Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[D] Kinh Tam Bảo

24/05/201319:34(Xem: 5617)
[D] Kinh Tam Bảo



Đức Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998

---o0o---

Phụ Bản 4

Tam Bảo Kinh
(Ratana Sutta)

---o0o---

1.Bất luận ai tụ hội nơi đây, hoặc chúng sanh trên địa cầu hoặc chúng sanh ở cảnh Trời, ngưỡng mong tất cả đều an lành hạnh phúc! Tất cả hãy chăm chú lắng nghe những lời này [1].

2. Tất cả hãy chú tâm suy niệm; hãy biểu lộ lòng từ ái đối với chúng sanh trong cảnh người; ngày đêm hằng dâng cúng [2]. Hãy tận tình hộ trì những người ấy.

3. Dù kho tàng quý giá nào trên đời hay trong một cảnh giới khác, dù châu báu [3] trong những cảnh Trời [4], không có gì sánh bằng Đức Thế Tôn.

Đúng vậy, Đức Phật là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

4. Bậc Thiện Trí [5] dòng Sakya (Thích Ca) đã viên mãn Chấm Dứt phiền não, Ly Dục và thành đạt trạng thái Vô Sanh Bất Tử Vô Thượng. Không có gì sánh bằng Giáo Pháp (Dhamma).

Đúng vậy, Giáo Pháp là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc.

5. Các bậc Thánh Nhân mà Đức Phật Tối Thượng tán dương, được mô tả là "tâm an trụ không gián đoạn" [6]. Không có gì như tâm an trụ ấy.

Đúng vậy, Giáo Pháp là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

6. Tám Vị Thánh ấy [7], hợp thành bốn đôi, được bậc thiện trí tán dương; Các Ngài là những bậc đáng được cúng dường, là đệ tử của Đấng Thiện Thệ - vật dâng cúng đến các Ngài sẽ đem lại quả phúc dồi dào.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

7. Với ý chí kiên trì vững chắc, sống trọn vẹn trong Giáo Huấn của Đức Gotana, không ái dục, các Ngài đã thành đạt những gì cần thành đạt [8] và thể nhập quả vị Bất Tử, các Ngài an nhàn thọ hưởng cảnh Thanh Bình An Lạc.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

8. Như trụ cột [9] chôn sâu trong lòng đất không thể bị gió bốn phương lay chuyển, cùng thế ấy, Như Lai tuyên ngôn, con người chánh trực đã chứng ngộ Tứ Thánh Đế cũng như vậy.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

9. Những bậc đã thấu đạt rõ ràng các Thánh Đế mà bậc Trí Tuệ thậm thâm đã giáo truyền, dầu dể duôi phóng dật, vẫn không tái sanh đến lần thứ tám [10].

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

10. Người chứng ngộ Minh Sát [11], ba điều kiện [12] nếu còn, sẽ được loại trừ , đó là - thân kiến [13], hoài nghi [14], và giới cấm thủ. Không bao giờ sa đọa vào bốn khổ cảnh [15] và không còn có thể vi phạm sáu trọng nghiệp bất thiện [16].

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

11. Bất luận hành động nào mình đã làm bằng thân, khẩu hay ý, bậc Thánh Nhân không thể giấu; bởi vì người đã thấy Con Đường không thể còn phạm lỗi.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

12. Cũng dường như cây trong rừng [17] đua nhau đâm chồi nở mọng trên ngọn [18] khi mùa hè bắt đầu ấm nóng [19], Giáo Pháp Tối Thượng dẫn đến Niết Bàn đã được giáo truyền vì Lợi Ích Tối Thượng cũng cùng thế ấy.

Đúng vậy, Giáo Pháp là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

13. Đức Thế Tôn Vô Thượng, bậc Toàn Giác, bậc Thánh Nhân đã ban bố, bậc đã Đem Đến và Giáo Truyền Pháp Cao Siêu Tối Thượng.

Đúng vậy, Đức Phật là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

14. Quá khứ đã chấm dứt, vị lai không còn nữa, tâm không dính mắc trong một kiếp tái sanh vị lai, tham ái không khởi sanh [20] - các bậc trí tuệ ấy siêu thoát như ngọn đèn kia chợt tắt [21].

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

15. Chúng ta tụ hội nơi đây, dù là chúng sanh ở địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc được chư Thiên và nhân loại kỉnh mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

16. Chúng ta tụ hội nơi đây, dù là chúng sanh ở địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc được chư Thiên và nhân loại kỉnh mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

17. Chúng ta tụ hội nơi đây, dù là chúng sanh ở địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc được chư Thiên và nhân loại kỉnh mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc! [22]

---o0o---

Chú Giải Tam Bảo Kinh:

[1] Bản Chú Giải mô tả trường hợp Đức Thế Tôn giảng bài Kinh này như sau:

Vào một lúc nọ dân chúng trong thị trấn Vesali trù phú cùng một lúc gặp phải ba thiên tai - nạn chết đói, nạn bị ma quái phá rầy và nạn dịch hạch. Trước tiên, vì mùa màng thất thoát, những người nghèo không đủ ăn, phải chết đói. Xác chết nằm la liệt, mùi hôi thúi thu hút cảnh âm bất thiện, và sau cùng bệnh dịch hạch truyền nhiễm tai hại.

Trước những tai trời ách nước vô cùng nguy hiểm này, trong lúc dân chúng đang xôn xao bấn loạn thì bỗng nhiên họ nảy sanh ý nghĩ cung thỉnh Đức Phật, lúc ấy đang lưu ngụ tại thành Rajagaha (Vương Xá) gần đó.

Hai vị quý tộc dòng Licchavi hướng dẫn một phái đoàn hùng hậu liền lên đường sang Rajagaha hầu Phật và thuật lại tình trạng đau thương vô cùng tuyệt vọng của họ. Đức Thế Tôn chấp nhận lời thỉnh cầu và cùng Đức Ananda và đông đảo chư Tăng rời Rajagaha sang sông Ganges, đến Vesali.

Khi Đức Phật vừa đến thành Vesali một trận mưa tầm tã ào xuống, quét sạch thành phố và thanh lọc ô nhiễm trong không khí. Khi ấy Đức Phật giảng bài Ratana Sutta (Tam Bảo Kinh) cho Ngài Ananda, rồi dạy Ngài cùng với chư Tăng và đông đảo dân chúng vừa đi khắp thị trấn vừa đọc tụng Kinh này. Ngài Ananda ôm theo bình bát của chính Đức Phật, đựng nước trong đó, và rải nước có đọc kinh cùng khắp. Bản Chú Giải ghi rằng khi chư Tăng vừa đọc những chữ "yam kinci", thì các chúng sanh bất thiện trong cõi âm hoảng sợ rút lui. Bệnh dịch hạch cũng dần dần tan biến. Sau khi chư Tăng đọc kinh để bảo vệ dân chúng trong thành phố xong thì trở về Hội Trường, có Đức Phật chờ nơi đó.

Nhân cơ hội, Đức Phật giảng giải bài Ratana Sutta (Tam Bảo Kinh) cho toàn thể đám đông.

[2] Bản Chú Giải ghi rằng người ta vẽ hình chư Thiên, hoặc đục khắc trên gỗ, rồi làm những bàn thờ nhỏ treo trên cây và hằng ngày đem lễ vật đến cúng.

[3] Danh từ Ratana có nghĩa là trân châu bảo ngọc quý giá. Nơi đây danh từ Ratana, bảo vật, hàm ý là Tam Bảo: Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng Già. Theo đúng ngữ nguyên, danh từ "ratana" gồm ba âm - ra, ta và na. "Ra" là thu hút, "ta" là vượt xuyên qua và "na" là dẫn đến. Phật, Pháp, Tăng gọi chung là Ratana, châu báu, bởi vì Tam Bảo có đức hạnh thu hút tâm của bậc thiện trí; là phương tiện đưa chúng sanh vượt qua đại dương của vòng luân hồi (Samsara); và dẫn đến các cảnh Trời và Niết Bàn cho những ai tìm nương tựa nơi Tam bảo.

[4] Danh từ cảnh Trời ở đây bao gồm luôn cả những cảnh Phạm Thiên (Brahma) từ thấp nhất đến cao nhất - Akanittha (Bản Chú Giải).

[5] Gọi như vậy vì Ngài đã hoàn toàn tận diệt mọi ái dục (Bản Chú Giải).

[6] Magga (Đạo) được gọi là Anantarika Samadhi, tâm định liên tục, không gián đoạn, bởi vì Phala (Quả) theo sau tức khắc không có thời gian gián đoạn.

[7] Tám vị Thánh Nhân ấy là: (i) Vị đã chứng đắc Sotapatti, Tu Đà Huờn Đạo, và (ii) Tu Đà Huờn Quả; (iii) vị đã chứng đắc Sakadagami, Tư Đà Hàm Đạo, và (iv) Tư Đà Hàm Quả; (v) vị đã chứng đắc Anagami, A Na Hàm Đạo, và (vi) A Ha Hàm Quả, (vii) vị đã chứng đắc Arahant, A La Hán Đạo, và (viii) A La Hán Quả.

Như vậy tính từng cá nhân thì có tám vị, tính cặp thì có bốn đôi.

[8] Tức A La Hán Quả.

[9] Indakhila-Inda, có nghĩa Sakka, Vua Trời Đế Thích. Danh từ Indakhila có nghĩa là trụ cột đã được vững chắc chôn sâu trong lòng đất, vừa cao vừa vững như trụ cột của Vua Trời Sakka.

Bản Chú Giải ghi rằng những Indakhila (trụ cột) này được trồng bên trong thành phố để làm đẹp, hoặc bên ngoài như một dấu hiệu bảo vệ. Thông thường những trụ cột này, hình bát giác, được xây lên bằng gạch hoặc bằng gỗ tốt. Phân nửa cây trụ được chôn sâu dưới đất - do đó có thành ngữ: vững chắc như trụ cột Indakhila.

l10] Người đã thành đạt tầng Thánh đầu tiên (Sotapatti, Tu Đà Huờn) chỉ còn tái sanh nhiều lắm là bảy lần.

[11] Tức lần đầu tiên nhoáng thấy Niết Bàn.

[12] Trong mười Samyojana, thằng thúc (kiết sử), tức mười dây trói buộc cột chặt chúng sanh vào vòng luân hồi, ba thằng thúc đầu được loại trừ.

[13] Thân Kiến, Sakkayaditthi - sự tin tưởng cho rằng thân này hiện hữu, tức quan niệm có một linh hồn hay tự ngã thường còn. Đây là một trong ba "Mannana", hay ý niệm, phát sanh liên quan đến thân. Hai ý niệm kia là Tanha (ái dục) và Mana (ngã mạn) -- Bản Chú Giải. Buddhist Psychology, trang 257.

[14] Lòng hoài nghi (i) Buddha, Đức Phật; (ii) Dhamma, Giáo Pháp; (iii) Sangha, Tăng Già; (iv) Giới Luật; (v) quá khứ,;(vi) vị lai; (vii) quá khứ và vị lại; (viii) Paticca Samuppada, Định Luật Phát Sanh Tùy Thuộc. Xem Buddhist Psychology, trang 260.

[15] Bốn khổ cảnh là: địa ngục (niraya), cảnh thú, cảnh ngạ quỷ (Peta) và A-tu-la (Asura).

[16] Abhithanani, sáu trọng nghiệp bất thiện là: (i) giết mẹ, (ii) giết cha, (iii) giết một vị A La Hán, (iv) làm chảy máu Đức Phật (v) chia rẽ Tăng Già và (vi) khư khư chấp thủ tà kiến (Niyata Miccha Ditthi).

[17] Vanappagumbe. Bản Chú Giải giải thích rằng danh từ này do hai thành phần họp lại, Vane pagumbo, chồi cây trong rừng. Nơi đây định sở cách (locative) được dùng trong ý nghĩa của chỉ chủ cách (nominative).

[18] Đây cũng vậy, định sở cách được dùng trong ý nghĩa chỉ chủ cách.

[19] Cũng như vào lúc đầu mùa Hạ cây cối đâm ở mọng xinh tươi sáng sủa, Giáo Pháp (Dhamma) với nhiều lời dạy quý báu, được Đức Phật ban truyền rộng rãi, cũng tươi sáng vinh quang cùng thế ấy.

[20] Một vị A La Hán không còn tái sanh vì đã tạo nghiệp trong quá khứ. Những hành động của các Ngài được gọi là Kiriya (hành) không tạo nghiệp vì đã không còn mảy may ô nhiễm tham ái.

[21] Chỉ ngọn đèn được thắp lên để cúng dường chư Thiên trong thành phố, ngay lúc ấy vừa tắt.

[22] Khi Đức Bổn Sư chấm dứt thời Pháp thoại và ban rải những tư tưởng an lành hạnh phúc đến dân chúng thành Vesali, Vua Trời Sakka (Đế Thích) đọc tụng ba câu kệ cuối cùng và bái từ Đức Phật, cùng với đoàn tùy tùng ra về.

Bản Chú Giải ghi rằng Đức Thế Tôn thuyết giảng bài Kinh này liên tiếp bảy ngày tại Vesali.

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

--- o0o ---

Chân thành cám ơn anh Hứa Dân Cường và các thiện hữu đã phát tâm giúp tổ chức đánh máy vi tính; đạo hữu Bình Anson đã gửi tặng phiên bản điện tử bộ sách này.
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

Trình bày : Nguyên Hân Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 3696)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
02/04/2013(Xem: 5322)
Nhìn lại thân thể của mình mỗi ngày là một trong những phương pháp thực tập rất căn bản của thiền học. Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm.
28/03/2013(Xem: 6614)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
27/03/2013(Xem: 4039)
Một vị vua là một người cai trị thuộc dòng dõi hoàng gia. Đức Phật xác định, một vị vua là “vị thủ lĩnh của những người đàn ông”. Các tôn giáo khác nhau có những lý luận khác nhau về nguồn gốc và bản chất của một vị đế vương.
27/03/2013(Xem: 5774)
Phật giáo, giống như những tôn giáo khác, nhấn mạnh vào những giá trị tinh thần hơn là vào những giá trị vật chất; vào việc buông xả những tài vật của thế gian hơn là chấp chặt vào chúng; và vào khía cạnh tâm linh của đời sống hơn là vào khía cạnh trần tục của nó. Tuy nhiên, Phật giáo không hoàn toàn không quan tâm đến phương diện đời sống vật chất và thế tục.
26/03/2013(Xem: 4376)
Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
07/03/2013(Xem: 4839)
Luận Phật Thừa Tông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp. Thế nên bộ luận này cũng có tên là Khái Luận Về Phật Pháp Hiện Đại.
16/02/2013(Xem: 5469)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến: Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này. Hán dịch Pratīya là Duyên và Anh dịch là Condition. Trong Māhyamika, Ngài Nāgārjuna giải thích chữ Pratīya như sau: Utpadyate pratītyemān itīme pratyayaḥ kīla (1). Nghĩa là, do làm điều kiện cho cái kia sinh khởi, những cái này người ta gọi là Duyên. Samutpāda có nghĩa là tập khởi, đồng khởi, sinh khởi, tương khởi, cộng khởi… Do những ý nghĩa trên, mà Pratīya-samutpāda được các nhà Hán dịch là Duyên khởi hay Duyên sinh, tức là sự khởi sinh của vạn pháp cần phải có điều kiện (pratīya), nếu không có điều kiện, thì các pháp không thể sinh khởi.
31/12/2012(Xem: 5422)
Theo nghĩa hẹp, nhẫn nhục là nhịn chịu mọi nhục nhã và mọi khó khăn trở ngại, và vượt qua chúng một cách bình ổn. Nhà Phật gọi những chướng duyên làm ngăn trơ ûsự tiến tu là ma chướng, gồm ngoại ma (trở ngại do người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài gây ra)và nội ma (trở ngại từ chính thân tâm mình)
28/12/2012(Xem: 26465)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng. Mặc dù đạo Phật có bề dày lịch sử phong phú, đầy những giá trị, điều cần thiết đối với người học Phật ngày nay vẫn là làm thế nào để ứng dụng lời đức Phật dạy vào đời sống hàng ngày. Quyển 100 điều đạo đức tại gia này giúp tôi hiểu tầm ảnh hưởng của đạo Phật đối với cuộc sống thường nhật của con người. Nó có thể được xem như quyển sổ tay hướng dẫn chúng ta sống cuộc đời theo chánh pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]