THỜ CÚNG VÀ LỄ BÁI
HT Thích Thắng Hoan
II.VẤN ĐỀ CÚNG:
Vấn đề Cúng là một nghi vấn không ít trong quảng đại quần chúng và cũng có lắm người hành động sai lệch, thành thử vô tình làm mất giá trị của sự Cúng Bái. Không gia đình Á Châu nào mà không có Cúng kỵ Tổ Tiên và cũng không Quốc Gia nào mà không có Quốc Lễ, nhưng không được bao nhiêu người hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của sự Cúng Bái. Theo Phật Giáo, Cúng Bái có những ý nghĩa và giá trị như sau:
A. Ý NGHĨA CỦA SỰ CÚNG:
Cúng gọi đủ là “Cúng Dường”, đó là danh từ của Phật Giáo. Danh từ này được chuyển ngữ từ hai chữ “Cung Dưỡng” của tiếng Trung Hoa. Trước hết chúng ta cần hiểu hai danh từ: Cung Dưỡng và Cúng Dường.
a. Cung Dưỡng:nghĩa là cung cấp và phụng dưỡng, tức là cung ứng theo sự nhu cầu về vật chất của những kẻ thiếu thốn và nuôi dưỡng khi họ đói cơm rách áo v.v... Sự Cung Dưỡng ở đây có tánh cách bố thí với tình thương được mở rộng, giúp đỡ những phương tiện cần thiết về đời sống cho những kẻ đang cần sự hỗ trợ qua tinh thần vị tha của những người dư thừa.
b. Cúng Dường:(Tiếng Phạm là: Pùjana) nghĩa là hiến cúng và dâng lễ, tức là dâng hiến những lễ vật lên các bậc tôn kính, mong cầu ơn trên chứng minh. Cúng Dường ở đây có tánh cách chí thành, quy ngưỡng, tưởng niệm đến các Tiền Nhân, các bậc Thánh Đức thâm ân mà kẻ dưới có bổn phận tri ân và báo ân.
B. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CUNG DƯỠNG Và CÚNG DƯỜNG:
a. Cung Dưỡng:nghĩa là phụng dưỡng, chăm sóc những người hiện đang sống trên đời với tình thương sẵn có mà bổn phận làm người cần phải trang trải trong sự quan hệ sanh tồn lẫn nhau, như phụng dưỡng cha mẹ, anh chị em, phụng dưỡng đồng bào ruột thịt v.v...
Còn đối với những kẻ đã quá cố, tức là những người đã chết mất, chúng ta không dùng hai chữ “Cung Dưỡng” trong sự tế lễ để khiến mất đi lòng Tôn Kính ở đây chúng ta dùng hai chữ “CÚNG TẾ” nhằm để thể hiện lòng thành đến với họ trong sự Lễ Nghi cung cách. Cúng Tế nghĩa là đem lễ vật hiến cúng theo lễ nghi tế tự, như cúng tế tổ tiên ông bà, cúng tế Thần Thánh v.v...
b. Cúng Dường:nghĩa là tưởng niệm đến những bậc thâm ân, những Thầy chỉ đạo mà mình đã tri ân, đã quy ngưỡng với hành động Tôn Kính. Chúng ta không chỉ “Cúng Dường” cho những người hiện đang còn sống mà còn “Cúng Dường” đến cho những bậc đã quá vãng, đã qua đời. Hơn nữa, trong Phật Giáo còn gọi là Cúng Dường Tam Bảo (Cúng dường Phật, Pháp, Tăng), cúng dường Thầy Tổ, cúng dường Trai Tăng v.v...
C. GIÁ TRỊ VÀ QUAN NIỆM SỰ CÚNG:
Người Việt Nam phần đông ít ai thông suốt ý nghĩa và giá trị của sự Cúng Bái. Họ chỉ biết hành động theo tập tục cổ truyền của Ông Bà để lại mà bổn phận con cháu phải giữ gìn Gia Bảo tinh thần ấy. Đó là một điều rất tốt nhưng cũng rất tai hại cho những con cháu thiếu đức tin. Vì không hiểu ý nghĩa Cúng Bái, người kế thừa Gia Bảo Tổ Tiên không giải thích được cụ thể cho con cháu lãnh hội và còn làm lệch lạc giá trị cao quý của Truyền Thống Văn Hóa. Hơn nữa, một khi gặp phải kẻ khác xuyên tạc, họ lại xem thường và thiếu tâm thành trong sự Cúng Bái là hành động mê tín dị đoan.
Con người mỗi khi làm điều gì bị bắt buộc nếu như không hiểu ý nghĩa về việc mình đang làm thì xem như bị một hình phạt đau khổ rất lớn. Nhất là đối với những kẻ có học thức, có trình độ Văn Hóa cao, họ đòi hỏi phải hiểu tường tận và cụ thể những sự việc mà họ phải làm. Không ai có thể bắt buộc họ làm những việc mà họ không hiểu. Đúng ra, họ rất muốn học hỏi và tìm hiểu tất cả những gì có tánh cách Tín Ngưỡng và Văn Hóa, nhưng không được ai giải thích vấn đề cho rõ ràng và thực tế. Nguyên do kẻ trên trước đã không hiểu Văn Hóa và Tín Ngưỡng thì đâu thể nào giải thích cho hậu lai được thông suốt. Cũng từ đấy, một số người lầm lạc khinh thường sự Cúng Bái và tỏ thái độ thiếu Lễ Nghi cung cách với bề Trên mà thật ra họ rất cần đến sự giao cảm giữa Tâm Linh của họ với Tâm Linh của các bậc Tiền Nhân qua sự nguyện cầu. Vì lẽ không hiểu, đôi khi họ mượn duyên cớ Cúng Bái làm bình phong nhằm mục đích họp bạn ăn uống vui chơi hơn là tưởng niệm để tri ân và báo ân. Họ không thể nào tin được có Ông Bà hay Thần Thánh đến hưởng đồ Cúng Bái. Giả sử trong khi Cúng Bái, con cháu nhìn thấy được Ông Bà hay Thần Thánh hiện nguyên hình đến ăn uống giống như người sống thì lúc đó họ sẽ đau khổ cực độ vì quá hoảng sợ mà con cháu lại tưởng ma quỷ hiện và sẽ đốt nhà bỏ đi nơi khác. Nguyên do Ông Bà hay Thần Thánh không còn hình tướng giống như người sống bình thường nữa.
Trên thực tế, có những hiện tượng mà chúng ta bất lực trên lãnh vực quan sát. Chúng ta chỉ hiểu biết những hiện tượng đó trên bình diện giả thuyết để tìm đáp số cho đức tin. Chúng ta không thể nào nhìn thấy điện thể trong không gian bằng sự quan sát. Chúng ta chỉ nhìn thấy điện trên lãnh vực tác dụng. Nhưng điện tác dụng không phải là điện thể mặc dù điện tác dụng được phát sanh từ điện thể trong không gian. Hơn nữa chúng ta chỉ nhìn thấy sự vật bên ngoài bằng Ảnh Tử (Cause’s Images of Illusions) ảo giác méo mó và không thể nào nhìn thấy mọi vật đúng với giá trị và ý nghĩa của nó, nếu như không đặt quan niệm thương ghét vào. Giả như chúng ta nhìn sự vật trên quan niệm thương ghét thì thấy vạn pháp càng méo mó hơn. Chúng ta làm sao cụ thể hóa được toàn diện về phần vật lý những thế giới siêu hình theo sự mong muốn. Khác nào chúng ta nếu như có thể thì cũng chỉ hiểu biết được những chúng sanh hiện hữu trong phạm vi Thái Dương Hệ (Solar- Systems) này mà thôi và ngược lại không thể nào biết được những chúng sanh hiện hữu trong các Thái Dương Hệ khác ngoài Thế Giới chúng ta đang sống. Tại sao thế? Nguyên do chúng ta là con người hiện đang sống trong Thế Giới gọi là Ngoại Giới có hiện tướng (Thế Giới hiện hình tướng ra bên ngoài) hoàn toàn lệ thuộc vật chất thì không thể nào thấy được chúng sanh đã và đang sinh hoạt trong những Thế Giới có tánh cách Nội Giới không hiện tướng. Chúng sanh trong những Thế Giới Nội Giới không hiện tướng đều được xây dựng nên bởi Tâm Thức và chúng nó thì không bao giờ bị lệ thuộc chút nào về vật chất cả, mặc dù những Thế Giới Nội Giới vô hình này và những Thế Giới Ngoại Giới hữu hình kia rất tương quan chặt chẽ với nhau trong sự duyên sanh. Những Thế Giới Nội Giới vô hình kia nếu như không có thực chất để làm Nhân thì những Thế Giới Ngoại Giới hữu hình này nhất định không thể thành lập để làm Quả. Trường hợp đây cũng giống như Điện Thể không gian ở trạng thái không hình tướng (Trạng thái không có hiện tướng) nếu như không thật chất để làm Nhân thì Điện Dụng (Điện đã tác dụng) sấm chớp ở trạng thái có hình tướng (Trạng thái có hiện tướng) nhất định không thể phát sanh để làm Quả. Thể và Dụng, Nhân và Quả là hai trạng thái rất quan hệ với nhau một cách chặt chẽ không thể tách rời trong chiều hướng duyên sanh để thành hình vạn pháp. Chúng ta chỉ biết được vạn pháp từ nơi thành Quả, từ nơi tác dụng hiện tướng và ngược lại chúng ta không thể nào quan sát được vạn pháp ở trạng thái Nguyên Nhân cũng như ở trạng thái Thể Tĩnh không hiện tượng. Hơn nữa, con người nhìn thấy vạn pháp qua Nhãn Quang (Lenz-lights) chiếu soi. Nhãn Quang nếu như không chiếu soi thì con người không thể nhìn thấy vạn pháp. Nhưng Nhãn Quang lại bị ảnh hưởng nơi Nhãn Căn (Giác quan con mắt) cho nên chiếu soi không được tinh nhuệ. Trường hợp này cũng giống như dòng điện bị ảnh hưởng bóng đèn nên phát ra ánh sáng không được đúng độ. Vã lại, Nhãn Quang bị ràng buộc quá nhiều bởi ánh sáng mặt trời. Do đó con người không thể nhìn thấy rõ sự vật về đêm. Ngược lại, một số loài động vật như con mèo, con chó v.v... cũng nhìn thấy vạn pháp qua Nhãn Quang của chúng. Nhưng Nhãn Quang của những loài động vật nói trên không lệ thuộc bởi ánh sáng mặt trời và cũng như không bị ngăn cách bởi bóng đêm. Cho nên chúng nó có thể nhìn thấy những hiện tượng vô hình cả ngày lẫn đêm mà loài người không thể nào biết được. Nguyên do Nhãn Quang của loài người không phải là Nhãn Quang của các loài vật kia. Khác nào ánh sáng của mặt trời không phải là ánh sáng của mặt trăng. Như ánh sáng mặt trời soi vào nhà, chúng ta mới thấy được vô số vi trần bay khắp nhà xuyên qua ánh sáng. Trái lại, chúng ta nếu như không có ánh sáng mặt trời chiếu soi thì không thể nào thấy được những vi trần nói trên hiện đang bay lượn trong không gian. Như vậy, chúng ta mặc dù không nhìn thấy các chúng sanh của những Thế Giới Nội Giới ở trạng thái vô hình, nhưng đừng vội cho là chúng nó không có mặt trong vũ trụ bao la.
Vũ trụ bao la có nhiều Thế Giới thì tất nhiên cũng có nhiều loại không sanh hiện đang sinh hoạt trong đó. Các nhà Khoa Học chưa khám phá được chúng, nhất là chưa biết được chút nào về lãnh vực siêu hình. Các nhà Khoa Học chỉ biết lẩn quẩn trong Thái Dương Hệ (Solar-system) có vật chất này mà thôi và cũng chưa biết rõ tất cả Hành Tinh hiện có mặt trong không gian. Trong không gian bao la, Thế Giới này được kết hợp bởi những nguyên liệu không giống nhau như những Thế Giới khác, thành thử chúng sanh ớ Thế Giới này không thể sinh hoạt nơi những Thế Giới khác và hình tướng của họ cũng không giống nhau với các Thế Giới khác. Tương tợ như khối nước chính là Thế Giới của loài cá và không khí chính là Thế Giới loài người. Khối nước và không khí khác nhau cho nên loài người không phải là loài cá. Vì thế loài cá không thể sống trong Thế Giới của loài người và ngược lại, loài người cũng không thể sống được dưới nước giống như loài cá sinh hoạt.
Theo Phật Giáo, vũ trụ bao la có hằng hà sa số Thế Giới, nghĩa là Thế Giới nhiều như hạt cát của sông Hằng (sông Gange), trong đó chúng rất quan hệ từng loại với nhau, đức Phật phân chia chúng thành ra ba nhóm khác nhau theo sự quan hệ nói trên. Ba nhóm Thế giới gồm có: Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới.
1. Dục Giới:là những Thế Giới mà chúng sanh sống trong đó đều do ái dục cực thịnh tạo thành. Những Thế Giới này gồm có: Thế Giới loài người, Thế Giới Địa Ngục, Thế Giới Ngạ Quỷ và Thế Giới Bàng Sanh (Súc Sanh).
2. Sắc Giới:là những Thế Giới mà chúngsanh sống trong đó cũng do ái dục và dục tưởng kết hợp sắc chất tạo thành. sắc Chất ở đây thuộc thanh khí của Sắc Ấm một trong năm ấm tạo thành Thân Thể và Thế Giới của Sắc Giới. Sắc Chất này không phải Trược Khí của Sắc Uẩn, một trong Năm Uẩn tạo thành Thân Thể vâ Thế Giới của Dục Giới. Sắc Uẩn thì nhơ nhớp tanh hôi. Còn Sắc Ấm thì trong suốt giống như chất pha lê.
3. Vô Sắc Giới:là những Thế Giới mà chúng sanh sống trong đó chỉ do Nghiệp Thức kết thành Thân Thể và Thế Giới. Những Thế Giới này muốn thấy được phải nhờ đến Phật Nhãn mới quán thông. Mắt thịt của chúng ta không thể nào biết được họ sinh hoạt trong những Thế Giới này.
Loài người còn không thể thấy được sự sinh hoạt, cách ăn uống của các chúng sanh trong những Thế Giới Địa Ngục, Ngạ Quỷ và A Tu La v.v. . . thuộc về cõi Dục thì làm sao biết được những chúng sanh trong các cõi Vô Sắc.
Hiện tượng trong thế gian cho chúng ta nhận thức rằng, con người sinh hoạt thường lệ thuộc quá nhiều nơi ánh sáng mặt trời cũng như ánh sáng đèn cho nên không thể biết được những gì thuộc về bóng đêm, nghĩa là con người muốn nhìn thấy được sự vật phải nhờ đến ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng đèn chiếu soi. Ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng đèn nếu như không soi sáng thì con ngời không thể nhìn thấy được những sự vật của bóng đêm mặc dù những sự vật của bóng đêm vẫn hiện có mặt trong thế gian. Ngược lại, những chúng sanh bị lệ thuộc bóng đêm thì không thể biết được những gì của ánh sáng ban ngày, nghĩa là chúng nó chỉ nhìn thấy được những sự vật thuộc về ban đêm. Như con chim vạc, con rắn lục, con chim quốc v. v... chỉ nhìn thấy được những sự vật của bóng tối thuộc về ban đêm và chúng nó không thể nhìn thấy được những sự vật của ánh sáng thuộc về ban ngày giống như con người. Còn những chúng sanh không bị lệ thuộc bởi ánh sáng mặt trời cũng như không bị lệ thuộc bởi bóng tối thì có thể nhìn thấy những sự vật của ban ngày và những sự vật của ban đêm. Như con mèo, con chó v.v... có thể nhìn thấy những sự vật cả ngày lẫn đêm không bị ngăn cách, nghĩa là bóng tối và ánh sáng mặt trời không trở ngại cho sự sinh hoạt của chúng. Trường hợp này cũng tương tợ như loài cá sống trên đất liền thì bị chết khô và loài người sống dưới nớc thì bị chết ngạt. Ngược lại loài rùa thì sống trên bờ hay sống dưới nước đều không bị trở ngại. Sự ăn uống của những chúng sanh trong các cõi khác cũng thế.
Chúng sanh đã có sự sống thì nhất định phải có sự hưởng thụ, nghĩa là họ phải có sự ăn uống và sinh hoạt để tồn tại. Nhưng sự ăn uống của họ không giống như sự ăn uống của loài người. Sự ăn uống của họ tùy theo nghiệp quyết định.
Thí dụ: Cùng một loại Thủy Tộc chuyên sống dưới nước như nhau,có giống thích ăn thịt như là Cá Mập, có giống chuyên ăn nhớt như là Cá Nược và có giống chỉ biết ăn rong nước như là Cá Cơm v.v...
Đức Phật nói: “Chúng sanh tùy nghiệp nhi thực” nghĩa là chúng sanh do bởi nghiệp sai biệt nên ăn uống không giống nhau. Theo Phật Giáo, chúng sanh trong các cõi Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới có nhiều cách ăn. Những cách ăn của chúng sanh trong ba cõi được chia thành chín loại khác nhau, gọi là Cửu Thực. Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và giá trị chín cách ăn nói trên.
D. VẤN ĐỀ ĂN:
Ăn, tiếng Trung Hoa gọi là Thực, tiếng phạn và tiếng Pali gọi chung là ÀHÀRA, nghĩa là duy trì và nuôi dưỡng Thân Thể xác thịt của chúng sanh hoặc Pháp Thân của các Thánh Nhân để hình thái được tồn tại, để tinh thần được nẩy nở và phát triển lâu bền. Trong ba cõi, những thực vật để nuôi lớn Thân Thể xác thịt thì gọi là món ăn của thế gian. Còn những thực vật dể nuôi lớn Pháp Thân Trí Tuệ Giác Ngộ thì gọi là món ăn của xuất thế gian. Thế Gian ăn có bốn cách và Xuất Thế Gian ăn có năm cách. Bốn cách ăn của Thế Gian cộng với năm cách ăn của Xuất Thế Gian gọi chung là chín cách ăn. Trước hết chúng ta tìm hiểu bốn cách ăn của Thế Gian. Bốn cách ăn này được Kinh Tăng Nhứt A Hàm quyển 41 giải thích như sau:
Tứ Thực:(Nghĩa là bốn cách ăn của thế gian tiếng Phạn là Catvàra-àhàràh, hoặc Ahàracatuska. Tiếng Pali là Cattàro- àhàra). Bốn cách ăn này nhằm mục đích nuôi lớn Sắc Thân sanh tử trong thế gian. Bốn cách ăn của Thế Gian gồm có: Đoạn Thực, Xúc Thực, Tư Thực và Thức Thực. Hình thức bốn cách ăn được giải thích như sau:
1. ĐOẠN THỰC:(Tiếng Phạn là: Kavadim=Kàràhàra, Kavlì-kàràhàra. Tiếng Pali là: Kabalinkàràhàra). Đoạn Thực còn có tên là Đoàn Thực, Kiến Thủ Thực và còn có tên nữa là Tuy Thực. Ý nghĩa của những tên này được giải thích nh sau:
a. Đoạn Thực:nghĩa là chia lương thực ra từng đoạn, từng phần để ăn nên gọi là Đoạn Thực.
b. Đoàn Thực:nghĩa là nắm đồ ăn vo tròn đưa vào miệng để ăn nên gọi là Đoàn Thực. Đây cách ăn của người An Độ thời xưa dùng tay nắm vắt đồ ăn bóc đưa vào miệng.
c. Tuy Thực:nghĩa là vò nát đồ ăn hoặc bẻ ra từng mảnh để ăn nên gọi là Tuy Thực.
d. Kiến Thủ Thực:nghĩa là cầm lấy đồ ăn đưa vào miệng nên gọi là Kiến Thủ Thực. Bốn hình thức ăn vừa giải thích đều nằm trong ý nghĩa của Đoạn Thực được nêu ở trên. Theo Phật Học Đại Từ Điển quyển 4, Trang 3997-3998 Đoạn Thực được giải thích như sau:
ĐOẠN THỰC: nghĩa là ăn uống bằng cách lấy mùi hương, chất vị và tinh thể của xúc trần nơi sắc pháp để tươi nhuận và bổ ích cho các Căn trong thân thể nên gọi là Đoạn Thực. Đoạn Thực có hai phần: Phần Thô và Phần Tế.
a. Phần Thô:(Tiếng Phạm là Odàrika. Tiếng Pali là Olària), nghĩa là thể chất của thực vật phổ thông để ăn được nằm trong cơm, trong miến, trong cá, trong thịt.
b. Phần Tế:(Tiếng Phạm là Sùksma. Tiếng Pali là Sukhuma), nghĩa là các thứ để uống và các mùi thơm như là hương, dầu, sinh tô v.v... Nói tóm lại Đoạn Thực nghĩa là ăn bằng cách dùng tay đem đồ ăn đưa vào miệng để nuôi dưỡng Thân Thể, như loài người ăn v.v...
2. XÚC THỰC: (Tiếng Phạm là Spar-sàkàràhàra. Tiếng Pali là phassà- Kàràhàra), cũng gọi là Lạc Thực và Ôn Thực.
a. Xúc Thực:nghĩa là Khí quản cảm giác xuyên qua tinh thần làm chủ thể tức là Tâm tác dụng tiếp xúc ngoại cảnh liền sanh ra cảm giác và ý chí để bồi dưỡng và nuôi lớn Nhục Thân nên gọi là Xúc Thực. Nói cách khác, Xúc Thực nghĩa là ăn bằng cách dùng miệng thay thế tay chân tiếp xúc thẳng lương thực không qua trung gian đưa vào, như cách ăn theo kiểu heo, gà, chó v.v...
b. Lạc Thực:nghĩa là Tâm Sở xúc khi tiếp xúc trực tiếp với cảnh vật đối tượng liền phát sanh hỷ lạc ưa thích để nuôi lớn Nhục Thân nên gọi là Lạc Thực. Như người mê xem hát suốt ngày mà không cảm thấy đói.
c. Ôn Thực:nghĩa là như chim Khổng Tước, chim Anh Vũ v.v... khi sanh Trứng xong, liền đích thân trực tiếp ấp Trứng cho đến khi nào Trứng nở thành con mới thôi. Chúng ấp Trứng nhầm mục đích nuôi dưỡng sức ấm để sanh Lạc Xúc và Trứng nhờ đó mới nẩy nở thành con, nên gọi là Ôn Thực. Con người tắm rửa, mặc áo cũng gọi là Xúc Thực.
Nói tóm lại, căn cứ nơi nghiệp lực của chúng sanh mà nhận xét, Xúc Thực ở đây có nghĩa là ăn bằng cách dùng miệng tiếp xúc thẳng lương thực mà không dùng đến tay chân mang thức ăn vào miệng giống như cách ăn của loài ngời.
3. TƯ THỰC:(Tiếng Phạm là Manah-Samce=Tanàkàràhàra. Tiếng Pali là Mano-Sance=Tanàkàràhàra), cũng gọi là Tác ý Tư Thực (Ý Thực), Niệm Thực (Ý Niệm Thực), Ý Chí Thực, Nghiệp Thực, nghĩa là tác dụng của ý Chí (Tư) mong cầu cho mình được trạng thái tốt đẹp và tồn tại tức là trạng thái sanh tồn được kéo dài nên gọi là Tư Thực. Nói cách khác, Ý Thức thứ sáu đối với cảnh sở duyên liền phát khởi tư tưởng mong muốn và phát sanh Ý Niệm hy vọng các Căn (giác quan) được tiếp tục thêm lớn. Luận Thành Thật cho là “Tư nghiệp hoạt mạng”, nghĩa là do Nguyện Lực của tư tởng khiến cho Mạng Căn sinh hoạt. Còn Đại Thừa Nghĩa Chương, tiết mục Đại 44, trang 620 giải thích rằng: “Do Tư Nghiệp của quá khứ khiến Mạng Căn tiếp nối không dứt, nên gọi là Tư Thực. Như thế, tất cả chúng sanh có sanh mạng đều do tư tưởng ở quá khứ tạo nên, hoặc mang sống của họ đều do tư tưởng hiện tại tạo thành nên gọi là Tư Thực”.
4. THỨC THỰC: (Tiếng Phạm là Vi-jnànàkàràhàra. Tiếng Pali là Vinnànà- kàràhàra), nghĩa là Tâm Thức hữu lậu nương nhờ nơi Thức Alaya làm thể và ỷ lại vào thế lực của ba cách ăn ở trước để cồ thể tạo tác quả báo cho kiếp sau nhầm mục đích duy trì thân mạng của chúng sanh hữu tình không cho hư hoại, nên gọi là Thức Thực. Chúng sanh hữu tình trong các cõi Vô Sắc và Địa Ngục thường dùng cách ăn này nên gọi là Thức Thực.
Trong bốn cách ăn nói trên, Tâm Thức sinh hoạt một cách linh diệu để duy trì vạn pháp được tồn tại trong thế gian nên gọi là Thức Thực. Xúc Thực Tư Thực và Thức Thực đều thông cả ba cõi, nghĩa là chúng sanh hữu tình trong ba cõi phần nhiều sử dụng ba cách ăn này nên gọi là thông cả ba cõi. Riêng Đoạn Thực chỉ hạn cuộc trong cõi Dục, nghĩa cách ăn này chỉ dành riêng cho các chúng sanh hữu tình trong cõi Dục sử dụng nhiều hơn.
Có thể nói, Thức Thực là cách ăn bằng Tâm Thức và lương thực để cho Tâm Thức sử dụng chính là hương vị của các pháp. Riêng những người bị chết, sau khi bỏ Thân Thể xác thịt hôi tanh liền nương tựa nơi Thân Thể bằng Tâm Thức nên gọi là Thức Thân và cũng gọi là Thân Trung Ấm. Những người mang Thức Thân thì họ ăn bằng cách Thức Thực và lương thực của họ nuôi sống chính là hương vị của những đồ cúng tế mà phần đông những chúng sanh trong các cõi Đia Ngục, Ngạ Quỷ, A Tu La và cõi Trời thuộc Dục Giới đều thọ hưởng.
Như chúng ta đã biết sự ăn uống của chúng sanh hữu tình trong năm cõi (Cõi Trời, cõi Ngời, cõi Địa Ngục, cõi Ngạ Quỷ, cõi Súc Sanh) sở dĩ khác nhau chính là do bởi chúng có nhiều hình thái được sanh ra từ nơi bốn loại không giống nhau (loại sanh ra bằng trứng, loại sanh ra bằng bào thai, loại sanh ra bằng chỗ ẩm thấp và loại sanh ra bằng sự chuyển hóa từ hình tướng này sang hình tướng khác). Do đó so với các bậc Thánh Nhân, bốn loại chúng sanh nói trên đều thuộc hạng phàm phu và chúng ăn uống cũng khác với sự ăn uống của các bậc Siêu Đẳng. Bốn cách ăn này của bốn loại chúng sanh hữu tình trong năm cõi cũng gọi là Bất Tịnh Thực (Cách ăn không trong sạch).
Khác hơn bốn cách ăn của các hàng phàm phu, năm cách ăn của các bậc Thánh Nhân được gọi là Thanh Tịnh Thực (Năm cách ăn rất trong sạch) và cũng gọi là Xuất Thế Gian Thực (Năm cách ăn của các bậc Xuất Thế Gian). Đây là năm cách ăn của các đức Phật, của các vị Bồ Tát, các vị Duyên Giác và các bậc Thinh Văn thường sử dụng. Năm cách ăn của các bậc Xuất Thế Gian gồm có:
1. Thiển Duyệt Thực:nghĩa là Hành Giả dùng phương pháp Thiền để bố ích Tâm Thần, tức là những vị ấy hưởng đặng cái vui trong Thiền Định, nên gọi là Thiền Duyệt Thực.
2. Pháp Hỷ Thực:nghĩa là Hành Giả khi nghe pháp liền sanh tâm hoan hỷ, khiến tăng trưởng thiện căn và lợi ích huệ mạng, nên gọi là Pháp Hỷ Thực.
3. Nguyện Thực:nghĩa là Hành Giả vì muốn cứu độ chúng sanh đoạn trừ phiền não sớm chứng quả Bồ Đề nên phát nguyện rộng lớn duy trì bản thân để thường tu vạn hạnh, nên gọi là Nguyện.
4. Niệm Thực:nghĩa là Hành Giả sau khi an định được Tâm ý, thường ghi nhớ mãi những thiện pháp Xuất Thế mà mình đã chứng đắc không bao giờ quên, nên gọi là Niệm Thực.
5. Giải Thoát Thực:nghĩa là Hành Giả khi tu hạnh Thánh Đạo Xuất Thế của bậc Thánh Nhân đã đoạn được sự trói buộc của Nghiệp Phiền Não và không còn thọ nhận sự bức bách hay bị chi phối bởi khổ sanh tử nên gọi là Giải Thoát Thực.
Đây là danh xưng năm cách ăn của các bậc Xuất Thế Gian. Năm cách ăn này được thiết lập là căn cứ nơi Pháp Hỷ của năng lực Thiền Định, của năng lực Chánh Nguyện, của năng lực Chánh Tư Duy làm nền tảng. Hành Giả nhờ năng lực Thiền Định, năng lực Chánh Nguyện và năng lực Chánh Tư Duy sau khi đoạn được phiền não và được học hỏi Phật Pháp liền sanh ra Pháp Hỷ. Pháp Hỷ thường nuôi dưỡng sanh mạng và bảo trì hạt giống Trí Tuệ, nên gọi là Thực.
Năm cách ăn của các bậc Xuất Thế Gian cộng chung với bốn cách ăn của Thế Gian nói trên trở thành chín cách ăn, gọi là Cửu Thực. (Hoa Nghiêm Kinh Sớ, quyển 28 và Kinh Tăng Nhứt A Hàm, quyển 41).
E. CÁCH ĂN CỦA TỔ TIÊN ÔNG BÀ:
Thế thì Tổ Tiên, Ông Bà ăn như thế nào?
Như đã trình bày ở trên, Tổ Tiên, Ông Bà có thể ăn uống thường gọi là Hưởng Thực nghĩa là ăn bằng cách Thức Thực những hương vị của món đồ mà con cháu dâng cúng và nếu như không có món đồ dâng cúng thì làm sao có hương vị để cho Tổ Tiên, Ông Bà hưởng thực.
Sở dĩ sự hưởng thực của Ông Bà không giống như sự ăn uống của loài người, nguyên vì các vị ấy không còn mang tấm thân xác thịt như loài người và cũng không còn sống trong thế giới loài người. Họ chết, nghĩa là họ bỏ lại tấm thân xác thịt bằng chất liệu máu huyết tanh hôi của cha mẹ. Họ chỉ còn lại thân thể bằng Tâm Thức, gọi là Thức Thân và cũng gọi là Trung Ấm Thân hay Danh Thân. Đã là Thức Thân sống trong thế giới nội Tâm không hiện tướng thì sự ăn uống của họ chỉ bằng Tâm Thức nên gọi là Thức Thực và lương thực của họ sống chính là Hương Vị của vạn pháp, thường gọi là Dưỡng Khí. Thức Thân là thân thể thuộc trạng thái vô hình không thể dung chứa những vật chất thuộc hữu tình, cho nên họ không thể hưởng đồ ăn bằng vật chất giống như sự tăn uống của loài người. Đến khi nào đi đầu thai thọ thân kiếp sau, họ kết hợp với sắc chất tức là tinh cha huyết mẹ để thể hiện Thức Thân nói trên trở thành Nhục Thân hiện tướng thì chừng đó họ có thể ăn uống những vật chất vào giống như sự ăn uống của loài người. Hoặc họ sanh vào những cõi khác, ngoài Thế Giới loài người thì sẽ ăn uống theo cách của chúng sanh ở những cõi đó.
Hơn nữa, Tổ Tiên Ông Bà đã đi đầu thai vào Thế Giói nào khác từ lâu, vậy chúng ta cúng kỵ có ý nghĩa gì? Trường hợp này chúng ta cúng kỵ có hai ý nghĩa:
a. Ý nghĩa thứ nhất, chúng ta cúng kỵ nhằm mục đích tri ân và báo ân những đấng sanh thành đã từng hy sinh tạo nên chúng ta cũng như gầy dựng nên giòng họ Tông Môn của Gia Phả mình. Đồng thời chúng ta giáo dục con cháu thiêng liêng hóa Tông Đường để tiếp nối sự nghiệp hiển vinh giòng họ Nội Ngoại hai bên. Không khác nào Dân Tộc Việt Nam mỗi năm thường làm lễ kỷ niệm Quốc Tổ Hùng Vương để nhắc nhở giống nòi đừng quên cội mất nguồn. Cũng như Tín Đồ làm lễ kỷ niệm Phật Tổ hay Thánh Chúa là để hình ảnh thiêng liêng đó ăn sâu vào tâm khảm của mỗi Tông Đồ.
b. Ý nghĩa thứ hai, chúng ta cúng kỵ với giá trị là sử dụng năng lực tâm linh thành kính của mình biến hương vị lương thực hiến cúng thành dưỡng khí và chuyển dưỡng khí đó thành chất liệu dưỡng sinh để mang đến cho người mình cúng qua hệ thống tâm linh. Người mình cúng ở cõi khác tự nhiên được nhiều sự may mắn không biết từ đâu đến mà người đời thường gọi là được phước đức ông bà. Trờng hợp này cũng tương tợ như bóng đèn điện đã bể, chúng ta thay vào đó một cái quạt máy. Hình thức quạt máy hoàn toàn không phải là hình thức một bóng đèn. Giờ đây chúng ta tăng sức dòng điện cho đường giây bóng đèn cũ thì trên thực tế quạt máy tự nhiên được ảnh hưởng ngay. Người mình cúng tuy không còn là hình thức ông Bà, nhưng Tâm Linh của họ vẫn cùng một dòng Tâm Linh với Tổ Tông không khác. Chúng ta tăng năng lực cầu nguyện trên đường giây Tâm Linh dòng họ thì người mình cúng sẽ được ảnh hưởng ngay. Giá trị này cũng giống như chúng ta đánh Fax hay gọi Điện-thoại viễn liên thay vì điện tử qua hệ thống Tâm Linh rất linh diệu vô cùng, ảnh hưởng đến người mình gọi.
Tóm lại, Tổ Tiên Ông Bà và Nghiệp Lực thọ sanh vào những Thế Giới vô hình thì sự sinh hoạt ăn uống của họ chỉ bằng Thức Thực không giống như sự ăn uống của loài người và con cháu cúng dường là đem hương vị của món đồ dâng lên thành kính tưởng niệm để tri ân và báo ân. Đó là cách ăn uống của Tổ Tiên Ông Bà theo quan niệm Phật Giáo.
G. CÁCH CÚNG
Cúng phải có quy cách của cúng tế, nghĩa là cách thức cúng tế đã được quy định trong Nghi Lễ, như Nghi Lễ của Quốc Gia gọi là Quốc Cách, Nghi Lễ của Quân Đội gọi là Quân Cách, Nghi Lễ của Tôn Giáo gọi là Tôn Giáo Cách v.v...
Người kế thừa trong sự cúng bái nếu như thiếu Nghi Lễ quy cách chính là thiếu cung cách trong việc cúng tế, tức là người đó đã phạm lỗi với các bậc Thánh Hiền đáng tôn kính. Theo Kinh Di Giáo, người cúng dường trước hết sử dụng thân thể cũng như hành vi làm chủ yếu và sau đó họ sử dụng tinh thần để giao cảm. Cho nên họ phải thể hiện được hai đức tánh: Thân Cúng Dường và Tâm Cúng Dường.
a. Thân Cúng Dường:nghĩa là người cúng dường phải dâng cúng những lễ vật như đồ ẩm thực, y phục, thuốc thang v.v... lên cho Tam Bảo, cho Sư Trưởng, cho Cha Mẹ, cho Hương Linh v.v... một cách tâm thành, gọi là Thân Cúng Dường.
b. Tâm Cúng Dường:nghĩa là người cúng dường cảm thấy tâm không nhàm chán, không biết đủ, không hối tiếc và tự tại trong hành động, gọi là Tâm Cúng Dường.
Cũng từ ý nghĩa này, Quy Cách của Phật Giáo có hai phương thức cúng là Sự Cúng và Lý Cúng.
1. SỰ CÚNG:
Những lễ vật hiến cúng lên bàn thờ chính là hình thức biểu tƯợng lòng chí thành của một ngƯời con, của một Tín Đồ dâng trọn niềm tin lên Tổ Tiên Ông Bà, lên Thánh Hiền và lên Chư Phật. Họ dâng hiến lễ vật là mong nhờ Tổ Tiên Ông Bà và Thánh Hiền Chư Phật đoái tưởng ấn ký, gọi là chứng minh cho tất lòng chí thành biết ơn của kẻ dưới. Nếu như không có lễ vật biểu tượng thì không thể hiện được lòng chí thành của mình đối với những bậc thâm ân mà mình tôn kính. Cũng như nếu không có Thiệp (Card) chúc tết hoặc lời chúc tụng thì không thể nào tỏ bày được lòng thành của mình đối với người mình chúc tụng. Nhờ sự tướng (hình thức) hiển bày được nguyên lý, nhờ hình tướng hiển bày được thể tánh, nghĩa là sự tướng nếu như không có thì không thể hiện được lý tánh. Sự và Lý cũng như Tướng và Tánh đều dung thông với nhau không ngăn ngại. Kinh Hoa Nghiêm có câu: “Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới”, nghĩa là Lý Tánh nhờ Sự Tướng được hiển bày và Sự Tướng nhờ Lý Tánh được thành hình. Sự Lý không thể rời nhau được để thành lập. Vạn pháp tuy có tướng trạng khác nhau, nhưng đều cùng chung một bản thể.
Người có lòng chí thành thì dù hột muối cắn làm hai đem dâng cúng lên bề trên cũng có giá trị và ngược lại. Người không có lòng chí thành thì mặc dù đem mâm cao cỗ đầy cũng không có ý nghĩa, đúng như câu: “Phật tức tâm, Phật chứng tại tấm lòng, tâm tức Phật lòng thành có Phật”.
2. LÝ CÚNG:
Lý Cúng Dường nghĩa là thể hiện được chân lý đã chứng nhập đem ra cúng dường, nên gọi là Lý Cúng. Kinh Phổ Hiền, Phẩm Hạnh Nguyện nói Cúng Dường có ba ý nghĩa:
a. Tài Cúng Dường: nghĩa là dùng những hoa quả, tiền của châu báu thường dùng trong thế gian đem ra cúng dường.
b. Pháp Cúng Dường:nghĩa là đem tâm Bồ Đề làm lợi ích cho mình và lợi ích cho mọi người để cúng dường.
c. Quán Hạnh Cúng Dường:nghĩa là thật hành pháp quán để nhận thấy vạn vật khắp trong ba cõi đều dung thông với nhau, tức là thật hành phương pháp quán chiếu về “Sự sự vô ngại pháp giới” của Kinh Hoa Nghiêm để cúng dường.
Kinh Thập Địa Luận, quyển 8 nói: Cúng dường có 3 cách:
a. Lợi Dưỡng Cúng Dường: nghĩa là chỉ dùng các thứ y phục, ngọa cụ v.v... để cúng dường.
b. Cung Kính Cúng Dường:nghĩa là tỏ lòng thành bằng cách dâng hương hoa, tràng phang bảo cái v.v...để cúng dường.
c Hạnh Cúng Dường:nghĩa là tiến tu đạo nghiệp về các hạnh, như Tín Hạnh, Giới Hạnh v.v... để cúng dường.
Pháp Hoa Văn Cú quyển 8 nói rằng: dùng Tam nghiệp cúng dường. Tam nghiệp cúng dường như là:
a. Thân Nghiệp Cúng Dường:nghĩa là dùng thân này chí thành lễ bái, kính ngưỡng các đức Phật, các vị Bồ Tát để cúng dường.
b. Khẩu Nghiệp Cúng Dường:nghĩa là dùng lời nói ca tụng khen ngợi công đức của các đức Phật, các vị Bồ Tát để cúng dường.
c. Ý Nghiệp Cúng Dường:nghĩa là dùng tâm ý đoan chánh tưởng niệm đến Tướng Hảo Trang Nghiêm của các đức Phật, các vị Bồ Tát để cúng dường.
Với tinh thần Lý Cúng vừa trình bày trên, chúng ta luôn luôn noi gương tốt của các bậc Tiền Nhân Thánh Đức, của Tổ Tiên Ông Bà, cố gắng ngăn ngừa các điều tội ác nguyện làm các việc phước lành, giữ gìn thân tâm cho trong sạch, trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm, để xứng đáng danh nghĩa con cháu yêu quý của dòng họ của Tông Môn, để làm gương mẫu tốt trong xã hội. Chúng ta thể hiện được tinh thần cao đẹp vừa nói trên để cúng dường lên Tổ Tiên Hiền Thánh, ngưỡng mong các bậc tôn vinh trên chứng minh vâ gia hộ, đó là ý nghĩa của Lý Cúng.
Theo quy cách của Phật Giáo, con cháu mỗi khi cúng kỵ Ông Bà hay Thánh Hiền phải hội đủ những điều kiện sau đây:
a. Phải có lòng thành kính đối với bậc trên trước mà mình cúng bái, nghĩa la không phải cúng bái với mục đích họp bạn ăn uống vui chơi.
b. Phải trang nghiêm thanh tịnh trong lúc cúng tế, nghĩa là trong lúc cúng tế không được tổ chức ca múa hát xướng như một hí trường.
c. Phải có ba chén cơm, ba chung nước thanh khiết và ba đôi đũa hoặc ba muỗng nĩa cùng với hơng đèn hoa quả v.v... Đó là điều kiện cần thiết trong khi cúng. Còn các thức ăn khác thêm bớt là tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia chủ.
d. Tất cả con cháu trong gia đình đều phải quỳ xuống, im lặng, chắp tay hướng về bàn thờ Tổ Tiên, Thánh Hiền v.v... bày tỏ lòng chí thành. Lúc đó gia chủ đại diện nguyện hương, vái tên họ, tuổi và ngày tháng, năm tạ thế của người quá vãng (người đã chết) mà mình cúng kỵ. Trong khi cha mẹ đang cúng Ông Bà, con cháu không được đùa giỡn làm thiếu lễ nghi cung cách. Kế đến, tất cả con cháu đều chí thành đọc tụng Thần Chú Chuyển Lương Thực để Ông Bà thọ hưởng sự cúng dường. Sau cùng tất cả đều lạy ba lễ.
Đây là năm điều căn bản của con cháu mà bổn phận làm người cần phải nằm lòng trong việc kế thừa sự nghiệp gia bảo của tiền nhân. Chúng ta tại sao phải có bổn phận và lại còn hãnh diện mỗi khi tổ chức trọng đại lễ kỷ niệm Hùng Vương, Đức Thánh Trần, Tổng Thống v.v... và còn đọc tiểu sử ghi công các vị ấy một cách trang nghiêm. Ngược lại, chúng ta tại sao thiếu bổn phận và lơ là trong việc cúng bái Tổ Tiên là những bậc có công ơn lớn nhất của Tông Môn của dòng họ mình. Trong Phật Giáo, tội bất hiếu là một trong năm tội Ngũ Nghịch của Địa Ngục Vô Gián. Chúng ta mang danh là Phật Tử cần phải biết cung cách Hiếu Hạnh vừa trình bày ở trên đề ngăn ngừa đừng phạm phải.
H. PHỤ BẢN:
I.- KHI CÚNG ÔNG BÀ:
Khi cúng ông Bà, con cháu phải tập họp đầy đủ trước bàn thờ Tổ Tiên và ăn mặc chỉnh tề, im lặng. Gia Chủ đại diện lên đèn va đọc thầm bài Kệ Đốt Dèn:
KỆ ĐỐT ĐÈN:
Đốt sáng đèn Tâm,
Nguyện cho chúng sanh,
Chiếu tỏa mười phương,
Tẩy trừ mê ám.
Nam Mô Nhiên Đăng Vương Bồ Tát. (3 lần)
Tiếp theo Gia Chủ đốt ba cây hương và đọc thầm Thần Chú Đốt Hương:
CHÚ ĐỐT HƯƠNG:
Tinh Hương kết vần mây thể,
Thơm khắp ba cõi mười phương,
Năm Uẩn biến thành trong sạch,
Trần ai ba độc thanh lương.
Án Phóng Ba Tra Tá Ha. (3 lần)
Tới cả con cháu đều quỳ xuống và Gia Chủ đại diện nguyện hương.
KỆ NGUYỆN HƯƠNG:
Đem tất lòng thành kính,
Nguyện kết đài Mây-hương,
Dâng lên khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam Bảo,
Cúng Cửu Huyền Thất Tổ,
Nội Ngoại cả hai bên,
Niệm ơn trên hiển linh,
Ứng lòng Từ chứng giám,
Gia hộ đàn con cháu,
Sớm lập Đức bồi Tâm,
Khiến tỏ rạng Tông Môn,
Lưu danh thơm kim cổ.
Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát. (3 lần)
Kế đến cầu nguyện:
Hôm nay ngày lành tháng tốt, chính là ngày kỷ niệm (Kể tên họ, tuổi và năm, tháng, ngày, giờ tạ thế của ngời mình cúng kỵ). Để tỏ lòng tưởng niệm, nhớ nghĩa thâm ân, gia đình chúng con gồm có........... (liệt kê tên họ) thành tâm sắm sửa trai nghi, hương hoa, quả phẩm thanh khiết dâng lên, trước hết cúng dường Cửu Huyền Thất Tổ, Thất Thế Phụ Mẫu, đa sanh Phụ Mẫu, Lục Thân Quyến Thuộc, Nội Ngoại Hương Linh, trên đến Cao Tằng Tổ Khảo, dưới đến Tử Tôn Tằng Huyền, và tiếp theo cúng dường Hương Linh (Tên họ người mình cúng kỵ).
Duy nguyện, chư Hương Linh quang lâm án Tiền chứng minh công đức, gia hộ con cháu chúng con, tai chướng tiêu trừ, thân tâm hương thới, mạng vị bình an căn lành tăng trưởng, bốn mùa không còn chút tai ương, tám tiết phước lớn như đông hải. Gia đình hưng thịnh, quyến thuộc tăng phúc đoàn viên, cầu chi đều nh ý, nguyện tất cả đợc tùng tâm.
Nam Mô Linh Tự Tại Bồ Tát. (3 lần)
TỤNG CHÚ CHUYỂN LƯƠNG THỰC:
Biến cơm, biến nước Chơn Ngôn thành tâm trì tụng:
1. Nam Mô Tát Phạ Đát Tha, Nga Đa Phạ Lồ Chỉ Đế, Án, Tam Bạt Ra, Tam Bạt Ra, Hồng. (3 lần)
2. Nam Mô Tố Rô Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Diệt Tha, Án, Tố Rô Tố Rô, Bát Ra Tố Rô, Bát Ra Tố Rô, Ta Bà Ha. (3 lần)
3. Án, Nga Nga Nẳng Tam Bà, Phạ Phiệt Nhựt Ra, Hồng. (3 lần)
(Lạy ba lễ là xong)
II.- NGHI THỈNH VONG:
Hương Hoa thỉnh, Nhứt Tâm triệu thỉnh, Hương Linh lắng nghe, Cuộc đời dâu bể, sớm còn tối mất tợ chiêm bao, Sống gởi thác về, mau quay đầu trở lại đường xa bến cũ, Hương Linh giờ đây tỉnh ngộ, Nghe lời triệu thỉnh quang lâm, An tọa trước bạn hương án trang nghiêm, Xin chứng giám lòng thành của Gia Chủ. U Minh Giáo Chủ, Bồ Tát hiện thân, Hóa độ khắp chốn cùng nơi, Tiếp dẫn ba đường sáu nẻo, Lòng từ thương xót, Chí nguyện kiên cường: “Địa Ngục chưa hết chúng sanh, Ngài thệ không thành Phật quả. Đến khi Địa Ngục không còn, Chừng đó lên ngôi Chánh Giác”. Đại Bi Đại Nguyện Đại Thánh Đại Từ Bổn Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thương vì Gia Chủ.......... (Kể tên họ con cháu) Tiếp độ Hương Linh. (Đọc tên người quá vãng), Về nơi Đạo Tràng, Chứng minh công đức.
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. (3 lần)
Hương Hoa thỉnh, Nhứt Tâm triệu thỉnh, Hương Linh lắng nghe, Năm Uẩn giả hợp nên người, Bốn Đại duyên sanh thành vóc, Bản chất vô thường, Hình hài biến đổi, Chốn phù sinh mang thân gởi tạm, Đường tội lỗi mình lỡ tạo nên, Hôm nào còn đó, Bữa nay mất rồi, Thân cát bụi trả về cát bụi, Mượn Ấm Thân nhờ chuyển kiếp sau, Phiền não trầm luân khổ lụy, Sông mê lặn hụp triền miên, Hương Linh nên tỉnh ngộ, Thuyền Bát Nhã đợi chờ, Nơi bến Giác mau về cập bến, Nhờ Hào Quang dẫn lối soi đờng, An nhàn nơi đất Phật, Tĩnh tọa trên tòa Sen, Quan âm, Thế Chí hộ trì, Giáo chủ Di Đà thọ ký, Liền trở về đây nơi chốn dương trần, Sớm gia hộ cháu con, Quyến thuộc Tông Môn nam nữ, Thừa tư công đức, Tai chớng tiêu trừ, Thân tâm hương thới, Mạng vị bình an, Bốn mùa không còn chút tai ương, Tám tiết phước lớn như đông hải, Gia dình hng thịnh, Quyến thuộc tăng phúc đoàn viên, Cầu chi đều như ý, Nguyện tất cả được tùng tâm.
Nam Mô Linh Tự Tại Bồ Tát. (3 lần)
Thiền Trà dâng cúng, Thiền Vị ba chung, Tang Chủ trà châm, Chí thành ba lễ.
Hương Hoa thỉnh, Nhứt Tâm triệu thành, Hương Linh lắng nghe, Nay riêng mình, Giờ đây bụi trần phủi sạch, Còn gia quyến, âm dương hai ngã cách đôi, Tỏ lòng đạo nghĩa thâm ân, Con cháu chí thành tưởng niệm, Trước tiên dâng hiến nước Cam Lồ, Chất liệu tươi nhuận khắp mười phương, Thiền trà Pháp Nhũ, Thiền vị ngát hương, Gia chủ mong nhờ Thiền Đức, Chuyển lời triệu thỉnh Hương Linh, Khởi hành từ chốn U Minh, Nương tòa Sen về dương thế, Tĩnh tọa trước Đạo Tràng Hương án, Nghe kinh và thọ lãnh cúng dường, Do Gia Quyến chí thành dâng hiến, Xin nguyện Hương Linh (kể tên) hết lòng gia hộ cháu con, Quyến thuộc Tông Môn nam nữ, Thừa tư công đức, Tai chướng tiêu trừ, Thân tâm hương thới, Mạng vị bình an, Bốn mùa không còn chút tai ương, Tám tiết phước lớn như đông hải, Gia đình hưng thịnh, Quyến thuộc tăng phúc đoàn viên, Cầu chi đều như ý, Nguyện tất cả được tùng tâm.
Nam Mô Cam Lồ Vương Bồ Tát. (3 lần)
Thiền Trà dâng cúng, Thiền Vị ba chung, Gia Chủ trà châm, Chí thành ba lễ.
Hương Hoa thỉnh Nhứt Tâm triệu thỉnh, Hương Linh lắng nghe, Nương Từ Bi vô lượng, Nhờ Phật Pháp nhiệm mầu, Bao nhiêu quả phẩm Cam Lồ, Lương thực thiết đầy Hương án, Pháp nhũ mỹ vị tịnh chay, Biến khắp hư không Pháp Giới, Con cháu chí thành, Hiến dâng cúng bái, Hương Linh nghe lời triệu thỉnh, Về đây thọ lãnh cúng dường, Đó là món ăn tinh thần, Thanh tịnh huơng thơm Pháp Vị, Xin nguyện Hương Linh........(kể tên) Sớm được ấm no đầy đủ, Hết lòng gia hộ cháu con, Quyến thuộc Tông Môn nam nữ, Thừa tư công đức Tai chướng tiêu trừ, Thân tâm hương thới, Mạng vị bình an, Bốn mùa không còn chút tai ương, Tám tiết phước lớn như đông hải, Gia đình hưng thịnh, Quyến thuộc tăng phúc đoàn viên, Cầu chi đều như ý, Nguyện tất cả được tùng tâm.
Nam Mô Mỹ Hương Trai Bồ Tát. (3 lần)
Thiền Trà dâng cúng, Thiền Vị ba chung, Gia Chủ trà châm, Chí thành ba lễ.
TỤNG CHÚ CHUYỂN LƯƠNG THỰC: Biến cơm, biến nước Chơn Ngôn thành tâm trì tụng:
1. Nam Mô Tát Phạ Đát Tha, Nga Đa Phạ Lồ Chỉ Đế, Án, Tam Bạt Ra, Tam Bạt Ra, Hồng. (3 lần)
2. Nam Mô Tố Rô Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Diệt Tha, Án, Tố Rô Tố Rô, Bát Ra Tố Rô, Bát Ra Tố Rô, Ta Bà Ha. (3 lần)
3. Án, Nga Nga Nẳng Tam Bà, Pha Phiệt Nhựt Ra, Hồng. (3 lần)
Hương Hoa thỉnh, Nhứt Tâm triệu thỉnh, Hương Linh lắng nghe, Tâm giác ngộ vốn thanh tịnh, Dứt si mê chứng quả ngay, Có thân có khổ, Có nghiệp chướng có luân hồi, Không sanh không tử, Không nghiệp chướng không đến đi, Sanh tử đến đi như giấc mộng, Cuộc đời dâu bể tợ chiêm bao. Hơng Linh đừng luyến tiếc kiếp phù sinh, Mau thoát khỏi bể khổ đau ái dục, âm Dương tuy hai đường ngăn cách, Nhưng Thể Tánh chỉ có một Pháp Thân, Mong Hương Linh được nhẹ nhàng, Sanh sang nước Cực Lạc, của đức Phật A Di Đà, Hiện đang làm Giáo Chủ, Thuyết Pháp độ chúng sanh, Hương Linh ngồi trên tòa Sen báu, Chí thành chiêm ngưỡng đức Thế Tôn, Ngưỡng mong đức Phật Từ Bi, Duỗi lòng phóng quang tiếp độ , Hơng Linh siêu sanh Tịnh Độ, Chứng quả Niết Bàn Vô Dư.
Nam Mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát. (3 lần)
Tóm lại, vấn đề Cúng là một cung cách rất thiết yếu của người có Tín Ngỡng đối với Tổ Tiên, đối với Hiền Thánh mà bổn phận làm người không thể thiếu trong việc cải tiến bản thân, cũng như xây dựng xã hội an lạc thật sự về phương diện Tâm Linh. Cúng là một hành động tri ân và báo ân Tiền Nhân với mọi hình thức biểu tượng mà con người ý niệm đợc thâm ân không thể thiếu nghĩa vụ. Cúng cũng là một phương thức giáo dục con người ý thức Truyền Thống Tổ Tiên, lý tưởng Giống Nòi và Tín Ngưỡng để họ làm tròn bổn phận làm người. Nhất là ngời Phật Tử, chúng ta phải cúng, nhằm thể hiện tâm linh để bất cẩu giao cảm với chư Phật, mong nhờ Tam Bảo gia hộ cho mình được an lành trên con đường Giác Ngộ và Giải Thoát. Đây là ý nghĩa và giá trị của Cúng Dường. Ý nghĩa và giá trị Cúng Dường được trình bày qua Sự cũng như qua Lý để làm quy cách căn bản cho Phật Tử chánh tín hành trì, ngõ hầu giúp đỡ họ sớm kết duyên lành với chư Phật trong mười phương.