Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tin rằng 7 dấu hiệu quan trọng sau đây cho thấy Ba của bé Thảo được Đấng Từ Phụ A Di Đà Phật tiếp dẫn về Miền Cực Lạc Tây Phương.

14/09/202308:11(Xem: 2159)
Tin rằng 7 dấu hiệu quan trọng sau đây cho thấy Ba của bé Thảo được Đấng Từ Phụ A Di Đà Phật tiếp dẫn về Miền Cực Lạc Tây Phương.

nguyen quang muoi (3)

Tin rằng 7 dấu hiệu quan trọng sau đây cho thấy Ba của bé Thảo được Đấng Từ Phụ A Di Đà Phật tiếp dẫn về Miền Cực Lạc Tây Phương
.

1) Nhẹ nhàng ra đi an lành trong tiếng Niệm 'Nam Mô A Di Đà Phật" của người thân trong gia đình

2) Thành tựu hạnh hiếu thảo cho tất cả người con dâu rể và các cháu qua việc tận tụy chữa bệnh, đặc biệt chăm sóc Ba Mười của Bé Thảo (Tâm Tịnh gọi bằng Cậu Mười_nằm liệt giường) trong khoảng thời gian 11 tháng (kể cả 2-3 tháng nằm tại Khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc Bệnh Viện Đà Nẵng). Các con (kể cả dâu và rể) thường xuyên thay phiên túc trực chăm sóc Ba hàng đêm, ngày, đặc biệt là con dâu Thủy và con gái út Thảo bằng cả tấm lòng hiếu thảo của mình.

3) Cảm ứng khi tụng Kinh Địa Tạng:
 Vì Mẹ của bé Thảo và con cháu đau lòng khi thấy Cậu Mười bị bệnh nằm liệt giường, chịu đau đớn lâu ngày (khoảng 7-8 tháng tại Nhà), nên thành tâm khẩn cầu Tâm Tịnh (Tiến) tụng 3 biến Kinh Địa Tạng:
3.1 Vừa dứt 1 biến Kinh Địa Tạng, đờm của Ba bé Thảo bớt đi rất nhiều, giải bớt nỗi khổ do đờm gây ra cho bệnh nhân nằm liệt giường

3.2 Sau khi tụng 3 biến Kinh Địa Tạng, nhưng Ba của bé Thảo tiếp tục chịu khổ do bệnh gây ra (mặc dầu đờm ít đi nhiều), gia đình tiếp tục nhờ Tâm Tịnh tụng thêm 7 biến nữa. Lần này, tụng đến biến thứ 5, Cậu Mười có dấu hiệu thay đổi, yếu đi, chỉ dấu sắp ra đi, và gia đình chuyển sang trợ niệm cho Cậu, và sau 3 ngày trợ niệm, Ba Mười của Bé Thảo nhẹ nhàng ra đi an lành trong tiếng Niệm Phật của người thân.


4) Niệm Phật cảm ứng: 15 tiếng đồng hồ trước khi ra đi, Tâm Tịnh (Tiến) cùng người thân trợ niệm cho Cậu Mười. Vì Tiến nghĩ tưởng đến hạnh hiếu của những người con dành cho Ba của bé Thảo, Tâm Tịnh trong thâm tâm cảm kích, hoan hỷ hạnh hiếu thảo của anh chị dâu rể của Bé Thảo (Chị dâu của bé Thảo tên Thủy tận tụy chăm sóc, niệm Phật, nhắc nhở Cậu Mười Niệm Phật cầu về Tây Phương, bé Thảo thương Ba bằng cả tấm lòng chân tình cao khiết (hình ảnh bé Thảo đang mặc đồ đẹp chuẩn bị đi làm, không ngại chui lọt qua giường tre (thấp) của người bệnh để chăm sóc Ba Mười, và cùng với nhiều pháp hành hiếu đạo khác khiến Tâm Tịnh cảm kích. Không những bé Thảo, con dâu Thủy mà những người con khác của Cậu Mười cùng với người vợ thương chồng (Mợ thương Cậu) bằng cả tấm lòng thương yêu Ba, chăm sóc Ba cũng khiến Tâm Tịnh cảm kích và hoan hỷ.


nguyen quang muoi (4)nguyen quang muoi-1

Hạnh hiếu của các con, dâu, rể của Cậu Mười là duyên khởi khiến Tâm Tịnh đảnh lễ những tấm gương hiếu hạnh của những người con hiếu thảo mà Tâm Tịnh có duyên lành được biết và chứng kiến. Tâm Tịnh rất cảm kích và đảnh lễ Hiền Muội Hoa Chí (Nga) vì hạnh hiếu dưỡng Mẹ. Mỗi đêm đều ngủ bên Mẹ để chăm sóc (yêu thương, khuyên niệm Phật, dọn đại tiện, tiểu tiện, vệ sinh thân thể vv); Cảm kích tấm lòng hiếu thảo của cô em gái Tường Vy của Tiến (không những lo tịnh tài viện phí cho Ba của Tiến) mà không quản đường xa từ Sài Gòn thường hay về Đà Nẵng để tận tay tự mình chăm sóc Ba của Tâm Tịnh trong tình yêu thương hiếu thuận chân thành, thay phiên cho Tâm Tịnh được nghỉ ngơi lấy sức để chăm sóc Ba trong thời gian nằm viện cho đến lúc ra đi). Đây là duyên khởi cho những tấm gương hiếu hạnh của các bậc hiền trí, tiền thân của Đức Phật Thích Ca: Chuyện tiền thân số 540 Hiếu tử Sàma nuôi dưỡng Cha Mẹ mù lòa đến nỗi thân tiên cảm động; Chuyên số 417. Hiền mẫu Kaccàni: Người con hiếu sẵn sàng hy sinh thân mình để có tiền nuôi mẹ già vv. Duyên khởi cho hạnh hiếu của Thiên Đế Thích (một trong những hạnh lành để làm Vua Trời Đạo Lợi (Trời Ba Mươi Ba) vv.

* Cảm ứng 3 lần: Tâm Tịnh cổ họng hay bị ngứa và họ, 3 lần ngứa chuẩn bị ho, Tâm Tịnh nguyện cầu chân lý: Với sự chân thật của hạnh hiếu thảo, gương hiếu thảo này ngăn cho Tâm Tịnh không ho, tiếp tục Niệm Phật, và thật kỳ diệu cơn ngứa đã biến mất, đã tiêu diệt cho sự nguyện cầu chân lý; không những một lần mà đến cả ba lần.
Đây là chỉ dấu cho thấy hạnh hiếu thảo của các con, con dâu, rể của Cậu Mười, Ba của bé Thảo đã được minh chứng, cảm động đến chư Phật, chư thiên vv

5) Tầm 1 tiếng đồng hồ trước lúc ra đi, Ba của bé Thảo tỉnh táo, dường như đang cố gắng Niệm Phật qua biểu hiện của sự nhấp môi theo Tiếng Niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" của người thân, khoảng thời gian dường như tự niệm của bệnh nhân khá lâu, biểu hiện này xảy ra khoảng 1 tiếng ngay trước khi ra đi.

6) Con dâu Thủy kề tai Tâm Tịnh xin xay cháo để truyền qua ống cho bệnh nhân, khi chuẩn bị truyền, thì trong tâm của Tâm Tịnh khởi lên, đây là có thể là bữa ăn cuối cùng của Cậu Mười. Đúng vậy chỉ chưa đấy 1/2 giờ đồng hồ, Cậu miệng nhấp nhấp, dường như cố gắng Niệm Phật, theo nhịp điệu của tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật của gia đình, rồi từ từ nhắm mắt ra đi an lành trong tiếng Niệm Phật của con cháu trong gia đinh.

7) Sau 8 tiếng Niệm Phật của con cháu và người thân được tính ngay sau khi hơi thở chấm dứt, thân thể người bệnh mềm mại, hơi ấm trên đỉnh đầu: đây là thoại tướng của người ra đi an lành, thọ an vui nơi nhàn cảnh, hoặc Miền Cực Lạc Tây Phương.

Thành tâm nguyện cầu cho thần thức của Cậu Mười tiêu diêu Miền Cực Lạc Tây Phương
🙏 Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
🙏 🙏 🙏
Nguyện đem công đức này Hướng vế chúng sanh khắp pháp giới Đồng sanh Tây Phương Tịnh Độ

Nam Mô A Di Đà Phật
Tâm Tịnh Tiến Đặng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/09/2010(Xem: 4088)
Đấng Pháp vương vô thượng, Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người, Cha lành chung bốn loài. Quy y tròn một niệm, Dứt sạch nghiệp ba kỳ, Xưng dương cùng tán thán, Ức kiếp không cùng tận.
13/09/2010(Xem: 3920)
Quán đảnh đã được định nghĩa một cách khái quát là “hành động hay nghi thức ban ý nghĩa tôn giáo (thánh phước) cho những đồ vật, nơi chốn, hoặc con người; thường bằng năng lực và sự thánh thiện” (Bowker, tr. 234). Trong Phật giáo, quán đảnh đã được miêu tả như một nghi thức biến đổi một pho tượng hoặc một ngôi tháp từ một vật thể thế tục thành tinh tủy của một đức Phật (Bentor 1997).
09/09/2010(Xem: 17619)
5 bài kệ hô canh ngồi Thiền được áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
08/09/2010(Xem: 5589)
Lễ nghi trong Phật giáo là bày tỏ lòng thành kính đối với các đấng thành kính. Họ là thầy tổ, là ông bà, cha mẹ và tất cả những người thân, kẻ sơ đã qua đời.
07/09/2010(Xem: 6240)
Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.
31/08/2010(Xem: 8052)
Trước cửa Phật lập đàn phổ thí, Cho trọn đều quân lợi âm dương, Quang minh tỏ khắp mười phương, Kính dâng một nén tâm hương ngạt ngào. Cơn mưa tuệ dồi dào tưới khắp, Bóng mây từ che rợp mọi nơi, Lọt đâu dưới đất trên trời, Từ bi tế độ muôn đời viên thông. Trên đức Phật rất công rất chính, Dạy cho đời luyện tính tu tâm, Thương người đọa kiếp tối tăm, Giáo Hội chỉ dẫn khỏi lầm khỏi mê.
27/08/2010(Xem: 46584)
Đi thuyết linh nhiều nơi, thấy nhiều trường hợp oan gia trái chủ hiển bày rất rõ nét, cần phải giải trừ để có một đời sống an lạc. Rất nhiều Phật tử, thấy tâm tư không an khi nhìn lại đời sống đã gây nên tội lỗi oan trái muốn giải trừ, mà chưa có nhận thức đúng đắn.
05/08/2010(Xem: 4492)
Thiết dĩ, thể tánh hư hàm, bí thảo điêu tàn du vị tử, Thiền cơ diệu ngộ, đàm hoa lạc khứ hữu dư hương. Xuất một tự như, Khứ lai vô ngại. Cung duy - Tôn sư: Đạo phong trác thế, Giới đức siêu trần.
04/08/2010(Xem: 7152)
Có rất nhiều đám tang, không chỉ trong cộng đồng Phật Giáo mà cả trong các cộng đồng tôn giáo khác, khi đăng cáo phó thường ghi là: “Xin Miễn Phúng Điếu” và có một số cáo phó khác còn ghi rõ là: “Xin Miễn Phúng Điếu và Tặng Vòng Hoa”. Vậy xin hỏi: ý nghĩa của việc miễn phúng điếu này như thế nào? Nếu tang gia nhận tiền và tràng hoa người ta mang đến phúng điếu, thì người qua đời có mang nợ hay không? Và có nên nhận hay không nhận phúng điếu?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]