp và kiểm nghiệm sự tu hành của người kia coi có phải là thứ thiệt hay không? Nếu là thứ thiệt thì gươm bén kề cổ cũng chẳng sao, vì thân này đã không thật huống hồ là cái đầu, đó là lời của tổ Sư tử nói khi bị vua hành quyết.

Còn chúng ta là những phàm phu tục tử còn bận rộn chuyện gia đình, xã hội nên phải thứ lớp tu hành. Trước tiên, ta phải làm được một người bình thường, kế đến là người hiền, rồi đến người Thánh, và sau đó mới khởi tâm nguyện hành Bồ tát đạo cho đến khi thành Phật viên mãn mới thôi. Trong chúng ta hiện giờ có ai không còn khởi nghĩ, nói năng và hành động hết việc ác chưa? Nội cáí ý nghĩ ác mà chúng ta còn chưa buông xả hết, thì thử hỏi làm sao làm việc lành trọn vẹn cho được. Chúng ta hãy nên chính chắn suy nghĩ cho kỹ, tùy theo khả năng, hoàn cảnh mà cố gắng ứng dụng tu hành cho được lợi lạc trong hiện tại và mai sau.

Tóm lại, những gì có hại người trong hiện tại và mai sau là việc ác như sát sinh, hại vật, gian tham, trộm cướp, lường gạt bằng nhiều hình thức, dan díu ngoại tình, phá hoại hạnh phúc gia đình người và làm ảnh hưởng gia đình mình, nói dối hại người, uống rượu say sưa, dùng các chất độc hại đưa vào cơ thể như xì ke, ma túy…

Ngược lại, không giết hại mà còn hay giúp người. cứu vật, phóng sinh, biết bố thí cúng dường cha mẹ, người tu hành chân chính, lại hay giúp đỡ, san sẻ với người bần cùng, cô độc, nâng đỡ kẻ bất hạnh, sống thủy chung một vợ một chồng và luôn nói lời chân thật, luôn nghiên cứu học hỏi, thương yêu bình đẳng với tất cả mọi người bằng trái tim hiểu biết với tấm lòng vô ngã, vị tha.

NGHIỆP CHUNG VÀ RIÊNG

Nghiệp là thói quen được lặp đi, lặp lại nhiều lần tạo thành sức mạnh chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong đời sống con người từ khi mở mắt chào đời, cho đến khi ra đi vào những đời kế tiếp. Nếu chúng ta tu mà không hiểu rõ về nghiệp thì khó mà ứng dụng tu hành đúng cách để đạt tới chỗ giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.

Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng. Nghiệp riêng thì gọi là biệt nghiệp và nghiệp chung thì gọi là đồng nghiệp.

Một chú tiểu rất thích tụng kinh và sám hối mỗi ngày. Sáng hôm đó, sau khi tụng kinh xong, vì quá buồn ngủ nên chú không đem cất quyển kinh mà bỏ ngay dưới nền.

Chú chuột cống cha chạy qua, thấy quyển kinh liền thích thú nói, “sung sướng quá, vậy là có đồ lót chỗ cho má bầy trẻ rồi”, miệng nói, chân liền tha quyển kinh vào nhà kho của ông bà chủ. Mẹ bầy chuột liền hí ha, hí hửng chuẩn bị lót chỗ cho mấy sếp nhỏ nhà mình, bỗng dưng nghe tiếng kêu “meo, meo”của chú mèo hàng xóm, đàn chuột sợ quá đành bỏ chạy mất tiêu mà bỏ lại quyển kinh.

Mèo ta thấy quyển kinh khoái quá liền leo lên khoanh tròn, đánh một giấc say sưa ngon lành. Sau khi ngủ xong, mèo vươn vai ra chiều sảng khoái, rồi nói, “không ngờ có chiếc chiếu này êm quá”.Nói xong, mèo ta cười ha hả ra chiều thoải mái lắm, và nó tiếp tục chuẩn bị đi kiếm thức ăn bữa sáng.

Con chó lu lu đang ở ngoài sân, nghe tiếng chít chít của đàn chuột liền chạy vào trong nhà, thấy quyển kinh đang nằm sờ sờ, chó ta liền nghĩ thầm, “mình đem cái này cho chó phóc nhà ta chơi trò cút bắt thì vui biết mấy”.

Chó nhà ta chơi xong, chúng chán nên bỏ luôn quyển kinh nằm lăn lóc giữa đường, cu Tí đi học về thấy thế mừng quá reo lên “a, mình có giấy làm diều bay và xếp ghe chơi rồi”. Thế là quyển kinh được dán thành diều bay lượn trên trời cao, và những chiếc ghe cũng được ra đời, trôi bồng bềnh trong ao nước.

Tới đây, quyển kinh đã được chia năm, xẻ bảy, phần còn lại chúng được lũ mối xé nhỏ ra, tha về ổ để làm thức ăn.

Câu chuyện ngụ ngôn trên đã cho ta một bài học lý thú của cuộc đời để nói lên việc chúng sinh ai cũng có nghiệp riêng của mình, nên cái thấy của mỗi người không ai giống ai. Chỉ có một quyển sách thôi mà chú tiểu gọi là kinh tụng hằng ngày, lũ chuột cho đó là đồ lót chỗ ngủ, chú mèo thì khoái chí vì có chiếc chiếu để nằm, các chú chó dùng làm món đồ chơi cút bắt, cu Tí làm diều bay, ghe chạy, và lũ mối cho đó là thức ăn.

Như trong kinh Phật dạy, con người lấy nước để dùng xài các nhu cầu cần thiết mà phục vụ trong đời sống hằng ngày. Nhưng ngược lại, loài quỷ đói thì thấy nước là máu, người trời thì thấy nước là ánh hào quang lấp lánh. Cũng đồng thời cái thấy, nhưng do nghiệp riêng của mọi chúng sinh khác nhau, nên có sự thấy biết không giống mà sinh ra cãi vã, tranh chấp, bất đồng quan điểm.

Cũng vậy, ai trong chúng ta khi sinh ra đời, mỗi người đều mang theo nghiệp riêng của mình mà cùng sống chung với nhiều người khác. Cho nên, ta cứ một bề chấp giữ và làm theo nghiệp riêng của mình mà không thừa nhận nghiệp riêng của người khác, do đó mới có sự cãi vả, tranh chấp, dẫn đến chửi mắng, đánh đập, rồi giết hại lẫn nhau.

Thời Phật còn tại thế, có một vị trưởng lão do siêng năng tinh cần nên tu chứng quả giác ngộ, tự tại giải thoát. Ngược lại, suốt cả cuộc đời, từ khi còn bé cho đến khi đi tu, thầy chưa được một ngày nào sống no đủ vì nghiệp xấu quá khứ chiêu cảm.

Tại một làng nọ sống ven biển bỗng dưng gặp tai biến, đa số đều nhờ vào việc đánh cá để nuôi sống gia đình, người thân. Không biết nguyên nhân vì sao, tự nhiên gần cả tháng việc đánh bắt không có kết quả làm cả làng thiếu trước, hụt sau.

Các vị trưởng lão đã nhiều năm trong nghề mới cùng nhau họp lại, tìm lý do vì sao có chuyện lạ thường như vậy từ trước đến nay. Làng chỉ có khoảng trăm hộ gia đình nên được chia ra làm hai toán rõ ràng. Trớ trêu thay, một bên đánh bắt thật nhiều cá, còn một bên thì không, chỉ bắt được le ngoe vài ba con.

Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm, cuối cùng, các bô lão cũng phát giác ra nguyên nhân chính do có một thiếu phụ đang mang thai là điềm xấu cho chung cả làng. Bà ta ở đâu thì nơi đó thiếu thốn, khó khăn, đói kém. Không gì khác hơn, dân làng họp lại đề xuất đuổi thiếu phụ ấy ra khỏi làng, nhờ vậy dân chúng sống ấm cúng, no đủ hơn trở lại.

Thiếu phụ ấy ra đi, ngậm ngùi, cay đắng mang trong mình cái bào thai oan nghiệt, đi ăn xin vất vả, khổ sở vô cùng mà chưa có ngày nào đủ ăn, nên thân thể tiều tụy, ốm o, gầy mòn. Rồi đến ngày khai hoa nở nhị, một chú bé ra đời, còm cỏi còm côi, càng làm cho sự thiếu thốn, đói khát nhiều hơn nữa. Cứ như thế từ ngày này qua tháng nọ, chú bé bây giờ đã tròm trèm ba bốn tuổi.

Một hôm, hai mẹ con đi vào một gia đình rất giàu có để xin ăn. Người mẹ nghĩ rằng, “mình phải trốn đi, hy vọng nhà này giữ con mình lại để nuôi, chắc có lẽ con mình sau này sẽ được giàu có và mình sẽ được nhờ”. Bà ta chuồn mất, bỏ lại chú bé một mình lạc loài, bơ vơ. Tưởng được gia đình nhà giàu này nuôi, nào ngờ chú bé bị hất hủi, đuổi đi.

Chú bé bây giờ đời sống càng khốn khổ hơn, đi xin thì không ai cho, nên lại phải lụm thức ăn thừa nơi các đống rác mà sống qua ngày. Cậu ta ốm yếu, đen thui như khúc gỗ cháy gần hết, ráng lây lất sống qua ngày tháng. Lúc này, chú bé khoảng chín mười tuổi, nhưng vì thiếu dinh dưỡng nên chừng trên mười ký lô.

Xá Lợi Phất trên đường đi du hóa, thấy chú bé nằm bên vệ đường, thương tình Thầy đến thăm hỏi mới biết được nguyên nhân, động lòng từ bi thương xót, ngài giảng nhân quả nghiệp báo cho chú bé nghe, và dùng thần lực cho cậu ta biết được quá khứ, dĩ dãng của mình. Từ đó, cậu bé phát tín tâm xin xuất gia tu học.

Chú bé còm cỏi ngày nào bây giờ đã khôn lớn, là một vị tỳ kheo trưởng thành và rất chững chạc, lúc nào cũng siêng năng tinh tấn tu hành nên cuối cùng chứng quả A La Hán; nhưng suốt cuộc đời tu hành, thầy chưa có được một ngày nào no đủ.

Sư phụ Xá Lợi Phất biết chú đệ tử của mình sắp mãn duyên, nên thương tình khất thực một bát cơm đầy để chú ta được dùng bữa cuối; nhưng lạ đời thay, cơm ăn vừa xong đều ói ra hết và sau đó an nhiên, tự tại ra đi.

Câu chuyện trên là một bài pháp sống, đáng để cho ta học hỏi. Vì sao có những chuyện lạ đời không thể nào tin nhưng lại có thật, vì nhân quả rất công bằng và bình đẳng. Ta gieo gì thì ta gặt đó, ta làm tốt thì được hưởng phước, ta làm ác thì chịu quả xấu. Người Phật tử chân chính phải biết khôn ngoan, sáng suốt chọn lựa nghiệp lành để sống đời an vui, hạnh phúc.

Nói về nghiệp chung, khi trưởng lão còn nằm trong bụng mẹ đã làm ảnh hưởng cả làng phải chịu thiếu thốn, đói khát gần một tháng. Khi lớn lên, được xuất gia tu học, tuy cùng khất thực chung nhưng bát quý thầy lúc nào cũng được đầy đủ, riêng thầy không bao giờ được như vậy và lúc nào cũng thiếu thốn. Thậm chí đến bữa cơm cuối cùng, ăn vừa khỏi miệng lại bị ói ra hết. Chúng ta thấy, nhân quả rất công bằng và sòng phẳng, làm lành thì được hưởng phước, làm ác chịu quả khổ đau.

Các vị tỳ kheo mới thắc mắc hỏi Phật vì sao lại có chuyện xảy ra như vậy. Phật bảo, trong một kiếp qúa khứ, vị tỳ kheo này do tâm ganh tị, tật đố với một bạn đồng tu, nên tuyên truyền nói xấu bạn mình khi thấy người khác cúng dường và còn xúi bảo nhiều người phê phán, chỉ trích, không cúng dường. Do nhân nói xấu như thế nên hiện đời từ khi còn nhỏ cho đến khi xuất gia tu hành, thầy chưa có một ngày nào được ăn uống no đủ.

Cả làng đánh cá đó, do đồng tình ủng hộ theo thầy mà bị quả báo thiếu thốn gần cả tháng trời. Đó là nghiệp chung của làng đánh cá bị quả báo, còn nghiệp riêng của thầy do siêng năng tinh tấn tu hành nên đã chứng quả. Chúng ta thấy rất rõ ràng nhân quả rất công bằng, phỉ báng, ngăn cản người cúng dường và xúi người làm theo nên bị quả báo thiếu thốn, đói khát. Bù lại, do siêng năng tinh tấn tu hành như cứu lửa cháy đầu nên chứng quả giác ngộ, giải thoát.

Như trong một gia đình, ông chồng thì huân tập cái nghiệp của người nam, biết gánh vác bao hàm các công việc, bà vợ thì huân tập cái nghiệp của người nữ nên liễu yếu đào tơ, làm việc nội trợ trong nhà và nuôi dạy con cái. Hai cái nghiệp nam nữ tuy có vài điểm tương đồng, nhưng cũng có rất nhiều điểm khác biệt nhau.

Vì ai cũng cho rằng cái lý của mình là đúng, đàn ông thì quan niệm chồng chúa vợ tôi theo thói gia trưởng, bắt buộc vợ phải nghe theo mình, nếu làm sai ý thì mắng nhiếc, đánh đập. Do đó, có nhiều gia đình vợ chồng gây cãi, đánh đập nhau hoài cũng vì chấp lý của mình là đúng, vợ ỷ mình phái đẹp nên được nước làm tới, ai cũng cho cái lý của mình là đúng mà không biết nhường nhịn nhau để sống.

Cái đúng của người chồng là do thói quen huân tập cái nghiệp của người nam, nghĩ rằng mình được ăn trên ngồi trước và có quyền thê thiếp đầy nhà. Cái đúng của người vợ là theo thói quen huân tập cái nghiệp của người nữ. Cho nên, chúng ta phải biết thông cảm và tha thứ, thương yêu, nhường nhịn nhau để đem lại sự thuận thảo, vui vẻ trong gia đình.

Khi chúng ta biết mỗi người có nghiệp riêng thì càng cảm thông, tha thứ cho nhau nhiều hơn, mỗi người chịu nhịn một chút để cuộc sống được vui vẻ, hài hòa. Ta có thể hòa hợp cùng nhau làm việc, nhưng không thể đồng được, chính vì sự hiểu biết, nhận thức của mỗi người khác nhau.

Xưa có một gia đình, người vợ thì sống tương đối tốt, biết lo tròn bổn phận, trách nhiệm đối với cha mẹ hai bên, biết lo làm ăn, nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái đúng mức; ngược lại, người chồng thì bê tha, rượu chè, cờ bạc, chẳng chịu lo làm ăn mà tối ngày cà rê dê ngỗng.

Mỗi lần ông thua cờ bạc về là tìm cách khảo tiền bà vợ, nếu bà ta không có tiền để ứng cho thì ông chồng chửi mắng, đánh đập thậm tệ như người hầu kẻ ở. Bà con láng giềng thân thuộc ai thấy cũng đau lòng xót ruột, thắc mắc tại sao bà không ly dị phức đi cho rồi mà cứ để ông hành hạ khổ sở như vậy? Nhưng khi hỏi bà thì bà nói không thể ly dị được, vì bỏ ông thì ai nuôi ông bây giờ.

Lại nhiều gia đình có những đứa con ngỗ nghịch, bất hiếu, ăn không ngồi rồi, phá hoại gia sản gần như kiệt quệ. Vậy mà gia đình vẫn thương, không thể từ bỏ được, vì cha mẹ có cái nghiệp riêng với con. Cũng đồng là con, nhưng có đứa thương ít, đứa thương nhiều là có lý do, đứa nào cha mẹ mắt nợ nhiều thì thương nhiều. Chúng ta thấy rõ ràng cái nghiệp riêng của mỗi người không ai giống ai, nên có người hạnh phúc, kẻ khổ đau, mình là kẻ ngoài cuộc không có nghiệp đó thì không thể nào chấp nhận được.

Khi chúng ta đã có nghiệp nợ nần với nhau rồi, dù bị chửi mắng, đánh đập vô cớ, đối xử tàn tệ nhưng ta vẫn chấp nhận chung sống, không thể rời xa nhau được. Cũng vậy, ai cũng có nghiệp riêng của mình thì chúng ta dễ dàng thông cảm mà tha thứ cho nhau, nên sống có thái độ hết sức hài hòa để cùng nhau chan hòa tình thương yêu bằng tình người trong cuộc sống.

Do đó, Phật dạy trong tất cả mọi sinh hoạt đều phải biết tu mới có thể chuyển được ba nghiệp xấu ác thành ba nghiệp thiện lành, tốt đẹp. Ba nghiệp đã thuần thục rồi, ngay nơi cuộc sống trong hiện tại, bản thân mình không phiền muộn, khổ đau, lúc nào cũng nhẹ nhàng, vui vẻ, an lạc, hạnh phúc.

Trong gia đình, mọi người biết kính trên nhường dưới, không thắc mắc, rày rà và sống đầm ấm, vui vẻ, thuận thảo trên tinh thần thương yêu chân thành, biết cảm thông và tha thứ cho nhau. Ngoài xã hội, mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng mà sống bình an, hạnh phúc, cùng an ủi, san sẻ, nâng đỡ cho nhau.

Tu như thế mới thật là có lợi lạc cho mình và người. Chúng ta đừng vì muốn được đi chùa để tu cho riêng mình mà phế bỏ hết cả việc nhà, làm cho người thân, gia đình thắc mắc, phàn nàn, hết gây cãi với người này lại mắng chửi với con cái, làm cho gia đình bất an, xào xáo, mất tín tâm đối với Tam bảo.

Nếu ta đi chùa sám hối, tụng kinh, niệm Phật Bồ Tát nhiều như thế, nhưng đối với người ngoài xã hội thì không nhịn một lời, nhường một bước, trong gia đình thì tranh hơn, tranh thua, không biết kính trên nhượng dưới, ta đi chùa như vậy vô tình hủy báng Phật pháp thì đâu được lợi lạc gì cho mình và người thân.

Ở trong nhà, đối với gia đình người thân ta cũng phải giữ thân-miệng-ý luôn trong sạch, nếu làm cha mẹ phải biết uốn nắn, dạy dỗ con cái cho đúng mức, không nên thương đứa này nhiều, đứa kia ít. Mỗi khi con cái có lỗi lầm gì, ta phải tận tình chỉ dạy, hướng dẫn phù hợp với đạo lý làm người, đó là ta biết cách tu theo lời Phật dạy. Nếu ỷ quyền cha mẹ, khi thấy con không làm vừa ý mình, miệng la hét, chửi rủa, tay đánh đập, đó là người không biết tu.

Vậy, tất cả quả tốt hay xấu mà chúng ta đang chịu thọ nhận hiện nay, là gốc từ cái nhân chúng ta đã gây ra thuở trước, chứ không phải bỗng dưng khi không mà có. Khi ta đã biết rõ ràng như thế, nếu ta biết chuẩn bị bằng nghiệp lành thì sẽ được đến cõi lành và được sống an vui, hạnh phúc; nếu ta chuẩn bị bằng nghiệp ác thì sẽ đi vào ba đường dữ, địa ngục, quỷ đói, súc sinh, và chịu họa khổ đau không có ngày thôi dứt.

Đa số người không tin sâu nhân quả thì họ cứ nghĩ sau khi thân này chết đi, hành động cũng không còn, nên mọi thứ đều trả về cát bụi, do vậy mà họ mặc tình gây tạo tội lỗi, đến khi phước hết, họa đến, chịu khổ vô lượng; lúc đó, dù có than trời, trách đất cũng uổng công vô ích.

Phật dạy, nghiệp theo ta như bóng với hình, dù trăm kiếp nghìn đời nhưng vẫn không bao giờ mất. Đời quá khứ, rồi kế tiếp, đời hiện tại, và mãi mãi về sau có sự liên hệ chằng chịt với nhau mà cho ra kết quả tốt hay xấu. Vậy, ta phải biết khôn ngoan, sáng suốt chọn nghiệp lành để sống đời an vui, hạnh phúc.

Như có hai người khách qua sông, một người chuyên làm nghề thầy giáo dạy học cho trẻ em, một người chuyên làm nghề kinh doanh mua bán. Khi đi đường, người mua bán đem theo thật nhiều tiền bạc, của cải để làm vốn kinh doanh. Ông thầy giáo chỉ mang theo một cặp sách vở, tài liệu dạy học và chút ít tiền. Thuyền qua giữa sông bất thần gặp sóng to gió lớn làm chìm.

Khi thuyền chìm như thế, mạnh ai nấy lo lội vào bờ để thoát thân, khi lên đến bờ thì tất cả của cải, tiền bạc của nhà mua bán không còn, cặp giấy tờ tiền lộ phí của ông thầy giáo cũng mất. Khi bị như thế, cả hai đều trắng tay, nhưng kiến thức giáo dục của thầy giáo không mất, kiến thức mua bán của nhà kinh doanh cũng không mất. Kiến thức là cái chuyên môn học được từ trường lớp và biết áp dụng vào cuộc đời, đó là sự hiểu biết sở trường của con người. Cho nên, nói không mất tức là thói quen không mất, hay còn gọi là nghề nghiệp.

Như vậy, trong cuộc sống của chúng ta, qua những cuộc biến đổi, mất mát, tang thương, những cái có hình tướng ngoài mình thì không còn, nên khi thân này chết, nghiệp thức vẫn còn vì không ngoài mình nên không mất. Tiền bạc, của cải thế gian, chúng ta có thể làm ra nhiều, nhưng khi chết đi tất cả đều phải để lại, ta không thể đem theo được một món nào, mà chỉ có mang theo nghiệp tốt xấu mà thôi. Đó là một sự thật mà ít ai tin hiểu.

Như vậy, ta thấy chính nghiệp lành hay dữ mà mình đã tạo ra trong hiện tại sẽ dẫn mình đi thọ nhận thân sau, tùy theo phước nghiệp của mình mà sống trong cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc. Kể cả những người thân thương như cha mẹ, vợ con cũng không giúp gì được cho mình khi ta ra đi. Lại có người hỏi rằng, “ “tại sao có nhiều người làm việc xấu ác mà họ vẫn sống thoải mái, vương giả? Có người thì rất hiền lành, chuyên làm phước thiện giúp người, cứu vật mà lại hay gặp nhiều tai ương, hoạn nạn. Như vậy là luật nhân quả có sự thiên vị hay sao?Lại có nhiều người không bao giờ làm ác, khi vừa làm ác là chịu quả báo liền, hoặc vừa làm điều thiện thì họ thọ quả báo an vui, hạnh phúc. Như vậy là sao?

Phật dạy, “Nếu ai tạo nghiệp thiện lành, tốt đẹp thì được phước an lạc, thảnh thơi; ai tạo nghiệp ác bị quả báo sa đọa, khổ đau”,thì Phật đồng ý.

Về thuyết nghiệp báo Phật dạy, “Cận tử nghiệp là nghiệp gần chết và tích luỹ nghiệp là nghiệp chứa nhóm thuần thục trong nhiều kiếp”.Tại sao nói “làm ác chịu quả báo ác, làm thiện được quả báo thiện”, thì Phật đồng ý, mà nói tạo nghiệp ác sau khi chết bị đọa địa ngục, làm lành sau khi chết về cõi Trời thì Phật không chịu, vì cớ sao?

Cận tử nghiệp là nghiệp mới tạo tác lúc gần sắp chết, tích lũy nghiệp là nghiệp huân tập lâu dài, hai loại có sức mạnh chi phối nhau mà quyết định đưa người chết đến cõi an lành hay cõi xấu dữ.

Như có người tích lũy nghiệp lành thuần thục từ xưa đến nay, nhưng bất thần họ si mê, dại dột, bị người kích động, xúi dục làm điều ác, trong lúc làm điều ác như thế đáng lý phải đọa địa ngục, nhưng vì tích lũy nghiệp lành của họ còn quá nhiều nên không thể nào bị đọa địa ngục liền.

Nhưng có người làm nhiều điều ác như sát sinh hại vật, đáng lý phải đọa địa ngục liền, nhưng khi gần chết họ biết hướng về điều lành, tâm họ luôn nghĩ tưởng đến điều thiện lành, tốt đẹp, nên không bị đọa địa ngục. Cho nên, ai nói làm ác sau khi chết nhất định đọa địa ngục, làm thiện lên thiên đàng thì chưa chắc hẳn như vậy. Vì khi sống họ có làm ác, nhưng đến khi lúc gần chết, cận tử nghiệp thiện của họ quá mạnh, có thể chuyển được nghiệp xấu mà sinh về cõi an lành.

Còn có người tuy làm nhiều điều thiện ích khi còn sống, nhưng khi gần chết họ bất giác nóng giận, hờn mát quá đáng, nên nói năng và suy nghĩ không đúng. Lúc đó, cận tử nghiệp ác có thể đưa họ đến các đường xấu. Cho nên, người khôn ngoan sáng suốt không phải chỉ tu khi gần sắp chết, hoặc có người nói chỉ tu ở giai đoạn thân còn mạnh khỏe, mà ta phải thường xuyên gìn giữ thân-miệng-ý lành của mình như đưa đám ma mẹ vậy. Ta phải tu từ khi ta còn trẻ trung, mạnh khỏe, cho đến khi già bệnh, ta phải ráng gìn giữ trước sau như một về ý thiện thì mới bảo đảm đi con đường thiện lành.

Khi xưa, có Ma ha Nam, con của Cam Lộ Phạm Vương, em con nhà chú bác với đức Phật. Ma ha Nam tu theo hạnh làm người giữ năm giới, thọ bát quan trai, tu thập thiện. Một hôm mới hỏi Phật rằng:

“Kính bạch đức Thế Tôn, bình thường con tu giữ năm giới, thọ bát quan trai, tu thập thiện, giả sử con chết bất đắc kỳ tử bởi một tai nạn bất ngờ xảy ra, sau khi chết con sẽ đi về đâu?”

Phật không trả lời mà đưa ra một ví dụ:

“Có một cây, thân và cành cây nghiêng về một bên. Vậy khi cưa, thân cây sẽ ngã về bên nào?”

Ma ha Nam đáp:

“Thì dĩ nhiên là cây sẽ ngã về phía mà nó đang nghiêng”.

Phật dạy tiếp:

“Cũng vậy, bình thường ông hay làm điều thiện lành, khi chết bất đắc kỳ tử, tuy có bị khủng hoảng đôi chút, nhưng nhờ nghiệp thiện tích lũy quá nhiều sẽ hướng ông đến chỗ an lành, không có gì mà ông phải lo sợ”.

Vậy, chủ yếu của việc tu hành là ta phải biết tạo nghiệp lành thường xuyên, đều đặn trong khi còn mạnh khỏe, mà đến lúc gần chết vẫn giữ tâm niệm lành thì mới bảo đảm đi đến cõi lành. Còn nếu bình thường tạo nghiệp lành, đến khi gần chết khởi nghĩ ác đủ thứ thì chưa chắc bảo đảm đi đến cõi an lành.

Và bình thường, nếu ta lỡ làm việc xấu ác, đến khi gần chết ta khởi tâm niệm lành mà hướng tâm về đó quá mạnh thì cũng có thể chuyển được phần nào nghiệp dữ, vì nghiệp không cố định.

Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người có một công việc và nghề nghiệp khác nhau. Nhưng công việc này luôn hỗ trợ cho việc kia để không ngừng phát triển và xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp. Tuy nhiên, có những nghề nghiệp làm tổn hại cho nhau, như sát sinh hại vật mà ít ai để ý, vì họ quan niệm rằng vật dưỡng nhơn, có nghĩa là trời sinh ra để cung cấp cho loài người. Chính sự giết hại để nuôi sống bản thân là nhân dẫn đến thù hằn, ghét bỏ, nên chiến tranh, binh đao không có ngày thôi dứt.

Người có nghiệp chung mới sinh ra ở chung một nước, nói cùng một ngôn ngữ, sống cùng một phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Hoặc khi ta gá nghĩa vợ chồng, chấp nhận sống chung trong một gia đình, mà kẻ thì ý này, người thì ý kia, chẳng ai thông cảm cho ai, nên dễ dẫn đến bất hòa, giận hờn nhau hoài là tại sao? Nếu ta không có duyên nghiệp với nhau tại sao lại gặp nhau, ăn chung mâm, nằm chung chiếu, ngủ chung giường với nhau làm chi để mà cùng chịu khổ vui có nhau?

Và ai cũng có nghiệp riêng nên tướng đi, giọng nói, khuôn mặt, tánh tình, tài năng, nhận thức, hiểu biết, trí tuệ sai khác, không ai giống ai. Vì vậy, nghiệp tuy không có hình tướng rõ ràng, nhưng nó có sức mạnh chi phối cả đời sống chúng ta. Nếu ta huân tập sâu nghiệp nào thì nghiệp đó có lực hấp dẫn, sai sử, cuốn hút chúng ta đến môi trường của nghiệp đó.

Chúng ta nên biết, khi gặp nhau là đã có nghiệp chung với nhau rồi, tức là đã có cộng nghiệp nên cùng ăn ở chung đụng với nhau. Tuy ở chung với nhau, mà mỗi người cũng có cái nghiệp riêng nên không ai giống ai. Nếu có giống nhau thì gọi là đồng nghiệp hay nghiệp chung, vì đồng nghiệp nên mới cùng nhau sinh chung một gia đình và ở cùng một đất nước.

Và vì chúng ta ai cũng có nghiệp riêng của mình, nên có người thì nhà cao cửa rộng, giàu sang, nhiều tiền bạc của cải, sống an vui, hạnh phúc; ngược lại, có người bần cùng, khốn khổ, thiếu thốn, khó khăn. Hoặc bạn bè cùng học chung một lớp mà có người học giỏi, có người học dở. Cho nên, trong cái chung đó vẫn có cái riêng, mà dù là đồng nghiệp hay biệt nghiệp gì cũng tùy theo phước lực của mọi người mà có sai khác.

Cũng giống như những người bị nhặm mắt, cùng thấy chung quanh ngọn đèn đang cháy có một cái vòng xanh hay đỏ, còn những người khác thì không thấy như vậy.

Nhưng nếu ta có cùng nghiệp xấu như hút thuốc, uống rượu, cờ bạc thì ta sẽ giao du với những người này nên gọi là đồng nghiệp xấu. Có nhiều cậu thiếu niên thấy người lớn hút thuốc, nhả khói phì phà có vẻ oai phong, lẫm liệt, nên bắt chước tập theo, hút được một thời gian thì bị ghiền, kể từ đó phải chịu tốn tiền hút thuốc và chịu hậu quả bệnh hoạn về sau.

Khi bắt đầu ghiền rồi, hôm nào không có tiền mua thuốc thì ngáp dài, ngáp ngắn, chảy nước dãi thèm thuồng, chịu không nổi, tới người này, đến người kia năn nỉ mượn tiền mua thuốc hút cho bằng được, thật là khó khăn, khổ sở vô cùng. Lúc hút thuốc, cảm thấy tâm hồn lâng lâng quyện theo mây khói thì vui vẻ thích thú lắm, đến khi cơn ghiền hành hạ, không có tiền mua thuốc, thèm khát, bứt ngặt, vật vã, khó chịu, chừng đó mới biết khốn khổ vô cùng.

Lại có những chú bé khoảng mười lăm, mười bảy tuổi ở những vùng thôn quê, thấy cha chú uống rượu, nói chuyện xưa nay, chuyện Đông Tây Nam Bắc ra vẻ người hiểu biết, sành đời, nên thích thú, bắt chước tập uống theo. Khi mới uống thì cảm thấy cay nóng, khó chịu, mặt mày nhăn nhó, nhưng khi tập quen một thời gian rồi, không có nó cảm thấy khó chịu nên phải tìm bạn rượu để uống và đi tới ghiền.

Khi đã ghiền rồi thì mỗi ngày phải có rượu mới yên, nếu lỡ bữa nào không uống rượu thì tay chân run rẩy, bực bội, khó chịu, con người cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi; cho nên tìm cách gầy sòng, rủ rê anh em đông đảo, cụng ly này đến ly nọ theo tua, nếu thích nhau thì đá ngang đá dọc, kết quả cuối cùng là say túy lúy, nói năng lựa nhựa, đi ngã bờ này, té bụi kia, làm trò cười cho thiên hạ.

Khi về đến nhà thì mắng chửi, đánh đập vợ con, ói mửa đầy nhà hôi hám, khó chịu, gọi là “cho chó ăn chè”, khiến cho cha mẹ, vợ con buồn chán, khổ đau; từ đó làm cho gia đình xào xáo, gây cãi, chửi mắng, đánh đập, làm mất hạnh phúc gia đình; rồi cuối cùng là bệnh hoạn, ung thư, chai gan, đau bao tử, viêm gan siêu vi B, vô cùng khốn khổ. Từ cái nhân ban đầu thật là nhỏ, rồi cuối cùng đưa đến hậu quả tiền mất tật mang, để rồi chịu thọ quả vô cùng đau khổ, đến khi hối hận thì không còn kịp nữa. Hiện tại gieo nhân si mê thì sau này gặt quả ngu si, đần độn.

Chúng tôi cứ ba tháng đến trung tâm tâm thần Tân Định, huyện Tân Uyên để chia sẻ cho người bệnh tâm thần. Hiện nay, ở đây có gần 1200 người bệnh như thế, do nhân đưa vào cơ thể các chất độc hại như rượu, xì ke, ma túy. Ai có đến đây rồi sẽ thức tỉnh ngay mà cố gắng sống không bê tha trác táng, gieo nhân si mê, sa đọa.

Vậy ai đã lỡ tập tành những thói hư, tật xấu rồi, tuy biết đó là khổ nhưng ta không đủ can đảm để bỏ chúng, cuối cùng phải chịu si mê, mờ mịt, tối tăm. Nếu ta biết giác ngộ như các vị Bồ Tát, thấy rõ ràng nhân hút thuốc, uống rượu say sưa là dẫn đến cái quả nghiện ngập, bịnh hoạn, nghèo khổ, gia đình sống không hạnh phúc vì có những người thân trong gia đình như vậy. Biết thế, ta nhất quyết một lòng không hút thuốc, uống rượu, dùng các chất kích thích độc hại như xì ke, ma túy; dù bạn bè, người thân cố tình mời mọc, ta cũng khôn ngoan, dứt khoát tìm cách chối từ, bởi nó là nhân dẫn đến quả khổ đau, bất hạnh. Ai biết sống như vậy là người có ý thức hiểu biết, nên tránh được nhân si mê, sa đọa, do đó không bị khổ.

Nếu sống mà ta không biết nhân nào đưa tới quả khổ, nhân nào dẫn đến quả vui, ta cứ mặc tình tạo tác để rồi khi quả xấu đến thì kêu trời trách đất, than thân trách phận, đổ thừa tại-bị-thì-là; đó là người mê muội không biết tránh nhân, chỉ biết sợ quả, nên cuối cùng chịu nhiều bất hạnh, khổ đau không có ngày thôi dứt.

Vậy chúng ta hiện tại đang sống ở trên cõi đời này, nên xét lại coi mình là người giác ngộ hay kẻ si mê? Uống rượu say sưa mất bình tĩnh dễ nói càn, làm bậy mà làm khổ cho mình và người. Ai cũng muốn mình là người giác, không bị khổ đau, bứt ngặt thì nên tập hạnh của Bồ Tát là biết tránh nhân xấu, chớ không chờ quả xấu đến rồi cầu xin trời Phật giúp cho là không thể được.

Cuộc sống ở thế gian có nhiều trường hợp mới thoạt nhìn thấy dường như rất tốt, nhưng khi nhìn kỹ lại thì thấy chẳng tốt chút nào. Bởi vì sao, như người biết hút thuốc gặp người chưa biết hút thì mời ép, nài nỉ, xúi bảo hút, đến khi ghiền thuốc rồi, không có tiền mua, đi xin người khác thì thấy mắc cỡ. Cho nên, có nhiều người phạm tội trộm cướp, lường gạt vì một chút thèm khát của mình.

Hoặc người chưa biết uống rượu được người biết uống rượu mời mọc ép uống, mời mà không uống thì bạn bè, người thân buồn, đến khi ghiền rồi thì phải tìm cách rũ rê đặng cho có bạn đồng nghiệp. Ai có nhiều bạn thuốc, bạn rượu thì hao tiền tốn của một cách vô lý, đến khi bệnh hoạn thì gia đình, người thân, vợ con phải gánh chịu hậu quả.

Cho nên, người cùng có nghiệp thì cùng cảm nhận hiện tượng giống như nhau, nên người ta thường hay gọi là có tần số giống nhau. Có nhiều người thắc mắc tại sao anh chị em cùng cha mẹ sinh ra trong một gia đình nhưng không ai giống ai, vì mỗi người có một sở thích riêng.

Còn đồng nghiệp trong thời hiện tại, chúng ta thấy rất thực tế và cụ thể. Người chuyên cần học hành, nghiên cứu, thích phát minh kỹ thuật khoa học, vật chất để phục vụ nhân loại thì tới lui, thân cận với người nghiên cứu, học hành và ham thích đóng góp, phục vụ. Người thích đi chùa sám hối tụng kinh niệm Phật và làm các công đức khác thì kết bạn với người đi chùa tụng kinh niệm Phật.

Người thích bàn chuyện trên trời, dưới đất thì tụm năm tụm bẩy ngồi tán dóc. Người ưa cờ bạc, rượu chè say sưa thì giao du với người cờ bạc, rượu chè. Như vậy, người này thích người kia là họ có chung nghiệp, hay nói đúng hơn là thói quen huân tập nên mới hợp nhau.

Chúng ta đã thấy rõ ràng trong cuộc sống này, mọi người ai cũng có nghiệp chung, nên mới trở thành chồng vợ, cha con, anh em, bạn bè. Nhưng mỗi người có nghiệp riêng, cho nên tính tình, sở thích, hoạt động cũng khác nhau. Nếu ta tu còn trong vòng luân hồi sinh tử, hưởng phước báo cõi trời người, thì phải biết tránh xa nghiệp xấu ác, luôn vun trồng, bồi đắp nghiệp lành để tạo nghiệp riêng hoàn thiện và sanh về cõi thiện lành, tốt đẹp cùng có đồng nghiệp thiện.

Để tiến thêm một bước nữa, ta tu dừng nghiệp thiện ác, vì biết nghiệp là không thật, do ý sinh ra, mà ý cũng không thật có, nó có là do niệm phân biệt, nên ta không theo là dừng nghiệp ý. Nghe nói lời lớn tiếng khó nghe, ta cảm thấy bực bội, khó chịu, muốn đánh mắng chửi người, liền nhìn lại xem cái bực tức đó có hình tướng ra sao và phát xuất từ đâu? Khi tìm lại không thấy hình tướng của bực tức, mà nguồn gốc khởi bực tức cũng không còn nữa.

Thấy của người lòng tham vừa móng khởi muốn lén lấy, liền nhìn lại coi tướng trạng của tham lam như thế nào, phát xuất từ đâu? Khi nhìn kỹ lại thì không thấy hình dáng của tham lam, và nơi chốn phát xuất ra tham lam cũng không có nữa. Như tổ Huệ Khả nói, con tìm tâm không thể được. Ngũ tổ nói ta đã an tâm cho ngươi rồi, cho nên “thường biết rõ ràng, nói không thể đến”.

Như vậy, nghiệp phát xuất từ tâm ý, rồi nói năng và dẫn đến hành động hoặc tốt hoặc xấu, mà ý là gốc phát ra nghiệp đã không thật, thì nghiệp miệng, nghiệp thân cũng từ ý mà phát ra nên nó cũng không thật? Sở dĩ chúng ta thấy nghiệp có thật là vì ta si mê chấp ngã mà ra, nên mới có thiên hình vạn trạng như thế.

TU CÓ CHUYỂN ĐƯỢC NGHIỆP HAY KHÔNG?

Nhiều người nói số phận đã an bài không thể thay đổi được, nhưng trong Phật pháp cho rằng, nghiệp không cố định, có thể thay đổi được. Bởi vì sao, nghiệp được huân tập từ thân-miệng-ý lâu ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó có sức mình chi phối, sai sử ta.

Cũng như gió, tuy không thấy hình tướng cụ thể của gió đâu hết, nhưng khi lá cây rung rinh thì ta biết, trời đang nóng nực, khi nghe mát ta biết có gió, nếu sức gió mạnh có thể trở thành phong ba, bão táp cuốn phăng tất cả mọi sự vật. Nghiệp lực cũng lại như thế.

Tuy nhiên, nghiệp phát xuất từ thân-miệng-ý, khi chưa biết tu ta hút thuốc, uống rượu, cờ bạc, chơi bời lêu lỏng. Nhưng khi biết tu rồi, ta ý thức lại, thấy những hành động đó làm cho ta hao tiền, tốn của, mất thời gian vô ích, và cuối cùng có hại cho sức khỏe, làm ảnh hưởng đến gia đình, người thân và xã hội.

Chính ta ý thức được điều đó là tai hại, nên ta quyết định buông bỏ, không bám theo những thứ đó nữa thì coi như ta chuyển được nghiệp xấu, hút thuốc, rượu chè, cờ bạc và nhiều thứ xấu khác nữa.

Bản thân chúng tôi là một bằng chứng thiết thực, khi xưa si mê, ngu dại nên lao đầu vào cờ bạc, rượu chè, hút xách, đàn điếm, vì quan niệm chết là hết nên mặc tình gây tạo tội lỗi. Tôi nhờ có người mẹ hiền tế độ và gặp được Phật pháp, đã giúp cho tôi làm mới lại cuộc đời bằng sự tu học và dấn thân đóng góp, phục vụ tùy theo khả năng của mình.

Thiền Viện Thường Chiếu hiện nay, Tăng ni tu học trên một ngàn người dưới sự trực tiếp chỉ dạy của Hòa Thượng thượng Nhật hạ Quang- viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức, trụ trì Tổ đình Thiền Viện Thường Chiếu, và là trưởng ban quản trị Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam.

Tôi bây giờ là một Thiền sinh đang tu học và lao động, được sự chỉ dạy tận tình của sư phụ từng bước đã giúp tôi chuyển hóa dần những thói hư, tật xấu, nhờ vậy mà tôi mới được tồn tại cho đến ngày hôm nay. Cho nên, ai nói rằng nghiệp là cố định thì không đúng, chúng tôi xin xác quyết điều này qua sự trải nghiệm và tu tập của bản thân.

Từ lâu, chúng ta thường nghe nói, gieo nghiệp nào thì phải chịu kết quả nấy, tức là ai gieo nhân gì thì phải thọ quả báo y như vậy, có đúng không? Đây là điều mà tất cả chúng ta phải tìm hiểu cho rõ ràng, tường tận, vì nhiều người mới tu còn hoang mang chỗ này, không biết tu có chuyển được nghiệp hay không? Bản thân chúng tôi xin thề rằng, nếu tu mà không chuyển được nghiệp xấu, tôi sẽ bị đọa địa ngục suốt đời, suốt kiếp thay thế cho tất cả chúng sinh.

Nhưng nếu trước đã nói gieo nghiệp nào sẽ phải chịu quả nấy, thì chúng ta tu đâu có lợi ích gì? Tu là cốt chuyển ba nghiệp tham-sân-si thành vô lượng trí tuệ và từ bi, nếu ta tạo nghiệp nào thì phải thọ nhận quả nấy, thì tu làm sao cho bớt khổ và hết khổ được? Nếu ai cũng nghĩ theo nghĩa nông cạn, đơn giản, mà không có sự thể nghiệm là gây nghiệp nào thọ quả nấy, thì ta sẽ thối Bồ đề tâm mà bỏ tu.

Lý nhân quả nghiệp báo của đạo Phật không cố định là tác nhân nào thọ quả nấy, mà cũng không phải khi đã gây nhân mà không thọ quả, nó rất phức tạp và đa dạng, tùy theo khả năng tu tập của mình mà nghiệp có thể thay đổi nhiều hay ít.

Trong kinh A Hàm, Phật dạy, “Người gây tạo nhân xấu ác làm hại người vật, trước hoặc sau họ biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ được đổi thay nhiều hay ít tùy theo khả năng. Nếu ai đã lỡ tạo nghiệp xấu ác rồi mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì sẽ gây nhân nào mà chịu thọ quả báo đúng như vậy. Đó là nhân nào quả nấy như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, và khi ta gây nhân mà biết thay đổi, chuyển nghiệp, thì quả cũng sẽ chuyển theo tùy theo khả năng của ta”.

Phật đưa ra một ví dụ rất cụ thể, “nếu ta bỏ một nắm muối vào trong ly nước lạnh, thì nước ấy mặn không uống được; nếu ta bỏ cũng nắm muối đó vào trong bình nước lớn có dung tích chứa vài ba trăm lít, thì nước trong bình ấy sẽ uống được, nhưng vị nước hơi măn mẳn; và nếu nắm muối được bỏ vào trong một ao nước có sức chứa nước quá nhiều, thì nước không còn mặn, màtacó thể dùng xài bình thường”.

Nghiệp xấu ác Phật dụ cho vị mặn của nắm muối, được hòa tan trong ly nước thì kết quả muối và nước ngang nhau, nên nước bị mặn, không dùng xài bình thường được. Nếu vị mặn của nắm muối được hòa tan trong bình nước lớn thì quả mặn của muối bị loãng ra, nước có thể tạm giải khát được nhưng còn măn mẳn. Nhưng nếu vị mặn của muối được hòa tan trong ao nước lớn thì vị mặn của muối không đủ sức phân hóa nước, nên nước ấy có thể dùng xài bình thường.

Cũng vậy, trong cuộc sống của chúng ta, với dòng đời nghiệt ngã ai mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm, thì khi tạo nhân xấu ác sẽ trả quả xấu ác nguyên vẹn, Phật dụ như nắm muối bị hòa tan trong ly nước, không giải khát được vì quá mặn.

Nhưng nếu chúng ta biết tu thân, tu giới, thì Phật dụ như nắm muối được tan trong bình nước lớn, tuy vị nước có hơi măn mẳn nhưng cũng tạm dùng được không đến nỗi phải bỏ đi.

Còn ai biết tu thân, tu giới, tu tâm, Phật dụ như nắm muối bị hòa tan trong ao nước lớn, tuy có nắm muối mặn, nhưng vì nước trong ao quá nhiều, nên muối không đủ sức chi phối, ta có thể dùng nước xài bình thường.

Chính vì vậy, nếu ai biết tu thân, tu giới, tu tâm, thì nghiệp nhân được chuyển hoàn toàn, sẽ không thọ quả báo đúng như khi mới gây nhân ban đầu. Cho nên, nếu ta lỡ gây nhân xấu ác mà không biết tu thì coi như không chuyển được nghiệp cũ. Chính vì vậy, ta gây nhân nào, thọ quả ấy không sai chạy. Nếu ai lỡ lầm gây nhân xấu ác mà biết tu thân, tu giới là có thể chuyển nghiệp và sẽ chịu quả báo nhẹ hơn lúc ban đầu. Còn nếu ta gây nhân xấu ác mà biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gần như chuyển hoàn toàn được nghiệp xấu, và bản thân tôi là một bằng chứng thiết thực. Cho nên, chúng ta tu là chuyển nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Thế giới chúng ta đang sống tương tàn tương sát lẫn nhau theo nguyên lý duyên khởi, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, người giết người, người giết vật và ngược lại. Cho nên, khó có ai từ nhỏ đến già là người hoàn toàn trong sáng, thiện lành, ngoài trừ các vị đại Bồ Tát và chư Phật. Chính vì vậy, ai đã từng sống trong cuộc đời, không ít thì nhiều cũng sẽ làm đau khổ cho nhau, gây oán giận, thù hằn không có ngày thôi dứt.

Nếu hiện tại, chúng ta tu mà vẫn phải trả quả xấu hoàn toàn như cũ, thì quý thầy cô và Phật tử tu có được lợi ích gì? Thế cho nên, chúng ta phải biết, tu là chuyển nghiệp, tức thay đổi nhân xấu thành quả tốt, nhưng tuỳ theo khả năng mỗi người tu nhiều hay ít mà cho ra kết quả khác nhau trong hiện tại.

Như vậy, chúng ta đã thấy, tuy cùng tạo nhân ác, nhưng tùy theo khả năng tu tập của mọi người có cao thấp khác nhau mà chịu quả sai khác, không ai giống ai. Nếu chúng ta biết tu thì quả liền chuyển, không cố định như người chấp nhận số phận đã an bài, nên càng ngày sống trong đau khổ, lầm mê.

Khi chúng ta biết rõ ai có tu thân, tu giới, tu tâm thì sẽ chuyển được những nghiệp quả xấu trước kia, tuy nói chuyển mà không phải hết hoàn toàn. Thân ta có thể bị đau nhức, nhưng tâm ta vẫn trong sáng, thanh tịnh, nên thường biết rõ ràng, thân đau mà không khởi lên niệm than van, oán trách. Có nghĩa là nắm muối vẫn hòa tan trong ao nước lớn, nhưng vì nước trong ao quá nhiều, nên chúng ta nếm thử không thấy mặn.

Như vậy, tất cả mọi người chúng ta hiểu rõ lý nhân quả nghiệp báo thì phải biết tránh nhân xấu mà cố gắng gieo tạo nhân tốt. Nếu ta biết tránh nhân xấu mà vẫn tạo nhân tốt thì quả xấu làm gì đến để chi phối và sai sử chúng ta được? Người biết tránh nghiệp xấu ác, biết tạo nghiệp thiện lành, tốt đẹp là người tốt trong hiện tại và mai sau.

Ai biết tránh nghiệp xấu ác thì không phải lo lắng hay băn khoăn về chuyện phải quấy, tốt xấu, đúng sai, thương ghét, không lo lắng, sợ hãi về hậu vận rủi may, ta chỉ cứ một bề trải lòng thương yêu chân thành đến với tất cả chúng sinh và dấn thân đóng góp, làm lợi ích cho mọi người, lòng không so đo hay toan tính, hơn thua.

Chúng ta thường hay có những cái bất công vô lý mà không tự thấy, ta không chịu yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia đến với tất cả mọi người, mà ta cứ mong mình luôn được an vui, hạnh phúc là điều không thể có được.

Cũng vậy, con người ai cũng muốn đời mình hoàn toàn được an vui, hạnh phúc, không muốn khổ đau chi phối, vậy mà khi tạo nghiệp thì không chọn thuần nghiệp lành mà cứ để lẫn lộn những điều xấu ác vào thì thử hỏi làm sao được quả an lạc, hạnh phúc hoàn toàn?

Chẳng hạn như các đấng mày râu muốn cho thân thể cường tráng khỏe mạnh, tinh thần thông minh, sáng suốt mà lại hút thuốc, uống rượu say sưa, gây cái nhân bịnh hoạn về sau thì thử hỏi làm sao được khỏe mạnh, sáng suốt.

Ai muốn cho thân thể khỏe mạnh, tâm sáng trong, nhẹ nhàng thì phải sống có điều độ, có chừng mực, biết cách dung hòa, ăn uống, làm việc, vui chơi, giải trí, biết sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, tịnh dưỡng đễ giữ thân tâm trong sạch, lành mạnh, sáng suốt.

Còn các cô thiếu nữ đại diện cho phái đẹp, ai cũng muốn trẻ đẹp, tươi vui, vậy mà lúc nào cũng nhăn nhó, quạu quọ, buồn giận hoài, cứ hay bà tám rồi sinh tâm ganh ghét, tật đố, tham chấp đủ thứ thì thử hỏi làm sao vui tươi, trẻ trung, yêu đời cho được.

Phái nữ muốn trẻ trung, đẹp đẽ, duyên dáng thì phải sống vui vẻ, lành mạnh, nhờ vui vẻ, hồn nhiên nên mới tươi tắn, mà đã vui thì ít ganh ghét, hờn giận, nhờ vậy mà giảm bớt phiền muộn, khổ đau. Vậy nếu có ai lỡ làm phiền một chút thì nên hoan hỷ bỏ qua, đó là ta biết tạo nhân vui vẻ, trẻ trung, yêu đời mà làm tròn bổn phận trong gia đình, và phục vụ tốt cho xã hội.

Bằng ngược lại, ta cứ buồn thương, giận ghét, hết phiền muộn người này lại ghét bỏ người kia, mà oán ghét, giận hờn thì lòng ta đâu có an ổn, nhẹ nhàng. Cho nên, ta ăn không ngon, ngủ không yên, đó là cái nhân dẫn đến thân bệnh hoạn, tiều tụy, hốc hác, và tâm hồn bị dằn vặt bởi bám víu vào những cái được mất, hơn thua, giận hờn nên sống trong đau khổ, lầm mê.

Nếu ta biết rõ ràng, gieo nhân xấu sẽ đưa tới quả xấu thì chúng ta tìm cách tránh xa không nên làm, đừng muốn một đàng mà lại làm một nẻo. Vậy, ta muốn được an vui, hạnh phúc thì ngay bây giờ, mình phải biết buông xả những tập nghiệp gây đau khổ cho người, vật.

Hiểu như vậy, chúng ta mới thấy tin sâu nhân quả nghiệp báo, giúp chúng ta nhìn đúng lẽ thật mà biết cách sống an lành, trở thành người gan dạ, mạnh mẽ, không nhát nhúa, yếu đuối, mình làm gì phải chấp nhận chịu chứ không đổ thừa cho ai.

Ví dụ, có ai đó vì không điều phục được cơn nóng giận, hờn mát nên lỡ tay đánh mắng chửi người. Khi đánh chửi xong, biết mình tạo nhân ác nên thấy ăn năn, hối lỗi, vì mình biết chắc chắn rằng quả báo xấu sẽ đến với mình trong nay mai. Nên khi bị người uy hiếp, đánh đập lại, ta phải gan dạ chịu đựng chớ không nên đối kháng lại, làm cho nhân quả oán giận, thù hằn không có ngày thôi dứt.

Ngược lại, khi ta đánh mắng chửi người thì hăng hái làm như vẻ ta đây, đến khi bị người uy hiếp trở lại thì kêu trời, trách đất đủ thứ hết. Đó là người yếu đuối, không thấy được nhân xấu mà mình đã tạo ra trước đây. Nhân quả chỉ dừng hẳn khi hai bên biết thông cảm và tha thứ cho nhau. Vậy muốn được quả an vui, hạnh phúc, thì ta phải gan dạ bỏ những thói quen xấu xa, tội lỗi mà luôn tạo nhân thiện lành, tốt đẹp. Hai bên cùng tạo nhân thiện lành thì cái quả xấu ác sẽ dần dần yếu đi cho đến khi hết hẳn.

Khi hiểu được lý nhân quả nghiệp báo, đối với những sự việc không như ý xảy ra, chúng ta sẽ không oán trách trời đất hay người mà chỉ tự trách mình. Do ta trước kia si mê, dại dột, không tránh nhân xấu ác, làm tổn hại cho người nên bây giờ chịu quả xấu. Ta sẵn sàng đón nhận quả xấu một cách sáng suốt, biết bình tĩnh nhận định đúng sai để tìm cách vươn lên và vượt qua số phận tối tăm.

Chúng ta thường thấy trong một gia đình hai ba anh, chị, em sống chung với nhau. Khi có một người trong gia đình lỡ làm bể một cái ly hay cái dĩa, vì sợ bị cha mẹ rầy nên ém nhẹm phi tang, không dám nhận trách nhiệm về mình. Đến khi ba hay má hỏi, không ai nhận là mình làm bể, thái độ như thế là nhát nhúa, hèn nhát, không có tinh thần trách nhiệm, lỡ làm thì gan dạ thú nhận lỗi của mình để người khác không bị hàm oan, không bị vạ lây bởi cái xấu dở của mình.

Lý nhân quả nghiệp báo giúp cho con người có tinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác. Nếu ta lỡ tạo nhân xấu rồi thì sẵn sàng can đảm chấp nhận quả xấu một cách gan dạ, không sợ sệt, không đổ thừa hay lẩn trốn. Vì không tin sâu lý nhân quả nghiệp báo nên ta mới có thái độ tránh né, chối cãi, phủ nhận sự thật rồi làm xằng bậy. Cuối cùng, ta đi vào con đường xấu ác một cách dễ dàng.

Thế cho nên, người Phật tử tu hành chân chánh đầu tiên là phải tin sâu Tam bảo, kế đến tin sâu nhân quả, và cuối cùng tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. Khi hiểu và biết rõ như thế rồi thì ta phải biết khôn ngoan, sáng suốt chọn lựa, biết nhân nào tốt đẹp nên làm, biết nhân nào xấu ác nên tránh, đó là chúng ta đang từng bước tiến bộ trên con đường giác ngộ, giải thoát.

Hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta, tuy công việc làm ăn có bộn bề, bận rộn, ta phải giao tế đối tác với nhiều người, nhưng nếu chúng ta biết tránh nhân xấu ác, chọn nhân thiện lành, thì từ suy nghĩ cho đến lời nói và việc làm lúc nào cũng lương thiện, vừa giúp ta hoàn thiện chính mình, vừa làm hài lòng, vui vẻ mọi người, đó là chúng ta đang tiến bộ trên đường đi đến Phật quả.

Chúng ta là Phật tử, phải biết tu trong mọi hoàn cảnh, tỉnh giác tu từng tâm niệm của mình. Khi có niệm xấu khởi lên hại người vật, ta liền buông, không chạy theo nó và cứ như thế mà buông xả hoài cho đến khi tâm ta sáng suốt, thanh tịnh, nhưng thường biết rõ ràng chớ không phải chờ đến chùa sám hối, tụng kinh, lạy Phật mới tu, ngoài giờ đó ra nếu có ai đụng chạm đến là ăn thua đủ, tu như vậy là sai lời Phật dạy. Phật đâu khuyên ta tu với Phật mà dạy ta tu với gia đình, người thân, bà con, chòm xóm, bạn bè và người ngoài xã hội. Thế cho nên, tu hoài mà không hết khổ là lỗi tại chỗ đó.

Vì ta tu mà chỉ biết tu với Phật, không chịu tu với chúng sinh, cũng không chịu tu với chính mình nữa. Phật đâu có cần chúng ta tu với Ngài, vậy mà ta cứ một bề tu với Phật, Bồ Tát mà thôi, còn ra ngoài xã hội đối với mọi người thì ta không chịu tu, không chịu nhường nhịn, hễ có chuyện một chút là quyết ăn thua đủ. Đối với Phật, dù ta có khen hay chê, Ngài cũng không vui, không buồn, không mừng, không giận, Ngài cũng không bao giờ nói một lời nào, mà Ngài chỉ khuyên ta tu với tất cả mọi người.

Bởi ta đang sống với thấy biết sai lầm nên ai cũng dễ sinh hờn ghét, buồn giận. Do đó, chúng ta phải tu với họ, biết nhường nhịn, tìm cách an ủi, chỉ dẫn, thì mình bớt khổ mà người cũng bớt khổ. Ta biết tu với nhau là tự mình đem lại an vui, hạnh phúc cho nhau, đem lại sự bình an và thương yêu nhau bằng trái tim hiểu biết.

Phật dạy, chúng ta tu là tu với tất cả chúng sinh, tu với con người chớ đâu có bảo ta tu với Ngài. Vậy mà đa số quý Phật tử chỉ biết tu với Phật mà thôi, đến chùa thì lạy Phật, Bồ Tát lia lịa, thậm chí có người vuốt bụi Phật trét vào mình, cho đó là linh thiêng, Phật sẽ gia hộ cho.

Nếu ta đợi đến chùa mới tu, đợi sám hối, tụng kinh mới tu, đợi ăn chay mới tu, tu như thế thì quá ít. Một tháng ta đến chùa mấy ngày, chỗ này chúng ta nên xét lại. Chúng ta tu là phải thường xuyên quay lại chính mình, nhìn thấy từng ý nghĩ, rồi phát xuất ra lời nói bằng hành động cụ thể, nếu tốt thì ta duy trì, gìn giữ, phát huy thêm, nếu xấu thì ta phải dừng lại, đó mới là thật biết tu.

Thậm chí, có nhiều Phật tử nói hôm nay là ngày tôi đang tu vì tôi ăn chay. Nếu ta đợi đến ăn chay mới tu, một tháng ăn chay có bốn ngày hoặc sáu ngày nên ta chỉ tu có mấy ngày đó, còn lại hai mươi mấy ngày kia ta cứ tự do làm việc xấu ác, làm tổn hại cho người, vật? Vậy những ngày ăn mặn là không tu sao? Quý Phật tử hãy nên chính chắn suy nghĩ lại chỗ này kẻo hiểu lầm lời Phật dạy.

Chúng ta tu ngay từ thân-miệng-ý của chính mình, tu như vậy mới đúng theo lời Phật dạy, vậy mà đa số quý Phật tử thích cầu khẩn, van xin nhiều hơn là thường xuyên áp dụng tu tập trong mọi hoàn cảnh.

THẤY BIẾT SAI LẦM

Đã làm người trong trời đất, ít nhiều ai cũng từng nóng giận. Nóng giận là thói quen xấu làm mọi người đau khổ. Có một chú Sa-di nọ, tính tình nóng nảy, cộc cằn, tuy đã xuất gia hơn mười năm, nhưng vẫn chứng nào tật nấy, lúc nào chú cũng thô lỗ với mọi người. Một hôm, Sư phụ trao cho chú một túi đinh và căn dặn kỹ càng rằng, “khi nào con nổi nóng hoặc nặng lời với ai, con lấy một cây đinh đóng vào hàng rào gỗ phía sau chùa, rồi con tự suy gẫm lại việc làm của mình, coi đó là hành động xấu hay tốt”.

Ngày đầu tiên, chú Sa-di đã đóng mười tám cây đinh vào hàng rào. Những ngày kế tiếp, chú cố gắng tìm lại nguyên nhân, vì sao mình nóng giận thì số đinh đóng lên hàng rào ít hơn. Dần dần, chú nhận ra rằng, nếu mình bình tĩnh để đối đầu và giải quyết vấn đề, xem ra dễ dàng hơn là nóng nảy, để rồi phải đóng những cây đinh vào hàng rào.

Qua một thời gian dài áp dụng lời Phật dạy, tự soi sáng lại chính mình, kết hợp với tu tập và hành trì pháp môn đóng đinh; Giờ đây, chú Sa-di đã trở thành một thầy Tỳ-kheo chững chạc, không còn nóng nảy và cộc cằn, thô lỗ như xưa nữa.

Với tâm từ bi rộng lớn của sư phụ, sau khi tán thán, khen ngợi đệ tử của mình, thầy đưa ra một đề nghị mới, “cứ một ngày trôi qua, nếu con không làm ai buồn phiền, con hãy nhổ bỏ một cây đinh trên hàng rào.” Chẳng bao lâu, thầy Tỳ-kheo ấy đã nhổ bỏ hết những cây đinh trên hàng rào. Thấy vậy, sư phụ bèn dắt thầy ra nơi hàng rào và nói tiếp, “con đã làm rất tốt con ạ! Tuy nhiên, con thấy hàng rào bây giờ không còn trơn sạch như trước mà bị những dấu đinh loang lổ, làm nó không được nguyên vẹn và đẹp đẽ như xưa. Những gì con đã thốt ra trong lúc nóng nảy, giận dữ làm cho người đau đớn, khổ sở, tạo ra những vết thương lòng. Từ đó, có thể nảy sinh hận thù, ân oán, vay trả lẫn nhau, khó lòng xoá đi được, giống như những vết đinh trên hàng rào này”.

Nhân quả, nghiệp báo sẽ không chừa một ai khi hội đủ nhân duyên và điều kiện, cho dù lúc ấy ta có nói lời xin lỗi bao nhiêu hay sám hối lỗi lầm cũng không thể làm cho vết thương lành lặn hoàn toàn được. Bởi những vết thương lòng rất khó chữa lành, dù cho người thân thương như cha me, vợ con, anh em ruột thịt cũng khó mà hàn gắn. Vết thương chỉ có thể lành hẳn khi ta có tình yêu thương chân thật, biết cảm thông và tha thứ cho nhau bằng trái tim yêu thương, hiểu biết với tấm lòng vô ngã vị tha.

Vì ai cũng có nghiệp riêng của mình, nên đạo Phật đã dạy ta không trốn chạy mà cần phải đối diện với cuộc đời từ những hiểu biết, nhận định đúng đắn về sự thật của con người và mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian này. Đức Phật dạy, có hai hạng người ta cần phải biết:

+ Thứ nhất là hạng người như bèo dạt mây trôi, cuộc đời như thế nào chẳng cần tìm hiểu, suy xét, cứ sống cho qua ngày tháng theo phong tục, tập quán xã hội. Cũng như con dơi khi nó nghĩ nó là loài chim vì nó bay bằng hai cánh, khi nó nói nó là loài có vú vì nó có thể bò bằng chân. Đây là thái độ sống như bèo dạt mây trôi, chẳng cần tìm tòi, suy nghĩ, định hướng để tìm ra lẽ thật cuộc đời, đành chấp nhận trôi lăn theo dòng sinh tử, ai làm sao mình làm vậy, chẳng cần tìm hiểu đúng sai. Hạng người như thế chiếm đại đa số trên thế gian này. Từ nhận thức như vậy nên con người đã phó mặc đời mình cho đấng thần linh, thượng đế mà chấp nhận số phận đã an bày. Họ đành cam chịu cuộc sống như lục bình trôi theo con nước lớn ròng, muốn trôi đi đâu cũng được.

Nếu ta chịu khó tìm tòi, suy nghĩ, nghiệm xét một cách chín chắn thì trong mỗi con người chúng ta, ai cũng có khả năng quán chiếu soi sáng lại chính mình, nhận định và phát minh tư duy sáng tạo, làm được những việc không thể nghĩ bàn, làm gì có ai đủ khả năng sắp đặt hay định đoạt cho ta? Nếu có thì chỉ là tiến trình diễn biến của nhân quả, may rủi, được mất, nên hư, thành bại… Tất cả mọi việc tốt xấu trong cuộc đời này đều do ta hành động bằng thân-miệng-ý mà cho ra kết quả.

Vậy nghiệp là do cái gì tạo thành mà nó gần như chuyện đã định sẵn vậy? Ba năm sau ta sẽ bị gì? Mười năm nữa ta sẽ được gì? Dường như những gì xảy ra trong cuộc đời đều được sắp đặt trước. Tuy nhiên, đi vào phân tích tỉ mỉ, ta sẽ thấy vấn đề không đơn giản như mọi người thường lầm tưởng. Nghiệp lực dường như cũng đã được quy định trong tiến trình diễn biến của một đời người có thể làm việc thiện hay việc ác bất cứ lúc nào, dù cho muốn làm khác cũng khó bề mà cưỡng cầu.

Ở đây, chúng ta nên tìm hiểu cho chính chắn hơn, chính tư tưởng của ta khởi lên rồi phát xuất ra lời nói và dẫn đến hành động mà tạo ra nhân cách tốt hay xấu trong hiện tại. Người hay nuôi dưỡng tâm thánh thiện, luôn giúp đỡ, sẻ chia, an ủi, nâng đỡ mọi người, chắc chắn đời sau người này sẽ có nhân cách phi thường, không ai có thể so sánh kịp.

Do sự biến thiên thay đổi tư tưởng của con người, nên có lúc ta thích làm việc thiện, đôi khi ta thích làm việc ác, hành động làm thiện ác không nhất định, có khi ta đối xử tốt với người này, nhưng lại thô bạo, xấu xa với người khác. Do đó, ta khó lý giải được đầy đủ về sự diễn biến hiện tại của một con người.

+ Thứ hai là hạng người luôn hiếm hoi và ít có trong cuộc đời, như những nhà khoa học, bác học, giáo dục, đạo đức, tâm linh…. Họ luôn tìm tòi, phát minh, sáng tạo, tu tập để vượt qua nghịch cảnh cuộc đời. Họ không chấp nhận số phận mình do một ai định đoạt, họ quyết tâm tìm ra đáp án bằng sự học hỏi, nghiên cứu, tu tập bằng sự dấn thân đóng góp để phục vụ đời sống con người ngày càng được tốt đẹp về mọi mặt.

Tóm lại, hạng người thứ nhất là đa số, họ hay sống thả trôi theo dòng đời, không cần muốn suy nghĩ hay tìm tòi, suy xét gì cả, chỉ muốn sống hưởng thụ cho qua ngày tháng, ai làm sao họ làm vậy mà chẳng biết phân biệt đúng sai. Họ luôn chạy theo sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, ngủ nghỉ, tham lam, ích kỷ, ganh ghét, tật đố, sân giận, si mê mà không chịu tự hỏi lại mình, “ta từ đâu đến và sau khi chết đi về đâu?” Họ cam đành chấp nhận cuộc sống trong hiện tại như bèo dạt mây trôi, ai làm sao ta làm vậy. Ngoài xã hội loài người còn có các loài thú, loài có chân, loài có cánh, loài trên cạn và loài dưới nước v.v… Có câu chuyện ngụ ngôn như sau:

Trong các loài thú hoang dã ở núi rừng, sư tử được cho là loài chúa tể sơn lâm, với loài có cánh thì phượng hoàng được phong là vua. Một hôm, đến ngày sinh nhật của sư tử, tất cả mọi loài đều phải có mặt đầy đủ để chúc mừng sinh nhật chúa sơn lâm. Riêng hôm ấy, loài dơi không có mặt. Sau khi điểm danh, sư tử nổi trận lôi đình ngay tại chỗ, liền ra lệnh cho gọi loài dơi về ngay gấp để trị tội. Trước mặt chúa tể sơn lâm, lũ dơi run lẩy bẩy, sợ đến tím cả người. Sư tử hỏi,

“tại sao hôm nay là ngày sinh nhật của ta mà lũ dơi nhà ngươi dám cả gan vắng mặt, các ngươi dám khinh thường ta nghĩa là sao? Lũ dơi các ngươi xứng đáng nhận lãnh tội chết vì tội dám khinh thường ta là chúa tể sơn lâm?”

Lũ dơi nghe sư tử phán vậy, cả bầy run lên lập cập nói không nên lời, “kính xin chúa tể sơn lâm, Ngài nên mở lượng hãi hà, tha chết cho lũ dơi chúng con, bởi họ nhà dơi chúng con không phải là loài thú có chân, mà chúng con là loài có cánh, có vú nên thuộc quyền quản lý và cai trị của chúa phượng hoàng. Ngài bắt tội như thế là oan cho chúng con lắm Ngài ơi, xin Ngài hãy suy xét lại cho kỹ càng”.

Trước những lời lẽ lý luận sắc bén của dòng họ nhà dơi, sư tử ta không thể nào bắt tội dơi được. Sư tử đành ngậm ngùi cay đắng mà tuyên bố tha tội chết cho dòng họ nhà dơi, nhưng trong lòng tức giận vô cùng.

Mấy tháng sau, đến kỳ sinh nhật của chúa phượng hoàng. Khi điểm danh các loài đến dự, loài dơi lần này cũng vắng mặt. Chúa phượng hoàng nổi trận lôi đình, quát nạt đủ thứ, cho rằng loài dơi quá khi dể ta, bởi vì lần trước, nhân ngày sinh nhật của chúa sơn lâm, tất cả họ nhà dơi đều vắng mặt, bị chúa sơn lâm quở trách, dơi nói rằng chúng nó thuộc loài chim, nên không bị bắt tội. Bây giờ đến ngày sinh nhật của ta, lũ dơi vẫn coi thường ta nên mới không đến. Phượng hoàng liền chiếu chỉ tìm gấp loài dơi về để trị tội.

Lần này, trước mặt chúa phượng hoàng, dơi không còn run sợ như lần trước mà an nhiên, bình thản thưa rằng, “sở dĩ hôm nay họ nhà dơi không đến dự sinh nhật Ngài là vì chúng tôi không phải là loài chim, mà chúng tôi thuộc loài thú, thuộc quyền quản lý của chúa sơn lâm, bởi chúng tôi có vú và đi bằng chân. Ngài không thể bắt tội chúng tôi”.

Nghe dơi trình bày, phượng hoàng trong lòng tức giận, nhưng suy xét lại, dơi nói như vậy quả không sai, nên chúa phượng hoàng cũng không bắt tội loài dơi kia nữa.

Câu chuyện ngụ ngôn dân gian Việt Nam trên cho ta một bài học lý thú về cuộc đời. Không có gì là cố định cả, thiện là thiện suốt kiếp, ác là ác suốt đời, không thay đổi được. Loài dơi nói như thế là muốn vượt ra khỏi hai chủng loài: loài chim và loài thú.

Nếu nói theo thực thể cố định như có một cái gì quy định sẵn? Không thể được. Ta cần phải vượt qua rào cản và giới hạn của nó do sự định đoạt hay sắp đặt nào đó theo cách nhìn của một định tính, cố định, bất di bất dịch, như các nhà tôn giáo cổ xưa quan niệm là do đấng Phạm thiên, hay theo quan niệm của Bà-La-Môn giáo cho rằng có linh hồn bất tử, ai như thế nào thì phải chịu như thế đó, người chết sanh người, trời chết sanh trời, thú vật chết sanh thú vật. Trời sinh ra vạn vật để phục vụ cho con người và đấng tối cao. Đây là nói theo cách nhìn cố định của thời xa xưa.

Ý thứ nhất của câu chuyện ngụ ngôn dân gian Việt Nam cho ta cách nhìn thông thoáng hơn, vượt lên trên cả hai chủng loại. Ý thứ hai lại cho ta cách thức lý luận thụ động, ai thế nào ta như thế ấy, chẳng cần tìm hiểu làm gì, chấp nhận sống cuộc đời “bèo dạt mây trôi” tuỳ theo con nước lớn, ròng. Xưa như thế nào, bây giờ ta phải như thế ấy, không cần tìm hiểu đúng sai để cố gắng vươn lên, làm mới lại chính mình.

Nếu ta sống theo lối chấp nhận số phận đã an bài là ta vô trách nhiệm đối với những hành vi tạo tác trong hiện tại của mình, hễ khi có xảy ra việc xấu làm cho ta bất hạnh, khổ đau thì ta lại đổ thừa là do số mệnh của ta như thế, và chấp nhận sống trong đau khổ, lầm mê.

Đạo Phật không thừa nhận như thế, chúng ta không thể đổ thừa cho số phận và chấp nhận cuộc sống “bèo dạt mây trôi” như vậy, mà chúng ta phải ý thức rằng, trong tiềm ẩn con người của ta đều có khả năng làm được tất cả các việc hoặc tốt hoặc xấu. Tốt hay xấu, thành công hay thất bại đều do ta tạo lấy, không ai có quyền chen vô chỗ này. Có người thuở nhỏ hàn vi nghèo khó, lớn lên do siêng năng làm việc đúng phương pháp, biết tận dụng thời cơ, biết đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội, nên họ trở nên giàu có. Ở thế gian này, chúng ta đã từng thấy như vậy. “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” là như thế. Tùy theo ý chí và quyết tâm của mỗi người mà hoàn cảnh, cuộc sống có thể thay đổi.

Đã làm người trong trời đất, ít ai trong chúng ta được may mắn hoàn toàn chưa một lần bị vấp ngã hay thất bại. Điều quan trọng là khi vấp ngã, ta phải biết cách đứng lên, ví như ta bị vấp ngã từ đất, vậy cũng từ đất ta đứng dậy. Sông nước có thể làm cho ta ngột ngạt, sặc sụa, dính mắc hoặc thấm ướt, nhưng cũng nhờ nước mà ta được tung tăng bơi lội hoặc du thuyền rong chơi trên sông biển. Những ai trong cuộc đời chưa trải qua những đêm giá buốt như Thiền sư Hoàng Bá nói, “đâu dễ ngửi mùi hương hoa mai”.

Sau mỗi lần thất bại hay vấp ngã, dường như ta cảm thấy mình mạnh mẽ, dũng khí và nghị lực hơn. Sau nhiều lần thất bại có thể chôn vùi những con người yếu đuối, nhu nhược, hèn nhát, kém cỏi; ngược lại, đối với người có ý chí, có nghị lực thì “thất bại là mẹ thành công”. Từ những vấp ngã, những thất bại trong cuộc đời giúp con người có ý chí cao hơn, có ý thức, lập trường kiên định hơn. Đó chính là hòn sỏi, viên gạch làm nên đoạn đường ta đi, nhằm thử thách những con người tài đức.

Cất bước trên đường đời hay trên đường đạo cũng vậy, mỗi người hãy tự trang bị cho mình một hành trang, sẵn sàng đón nhận tất cả tốt hay xấu để vượt qua cạm bẫy của cuộc đời. Đối với các bậc hiền thánh, muốn làm Phật thì phải đối diện với các thứ ma mị. Những gì người đời gọi là bất hạnh, với họ chỉ là thử thách. Khó khăn, thử thách là điều mà con người ai cũng có thể gặp phải, nhưng người có ý chí và tin sâu nhân quả sẽ vượt qua một cách dễ dàng hơn.

Người không có niềm tin ở chính mình sẽ bị gục ngã trước, để rồi chấp nhận cuộc sống hẩm hiu, mặc cho dòng đời cuốn trôi, mặc cho oan nghiệt cướp đi lòng tự chủ quý giá của mình. Đã làm người ai mà không một lần thất bại, nhưng có thất bại mới có thành công.

Chúng tôi rất mong muốn mọi người hãy tự suy nghĩ cho rõ ràng, thấu đáo mà quyết định làm việc đúng đắn để khỏi phải ân hận về sau. Một phút giây mê lầm, một ngàn năm đau khổ. Vì kiến chấp, thói quen nên biết mà cố phạm, dù biết là tội lỗi, xấu xa, đê tiện, nhưng không cưỡng lại được thói quen, do lòng tham con người, nên đành chịu chấp nhận khổ đau mà thôi.

NGHIỆP THỨC CHE ĐẬY

Để minh họa cho hạng người phó mặc cuộc đời cho số phận, buông xuôi cuộc sống theo dòng đời. Ta hãy cùng nhau quán xét và chiêm nghiệm câu chuyện sau đây:

Có một Phật tử đến hỏi đạo vị Thiền sư,

Bạch thầy, con chó có Phật tánh không?”

Thiền sư đáp,

Không.

Vị cư sĩ này là người có học Phật pháp nên biết rất rõ ràng, từ chư Phật cho đến tất cả chúng sinh đều có thể tánh bình đẳng như nhau, ai cũng có tánh biết sáng suốt. Tại sao vị Thiền sư này trả lời là không có. Như vậy là trái với lời Phật dạy hay sao?

Vị Thiền sư nói tiếp,

Vì bị nghiệp thức che đậy.

Hôm sau một người khác hỏi,

Kính bạch Hòa Thượng, con chó có Phật tánh không?

Thiền sư trả lời:

Có.

Nghe vậy, vị cư sĩ này tá hỏa tam tinh.

Nếu có, tại sao nó chui vô đãy da lông lá lù xù?

Vì biết mà cố phạm.

Cũng cùng một câu hỏi mà Thiền sư trả lời lúc thì có, lúc thì không. Thế thì câu nào đúng, câu nào sai? Tại sao vị Thiền sư lại trả lời cho hai người với hai ý trái ngược nhau như vậy? Nếu là người có học Phật, quý vị sẽ thấu rõ chỗ này!

Đó là cách trả lời tùy bệnh cho thuốc. Chúng sinh có nhiều bệnh thì Phật pháp có nhiều thuốc. Người trước hỏi con chó có Phật tánh không, ngài trả lời không. Vị ấy lại hỏi tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, tại sao con chó lại không? Ngài trả lời, “vì bị nghiệp thức che đậy”.

Chúng ta đã từng học qua kinh Phật, đều biết rằng ai cũng có Phật tánh. Tại sao đức Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, mà ở đây Thiền sư lại nói không. Vậy có trái với lời Phật dạy không? Để tìm hiểu cặn kẽ chỗ này, chúng tôi xin giải thích cho quý Phật tử được rõ.

Như đêm Rằm, trăng sáng bị mây mù che khuất. Có người hỏi, đêm nay có trăng không? Dĩ nhiên là có, nhưng vì do mây mù che khuất, không thấy được trăng, nên nói không, chứ không phải là không có mặt trăng.

Phật tánh ví như mặt trăng, nghiệp thức ví như mây mù che khuất. Chúng ta bị nghiệp thức lăng xăng che mờ nên Phật tánh không hiển lộ ra được.

Vậy nghiệp thức là gì mà che mờ được tánh sáng suốt của mỗi chúng sanh? Thức là cái suy tư, nghĩ tưởng, phân biệt tốt xấu, phải quấy, được mất, hơn thua… hết nghĩ cái này đến nghĩ cái khác. Bởi vậy, có khi ta hiền như nai, có lúc lại dữ như cọp, nó chuyển qua, đổi lại lúc thế này, khi thế khác, không bao giờ dừng nghỉ.

Còn nghiệp là gì? Là năng lực, là hành động từ thân, khẩu, ý được lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thói quen, rồi thói quen đó có năng lực sai sử lại chúng ta.

Thí dụ nghiệp uống rượu, lúc đầu khi mới uống ta còn làm chủ được bản thân, muốn uống thì uống, không uống thì thôi, không sao cả. Nếu ta uống rượu lâu ngày, trở thành thói quen, không có chén rượu, ta cảm thấy chân tay bủn rủn không làm gì được, run rẩy, mệt mỏi, rã rượi tâm thần. Người can đảm có ý chí dũng mãnh, biết được tai hại của rượu, nên cố gắng từ bỏ một cách dễ dàng. Còn người bạc nhược, yếu đuối thì đành chấp nhận cho nó khống chế, cam chịu sống trong si mê, nghiện ngập, suốt đời bần cùng, khốn khổ. Chính cái thói quen huân tập lâu ngày, trong nhà Phật gọi là “nghiệp thức.”

Thói quen thì đa dạng, đa năng, như ta quen suy nghĩ hơn thua thì bất cứ làm việc gì ta cũng so đo, tính toán, tính hơn, tính thua… Do đó, việc làm của chúng ta bị giới hạn, thậm chí khi vào hội chúng trong chùa nghe giảng pháp, chỉ cái chỗ ngồi mà có người cứ loay hoay xem chỗ này hơn, chỗ kia kém v.v…

Bởi do cái tánh so bì, thiệt hơn đã trở thành thói quen của mình rồi. Đã là thói quen thì khó có thể bỏ được. Do đó, Phật tử chúng ta phải ý thức được điều này, đừng để nó trở thành cái quả xấu rồi than trời, trách đất, đổ thừa tại thế này, tại thế kia.

Đức Phật đã chỉ cho chúng ta biết, mọi người đều có Phật tánh, nhưng vì ta cứ mãi mê chạy theo trần cảnh, nên không tin, không thấy. Vì sao? Vì bị nghiệp thức che đậy, bởi do ta hết suy nghĩ cái này, lại tính toán cái kia, từ sáng đến chiều không lúc nào dừng nghỉ, thậm chí đến lúc lên giường ngủ mà vẫn còn tính toán.

Đó là thói quen thâm căn cố đế của đại đa số con người. Tạp niệm lúc nào cũng dấy khởi liên tục không dừng, giống như những đêm mưa, mây đen liên tục kéo đến che khuất mặt trăng. Cho nên, mặt trăng lúc nào cũng có, mà ta không nhìn thấy nó được. Muốn thấy mặt trăng thì mây phải tan, muốn thấy Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Các Tổ thường nói, “chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Niệm ví như mây đen. Khi niệm dấy lên, ta nhìn lại xem nó ở đâu? Ta không muốn có nữa thì chúng tự tan. Rõ ràng là chúng không thật. Tuy nó không thật, nhưng nếu ta không biết dừng thì nó lớn mạnh thêm, và có thể tạo nghiệp tày trời trong khoảnh khắc.

Thí dụ, khi nhìn thấy một cô gái đẹp, trong tâm liền khởi lên ý nghĩ muốn sỡ hữu cô gái ấy. Nếu ngay lúc ấy, ta biết suy xét phải quấy mà dừng ngay ý nghĩ thì mọi chuyện sẽ êm xuôi, tốt đẹp, nhưng nếu đam mê chạy theo, tìm cách chiếm đoạt, từ đó sanh ra chuyện bám víu, suy nghĩ bậy bạ có thể dẫn đến chuyện xấu xa, đê tiện. Vì sao? Bởi vì giác quá chậm hoặc không chịu giác. Nếu khi niệm mới vừa chớm nở, ta liền nhìn lại xem hình tướng nó ra sao thì đâu có chuyện gì xảy ra. Do đó, các Tổ nói “chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm” là như vậy.

PHƯƠNG PHÁP AN TÂM

Thuật của các Tổ là khuyên chúng ta hãy nhìn lại từng niệm khởi của mình, không cho chúng phát sinh từ niệm đầu tiên thì sẽ không có chuyện gì xảy ra làm hư hại cuộc đời. Như ngài Thần Quang trước khi gặp Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma, dù ngồi Thiền cả ngày mà tâm niệm vẫn cứ lăng xăng, loạn động. Một hôm gặp Tổ, Ngài thưa rằng,

Tâm con không an, xin thầy chỉ dạy.

Tổ bảo,

Đem tâm ra ta an cho.

Theo thói thường, ta thấy tâm của mình là thật, tôi suy nghĩ, tôi tính toán, tôi như thế này, tôi như thế kia… Ở đây, Tổ không nói cái gì cao siêu mà chỉ bảo rằng, “đem tâm ra ta an cho”. Ngài không biết làm sao đem cái tâm ra trình cho Tổ, bởi tâm thì lúc ẩn, lúc hiện, nên khi nhìn lại không thấy tâm ở đâu, do đó Ngài thưa với Tổ,

Con tìm tâm không thể được.

Tổ bảo:

Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Như vậy, an tâm là ở chỗ nào? Chỗ này quý vị phải nhìn kỹ lại mới thấy rõ ý sâu xa của nó.

Đây là diệu thuật của các Tổ, “pháp an tâm” của các Tổ rất bình thường, bình thường đến nỗi ta không thể ngờ được. Khi sân khởi lên, ta biết tâm có sân, biết một cách rõ ràng, không nhầm lẫn, đó là “pháp an tâm.” An tâm mà không có chỗ an, hay là “tâm bình thường”, tức là đạo vậy. Vậy “tâm bình thường” là sao? Là thường biết rõ ràng, nói không thể đến.

Lúc còn đi hành cước tìm đạo, Thiền sư Triệu Châu đến tham vấn ngài Nam Tuyền:

Thế nào là đạo?

Tâm bình thường là đạo.

Lại có thể nhằm tiến đến chăng?

Nghĩ nhằm tiến đến là trái.

Nếu không nghĩ thì làm sao biết là đạo?

Đạo chẳng thuộc biết hay chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang, rỗng rang, đâu thể gắng nói phải quấy.

Ngay câu nói này, Thiền sư Triệu Châu ngộ đạo, nhận ra bản tâm thanh tịnh, sáng suốt của mình ngay nơi thân này.

Theo Thiền sử Trung Hoa, Thiền sư Triệu Châu pháp hiệu là Tùng Thẩm, vì ở thành Triệu Châu lại được người đời tôn trọng, quý kính nên họ không gọi tên thật mà lấy tên địa danh ấy đặt cho Ngài. Ngài sống thọ 120 tuổi, ngộ đạo lúc 18 tuổi, đi hành cước khắp nơi, đến 80 tuổi mới lập Thiền viện dạy chúng. Ngài là người nổi tiếng và xuất cách trong thời bấy giờ, độ vô số người không thể tính kể.

Đạo là tên gọi khác của Niết bàn chân như, là cái biết chân thật luôn hiện hữu nơi mỗi người chúng ta. Nếu ta vừa khởi nghĩ tìm kiếm đạo, tức không thể nào thấy được đạo. Vì tìm kiếm là trái với lẽ thường, trái với đạo lý, còn nếu có ý nghĩ mà biết thì cái biết này là vọng giác, dù là nghĩ những điều thánh thiện hay Phật tổ.

Một triết gia nói như sau, “tôi suy nghĩ nên tôi hiện hữu”. Nếu vậy thì khi nghĩ tốt là tôi, còn khi nghĩ xấu là ai? Trong một ngày với cả trăm ngàn cái suy nghĩ. Vậy cái suy nghĩ nào là tôi? Cái suy nghĩ nào không phải là tôi? Như vậy điều phải là tôi, còn điều quấy là ai? Đã là tôi thì phải có chủ thể cố định trước sau như một, không biến đổi theo thời gian năm tháng, còn cái suy nghĩ khi tốt, khi xấu, lúc thiện, lúc ác thì sao? Vậy cái hay suy nghĩ có phải là tôi chăng? Chắc chắn không phải vậy, nhưng đa số người đời cho là như thế”.

Từ đó, sinh ra kiến chấp rồi tham lam giành lấy, chiếm đoạt về cho riêng mình. Tham được thì thêm tham, tham không được thì sanh ra thù hận, oán ghét, tìm cách trả thù, trả đũa. Thế gian luôn luôn tàn sát, giết hại lẫn nhau cũng chỉ vì chấp ngã mà dẫn đến chiếm hữu, cũng do chấp ngã nên con người thường cho mình là trọng tâm của vũ trụ, thấy mình là quan trọng hơn thiên hạ, nên từ đó sanh tâm cống cao ngã mạn, coi ai chẳng ra gì.

Do đó, Thiền sư nói, “nếu suy nghĩ thì không đến với đạo được, vì tâm chẳng khác chi người đời”. Còn ta để tâm mờ mịt, không biết gì thì thuộc về vô ký, giống như vật vô tri, vô giác vậy, không còn biết gì nữa. Thế là cũng không thấy được đạo. Còn khi thấy đây phải, kia quấy thì không còn bình thường, tức là cách xa với đạo. Bởi do ta thường hay chấp cái giả là thật, nên không nhận ra cái chân, dù nó lúc nào cũng hiện hữu không bao giờ thiếu vắng. Vì cái thật thì trước sau như một, không hề thay đổi, còn những gì luôn biến chuyển sinh diệt thì dĩ nhiên là không thật.

Khi thấy chỉ là thấy, khi nghe chỉ là nghe, thấy tức là biết, khi vui biết vui, khi buồn biết buồn, ta phải biết rõ ràng như vậy. Một hôm, tổ Huệ Khả sau thời gian nhận pháp an tâm, rồi đến trình Tổ sư:

Con đã dứt hết các duyên.

Coi chừng rơi vào không.

Không rơi được.

Làm sao con biết?

Con rõ ràng thường biết, nói không thể đến.

Đây là chỗ truyền của chư Phật, xin chớ có hoài nghi. Khi mắt thấy sự vật, xanh biết xanh, đỏ biết đỏ, sự vật như thế nào biết rõ như thế đó, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, cảnh vật xưa nay chẳng cột trói mọi người hay làm đau khổ cho ai cả. Bởi vì con người vọng động sinh ra thức tình mà muốn chiếm đoạt, giết hại lẫn nhau, nên tự chuốc lấy quả khổ đau, bất hạnh.

Từ chỗ chấp cái hiểu biết, suy tư, nghĩ tưởng là mình trong hiện tại, đó là cái nhân thúc đẩy con người dẫn đến thọ sinh trong đời sau, nên gọi là nghiệp nhân. Rồi từ nghiệp nhân đó, khi hội đủ nhân duyên, nơi nào thích ứng liền chiêu cảm đến, tạo ra đời sống mới qua hình dạng khác.

BIẾT MÀ CỐ PHẠM

Con người ra đời là do niệm ái dục, luyến mến nhau chiêu cảm, tạo ra một thứ ánh sáng, người bình thường không thể nhìn thấy được. Khi người cha đang giao hợp với người mẹ, tinh trùng của người cha (dương) và hòa hợp với noãn bào của người mẹ ( âm) phát ra một thứ ánh sáng, nhà Phật gọi đó là lửa dục. Âm dương hiệp nhau, cộng với chu kì người mẹ thọ thai, hợp cùng sức mạnh của nghiệp ái đang chờ đầu thai, thúc đẩy thần thức đến cảm thọ để tái sanh.

Nếu duyên sinh ra người nam thì thần thức ấy sẽ thích thú với người mẹ; ngược lại, duyên sanh ra người nữ thì thần thức sẽ cảm thọ với người cha, tạo nên một kiếp sống mới với thiên hình vạn trạng.

Từ đó, chủng tử nghiệp nhân ngủ ngầm do chấp nhận tâm suy tư nghĩ tưởng là thật, tạo ra sự máy động liên tục, phát triển cho đến tuổi trưởng thành, dẫn đến sự yêu thương, hẹn hò, rồi đi đến hôn nhân, tiếp tục phát triển thêm nghiệp tình ái, tạo ra các thứ tình: tình cha con, mẹ con, tình chồng vợ, tình bằng hữu, tình gia tộc, tình xã hội và đủ các thứ tình cảm trong đời sống, nhà Phật gọi là “thất tình lục dục”, để rồi tạo ra không biết bao sợi tơ cột trói con người trong vòng lẩn quẩn của các thứ tình, nên gọi là “nghiệp tình ái”. Nó giống như con tằm nhả tơ quấn quanh thân mình, làm kén để bảo tồn sự sống, nhưng khi được kín đáo, trọn vẹn rồi lại bị người ta cho vào lò nước sôi để chịu chết; do đó, tạo thành thói quen, muôn đời muôn kiếp hễ sanh ra giống hữu tình thì đều bị “nghiệp tình ái” ham muốn thôi thúc.

Có người không đủ duyên kết thành chồng vợ chính thức, họ tự tìm kiếm “tình một đêm”, tạo ra oan gia không có chồng mà có thai. Một câu chuyện có thật được đăng trên báo phụ nữ: Người con gái khoảng hai mươi bốn tuổi đang làm việc tại một khách sạn nọ, bỗng thấy một chàng thanh niên ăn mặc lịch sự, bảnh trai bước vào. Vừa nhìn thấy lần đầu tiên, trái tim cô gái nọ đã bị rung động trước sự hấp dẫn của chàng trai kia. Tiếng sét ái tình làm cho cô gái mất hết hồn vía. Thế rồi nhịp đập con tim thôi thúc, cô ta tìm cách làm quen với chàng trai nọ. Nhưng làm quen bằng cách nào đây? Cuối cùng, cô ta cũng tìm ra phương pháp hấp dẫn nhất để thu hút chàng thanh niên, cô ta giả vờ té, ngã người vào chàng trai ấy để hai người có dịp gặp gỡ. Và cũng trong đêm đó, hai người đã tạo ra “tình một đêm”, và nàng đã có mang dù chỉ một lần với người ấy. Sau này, cô ta đến tư vấn hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Cô nói, “tôi không thích có chồng, tôi chỉ thích có con”. Cái gì đã thôi thúc cô hành động như thế? Phải chăng là nghiệp tình ái, hay tiếng sét ái tình thúc đẩy?

Vì thế mà đức Phật nói, “nếu trên đời này có cái thứ hai giống như nghiệp tình ái, thì thế gian này không ai tu được, may mà chỉ có một thứ mà đã làm điêu đứng loài người”. Đó là câu chuyện về người nữ.

Còn người nam thì sao? Đến tuổi trưởng thành thì tâm sinh lý bắt đầu phát triển, cộng với sự tưởng tượng của khoái lạc qua phim ảnh, sách báo đã thôi thúc những người này tìm chỗ giải quyết dù chưa có vợ. Có người không đủ phương tiện tài chánh, nên đã tự mình tạo ra khoái lạc. Có người vì quá đam mê ái tình sâu đậm, nên đã dẫn đến tình trạng hiếp dâm, cưỡng dâm, làm mất đi nhân tính của con người. Nhiều người vì vướng mắc vào nghiệp tình ái nên phải chịu khổ đau. Trong lòng quá thương nhớ nên trong tâm họ lúc nào cũng nghĩ đến người tình. Do đó, họ luôn đau khổ, có khi giống như một cái xác không hồn:

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.

Họ thơ thẩn, thẫn thờ, sống không ra sống, chết chẳng ra chết. Đó gọi là một thứ tình, tình yêu đơn phương. Không có gì đau khổ bằng khi tình yêu đơn phương phát sinh trong lòng ta. Điều này cho thấy, đây là thói quen do ta huân tập nhiều đời, nhiều kiếp, cho nên không ai chỉ dạy mà ta vẫn biết.

Người đời thường nói, sắc đẹp không phải là biển lớn, nhưng nó có thể nhấn chìm biết bao người tài hoa, do đó mà nhiều người nói rằng, thà chịu khổ, hơn chịu lỗ, thà sống có lứa đôi, tuy bị trói buộc mọi thứ, nhưng người ta vẫn chấp nhận. Vì nghiệp tình ái có sức mạnh hấp dẫn, lôi cuốn, là nguyên nhân trói buộc biết bao con người. Vậy mà ai cũng ưa thích, đến khi bị khổ đau thì than thân, trách phận. Truyện Kiều phản ảnh tình trạng đó qua hai câu thơ:

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Đã gây nhân thì phải gặt quả, ta làm ta chịu, chứ đổ thừa cho ai. Người đời không bao giờ lo tránh cái nhân ác, đến khi gặp quả xấu thì đổ thừa tại, bị, thì, là …

Lại mang lấy một chữ tình

Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.

Vì vậy, người thế gian khi hai trong một người, hoặc vợ hoặc chồng mất đi, họ liền tìm kiếm người khác thế vào chỗ trống đó để tâm tình. Sống một mình độc thân, tự do, tự tại không chịu, phải tìm kiếm người để tâm sự tình tứ, giống như “ cá cắn câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng mấy thở nào ra”.

Trở lại câu chuyện con chó có Phật tánh không? Không! Vì sao? Vì bị nghiệp thức che đậy. Có mà cũng như không, vì ta mải mê chạy theo sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, ăn no, ngủ kỹ… nên đành cam chịu khổ đau. Đó là trường hợp thứ nhất. Còn trường hợp thứ hai thì sao? Con chó có Phật tánh hay không? Có! Nếu có, tại sao nó chui vô đãy da lông lá lù xù? “Vì biết mà cố phạm”. Chúng ta nghe thật là lạ lùng.

Ai cũng tỏ ra là mình thông minh, mình sáng suốt, tôi làm cái này, tôi làm cái kia, nếu người có ý thức một chút, biết làm thế nào là phải, thế nào là trái. Tuy hiểu biết như vậy, nhưng mấy ai bỏ được thói quen xấu của mình. Do vậy mà Thiền sư nói “vì biết mà cố phạm”. Muốn vượt qua hai trạng thái khôngtrong câu chuyện trên, ta phải biết áp dụng lời Phật dạy để chuyển hóa dần dần những si mê sai lầm của con người bằng cách:

1. Thường xuyên đọc tụng kinh điển Phật giáo.

2. Tin lời đức Phật nói ra có tác dụng chuyển hóa khổ đau cho con người, sự ra đời của đạo Phật vì con người.

3. Sám hối làm lại cuộc đời.

4. Tập làm phước, bố thí cúng dường, giúp đỡ ,chia sẻ hay nâng đỡ.

5. Ứng dụng các pháp tu niệm Phật, quán tưởng, ngồi Thiền, quán hơi thở, quán duyên sanh…

ĐỌC KINH CÓ LỢI ÍCH GÌ?

Tại sao ta phải đọc tụng kinh điển? Có nhiều người thường xuyên đi chùa, tụng kinh đều đặn, họ cho rằng tụng kinh để được thông minh. Như vậy có đúng không?

Trước hết, ta cần tìm hiểu kinh là gì? Kinh là sách ghi lại những lời Phật dạy về giáo dục và đạo đức, là phương cách tu tập để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc, nhằm giúp cho con người vượt qua cạm bẫy của cuộc đời. Tụng kinh là đọc lại và chiêm nghiệm những lời Phật dạy để hiểu đúng chính xác điều tốt, điều xấu, hướng về những việc lợi ích cho con người mà thực hành. Ta nên áp dụng những điều Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày, nhằm đem lại an vui, lợi lạc cho mình và cho tất cả mọi người trong xã hội.

Tụng kinh là cơ hội tốt nhất để ta học hỏi, tư duy, quán chiếu, soi xét lại chính mình. Nhờ tư duy, quán chiếu mà thấy được rõ ràng chỗ si mê chấp ngã. Do ta thấy bản ngã là trên hết, không thấy được lẽ thật, nên hành động, nói năng không đúng chánh pháp, gây đau khổ cho người.

Nếu ta thường xuyên áp dụng lời Phật dạy thì dần dần trở nên sáng suốt, thấy rõ ràng các việc đúng, sai trong cuộc đời, thấu rõ mọi hiện tượng, sự vật đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Cái này có thì cái kia có, cái kia không thì cái này không.

Khi hiểu được như vậy, ta sẽ bớt si mê, tham lam quá đáng, không còn bi quan yếm thế, chán đời, luôn sống với tinh thần đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết, biết cảm thông và tha thứ với tinh thần vô ngã, vị tha.

Tóm lại, mục đích của việc đọc tụng kinh Phật không phải để trả bài, tính điểm với Phật, mà mục đích là để nâng cao trình độ nhận thức, thấy biết rõ ràng, chính xác cái nào là thật, cái nào là giả, cái nào là tốt, cái nào là xấu, để rồi ta sẽ biết tìm cách ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày mà sống an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

Tụng kinh là để thường xuyên trau dồi ba nghiệp thân-miệng-ý hằng thanh tịnh, sáng suốt để được an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Tụng kinh để được thấm nhuần lời Phật dạy, là phương pháp hành trì có lợi ích thiết thực, giúp cho người đọc tụng thấu hiểu rõ ràng thực tướng của vạn vật, để mỗi ngày chúng ta gội rửa thân tâm thêm trong sạch từ thân-miệng-ý.

Tụng kinh không phải để cầu khẩn, van xin đức Phật giúp cho mình được tai qua nạn khỏi, gia đình mạnh khỏe, làm ăn được nhiều tiền của. Tụng kinh không phải là sự mua bán, trao đổi để được dồi dào, hạnh phúc.

Tụng kinh là cơ hội để ta trau dồi ba nghiệp thân-miệng-ý hằng thanh tịnh, sáng suốt, nhằm chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, hạnh phúc. Có một câu chuyện nhờ tụng kinh mà thoát khổ:

Tại làng nọ, có một người chết đã gần bảy ngày rồi, nhưng nơi ngực vẫn còn ấm, xác không có dấu hiệu huỷ hoại, thối rửa, nên người nhà không tẩn liệm. Đến một đêm, người đó bỗng nhiên sống lại và kể cho người nhà nghe rằng, …

Lúc đang nằm ngủ thấy thần thức thoát ra khỏi thân, bay đến một dinh thự thật nguy nga, đồ sộ. Trong sân vườn của dinh thự có rất nhiều người với đủ mọi hình dạng. Khi vừa đến nơi, có hai người liền xông tới kéo tay tôi dắt vào dinh phủ, gặp một người tướng mạo uy nghi, to lớn ngồi giữa bệ rồng. Hai người hầu cận liền bắt tôi quỳ xuống để diện kiến vua Rồng, vua hỏi,

Nhà ngươi ở nhân gian làm nghề gì? Có làm điều gì phước thiện không?

Tôi liền trả lời,

Mỗi khi chùa làng có giảng kinh pháp, tôi luôn tạo điều kiện hỗ trợ và bố thí vật thực để giúp đỡ mọi người.

Vua rồng hỏi tiếp,

Ngoài việc đó ra, hàng ngày ngươi còn làm việc gì nữa không?

Dạ bẩm ngài, con tụng kinh hai quyển mỗi ngày.

Vậy ngươi tụng kinh cho ta nghe thử xem.

Tôi liền tụng vanh vách bản kinh Pháp Hoa, vua Rồng chăm chú nghe tôi tụng một lúc, rồi phán rằng,

Nhờ phước đức tụng kinh và bố thí vật thực, thay vì ngươi phải chịu quả báo chết khổ, nay ta cho ngươi được trở về dương thế để tiếp tục sống mà giúp người, cứu vật.

Lúc đó, tôi liền niệm câu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát, nên thần thức trở lại về nhà. Thấy họ hàng thân thuộc đang khóc lóc và chuẩn bị lo tẩn liệm, thần thức của tôi liền nhập vào thân xác, nên sống lại kể cho mọi người nghe.Từ đó, họ hàng thân thuộc cùng gia đình tôi luôn tín tâm Tam Bảo, hay làm những điều phước thiện, và hàng ngày trì tụng kinh và niệm Bồ Tát Quán Thế Âm.

Câu chuyện trên đã cho ta một bài học quý giá và lợi ích của đọc tụng lời Phật dạy qua kinh điển Phật giáo. Kinh Pháp Hoa nói cho đủ là kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Pháp ở đây tức là lời dạy của đức Phật, chữ Diệu là sâu kín, nhiệm mầu, vi diệu, không thể nào dùng bút mực diễn tả cho hết ý nghĩa của nó. Liên hoa tức là hoa sen, những lời Phật nói giống như hoa sen mọc lên từ bùn mà không bị bùn lầy làm ô uế.

Thực tế cốt chuyện đã cho ta thấy, khi người sống được với tâm chân thật của chính mình thì được tự do, tự tại, tùy duyên giáo hóa, cứu độ chúng sanh, không còn bị ngăn ngại. Đó là người đã sống được với kinh Pháp Hoa, còn ta là người phàm, mắt thịt, chưa thông suốt được đạo lý làm người, cho nên cần phải đọc những lời dạy của chư Phật để mỗi ngày sống làm sao cho có ý nghĩa và giá trị vì lợi ích của mọi người.

Chỉ đọc tụng kinh suông cũng đã lợi ích, huống hồ là áp dụng vào trong đời sống hằng ngày thì khổ đau sẽ không có mặt, hạnh phúc sẽ đến với mọi người. Tụng kinh để ba nghiệp thân-khẩu-ý hằng thanh tịnh, luôn phát triển hạnh lành vì lợi ích tha nhân, lợi ích cho số đông, đó là bản hoài của chư Phật.

Muốn được như vậy, khi tụng kinh, quí Phật tử phải chí thành, chí kính, tập trung cao độ hướng về nội dung, khắc cốt ghi tâm lời dạy của chư Phật, ứng dụng trong mọi hoàn cảnh sống của cuộc đời để nhổ sạch gốc rễ si mê, sân hận, tham lam, ích kỷ, bỏn xẻn.

Tụng kinh như thế cũng là một pháp môn hành trì tối hậu, tùy bệnh cho thuốc, thuốc hay thì bệnh lành, tùy theo khả năng của mỗi người mà ta chọn lựa phương pháp thích hợp để chuyển hóa khổ đau thành an lạc.

Tụng kinh có nhiều lợi ích thiết thực như thế, nên đức Phật đã tu bằng kinh nghiệm xương máu của chính mình, rồi truyền đạt lại cho ta. Cho nên, người con Phật phải kiên trì tụng kinh, niệm lời Phật dạy.

TIN PHẬT LÀ NGƯỜI GIÁC NGỘ

Ta phải tin lời Phật dạy nói ra không hư dối, bởi sự ra đời của đạo Phật là vì con người, ngài chỉ cho mọi người rằng ai cũng có khả năng thành Phật như nhau, chỉ vì ta chẳng chịu thừa nhận mà thôi, “Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành.”Do đó, người xưa đã nói như sau,

Đêm đêm ôm Phật ngủ

Ngày ngày cùng Phật dậy

Ngồi đứng hằng theo nhau

Nói nín cùng chung ở

Mảy may chẳng tạm rời

Như hình cùng với bóng

Muốn biết nơi Phật đi

Chỉ chỗ nói năng ấy.

Bài kệ trên cho ta thấy, ai ai cũng có tánh Phật, nhưng vì mãi mê chạy theo trần cảnh, vọng động, phân biệt theo thức tình, nên ta đành chôn vùi ông Phật của chính mình.

Nếu không có vậy thì ai thấy, ai nghe, khéo thấy, khéo nhận thì một đời hết khổ đau. Vậy thành Phật là thành cái gì? Phải thành Phật là thành cái thân năm bảy chục kí này phải không? Ta phải nhớ rằng, thành Phật là thành cái tâm thanh tịnh sáng suốt, thấy biết đúng như thật, sự vật thế nào thấy biết đúng như thế đó, thật biết thật, giả biết giả, vẫn sống, sinh hoạt như mọi người, nhưng không dính mắc đam mê, tức là hằng biết, thật biết, khi đau thì biết đau, khi đói thì biết đói, khi nóng thì biết nóng, khi lạnh thì biết lạnh, khi đau ở chỗ chân thì ta biết chân đau, đau là thân tứ đại này đau, chớ tâm biết đâu có đau.

Bởi vì ta hay quen cho rằng, cái tâm suy tư, nghĩ tưởng là mình mà bỏ quên cái tâm thường biết hiện hữu. Do đó, khi Thiền sư Đức Sơn bệnh, có vị tăng đến thăm hỏi,

Hòa Thượng bệnh, có cái chẳng bệnh chăng?

Có.

Tăng hỏi tiếp,

Thế nào là cái chẳng bệnh?

Ngài đáp,

Ui da! Ui da!

Nghe Ngài trả lời như thế, ta dễ hiểu lầm, vì mọi người ai cũng đều biết đau vậy. Ngài trả lời như vậy có gì đặc biệt đâu, cũng giống như bao người thế gian thôi. Ở đây, ta phải tìm hiểu cho chín chắn để thấy khi thân bệnh, cái hay biết đó đâu có bệnh, nên khi hỏi Ngài trả lời có, vì có nên nói “Ui da!”.

Là Phật tử, nếu thường xuyên biết như thế, đâu có quên mình theo vật để chịu khổ đau. Ví như cái biết nghe ở căn tai, nếu có người hỏi, “anh đang làm gì đó?Tôi đang nghe”.Tức là, ta đang sống với tánh nghe của mình. Khi nghe âm thanh ta cho là có nghe, khi âm thanh mất đi thì cho rằng không nghe. Khi có tiếng thì nghe có tiếng, khi không tiếng thì nghe không tiếng. Cái hay nghe có mất bao giờ đâu, nên lúc không có âm thanh cho rằng không nghe. Ai biết không nghe? Vì thế mà biết chỉ có một.

Nương nơi mắt gọi là biết thấy, nương nơi tai gọi là biết nghe, nương nơi mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế. Đó là cái biết chân thật, sáng suốt, nương nơi sáu căn của mỗi người chúng ta. Ai sống được như vậy, biết được như vậy thì làm gì còn khổ tâm.

Bởi cái bệnh muôn đời của ta cho cái thấy chạy theo trần cảnh phân biệt, tốt xấu vọng động, cái hay suy nghĩ của mình là đúng. Vì cho rằng mình đúng nên một bề chấp cái thấy của mình, không chấp nhận cái thấy của người khác, ví như năm cô gái ra chợ mua vải về may đồ, nhưng mỗi cô chọn một màu khác nhau, bởi cô cho màu đỏ là đẹp, cô khác cho màu xanh là đẹp.

Vì vậy, tùy theo sự phân biệt của mỗi người, làm cho cái thấy đẹp nó khác nhau, bởi ai cũng nghĩ mình là đúng, nên cho rằng người khác sai. Nếu không thông cảm cho nhau, dẫn đến đấu tranh, đấu khẩu, tạo thành ý thức hệ oán giận, thù hằn, tìm cách trả thù nhau.

Nếu chuyện nhỏ thì chỉ rắc rối giữa cá nhân với cá nhân, chuyện lớn hơn thì gia đình với gia đình, lớn hơn nữa là quốc gia này với quốc gia khác. Từ đó, ngòi đấu tranh bùng nổ, khổ đau từ từ lan rộng, tạo ra mâu thuẫn cuộc đời, chống đối lẫn nhau. Cũng chỉ vì chấp chặt cho là mình đúng nên mới dẫn đến chiến tranh, binh đao tàn sát, giết hại lẫn nhau là như vậy.

LỢI ÍCH SÁM HỐI

Ai trong chúng ta không một lần vấp ngã dù ít hay nhiều, nhưng quan trọng hơn hết là khi vấp ngã ta có chịu đứng lên hay không.

Người xưa nói: người không gặp hoạn nạn không biết quay đầu. Ai cũng có hiểu biết, có tâm lành, nhưng vì mãi ngu si, mê muội chạy theo phong tục, tập quán của thế gian, ai làm sao tôi làm vậy, ai làm bậy tôi làm theo. Do đó, đại đa số chúng ta bị vấp ngã, thất bại rồi cam chịu khổ đau mà than phân trách phận. Cho đến khi nhân duyên đã chín mùi chúng ta mới suy nghĩ lại và tỉnh ngộ ra, mới biết Phật Pháp là rất cần thiết cho mọi người, nhằm giúp cho ta chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc.

Đạo Phật không dạy chúng ta trốn tránh cuộc đời, mà dạy ta dũng cảm đối diện với cuộc đời, dùng nhận thức và từ bi, trí tuệ để chuyển hóa chính mình, vượt qua khổ đau của cuộc đời nhằm xây dựng nếp sống gia đình an vui, hạnh phúc, góp phần xây dựng cho xã hội và thế giới hòa bình, an lạc.

Sám hối để làm mới lại chính mình. Sám là sám lỗi trước, nguyện không tái phạm lỗi lầm. Hối là ngăn ngừa lỗi lầm sau khi phát sinh. Sám hối đúng nghĩa là phải có tâm hổ thẹn và cầu tiến. Người biết hổ thẹn sẽ không dám để cho tội lỗi phát sinh hoài do sự thành tâm sám hối, thì tội lỗi dần dần được tiêu trừ.

Sám hối là tinh thần cầu tiến, làm mới lại cuộc đời với tinh thần cầu tiến, biết hổ thẹn và mong mỏi làm mới lại chính mình. Nhờ sám hối mà ta không tái phạm lỗi lầm. Sám hối với lòng chí thành tha thiết sẽ giúp ta từ từ sạch hết tội lỗi.

Sám hối là ăn năn, hối cải những tội lỗi đã làm, không phạm lỗi cũ, không tạo lỗi mới. Có sám hối là có tiêu mòn tội lỗi. Người đời thường khi có tội lỗi thì tìm cách che giấu, ém nhẹm hoặc ngậm máu phun người, đổ lỗi cho người khác. Do đó tạo thêm oán giận, thù hằn, ngang trái với nhau thường dẫn đến việc ân đền oán trả là vậy.

Người Phật tử chân chính là biết sám hối để làm lại cuộc đời, làm mới lại chính mình. Tu có nghĩa là biết sửa, là thay đổi những thói hư, tật xấu của mình, nhờ sám hối mà tâm ta ngày càng trong sạch. Khi có tội lỗi mà dám sám hối, hứa chừa bỏ, là một hành vi can đảm và biết cầu tiến. Sám hối còn giúp cho cái tâm cống cao, ngã mạn hoặc tự ti, mặc cảm dần dần được thuyên giảm.

Người không biết sám hối quả thật là người hèn nhát, không xứng danh là một con người huống chi là Phật tử, họ chấp nhận đi ngược lại quỹ đạo làm người, chấp nhận con đường đen tối của chính mình. Sám hối là phương pháp sách tiến mạnh mẽ nhất. Nhờ sám hối mà người phàm phu dần dần tiến lên được bậc hiền Thánh. Người biết sám hối dù có tạo tội lỗi bao nhiêu, họ sẽ là người tốt trong hiện tại và mai sau.

LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG

Trước tiên, đức Phật dạy ta lấy hạnh bố thí làm đầu, bố thí cúng dường cha mẹ hay người tu hành chân chính, hoặc giúp đỡ, sẻ chia với người nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn. Người xuất gia thì bố thí pháp, người tại gia thì bố thí của cải, vật chất, hai hệ thống này nương tựa tương quan chằng chịt lẫn nhau không thể thiếu, không thể tách rời nhau được.

Khi đức Phật còn tại thế, có một đệ tử tên là A-Na-Luật, do quyết tử tu hành nên bị mù lòa đôi mắt. Một hôm, y của ngài bị rách, vì bị mù nên Ngài không thể xỏ kim được, Ngài mới lên tiếng “có ai xỏ kim giùm tôi?”. Ngay lúc đó, đức Phật liền đi đến xỏ kim hộ cho Ngài.

Câu chuyện trên cho ta thấy một bài học đạo lý làm người sáng ngời tinh thần từ bi rộng lớn, đức Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn, là bậc đáng tôn kính ở đời mà vẫn không từ chối việc làm phúc nhỏ nhoi. Ở đây, ta thấy người đã giác ngộ, giải thoát rồi sẽ không từ chối một việc làm lành nào khi hội đủ nhân duyên, chứng tỏ rằng đạo Phật lúc nào cũng đem đến an vui, hạnh phúc cho tất cả muôn loài vật. Như Lai Thế Tôn là bậc tôn quý như vậy mà vẫn không từ nan bất cứ một việc lành nào.

Học gương đức Phật khi xưa để ngày nay ta cố gắng bắt chước làm theo hạnh của Ngài. Là người Phật tử, ta phải ý thức được rằng, không phải chờ đến khi có nhiều tiền của mới bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ. Người có của thì giúp đỡ vật chất, người không có của thì giúp đỡ bằng công sức hoặc tấm lòng của mình, tùy hỷ khi thấy người chia sẻ, tán thán công đức cúng dường.

Phật dạy, “người cúng dường và người phát tâm tùy hỷ, công đức bằng nhau. Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì nhân ganh tị tật đố dẫn đến oán giận, thù hằn, tạo ra oan gia trái chủ, trộm cướp, lường gạt, giết hại lẫn nhau”.

Người nghèo khổ làm sao bố thí cúng dường, chia sẻ? Chỗ này phải rứt ruột ra mà thôi, người nghèo thì giúp đỡ, chia sẻ bằng tấm lòng, bằng hành động. Khi ra đường, thấy một người già đi đứng khó khăn đang chờ qua đường, hoặc thấy người bị tai nạn không ai chăm sóc, ta tìm cách đưa người đó tới trung tâm y tế nơi gần nhất, hoặc là ta thắt lưng, buộc bụng, hy sinh bớt phần ăn của mình khi có người đến xin, ta chia sẻ phần ăn của mình với tấm lòng thành kính, giúp đỡ người kia tạm qua cơn đói khát.

Cúng dường hay giúp đỡ với tâm chí thành, chí kính không tính toán, nghĩ suy, thấy người khổ thì mình giúp. Cúng dường hay bố thí như vậy, ai cũng có thể làm được, không phải chờ có nhiều tiền của rồi mới biết bố thí. Ai muốn làm được như vậy, trước tiên phải tin sâu nhân quả, tin lời Phật dạy có khả năng chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ đau thành hạnh phúc.

Như cô bé ăn mày kia, không biết gieo tạo nghiệp nhân gì mà từ khi còn tấm bé, không có cha mẹ, bà con thân thuộc giúp đỡ. Cô phải kiếm sống bằng cách ăn xin mỗi ngày, ngủ đầu đường, xó chợ, nay chỗ này, mai chỗ kia, cuộc sống thật khốn khổ, bữa đói, bữa no. Cô thường buồn phiền, than thân trách phận tại sao đời cô lại bất hạnh đến thế.

Một hôm, tại chùa nọ có mở trai đàn bố thí giúp đỡ người nghèo. Được tin, lòng cô phấn khởi tự an ủi mình, cô muốn đóng góp một cái gì đó, nhưng kiểm tra lại thì không có cái gì để đóng góp, cô bèn phát nguyện nếu trong ngày ấy xin được bao nhiêu cô sẽ đem đến cúng dường hết nơi trai đàn ấy.

Hòa thượng trụ trì biết trước sự việc sắp xảy ra, nên trước khi đi ra khỏi chùa, Ngài dặn đại chúng rằng, “hôm nay, có một vị đại thí chủ đến cúng dường, các con phải chuẩn bị chiên trống để đón rước vị ấy”.Mọi người trong chùa ai cũng đinh ninh rằng chắc hôm nay có đức vua hay một vị quan lớn nào đó đến cúng dường, nên Ngài mới sắp xếp như vậy.

Do lời nguyện lớn lao như thế, ngày hôm đó cô bé xin được hai tiền xu, thay vì dùng số tiền này để nuôi sống qua ngày, cô một mực chí thành theo lời nguyện, liền hoan hỷ đến chùa cúng dường với tấm lòng biết ơn vô hạn; nhưng với hai tiền xu, làm sao mua được gì để cúng dường, chỉ còn cách duy nhất là mua muối rồi đem gởi cho người làm bếp thì mới có thể ai cũng có phần cúng dường của mình. Hôm đó, cả chùa đang hân hoan chuẩn bị chào đón vị đại thí chủ đến, nhưng cả ngày chỉ thấy có cô bé ăn mày đến cúng dường muối mà thôi.

Thời gian thắm thoắt trôi qua, cô bé ăn mày vẫn với thân phận thấp hèn chẳng có gì thay đổi. Cô vẫn rày đây mai đó, tiếp tục cuộc hành trình lang thang kiếp ăn mày chẳng biết bao giờ chấm dứt. Nhưng sông có khúc, người có lúc, không có cái gì là cố định mãi. Nghèo là do không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người hoạn nạn hoặc gặp người đáng kính.

Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi. Đạo lý nhà Phật nói rằng, mỗi con người ta có thể thay đổi hoàn cảnh tùy theo khả năng, ý chí quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của mỗi người.

Có người thuở nhỏ nghèo khổ, khi trưởng thành lại biết làm việc phước thiện, siêng năng, chăm chỉ, cần cù làm việc có phương pháp, biết tiết kiệm nên trở thành người giàu có.

Là Phật tử, ta nên tìm hiểu cho chín chắn lời Phật dạy để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Mỗi ngày học Phật, mỗi ngày tu tập sẽ giúp cho ta thay đổi cách nhìn cuộc sống, vì không cố định nên ta mới tu hành được, mới làm lại cuộc đời mà vươn lên, vượt qua số phận tối tăm. Bởi lẽ cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, không có cái gì bỗng dưng khi không mà thành.

Đức Phật dạy, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không, cái này sinh, cái kia sinh, cái này diệt, cái kia diệt.”Nhờ học Phật, ta biết rõ ràng sự biến thiên thay đổi từ con người cho đến sự vật. Từ đó, ta có cách nhìn thông thoáng hơn, bớt cố chấp, bớt dính mắc trong cuộc đời mà cùng nhau sống thương yêu hơn bằng trái tim hiểu biết.

Trở lại câu chuyện cô bé ăn mày. Một hôm nọ, có một vị quan trên đường đi tìm hiểu sự sống của người dân, vô tình thấy được cô bé đang quấn chiếu ngủ bên vệ đường, động lòng thương cảm, vị quan gọi cô bé lại, ân cần, hỏi han mới biết được sự việc là như thế, ông liền nhận cô ta về làm con nuôi, cho ăn học đàng hoàng.

Thời gian tiếp tục trôi qua, cô bé đã lớn khôn, trở thành một cô gái kiều diễm, có vóc dáng, hình thức hài hòa. Lúc này, nhà vua đang kén chọn vợ cho hoàng tử để chuẩn bị kế thừa ngôi vị. Cô là người may mắn được chọn vào cung, và được thái tử chọn làm thê tử. Thế là cô nghiễm nhiên trở thành một bậc mẫu nghi thiên hạ. Lúc này, cuộc đời cô đã thay đổi hoàn toàn. Cô nhớ lại thuở hàn vi nghèo khó, với tấm lòng quý kính Tam bảo, cô sắm soạn đầy đủ tứ sự cúng dường như y phục, tọa cụ, thuốc men, thức ăn uống và nhiều tiền bạc, rồi dùng nhiều cỗ xe chở về chùa.

Lần này, nhà chùa đón tiếp cô không được nồng hậu và ưu ái như lần trước. Thấy vậy, cô mới thắc mắc nhờ giải thích. Hòa thượng trụ trì trả lời như sau, “bởi trước kia cô cúng dường với tấm lòng quý kính tôn trọng, dám nhịn một ngày ăn của mình để cúng dường Tam Bảo, như vậy không khác gì đã hy sinh thân mạng của mình để cúng dường. Vì vậy, phước báu rất lớn không thể nghĩ bàn. Ngày nay, tuy cô cúng dường đầy đủ vật thực cho Tam bảo, nhưng những của cải, vật chất này không phải của cô mà là của thiên hạ bá tánh, tuy vẫn được phước nhưng không bằng người cúng dường dù ít nhưng với tất cả tấm lòng thành kính, tôn trọng.

Nói đến bố thí cúng dường hay giúp đỡ, sẻ chia, nhiều người cứ nghĩ phải có tiền bạc, của cải nhiều mới bố thí được, nhưng thực tế bố thí có nhiều cách, không cần phải có nhiều tiền, thậm chí người nghèo đến nỗi không có chút gì vẫn thực hành bố thí được. Có người cho rằng, bố thí là ban phát những gì có lợi cho người khác. Bố thí không nhất thiết là cho tiền tài, vật chất. Bố thí là rộng thí, là ban cho không hạn cuộc người hay vật, thân hay thù, hễ thấy chúng sanh nào cần nhu cầu là ta có thể giúp đỡ, sẻ chia.

Chúng ta có thể bố thí cho người thân thì dễ, còn bố thí cho người mình từng oán giận thì rất khó. Giúp đỡ cho người mình yêu thích thì dễ, vì nó thỏa mãn lòng yêu mến của mình, còn giúp đỡ cho người mà mình không thích mới chính là hạnh bố thí vì tinh người trong cuộc sống.

ÁP DỤNG LÝ NHÂN DUYÊN

Nhờ áp dụng lời Phật dạy, ta có thể chuyển nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc, chuyển ba nghiệp xấu ác thành hiền thiện, đạo đức. Trong kinh Phật nói, “thấy được lý nhân duyên là thấy chánh pháp hay thấy đạo”. Thấy được như vậy là người có trí tuệ, là người có chánh kiến, nên làm việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh là trên hết.

Sự thật, muôn loài, muôn vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, không có một vật nào chỉ do một nhân mà hình thành. Tất cả đều phải trải qua tiến trình diễn biến của nhân quả. Cho nên, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không”.Không có cái gì chỉ do một nhân mà thành được, nếu có ai nói một nhân mà thành, thì người ấy chưa hiểu thấu lý nhân duyên quả.

Chúng ta thử suy gẫm về cái nhà coi, cái nhà không tự là cái nhà, mà phải có nhiều vật dụng, gỗ, đinh, sắt, gạch, cát, xi măng, người thợ mộc, thợ hồ và nhiều phương tiện khác hợp lại mới tạm gọi là cái nhà.

Con người cũng vậy, thân này do bốn chất đất, nước, gió, lửa hợp lại mới hình thành. Vì ta không thấy, không biết đúng đắn nên nhận định sai lầm, rồi chấp trước vào đó mà sinh ra đủ thứ phiền não, nên chấp nhận sống trong biển khổ, sông mê.

Chính vì vậy, tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp lại mà thành, không có cái gì do một nhân mà có thể hình thành. Ai “ngộ” được lý nhân duyên thì sự tu hành sẽ không còn khó khăn gì nữa.

Nhờ biết rõ thân này do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ thân người, thân thú, hay mọi cảnh vật cũng đều như vậy. Cho nên, trong kinh Kim Cương nói, “ Phàm cái gì có tướng đều hư vọng, giả có, có mà không thật thể nên gọi là giả có”.

Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân, người thương của mình, nên không sanh tâm ganh tỵ, tật đố, điều đó sẽ giúp cho cuộc sống của ta được bình yên, hạnh phúc từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.

Nhờ hiểu được và thông suốt lý nhân duyên, ta sẽ nỗ lực vươn lên làm mới cuộc đời và tự tin chính mình có đầy đủ khả năng vượt qua mọi bất hạnh, khổ đau. Nó giống như một lu nước, muốn nước bốc hơi, ta phải đun lên, tạo độ nóng thì nước sẽ bốc hơi. Không có cái gì là do ngẫu nhiên hay tự nhiên mà hình thành được.

Nếu muốn nước đông lại thành đá thì ta tạo duyên lạnh, muốn nước trở lại trạng thái bình thường thì ta tạo duyên ấm. Nước không cố định một thể mà nó được thay đổi tuỳ theo sự tác động của “duyên”. Nhờ hiểu và ứng dụng lý nhân duyên vào trong đời sống hằng ngày, mỗi người chúng ta sẽ thấy rõ ràng mối tương quan chằng chịt nhân quả. Sự sống này muốn tồn tại và phát triển rất cần sự nương nhờ lẫn nhau. Hiểu được như vậy, ta mới có bổn phận và trách nhiệm đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ và chia sẻ với nhau bằng tất cả tấm lòng. Nếu ai đó chỉ dùng quyền lực để áp đặt, thì sẽ tạo ra mâu thuẫn đối kháng, gây ra ân oán, hận thù, rốt cuộc làm đau khổ cho nhau.

Nhờ hiểu và ứng dụng lý nhân duyên vào trong đời sống hằng ngày, ta sẽ thấy rõ ràng sự sống trên đời này là vô thường, luôn chuyển biến, đổi thay không ngừng nghỉ. Vì vô thường cho nên vô ngã, tuy vô ngã nhưng có tinh thần chuyển biến liên tục.

Cái suy nghĩ của con người cũng vậy, tuy không có chủ thể cố định, nhưng có tâm thức liên tục trôi chảy không dừng. Vì vậy, khi ta nghĩ tốt, lúc ta nghĩ xấu, trong một ngày có không biết bao nhiêu suy nghĩ, suy nghĩ liên tục không dừng, không mất. Do đó, lý vô ngã của nhà Phật chỉ cho ta thấy sự nhận chịu liên tục chứ không phải vô ngã là không ngơ, không biết gì.

Và cũng nhờ sự chuyển biến liên tục này mà ta mới tu tập được, nếu cái ngã là một chủ thể thường hằng bất biến, không thay đổi được, thì dù ta có tu tập làm mới cuộc đời, làm mới lại chính mình, cũng không lợi ích gì.

Tóm lại, hiểu và ứng dụng lý nhân duyên của nhà Phật, ta sẽ bớt tham lam, ích kỷ, nhỏ nhoi, ti tiện, oán giận, hờn dỗi, bớt si mê chấp ngã, mọi người sẽ thấy đúng lẽ thật qua lý nhân duyên, do đó chúng ta sẽ sống yêu thương hơn.

Khi hiểu được lý nhân duyên, ta sẽ có bổn phận, trách nhiệm đóng góp, sẻ chia và nâng đỡ tha nhân, góp phần làm giảm bớt khổ đau cho nhân loại, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, để mình và người được sống an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2021(Xem: 21064)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
22/02/2021(Xem: 3894)
Với lịch sử 2500 năm, đạo Phật đã trải qua hàng trăm thế hệ nhân sinh mà mỗi thế hệ đều có dấu ấn của sự trải nghiệm riêng qua từng chặng đường lịch sử, xã hội, văn hóa và dân tộc. Hiện tại, lớp người trẻ trên thế giới này được mệnh danh là “Thế hệ Z” (Gen Z). Thế hệ Z là giới trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi. Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử ngay từ nhỏ. Thế giới khổng lổ và thay đổi từng giây nhanh như chong chóng của phương tiện truyền thông điện tử. Từ Facebook, Youtube, Tweeter, Instagram… đến mạng internet rộng lớn, thế hệ Z năng động, độc lập và tìm kiếm thông tin tính theo đơn vị phút trong khi thế hệ phụ huynh, cha ông phải tính theo ngày, theo tháng. Thế hệ Z thì đang đi với tốc độ máy bay mà thế hệ cha anh và ông bà thì vẫn còn đi với tốc độ xe hơi, xe má,y xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Bởi vậy khoảng cách giữa các thế hệ càng ngày càng xa. Theo ước tính thì trong vòng khoảng 10 năm nữa (2030), thế hệ Z sẽ làm chủ thế giới về mọi
29/11/2020(Xem: 14579)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
13/03/2020(Xem: 19828)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
11/10/2018(Xem: 8041)
Khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.
29/09/2018(Xem: 9588)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
15/12/2017(Xem: 86380)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136365)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 28242)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15379)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]