Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực hành tụng niệm trong Phật giáo

09/10/201408:45(Xem: 5875)
Thực hành tụng niệm trong Phật giáo


Monk in the west-1
Thực hành tụng niệm trong Phật giáo
Bhikkhu Dhammasami 
Đăng Nguyên dịch
 





Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông


Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện.

Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.

Khi một người Phật tử tụng niệm, vị ấy không cầu xin ai đó cứu mình ra khỏi tội lỗi hay mong chờ dành cho mình một nơi chốn ở trên thiên giới sau khi chết. Thay vào đó, thông qua việc tụng niệm vị ấy có thể học tập, giảng dạy, suy nghiệm hay nhớ lại kinh điển.
Thật sự, trong Tăng chi bộ (Anguttara Nikaya), có một vài bản kinh liên quan đến việc tụng niệm như kinhDhammavihari Sutta. Nó đề cập đến năm hạng người sử dụng kinh điển.

Đầu tiên là người nghiên cứu nó chỉ với mục đích học hỏi mà không đưa nó vào trong thực hành hay giảng giải cho người khác. Vị ấy không quán chiếu sâu vào những gì mình đã học. Vị ấy được gọi là 'Pariyatti-bahulo', người chỉ thiện xảo trong nghiên cứu nó.

Thứ hai là người thuyết giảng những gì mình đã học được từ kinh sách nhưng bản thân không thực hành nó. Vị ấy được gọi là ‘Pannyatti-bahulo’, người chỉ thiện xảo trong giảng dạy.

Thứ ba là người tụng niệm. Vị ấy nghiên tầm và tư biện về kinh điển, cố gắng dành mọi thời gian để thỏa mãn khát khao triết học của mình. Vị ấy quên ứng dụng kinh điển vào đời sống. Vị ấy được gọi là ‘Vitakka-bahulo’, người chỉ say mê thỏa mãn những khía cạnh triết học của kinh điển.

Thứ tư là người tụng niệm kinh điển chỉ để mong nhớ lâu. Vị ấy học thuộc lòng và ghi nhớ lại. Tuy nhiên, vị ấy không đi xa hơn là áp dụng nó vào trong đời sống hàng ngày. Vị ấy được gọi là ‘Sajjhayaka-bahulo’, người chỉ say mê học thuộc lòng và tụng niệm lời dạy của Đức Phật. Vị ấy thậm chí mong muốn có được thần thông từ việc tụng niệm.

Thứ năm và cuối cùng là người học hỏi kinh điển, giảng dạy chúng cho người khác, quán chiếu những điểm triết học của chúng, tụng niệm chúng thường xuyên và trên hết là thật sự thực hành chúng ở trong đời sống hàng ngày. Vị ấy là người mà Đức Phật tán thán là ‘Dhammavihari’ - một người thực hành Pháp (Dhamma), điều mà vị ấy đã học được từ kinh điển.

Sau khi đã quán chiếu bản kinh này, chúng ta hãy nhìn  xem mình thuộc về hạng người nào, và tại sao chúng ta học hay tụng kinh.
Thế thì tại sao chúng ta, những Phật tử, tụng niệm?

Ngày xưa, trước khi có những phương tiện hỗ trợ đầy đủ cho việc học tập như sách, những dịch phẩm và vi tính thì chúng ta phải học thuộc lòng một bản kinh. Sau khi chúng ta học nó, chúng ta phải tụng niệm thường xuyên để bảo lưu nó và truyền lại cho những thế hệ sau. Nếu chúng ta không tụng nó hàng ngày, chúng ta có thể quên nó và bỏ sót một số phần của nó. Kinh Tăng chi (Anguttara Nikaya) nói rằng nếu kinh điển được gìn giữ kém, điều này sẽ đưa đến sự biến mất lời dạy của Đức Phật. Vì vậy thời bấy giờ việc ghi nhớ và tụng đọc thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. Điều này rõ ràng đã góp phần đưa đến việc thực hành tụng niệm. Tụng niệm có ý nghĩa thực sự cho việc tồn tại của Pháp.

Bây giờ chúng ta có đủ những phương tiện hỗ trợ, vậy tại sao chúng ta vẫn tụng niệm? Có lý do nào khác khi thực hành điều này? Có một số lý do đáng để tiếp tục thực hành tụng niệm. Tụng niệm thường xuyên giúp cho chúng ta có tự tin, sự hoan hỷ và gia tăng tín tâm trong ta. Tâm đạo này thật sự là một sức mạnh. Nó được gọi là tín lực (saddhabala). Nó tiếp nghị lực cho đời sống chúng ta. Tôi không rõ người khác thì thế nào. Đối với tôi, tôi thường có cảm giác hoan hỷ khi tụng niệm. Tôi trở nên tự tin hơn. Tôi thấy nó như là một phần của việc phát triển đạo tâm.

tung-niem3
Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông



Trong truyền thống giáo dục tự viện Phật giáo, tụng niệm và học thuộc lòng vẫn còn là một phần của việc giáo dục. Ở Miến Điện, chúng tôi học một số bản A-tỳ-đạt-ma (Abhidhamma) - những lời dạy cao nhất của Đức Phật mà nó liên quan đến bản chất tối hậu của các pháp - theo cách đó. Chúng tôi được giảng giải về ý nghĩa và những phát triển logic ở trong A-tỳ-đạt-ma như thế nào. Vào buổi tối, chúng tôi cố gắng tụng đọc nhưng không học thuộc lòng nó. Nó được biết như là lớp học ban đêm có mặt khắp ở đó. Đây là một kỹ thuật nghiên cứu A-tỳ-đạt-ma và một số kinh điển. Điều này là rất hữu ích vì nó giúp bạn quán chiếu rất nhanh. Khi chúng ta xem xét bản chất của kinh điển, lý do cho việc tụng niệm sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với chúng ta.

Bản chất của kinh điển
Có một bản kinh, là kinh Hạnh phúc(Mangala Sutta),ở đó Đức Phật đã trả lời câu hỏi của một vị Thiên (Deva)  về sự tiến bộ thực sự trong xã hội, trong kinh tế và đời sống tâm linh. Đó là cái nhìn của Đức Phật về những điều này cũng như lời khuyên của Ngài đối với tất cả chúng ta, những người thật sự muốn tiến bộ trong đời sống xã hội và tâm linh. Nó là điều mà chúng ta nên thực hành trong suốt cuộc đời của mình từ thời thơ ấu cho đến khi trút hơi thở sau cùng. Hầu hết kinh điển đều mang bản chất này. Kinh điển là những mô tả cũng như những toa thuốc cho những căn bệnh chung là tham, sân và si.

Bản chất khác của kinh điển là bảo vệ hay chữa bệnh. Kinh Châu báu (Ratana Sutta) là một trong những ví dụ nổi bật nhất ở đây. Kinh này được dạy cho Tôn giả A Nan để thầy tụng đọc quanh kinh thành Vệ-xá-li khi dân chúng ở đây đang đối mặt với hiểm nạn và đói kém. Kinh Angulimala cũng được xếp vào phân loại này khi nó giải thoát đau đớn và rắc rối cho một người sắp làm mẹ. Kinh Đại hội (Mahasamaya Sutta) và kinh Atanatiya cũng xếp vào cùng loại bởi chúng nhấn mạnh vào hộ trì và chữa bệnh. Nến nhớ rằng Tôn giả A Nan và Angulimala đã tu tập lòng từ bi trước khi tụng niệm những bản kinh dành cho việc cầu an đặc biệt này.

Ba bản kinh Thất giác chi (gồm: Maha Kassapa Bojjhanga Sutta, Moggallana Bojjhanga Sutta, và Maha Cunda Bojjhanga Sutta) thì được sử dụng phổ biến để giúp giải thoát đau khổ của một người bệnh. Đây là bản chất thứ ba của kinh điển mà tôi đang cố hiểu và quán chiếu. Thậm chí Đức Phật yêu cầu Tôn giả Cunda tụng đọc kinh Thất giác chi khi Ngài bị bệnh. Chính Ngài đã tụng đọc kinh Thất giác chi khi những Đại đệ tử của Ngài là Tôn giả Maha Kassapa và Tôn giả Maha Moggallana bị bệnh. Đây là những bản kinh mà chúng bao gồm cả những hướng dẫn cho việc thực hành thiền và năng lực chữa bệnh. Kinh Từ bi (Karaniyametta Sutta) có những bản chất tương tự: hướng dẫn thực hành hàng ngày để phát triển lợi ích tinh thần và tiêu trừ những điều xấu.

Nói cách khác, tụng niệm trong Phật giáo đáp ứng như một cách nhắc nhở sự thực hành mà ta cần làm trong đời sống hàng ngày. Nếu chúng ta hiểu và học cách để thực hành nó đúng đắn, thì chính đó là một cách khác của thiền định. Nó cũng đồng thời là một sự chữa trị hay cầu an.

Lợi ích cuối cùng chúng ta có thể có được từ việc tụng đọc kinh điển là một cách thiền định. Khi chúng ta tụng đọc, nếu chúng ta cố gắng tập trung tốt vào việc tụng đọc của mình, tâm của chúng ta trở nên chuyên nhất, không rong ruổi, và không sinh khởi những suy nghĩ bất thiện. Cố Hòa thượng H.Saddhatissa Mahanayaka Thero, người sáng lập SIBC (Saddhatissa International Buddhist Centre), đã có sự nhận xét đúng đắn trong cuốn sách của ngài, rằng hầu hết những thực hành của Phật giáo không có điều gì khác hơn ngoài thiền định. 

Bhikkhu Dhammasami 
Đăng Nguyên dịch
(Nguồn: urbandharma.org)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2019(Xem: 15502)
Theo thông lệ hằng năm, Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu đã quy định Khoá An Cư Kiết Đông 10 ngày, được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry - Paris - Pháp quốc vào dịp đầu năm Dương Lịch. Thời tiết đã vào Thu, hoa lá đã chuyển màu, không mấy chốc nmùa Đông sẽ trở về trên xứ Âu Châu và thời gian chỉ còn hai tháng rưởi nữa là hết năm 2019. Bước qua năm 2020, nhưng đặc biệt Giao Thừa - Nguyên Đán Canh Tý sang năm rơi vào quý tuần tháng 01 năm 2020 tức là 24 & 25/01/ 2020. Cho nên Hội Đồng Điều Hành quyết định mở Khoá An Cư Kiết Đông bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2020 đến ngày 11 tháng 01 năm 2020, sớm hơn những năm trước, vì để thời gian cho các Bổn Tự chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Canh Tý.
31/07/2019(Xem: 10045)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
30/06/2019(Xem: 3880)
Mark Unno là vị tăng sĩ trong truyền thống Phật Giáo Tịnh Độ và cũng là Phó Giáo Sư dạy về Phật Giáo tại Đại Học University of Oregon, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của cuốn sách “Shingon Refractions: Myoe and the Mantra of Light” [Những Tia Sáng Chân Ngôn Tông: Minh Huệ và Thần Chú Của Ánh Sáng], và ông cũng là chủ bút của Tạp Chí Buddhism and Psychotherapy Across Cultures [Phật Giáo và Tâm Lý Trị Liệu Xuyên Qua Các Nền Văn Hóa].
01/06/2019(Xem: 5560)
Kinh Phật căn bản là tuyển tập 13 bài kinh, trong đó 11 bài có xuất xứ từ kinh điển Pali và 2 bài thuộc kinh điển Đại thừa. Các bài kinh này, trong mười năm qua, tôi thường sử dụng trong các chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Nepal do tôi hướng dẫn. Thay vì mang theo nhiều bài kinh riêng biệt, trong ấn bản này, tôi quyết định gộp chung thành một tuyển tập, theo đó người đọc tụng sẽ tiện sử dụng khi ngồi trên xe, lúc có mặt tại các Phật tích hoặc đọc tụng tại chùa hay tại tư gia. Kinh tiểu sử đức Phật giúp ta ôn lại cuộc đời đức Phật lịch sử qua năm giai đoạn: (i) Từ lúc đản sanh đến lúc lập gia đình, (ii) từ bỏ cơ hội làm vua, trở thành nhà tâm linh, (iii) sáu tháng trải nghiệm hai pháp thiền của đạo sa môn và năm năm rưỡi tu khổ hạnh theo đạo Bà-la-môn, (iv) giác ngộ thành Phật nhờ phương pháp Bát chánh đạo do Phật khám phá, (v) truyền bá chân lý, cứu độ nhân sinh suốt 45 năm.
14/03/2019(Xem: 21565)
Chùa Thiên Ấn do TT Thích Như Định thành lập năm 1992 (Nhâm Thân) tại thành phố Wollongong, tiểu bang New South Wales, cho đến ngày 14 tháng 4 năm 1993, nhân duyên đầy đủ, chùa chính thức dời về Canley Vale thuộc thành phố Fairfield. Chùa Thiên Ấn hiện tọa lạc tại số 69-71 Delamere St, Canley Vale (bao gồm lô đất số 56-58 Cadwell St, Canley Vale), Sydney, New South Wales với diện tích tổng quát là 3,600m2. Chùa Thiên Ấn tại Úc được đặt theo tên của Tổ Đình Thiên Ấn, Quảng Ngãi là quê hương của Thầy Trụ Trì Thích Như Định. Tổ Đình tọa lạc trên núi Thiên Ấn, phía dưới là sông Trà Khúc.
17/08/2018(Xem: 5139)
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã phát huy những giá trị tốt đẹp vào đời sống xã hội và góp phần quan trọng đối với văn hóa cộng đồng, trở thành tôn giáo hoà hợp với bản sắc dân tộc. Qua bao thăng trầm của lịch sử, Phật giáo Việt Nam nói chung và nghi lễ Phật giáo nói riêng, có vị trí không nhỏ trong quá trình hình thành văn hóa của dân tộc. Bài viết khảo cứu về nghi lễ cầu an, cầu siêu tại Thừa Thiên – Huế, gắn liền với nhu cầu tâm linh của con người, vừa mang sắc thái riêng của vùng miền, vừa chịu tác động bởi yếu tố truyền thừa, tiếp biến trong thực hành nghi lễ. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những tồn tại, bất cập trong nghi lễ cầu an, cầu siêu và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao ý thức đối tượng thực hành và tạo sự nhất quán trong thực hành nghi lễ. Từ khóa: cầu an, cầu siêu, thực hành, nghi lễ, nhạc lễ, Phật giáo, tâm linh.
19/12/2017(Xem: 6579)
Khánh Hòa: Đại Trai đàn bạt độ giải oan, cấu siêu nạn nhân tử nạn trên biển do bão số 12 tại Van Ninh, Ngày 17/12/2017 (nhằm ngày 30/10 /Đinh Dậu), được sự đồng thuận cho phép của UBND Huyện Vạn Ninh, BTS GHPGVN huyện Vạn Ninh đã long trọng tổ chức Đại Trai đàn bạt độ giải oan cấu siêu cho bà con xấu số tử nạn trên biển trong cơn bão số 12 tại huyện Vạn Ninh. Quang lâm chứng minh có HT. Thích Minh Thông - Uỷ Viên HĐTS GHPGVN, Phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hoà; HT Thích Nguyên Quang - Uỷ Viên HĐTS GHPGVN, Phó BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hoà, Trưởng BTS GHPGVN huyện Vạn Ninh; TT Thích Thiện Phước - Uỷ Viên HĐTS GHPGVN, Phó BTS, Chánh Thư Ký BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hoà và chư tôn thiền đức Tăng Ni trong huyện.
15/12/2017(Xem: 76522)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 120207)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
01/11/2017(Xem: 9902)
Sen quý nở đài giác ngộ Hào quang chiếu rạng mười phương Trí huệ vượt tầm pháp giới Từ bi thấm nhuận non sông Vừa thấy dung nhan Điều Ngự Trăm ngàn phiền não sạch không Hướng về tán dương công đức Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567