Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Nghi Triêu Tịch Điện (Thiền Môn Chánh Độ, kính lục: Thích Tâm Thọ, Việt dịch: Thích Chúc Hiền)

12/08/202108:30(Xem: 3057)
02. Nghi Triêu Tịch Điện (Thiền Môn Chánh Độ, kính lục: Thích Tâm Thọ, Việt dịch: Thích Chúc Hiền)

ht nhu hue



THIỀN MÔN CHÁNH ĐỘ

TĂNG SƯ VIÊN TỊCH KHOA NGHI


Kính lục: THÍCH TÂM THỌ

Việt dịch: THÍCH CHÚC HIỀN

 

***

NGHI TRIÊU TỊCH ĐIỆN


 

Duy na xướng:

Hiếu đồ tựu vị – Ai thành bài ban – Đảnh lễ tam bái – Hồ quỳ – Phần hương – Thượng hương – Khởi thân đảnh lễ tam bái.

 

Thuyết pháp ngữ vân:

Thiết dĩ; vô thường thị thường, Thế Tôn thượng song lâm tịch diệt. Diệt nhi phi diệt, Đạt Ma tằng chích lý tây quy.

Cung duy; Tân viên tịch..... (Hòa Thượng, Đại Sư) giác linh.

Nhất tánh trạm nhiên, vạn duyên không tịch. Thác ngũ ấm chi phi hữu, liễu tứ đại chi bổn không. Thuận thế vô thường, yểm quy không giới. Thâu Đàm hoa ư thử độ, thục thiện quả ư Kỳ viên. Nguyện bằng nhất lũ chi hương vân, dụng trợ tam thừa chi giác lộ. Ngưỡng bằng đại chúng, đồng trợ chơn thuyên.

 

Cử tán:

Giới hương Định hương dữ Huệ hương,

Giải thoát giải thoát tri kiến hương.

Liễu nhiễu vân đài biến pháp giới,

Cúng dường Đại Đức giác linh tiền.

Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát (tam xưng).

  • Sơ hiến trà – Khởi thân đảnh lễ tam bái.

 

Tán:

Huề liễu chủ nhơn ông,

Nhơn không pháp diệc không.

Khứ lai như thị trụ,

Phàm thánh cổ kim đồng.

 

Xướng:

  • Giai quỳ –

 

Xướng sớ:

Tín căn nhất niệm, linh giác văn tri. Phàm hữu đầu thành, tất mông cảm ứng. Cụ hữu sớ văn, vọng kỳ minh chứng.

(Độc sớ tất)

 

v Xướng:

  • Khởi thân đảnh lễ tam bái – Giai quỳ – Tiến phạn

(Tụng cúng dường......).

  • Á hiến trà – Khởi thân đảnh lễ tam bái .

 

 

 

 

Tán:

Sắc hương mỹ vị biến hư không……

Nam Mô Thiền Duyệt Tạng Bồ Tát (tam xưng)

 

v Xướng:

Thượng lai văn sớ, tuyên độc dĩ chu, kim tại án tiền, bằng hỏa hóa hiến.

(Phần sớ, tụng tâm kinh, vãng sinh chú... tùy ý)

 

Xướng:

  • Chung hiến trà – Khởi thân đảnh lễ tam bái.

 

Pháp ngữ hồi hướng vân:

Phục nguyện; tuệ kính vô biên, từ vân quảng bố, tứ sinh giới nội, thị bất sinh bất diệt chi nhân, lục thú đạo trung, thuyết vô ngã vô nhơn chi pháp, trà khuynh tam điện, hương chụ nhất lô, phụng tống vân trình, tảo quy Phật quốc.

 

Tán:

Tiêu diêu chơn thế giới……

Lễ thành – bái thoái.

***



HT Nhu Hue
NGHI TRIÊU TỊCH ĐIỆN

Kính lục: THÍCH TÂM THỌ
Việt dịch: THÍCH CHÚC HIỀN


Xướng:

Hiếu đồ cung tựu cảm buồn thương
Thành kính thiết tha lễ cúng dường
Tưởng niệm ân sư đền nghĩa cả
Dốc lòng tác lễ nguyện dâng hương

Dâng hương lễ ba lạy, đồng quỳ

Thuyết pháp ngữ rằng:
Đã rõ : Vô thường là thường
Thế Tôn thị hiện song lâm Niết Bàn
Diệt mà không diệt thường an
Đạt Ma quẩy dép về sang Tây Càn.
(Ghi chú: Tây Càn tức Tây Vức)

Kính bạch: Giác Linh Tân Viên Tịch….
( Hoà Thượng, Đại Sư)

Thuyết pháp ngữ rằng:
Một tánh sáng ngời, muôn duyên rỗng lặng
Thác năm ấm chẳng có, rõ bốn đại vốn không.
Thuận thế vô thường, quay về cõi tịch
Thâu hoa đàm nơi cõi Diêm Phù
Thuần quả thiện ở chốn Kỳ Viên.
Nguyền mong một nén mây hương,
Nhằm trợ ba thừa đường giác
Ngưỡng mong đại chúng đồng tụng kinh trợ niệm.

Cử tán:

Năm phần hương nguyện kính dâng
Hương Giới Định Huệ ngát xông khắp miền
Giải Thoát Tri Kiến hương thiêng
Xin Hoà Thượng Giác Linh tiền chứng tri
Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát (ba lần)
• Sơ hiến trà – Khởi thân đảnh lễ ba lạy, đồng quỳ


Tán:
Phàm đã rõ chủ nhân ông
Nhơn không thì pháp cũng không diệu thiền
Đến đi hay ở như nhiên
Thánh phàm kim cổ châu viên một đường
Xướng: Đồng quỳ

Xướng sớ:
Gốc tin một niệm soi đường
Linh giác nghe biết đài vàng nở hoa
Lòng thành cung kính thiết tha
Tất mong cảm ứng thầm gia hộ trì
Sớ văn ngưỡng vọng chứng tri
Nay thời xướng đọc linh vì chiếu soi.

(Đọc sớ xong)

Xướng:
• Khởi thân đảnh lễ ba lạy- Đồngquỳ – Dâng cơm
(Tụng cúng dường......)
Hiến trà – Khởi thân đảnh lễ ba lạy

Tán:
Sắc hương mỹ vị biến hư không……
Nam Mô Thiền Duyệt Tạng Bồ Tát (ba lần)

Xướng:

Vừa rồi sớ văn đã tuyên đọc xong
Giờ đây tại áng tiền, kính châm lửa đốt
( Đốt sớ, niệm Phật tứ thánh, tụng tâm kinh, chú Vãng Sanh… tuỳ ý )

Chung hiến trà, khởi thân đảnh lễ ba lạy. Đồng quỳ.

Hồi hướng pháp ngữ:

Phục nguyện:

Gương tuệ soi chiếu vô biên
Mây từ trải che khắp chốn
Nơi Bốn loài noãn, thai, thấp, hoá
Chỉ nhân không sanh không diệt
Trong sáu cõi chúng sanh
Nói pháp vô ngã vô nhân
Trà châm ba điện, hương nhúm một lư
Dâng theo đường mây, sớm về nước Phật

Tán:
Tiêu diêu chơn thế giới…
Lễ xong- xá rồi lui ra.

Thích Chúc Hiền (kính chuyển ngữ)


facebook-1
***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 5980)
Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.
06/10/2010(Xem: 17224)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
30/09/2010(Xem: 8463)
Trong các chùa Phật giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, một số loại thuộcpháp khí như chuông, trống, mõ được dùng để trang nghiêm nơi đạo tràng,hoặc thêm phần sắc thái lễ nhạc trong lúc tụng kinh, lễ sám, thuyếtpháp v.v... Những loại này xuất hiện từ hồi nào? Nhằm mục đích gì?... Chuông, trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tập hợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễ để trang nghiêm đạo tràng...
28/09/2010(Xem: 4583)
Phật Giáo Đông truyền trong tâm niệm đem giáo lý Đại Thừa chiếu sáng Phương Đông, vì lẽ đó trong bất cứ lĩnh vực nào về văn hóa nghệ thuật, triết học, văn học, thi ca, tín ngưỡng, âm nhạc, phong tục, tập quán củangười Đông phương mà không thấy không có sự hiện diện của Phật Giáo, cũng như tinh thần từ bi phổ độ bình đẳng của Phật Đà, sự hòa nhập trongtinh thần vô tư chỉ có một mục đích duy nhất là “Hoằng Pháp Độ Sanh” nên ngày nay khi nói đến văn hóa Đông phương người ta không thể không nhắc đến Phật Giáo.
23/09/2010(Xem: 12861)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 9458)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
20/09/2010(Xem: 7554)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
19/09/2010(Xem: 18203)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
18/09/2010(Xem: 5531)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa
18/09/2010(Xem: 5417)
Từng nghe, pháp không tự khởi, nhờ cảnh mới sanh, đạo chẳng hư hành, gặp duyên liền ứng. Hôm nay, hoa đàn la liệt, Phật sự xiển dương, hương xông triện báu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]