Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực hành tụng niệm trong Phật giáo

09/10/201408:45(Xem: 6477)
Thực hành tụng niệm trong Phật giáo


Monk in the west-1
Thực hành tụng niệm trong Phật giáo
Bhikkhu Dhammasami 
Đăng Nguyên dịch
 





Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông


Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện.

Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.

Khi một người Phật tử tụng niệm, vị ấy không cầu xin ai đó cứu mình ra khỏi tội lỗi hay mong chờ dành cho mình một nơi chốn ở trên thiên giới sau khi chết. Thay vào đó, thông qua việc tụng niệm vị ấy có thể học tập, giảng dạy, suy nghiệm hay nhớ lại kinh điển.
Thật sự, trong Tăng chi bộ (Anguttara Nikaya), có một vài bản kinh liên quan đến việc tụng niệm như kinhDhammavihari Sutta. Nó đề cập đến năm hạng người sử dụng kinh điển.

Đầu tiên là người nghiên cứu nó chỉ với mục đích học hỏi mà không đưa nó vào trong thực hành hay giảng giải cho người khác. Vị ấy không quán chiếu sâu vào những gì mình đã học. Vị ấy được gọi là 'Pariyatti-bahulo', người chỉ thiện xảo trong nghiên cứu nó.

Thứ hai là người thuyết giảng những gì mình đã học được từ kinh sách nhưng bản thân không thực hành nó. Vị ấy được gọi là ‘Pannyatti-bahulo’, người chỉ thiện xảo trong giảng dạy.

Thứ ba là người tụng niệm. Vị ấy nghiên tầm và tư biện về kinh điển, cố gắng dành mọi thời gian để thỏa mãn khát khao triết học của mình. Vị ấy quên ứng dụng kinh điển vào đời sống. Vị ấy được gọi là ‘Vitakka-bahulo’, người chỉ say mê thỏa mãn những khía cạnh triết học của kinh điển.

Thứ tư là người tụng niệm kinh điển chỉ để mong nhớ lâu. Vị ấy học thuộc lòng và ghi nhớ lại. Tuy nhiên, vị ấy không đi xa hơn là áp dụng nó vào trong đời sống hàng ngày. Vị ấy được gọi là ‘Sajjhayaka-bahulo’, người chỉ say mê học thuộc lòng và tụng niệm lời dạy của Đức Phật. Vị ấy thậm chí mong muốn có được thần thông từ việc tụng niệm.

Thứ năm và cuối cùng là người học hỏi kinh điển, giảng dạy chúng cho người khác, quán chiếu những điểm triết học của chúng, tụng niệm chúng thường xuyên và trên hết là thật sự thực hành chúng ở trong đời sống hàng ngày. Vị ấy là người mà Đức Phật tán thán là ‘Dhammavihari’ - một người thực hành Pháp (Dhamma), điều mà vị ấy đã học được từ kinh điển.

Sau khi đã quán chiếu bản kinh này, chúng ta hãy nhìn  xem mình thuộc về hạng người nào, và tại sao chúng ta học hay tụng kinh.
Thế thì tại sao chúng ta, những Phật tử, tụng niệm?

Ngày xưa, trước khi có những phương tiện hỗ trợ đầy đủ cho việc học tập như sách, những dịch phẩm và vi tính thì chúng ta phải học thuộc lòng một bản kinh. Sau khi chúng ta học nó, chúng ta phải tụng niệm thường xuyên để bảo lưu nó và truyền lại cho những thế hệ sau. Nếu chúng ta không tụng nó hàng ngày, chúng ta có thể quên nó và bỏ sót một số phần của nó. Kinh Tăng chi (Anguttara Nikaya) nói rằng nếu kinh điển được gìn giữ kém, điều này sẽ đưa đến sự biến mất lời dạy của Đức Phật. Vì vậy thời bấy giờ việc ghi nhớ và tụng đọc thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. Điều này rõ ràng đã góp phần đưa đến việc thực hành tụng niệm. Tụng niệm có ý nghĩa thực sự cho việc tồn tại của Pháp.

Bây giờ chúng ta có đủ những phương tiện hỗ trợ, vậy tại sao chúng ta vẫn tụng niệm? Có lý do nào khác khi thực hành điều này? Có một số lý do đáng để tiếp tục thực hành tụng niệm. Tụng niệm thường xuyên giúp cho chúng ta có tự tin, sự hoan hỷ và gia tăng tín tâm trong ta. Tâm đạo này thật sự là một sức mạnh. Nó được gọi là tín lực (saddhabala). Nó tiếp nghị lực cho đời sống chúng ta. Tôi không rõ người khác thì thế nào. Đối với tôi, tôi thường có cảm giác hoan hỷ khi tụng niệm. Tôi trở nên tự tin hơn. Tôi thấy nó như là một phần của việc phát triển đạo tâm.

tung-niem3
Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông



Trong truyền thống giáo dục tự viện Phật giáo, tụng niệm và học thuộc lòng vẫn còn là một phần của việc giáo dục. Ở Miến Điện, chúng tôi học một số bản A-tỳ-đạt-ma (Abhidhamma) - những lời dạy cao nhất của Đức Phật mà nó liên quan đến bản chất tối hậu của các pháp - theo cách đó. Chúng tôi được giảng giải về ý nghĩa và những phát triển logic ở trong A-tỳ-đạt-ma như thế nào. Vào buổi tối, chúng tôi cố gắng tụng đọc nhưng không học thuộc lòng nó. Nó được biết như là lớp học ban đêm có mặt khắp ở đó. Đây là một kỹ thuật nghiên cứu A-tỳ-đạt-ma và một số kinh điển. Điều này là rất hữu ích vì nó giúp bạn quán chiếu rất nhanh. Khi chúng ta xem xét bản chất của kinh điển, lý do cho việc tụng niệm sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với chúng ta.

Bản chất của kinh điển
Có một bản kinh, là kinh Hạnh phúc(Mangala Sutta),ở đó Đức Phật đã trả lời câu hỏi của một vị Thiên (Deva)  về sự tiến bộ thực sự trong xã hội, trong kinh tế và đời sống tâm linh. Đó là cái nhìn của Đức Phật về những điều này cũng như lời khuyên của Ngài đối với tất cả chúng ta, những người thật sự muốn tiến bộ trong đời sống xã hội và tâm linh. Nó là điều mà chúng ta nên thực hành trong suốt cuộc đời của mình từ thời thơ ấu cho đến khi trút hơi thở sau cùng. Hầu hết kinh điển đều mang bản chất này. Kinh điển là những mô tả cũng như những toa thuốc cho những căn bệnh chung là tham, sân và si.

Bản chất khác của kinh điển là bảo vệ hay chữa bệnh. Kinh Châu báu (Ratana Sutta) là một trong những ví dụ nổi bật nhất ở đây. Kinh này được dạy cho Tôn giả A Nan để thầy tụng đọc quanh kinh thành Vệ-xá-li khi dân chúng ở đây đang đối mặt với hiểm nạn và đói kém. Kinh Angulimala cũng được xếp vào phân loại này khi nó giải thoát đau đớn và rắc rối cho một người sắp làm mẹ. Kinh Đại hội (Mahasamaya Sutta) và kinh Atanatiya cũng xếp vào cùng loại bởi chúng nhấn mạnh vào hộ trì và chữa bệnh. Nến nhớ rằng Tôn giả A Nan và Angulimala đã tu tập lòng từ bi trước khi tụng niệm những bản kinh dành cho việc cầu an đặc biệt này.

Ba bản kinh Thất giác chi (gồm: Maha Kassapa Bojjhanga Sutta, Moggallana Bojjhanga Sutta, và Maha Cunda Bojjhanga Sutta) thì được sử dụng phổ biến để giúp giải thoát đau khổ của một người bệnh. Đây là bản chất thứ ba của kinh điển mà tôi đang cố hiểu và quán chiếu. Thậm chí Đức Phật yêu cầu Tôn giả Cunda tụng đọc kinh Thất giác chi khi Ngài bị bệnh. Chính Ngài đã tụng đọc kinh Thất giác chi khi những Đại đệ tử của Ngài là Tôn giả Maha Kassapa và Tôn giả Maha Moggallana bị bệnh. Đây là những bản kinh mà chúng bao gồm cả những hướng dẫn cho việc thực hành thiền và năng lực chữa bệnh. Kinh Từ bi (Karaniyametta Sutta) có những bản chất tương tự: hướng dẫn thực hành hàng ngày để phát triển lợi ích tinh thần và tiêu trừ những điều xấu.

Nói cách khác, tụng niệm trong Phật giáo đáp ứng như một cách nhắc nhở sự thực hành mà ta cần làm trong đời sống hàng ngày. Nếu chúng ta hiểu và học cách để thực hành nó đúng đắn, thì chính đó là một cách khác của thiền định. Nó cũng đồng thời là một sự chữa trị hay cầu an.

Lợi ích cuối cùng chúng ta có thể có được từ việc tụng đọc kinh điển là một cách thiền định. Khi chúng ta tụng đọc, nếu chúng ta cố gắng tập trung tốt vào việc tụng đọc của mình, tâm của chúng ta trở nên chuyên nhất, không rong ruổi, và không sinh khởi những suy nghĩ bất thiện. Cố Hòa thượng H.Saddhatissa Mahanayaka Thero, người sáng lập SIBC (Saddhatissa International Buddhist Centre), đã có sự nhận xét đúng đắn trong cuốn sách của ngài, rằng hầu hết những thực hành của Phật giáo không có điều gì khác hơn ngoài thiền định. 

Bhikkhu Dhammasami 
Đăng Nguyên dịch
(Nguồn: urbandharma.org)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 7360)
Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lượt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.
01/01/2011(Xem: 4461)
Lễ cung nghinh thỉnh rước của Phật Giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế, thường thấy nghi chép trong các bộ kinh Đại thừa, khởi nguồn từ việc chư Thiên và các vị vua Ấn Độ...
30/12/2010(Xem: 3811)
Lễ tang là lễ đặt ra để tỏ lòng thương trọng và kính thờ người chết. Theo Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở trọng giả, thực tang tế).
23/12/2010(Xem: 5245)
Ở Việt Nam, những nghi lễ về cưới gả vốn của Trung Hoa truyền sang từ thời Bắc thuộc (111 trước D.L.) do hai quan thái thú Tích Quang và Nhâm Diên.
20/12/2010(Xem: 12305)
Lục căn thanh tịnh như cảo nhật dĩ đương không, Lục thức viên minh tợ thu hiềm như ảnh thủy. Lục xúc, lục thọ câu thời Bát nhã chi nhơn, Lục ái, lục trần dụng nhập viên minh chi quả. Phổ nguyện: Đồng minh Phật lý, đồng ngộ Phật tâm, Đồng nhập pháp môn, đồng thành Phật đạo.
18/12/2010(Xem: 4689)
Nhớ lại năm nào cũng độ này, Tôn sư quảy dép trở về Tây. Rồi từ đó: Ba nghìn thế giới mờ vang bóng Tám vạn trần lao hóa khói mây. Như thế, vì Người đã: Phật quốc hóa sanh nên ở đó; Nhưng hôm nay: Ta bà ứng cúng nguyện về đây, Giờ này nhớ lại ngày quy khứ, Đốt nén hương lòng hiến cúng Thầy.
17/12/2010(Xem: 6973)
.Thế là đại hạn đến rồi ! - Giường hạc canh thâu (1) phút mộng tàn, Nghìn thu vĩnh biệt nẻo nhơn gian ! .Thật vậy! - Hóa thân Báo xả siêu sinh tử, Chân tánh quang thu nhập Niết bàn. .Tuy nhiên - Chết chẳng sợ sa đường địa ngục Sống không ham đến ngõ Thiên đàng. Thế thì Người đi đâu ? - Cân bình nửa gánh về quê Phật, Để lại trần gian ngọn Pháp tràng !
17/12/2010(Xem: 3933)
Niết bàn một thuở ra đi, Cân bình nửa gánh, Tây qui nhẹ nhàng Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba. Người đi dấu vết chưa nhòa, Bát y truyền lại sương pha lạnh lùng, Tam sanh hẹn kiếp tao phùng, Tôn phong Tổ ấn gửi cùng non sông.
17/12/2010(Xem: 8318)
NGHI BÁO TIẾN CÚNG DƯỜNG HÚY KỴ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TÁNH TRỤ TRÌ TỔ ĐÌNH THIÊN ĐỨC (Mùng 04 - tháng Giêng - ÂL)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]