Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa pháp duyên khởi

16/02/201323:12(Xem: 4982)
Ý nghĩa pháp duyên khởi

Ý NGHĨA PHÁP DUYÊN KHỞI
Thích Thái Hòa

Ý Nghĩa Pháp Duyên Khởi

Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến: Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này. Hán dịch Pratīya là Duyên và Anh dịch là Condition.

Trong Māhyamika, Ngài Nāgārjuna giải thích chữ Pratīya như sau:

Utpadyate pratītyemān itīme pratyayaḥ kīla (1).

Nghĩa là, do làm điều kiện cho cái kia sinh khởi, những cái này người ta gọi là Duyên.

Samutpāda có nghĩa là tập khởi, đồng khởi, sinh khởi, tương khởi, cộng khởi…

Do những ý nghĩa trên, mà Pratīya-samutpāda được các nhà Hán dịch là Duyên khởi hay Duyên sinh, tức là sự khởi sinh của vạn pháp cần phải có điều kiện (pratīya), nếu không có điều kiện, thì các pháp không thể sinh khởi.

Trong luận Thuận Chánh Lý, ngài Chúng Hiền đã giải thích ý nghĩa của Duyên khởi là: “Thử hữu cố bỉ hữu, thử sanh cố bỉ sanh, thị duyên khởi nghĩa”.(2) Nghĩa là cái này hiện hữu thì cái kia hiện hữu; vì cái này sinh khởi nên cái kia sinh khởi, đó là ý nghĩa của Duyên khởi.

Sự sinh khởi của tất cả pháp, từ thế giới khách quan cho đến thế giới nội tại đều do bốn duyên - hay chính do bốn duyên mà có sự sinh khởi của tấtcả pháp.

Bốn duyên ấy là nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên và tăng thượng duyên.

Nhânduyên (pratyayāhetu): Tất cả pháp từ thế giới nội tại cho đến thế giới khách quan, không có sự sinh khởi nào độc lập ngoài quan hệ nhân duyên.

Nhân(hetu) là năng lực tác động; duyên (pratīya) là điều kiện giúp đỡ, để cho năng lực tác động ấy được sinh khởi và hình thành.

Đẳngvô gián duyên (Anantara-pratīya): Hay còn gọi là thứ đệ duyên, nghĩa làtất cả các pháp làm nhân, làm duyên cho nhau một cách liên tục, không bị gián cách. Hay nói khác đi, pháp trước làm nhân cho pháp sau, pháp sau làm duyên cho pháp trước, các pháp cứ tuần tự làm nhân, làm duyên cho nhau như vậy mà sinh khởi liên tục. Do đó gọi là đẳng vô gián duyên hay là thứ đệ duyên.

Sởduyên duyên (Alambanapratītya): Nghĩa là duyên và sở duyên. Duyên là pratītya và sở duyên là alambana. Alambana đi từ động từ căn là lam, có nghĩa là leo, vin vào, dựa vào, nương vào, vướng vào.

Nhưvậy, sở duyên hay alambana là đối tượng để cho cái khác dựa vào. Sở duyên là ám chỉ cho cảnh vật được biến tợ bởi tâm và thức. Những cảnh vật được biến tợ này lại làm duyên để cho tự thức khởi sinh. Do đó, gọi là sở duyên duyên.

Lạinữa, sở duyên (alambana) là chỉ cho đối tượng bị nhận thức hay thế giớikhách quan. Còn chữ duyên (pratītya) là ám chỉ cho chủ thể năng nhận thức hay thế giới nội tại. Thế giới khách quan làm điều kiện để cho thế giới nội tại khởi sự phân biệt.

Nóitóm lại, cái nào có khả năng dẫn sinh sự phân biệt, và sự phân biệt ấy mang ảnh tượng tương tợ với chúng thì cái ấy gọi là duyên và sở duyên, hay gọi là sở duyên duyên (alampanapratītya).

Tăng thượng duyên (adhipapeyampratīya): Là duyên tăng thêm sự sinh khởi cho các pháp một cách nhanh chóng từ nhân đến quả.

Tăng thượng duyên gồm có thuận và nghịch.

Thuận duyên, là duyên hỗ trợ và tác động một cách tích cực để cho các pháp sinh khởi một cách nhanh chóng từ duyên đến quả.

Nghịch duyên, là duyên làm đối kháng sự sinh trưởng của nhân.

Mọipháp có thể sinh khởi, tồn tại hay hủy diệt đều lệ thuộc vào bốn duyên này. Ở trong bốn duyên này thì sở duyên duyên, tăng thượng duyên, đẳng vô gián duyên là biệt tướng, còn nhân duyên là tổng tướng.

Bởi vậy, chúng ta chỉ nói nhân duyên thì hàm đủ cả ba duyên kia.

Lại nữa, nhân duyên còn có ý nghĩa như Không tính (Śūnyata), giả danh (prajñāpir) và trung đạo (mādhyamā).

Không tính (śūnyata): Tất cả các pháp do duyên mà khởi, nên không có một pháp nào gọi là tự tánh hoặc có tự thể thực hữu.

Bởivậy, Không tính (śūnyata) là tính của các pháp không có tự thể thực hữu. Hay nói cách khác, Không tính là tính duyên khởi của các pháp, và tính duyên khởi của các pháp là Không tính (śūnyata). Không tính là tínhphổ biến của vạn pháp, không có pháp nào sinh khởi mà không mang tính chất của Không tính.

Do đó, tính không của vạn pháp là siêu việt không gian và thời gian.

Giảdanh (prajñāptir): Tất cả các pháp do duyên mà khởi, nên tự chúng khôngcó tên gọi. Sở dĩ gọi bằng tên này hay tên khác chỉ là do sự giả định, sự quy ước, do sự gợi lên của nhận thức.

Lạinữa, gọi là giả danh vì tên gọi của các pháp chỉ là do nhận thức áp đặtvà giả định. Các pháp đã là do duyên khởi thì tự chúng là sinh động vô thường, nên bảo rằng các pháp là thực hữu cũng không chính xác; mà bảo rằng các pháp không thực hữu cũng không chính xác; bảo rằng các pháp là đoạn diệt cũng không chính xác; bảo rằng các pháp là thường hằng cũng không chính xác.

Do đó, các pháp được gọi tên chỉ là theo giả định, nghĩa là chúng được gọi tên do sự gợi lên của nhận thức (prajñāptir).

Trungđạo (mādhyamā): Là con đường xa rời những cực đoan của sự nhận thức đốivới các pháp. Vì các pháp do duyên mà khởi, nên không thể gọi chúng là thường, bởi lẽ chúng luôn luôn sinh diệt; cũng không thể bảo chúng là đoạn diệt, bởi lẽ pháp này diệt thì pháp khác liền sinh, cứ như vậy chúng sinh khởi liên tục, cũng không thể bảo chúng là thực hữu, vì chúngchỉ là một tập hợp không tự thể; cũng không thể bảo chúng là vô, vì chúng tạm thời đang hiện hữu.

Bởilẽ, các pháp do duyên khởi, nên không thể bảo chúng là thường hay đoạn,hữu hay vô, đồng nhất hay dị biệt, nhận thức chân thật như thế gọi là Trung đạo.

Sở dĩ gọi đó là Trung đạo, vì Trung đạo là siêu việt, hữu, vô, thường, đoạn, lai, khứ, đồng nhất và dị biệt…

Vềmặt giải thoát thì Trung đạo là con đường đi đến Niết-bàn, nhưng tự thân nó không phải là Niết-bàn. Trung đạo là con đường đi đến Niết-bàn, vì không bị vướng mắc bởi bất cứ cực đoan nào.

Vềmặt giác ngộ thì Trung đạo tự nó không phải là giác ngộ, mà là con đường của nhận thức, hiểu biết chân thật để đi đến giác ngộ, không bị vướng mắc bởi những quan điểm cho rằng các pháp là thường hay đoạn, là hữu hay vô, là đồng nhất hay dị biệt…

Nóitóm lại, Trung đạo là con đường đi đến Niết-bàn vì không bị vướng mắc vào những nhận thức cực đoan; và là con đường đi đến giác ngộ vì không bị vướng mắc bởi những nhận thức phiến diện.

Trong kinh Đức Phật dạy cho Kaccāyana như sau:

“Tấtcả là có, này Kaccāyana, là một cực đoan. Tất cả là không, là cực đoan thứ hai. Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccāyana, Như Lai thuyết pháp theoTrung đạo”.

NhưLai thuyết pháp theo Trung đạo, là thuyết pháp không bị vướng mắc vào những quan điểm của nhị nguyên thường tình. Nghĩa là Như Lai chỉ thuyết pháp dựa vào sự giác ngộ lý duyên khởi mà thôi.

TrongMadhyamikā, ngài Nāgārjuna đã phát biểu thẳng ý nghĩa duyên khởi như sau: “Tôi tuyên bố rằng: Pháp nào mà duyên khởi, thì pháp ấy là Không tính, pháp ấy cũng là giả danh, pháp ấy cũng là Trung đạo. (yaḥ pratītyasamutpādaḥ śūnyatām tām pracaksmahe, śaprajñāptir upādāyapratipat saivamadhyamā)”. (3)

Nhưvậy, ý nghĩa của Duyên khởi cũng là ý nghĩa của Không tính, Giả danh vàTrung đạo. Và ý nghĩa ấy cũng đã được khai triển tùy theo sự nhận thức về giác ngộ của từng trường phái Phật giáo.

Tuynhiên, dù ý nghĩa duyên khởi có khai triển sâu rộng đến mức nào đi nữa,thì ý nghĩa căn bản của duyên khởi, có tính nhất quán trong các trường phái Phật giáo vẫn là: “Cái này hiện hữu thì cái kia hiện hữu, cái này không hiện hữu thì cái kia không hiện hữu”.

Chú thích:

1*Mādhyamika-prātyaya-parīksa gāphas.

2*Thuận Chánh Lý Luận- quyển 25, trang 481b. Đại Tạng Kinh 29.

3*Mādhyamika-āriyasatya-pariksā.

Ud 7.8PTS: Ud 77
Kaccāyana Sutta:
Kaccāyana translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Sāvatthī at Jeta's Grove, Anāthapiṇḍika's monastery. Now at that time Ven. Mahā Kaccāyana was sitting not far from the Blessed One, his legs crossed, his body held erect, having mindfulness immersed in the body well-established to the fore within. The Blessed One saw Ven. Mahā Kaccāyana sitting not far away, his legs crossed, his body held erect, having mindfulness immersed in the body well-established to the fore within.

Then, on realizing the significance of that, the Blessed One on that occasion exclaimed:

If one were to havemindfulness alwaysestablished, continuallyimmersed in the body,(thinking,)"It should not be,it should not be mine;it will not be,it will not be mine"[1]—there,in that step-by-step dwelling,one in no long timewould cross overattachment.

Note

1.

This passage can also be translated as:

It should not be,it should not occur to me;it will not be,it will not occur to me.

In AN 10.29, the Buddha recommends this view as conducive to developing dispassion for becoming. However, in MN 106he warns that it can lead to the refined equanimity of the dimension ofneither perception nor non-perception, which can become an object of clinging. Only if that subtle clinging is detected can all clinging be abandoned.

The Canon's most extended discussion of this theme of meditation is in SN 22.55. See Appendix Two [of the print edition of this book].

For more on this topic, see The Paradox of Becoming,chapter 5.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 9026)
Chương 43: Ái Dục--Ngũ Dục—Cravings--Five Desires Chương 44: Kiến và Tà Kiến—Views and Wrong Views Chương 45: Khổ và Bát Khổ—Sufferings and Eight Sufferings Chương 46: Cầu và Vô Sở Cầu—Doors of Seeking and Non-Seeking Chương 47: Bát Đại Nhân Giác— Eight Awakenings of Great People Chương 48: Căn-Cảnh-Thức—Organs-Objects-Consciousnesse Chương 49: Bát Thức và A Đà Na Thức—Eight Consciousneses and Adana Consciousnese Chương 50: Đại Thừa Bách Pháp—Mahayana One Hundred Dharmas Chương 51: Tương Đối-Tuyệt Đối-Viên Dung-Như ThựcRelative Absolute Totality True Reality Chương 52: Lậu Hoặc—Leakage and Delusions,Hữu Lậu-Vô Lậu—Leakage and Non-leakage Chương 53: Cà Sa—Monk’s Robe Chương 54: Tâm—Mind Chương 55: Duy Tâm—Mind-Only Chương 56: Phật Tánh—Buddha-Nature Chương 57: Chư Như Lai và Huyền Nghiệp của các Ngài - Thus Come Ones and their Wonderful Works Chương 58: Cam Lộ—Sweet Dews Chương 59: Tam Muội—Samadhi Chương 60: Thiền—Meditation
30/05/2011(Xem: 9251)
Chương 20: Diệu Đế và Thánh Đạo—Noble Truths and Noble Paths Chương 21: 37 Phẩm Trợ Đạo—Thirty-Seven Limbs of Enlightenment Chương 22: Sự Yêu Thương và Tứ Vô Lượng Tâm—Love and Four Immeasurable Minds Chương 23: Tứ Nhiếp Pháp—Four Elements of Popularity Chương 24: Lục Hòa—Six Points of Harmony Chương 25: Tứ Ân—Four Great Debts Chương 26: Công Đức và Tội Phước—Merit and Virtue-Offences and Blessings Chương 27: Ba La Mật—Paramitas Chương 28: Thân-Khẩu-Ý—Body-Mouth-Mind Chương 29: Tín-Hạnh-Nguyện-Hành-Hạnh-Nguyện của chư Bồ Tát—Faith-Conducts-Vows-Bodhisattvas’Practices-Conducts-Vows Chương 30: Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối—Four Kinds of Pure Precepts Chương31:Hôn Nhân theo Quan Điểm Phật Giáo—Marriage in Buddhist Point of View Chương 32: Thiện Ác—Good and Bad (Kusala & Akusala) Chương 33: Tập Khí và Buông Xả—Old Habits and Abandonment Chương 34: Nghiệp Báo—Actions and Recompenses Chương 35: Nhân-Duyên-Quả—Causes-Conditions-Effects Chương 36: Giới—Rules in
30/05/2011(Xem: 18311)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
24/02/2011(Xem: 16019)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng.
19/02/2011(Xem: 7133)
Những giáo pháp được đức Đạo sư nói ra không ngòai mục đích ban vui cứu khổ đưa đến an vui Niết-bàn giải thóat, cho dù là thiên kinh vạn quyển được triển khai từ những lời dạy cơ bản của Ngài...
19/02/2011(Xem: 10368)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới...
02/02/2011(Xem: 9339)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 14414)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
15/01/2011(Xem: 18026)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
14/01/2011(Xem: 8060)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567